Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp chuẩn bị taam thế cho trẻ vào lớp một

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

áo sau khi thay đồ. - Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân như: Biết đánh răng, rửa mặt hàng ngày, biết giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng. - Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. - Trẻ biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. - Trẻ biết ứng xử phù hợp với giới tính của mình. - Trẻ biết nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm đến bản thân như con dao, ổ cắm điện, - Dạy trẻ biết cách ứng phó với một số tình huống như: Không đi theo hoặc nhận quà của người lạ, biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm, không cho người khác đụng chạm - Dạy trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày, hoạt động chiều. - Dạy trẻ thông qua giờ học KPKH: Tôi là ai? - Hoặc là giáo viên chuẩn bị những tình huống để hướng dẫn trẻ giải quyết. 7 Tháng 10 những vùng cơ thể nhạy cảm - Luyện tập thường xuyên khả năng vận động thô: chạy sức bền, trèo lên xuống thang, đi trên ghế băng đầu đội túi cát.. Tổ ấm gia đình - Trẻ biết nói một số thông tin về bản thân và gia đình như: biết nói được họ tên trẻ, họ tên những thành viên trong gia đình, địa chỉ, số nhà, số điện thoại của gia đình hoặc số điện thoại của bố mẹ . - Trẻ biết thể hiện sự an ủi, chia vui với người thân, bạn bè bằng cử chỉ hoặc lời nói của mình. - Trẻ biết lắng nghe ý kiến của người khác - Trẻ không được nói leo, ngắt lời người khác khi trò chuyện. - Dạy trẻ thông qua giờ học KHXH: Khi bé bị lạc. - Hướng dẫn trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Tháng 11 Lớn lên bé chọn nghề gì. - Trẻ biết công việc của một số nghề phổ biến trong XH như nghề cô giáo, bác sĩ, kỹ sưTừ đó trẻ sẽ yêu thích và mơ ước sau này sẽ được làm một nghề nào đó trong XH Vì vậy, trẻ cố gắng học thật tốt để sau này được làm 1 trong các nghề mà trẻ yêu thích. - Dạy trẻ vào HĐ KPXH: Một số nghề phổ biến trong xã hội. -Dạy trẻ vào HĐ chiều Tháng 12 Động vật sống ở khắp nơi - Trẻ hiểu được một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi. - Trẻ biết tránh xa và không trêu trọc các con vật hung dữ. - Trẻ biết các thức ăn được chế biến từ các con vật nuôi có chứa rất nhiều chất đạm và chất béo. Vì vậy trong bữa ăn trẻ phải ăn ngoan, ăn hết xuất, không kén thức ăn. - Dạy trẻ thông qua hoạt động KPKH và cô đưa ra các tình huống để trẻ giải quyết. - Giáo dục trẻ thông qua H Đ KPKH: Một số con vật nuôi sống trong gia đình. 8 Tháng 1 Lễ hội và bốn mùa - Trẻ có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn. - Trẻ biết xử lý một số tình huống khi trẻ đi tham gia vào lễ hội nếu chẳng may bị lạc thì trẻ sẽ xử lý ra sao ? - Khi tham gia vào các TC trong lễ hội, trẻ phải biết chờ đợt đến lượt mình thì mới được chơi, chứ không chen ngang, xô đẩy nhau. - Dạy trẻ thông qua giờ học KPXH: Lễ hội mùa xuân, Tết nguyên đán. Tháng 2 Thế giới thực vật - Trẻ biết cách chăm sóc các loại cây, không hái hoa, bẻ cành. - Trẻ biết nghe hiểu các nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi. - Trẻ biết trong các loại hoa quả và các món ăn được chế biến từ rau, củ, quả có chứa rất nhiều vi ta min và muối khoáng.. - Giáo dục trẻ thông qua hoạt động học KPKH: Tìm hiểu về các loại rau, củ, quả. Tháng 3 Bé tham gia giao thông - Trẻ biết ý nghĩa 1số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống như 1 số biển báo đơn giản như biển cấm trẻ em, cấm đi ngược chiều - Trẻ nắm được một số luật giao thông đường bộ như khi đi bộ phải đi trên vỉa hè, không đi dưới lòng đường; - Dạy trẻ thông qua giờ học KPXH: Một số luật lệ giao thông. Tháng 4 Thiên nhiên kỳ diệu - Trẻ biết nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường. - Trẻ có hành vi bảo vệ môi trường như trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong lớp, biết sử dụng tiết kiệm nước - Trẻ biết không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. - Trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi như biết đội mũ khi đi ra nắng, biết mặc quần áo cộc khi nóng, - Hướng dẫn trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày. - Dạy trẻ thông qua HĐNT hoặc giáo viên đưa ra các tình huống cho trẻ giải quyết. Tháng 5 Quê hương, đất nước, - Cho trẻ làm quen với một số đồ dùng học tập của học sinh. - Cho trẻ đi tham quan trường tiểu học để trẻ Tìm hiểu 1 số ĐDở trường tiểu học. - Tổ chức cho trẻ: Đi 9 trường tiểu học hiểu rõ hơn môi trường học mới và các hình thức học tập, vui chơi ở trường tiểu học. thăm quan trường tiểu học. Bác Hồ - Cho trẻ ôn tập các chữ số trong phạm vi 10 thông qua các trò chơi học tập. - Cho trẻ ôn lại 29 chữ cái in hoa, in thường , viết thường thông qua các trò chơi chữ cái và cho trẻ ghép các nét chữ đó. - Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt trong sinh hoạt hàng ngày, trong các bảng biểu - Cho trẻ đi thăm quan lăng Bác Hồ để trẻ hiểu được và chấp hành những nội quy, qui định chung của nơi trẻ đến. - Thông qua HĐ LQVT - Thông qua HĐ LQCV. - Thông qua hoạt động ngoại khoá. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt về mặt thể lực cho trẻ. Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ tôi cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Tổ chức cho trẻ thực hiện các nội dung phát triển vận động : + Phát triển các nhóm cơ: Hô hấp, tay, chân, lưng, bụng (qua các giờ thể dục sáng giờ học phát triển vận động) Hình ảnh minh họa 1 (Các minh chứng) + Phát triển các vận động thô: Đi, chạy, nhảy, leo trèo nhanh, chậm, thăng bằng, nem Trẻ thực hiện các vận động theo nhạc, nhịp điệu và hiệu lệnh bằng lời với các dụng cụ như bóng, dây, gậy, cờ, vòng Hình ảnh minh họa 2 (Các minh chứng) + Phát triển vận động tinh: Vận động khéo léo của các ngón tay, phối hợp vận động với mắt- tay và kỹ năng sử dụng các đồ dùng dụng cụ (kéo, bút, đất nặn, đồ chơi). Hình ảnh minh họa 3 (Các minh chứng) - Tổ chức các trò chơi vận động để phát triển tính nhanh nhạy cho trẻ. Ví dụ: trò chơi ” Mèo và chim sẻ”, “Mèo đuổi chuột”, “Đuổi bắt” và các trò chơi dân gian như: Kéo co, Lộn cầu vồng Hình ảnh minh họa 4 (Các minh chứng) - Tổ chức cho trẻ cân đo định kỳ 4 lần trên 1 năm học và khám sức khỏe cho trẻ 2 lần trên một năm. Sau khi cân đo và khám sức khỏe cho trẻ giáo viên cần trao đổi kịp thời cho phụ huynh về các trẻ mắc bệnh hay giảm cân để phụ huynh cho con đi kiểm tra và có chế độ ăn hợp lý cho trẻ. Hình ảnh minh họa 5 (Các minh chứng) 10 - Tổ chức các bữa ăn hợp lý và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ:Trẻ được ăn đủ lượng, đủ chất, tỷ lệ các chất được cân đối hợp lý, thực đơn được thay đổi theo mùa. Tôi khuyến khích động viên trẻ ăn hết xuất, nhất là những cháu ăn chậm và lười ăn và bổ sung ăn nhiều hoa quả tươi và uống sữa nhiều cho các cháu. - Chăm sóc trẻ chu đáo: Trẻ được giữ ấm về mùa đông, tránh gió lùa, mát mẻ về mùa hè, đặc biệt lưu ý tới trẻ khi thời tiết thay đổi. Theo dõi động viên những cháu khó ngủ để 100% các cháu ngủ ngon ngủ đẫy giấc. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Cụ thể là giáo dục trẻ biết rửa tay xà phòng, lau mặt trước khi và sau khi ăn, trẻ biết xúc miệng nước muối sau khi ăn. Hình ảnh minh họa 6 (Các minh chứng); Hình ảnh minh họa 7 (Các minh chứng) Sau khi đi vệ sinh trẻ biết rửa tay xà phòng. Khi cô lau chùi cho trẻ thì cô vừa làm vừa hướng dẫn trẻ cách làm sao cho sạch sẽ gọn gàng và không bị bẩn tay. Để đến khi các con bước vào trường tiểu học thì các con biết tự lau chùi cho bản thân mình. Những khi thời tiết thay đổi, trẻ biết mặc thêm áo cho ấm áp và trẻ biết cởi áo ra khi thấy thời tiết nóng. Biện pháp 3: Tổ chức giáo dục, hình thành tâm thế cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày.. a. Hoạt động chung có mục đích học tập: - Xây dựng kế hoạch bằng cách kết hợp nhiều hoạt động khác nhau một cách phù hợp, linh hoạt, tạo những tình huống hoạt động của trẻ cùng với những thao tác thử nghiệm, khám phá, tập làm để giúp trẻ thực sự được hoạt động, lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng. Ví dụ: Cô tổ chức cho trẻ hoạt động trong lớp theo các nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn của cô giáo : một nhóm tô màu, một nhóm cắt dán, một nhóm vẽ trang trí, mỗi nhóm một công đoạn để tạo thành một sản phẩm tạo hình do cả lớp cùng thử nghiệm, tập làm. Hình ảnh minh họa 8 (Các minh chứng); - Lấy trẻ làm trung tâm, có nghĩa là giáo viên phải nắm được đặc điểm riêng của từng cháu vì mỗi trẻ là một con người riêng biệt, có ý muốn riêng, hiểu biết riêng, có cách nghĩ, cách cảm riêng. Vì vậy giáo viên cần chú ý tới cá tính , tôn trọng ý thích của từng cháu để đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năng cá nhân trẻ. - Vận dụng linh hoạt các biện pháp giáo dục như: Khi nào cần sử dụng biện pháp quan sát, đàm thoại, khi nào cần tổ chức cho trẻ trao đổi thảo luận và khi nào cần tổ chức cho trẻ thử nnghiệm, khám phá, tập làm, Cụ thể trong năm học chúng tôi 11 cũng tổ chức nội dung “Bé tập làm nội trợ” cho trẻ để trẻ tập làm một số công việc vừa sức mình như pha nước chanh, nặn bánh trôi Hình ảnh minh họa 9 (Các minh chứng); Hình ảnh minh họa 10 (Các minh chứng); - Tôi sử dụng phương pháp phát huy tính tích cực của trẻ để giúp tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm bằng sự phối hợp các giác quan: nhìn, nghe, ngửi, sờ, nếm các sự vật, hiện tượngTừ đó trẻ nêu ra các câu hỏi thắc mắc với cô và bạn như: ở đâu? Tại sao? Để làm gì? Làm như thế nào? Trong quá trình phát huy tính tích cực của trẻ, tôi thường lồng ghép các hoạt động phát triển ngôn ngữ vào nội dung các môn học được thực hiện theo chủ đề dưới nhiều hình thức như : Trò chuyện, đàm thoại, chơi phân vai, đóng kịch, biểu diễn, các trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề Trong năm học vừa, lớp tôi có tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa như đi thăm lăng Bác, đi tham quan ở “ Nông trại vui vẻ”, đi tham quan ở công viên Kinderpark . Từ đó, trẻ hiểu được và chấp hành những nội quy, qui định chung của nơi trẻ đến. Hình ảnh minh họa 11 (Các minh chứng) - Tôi thường rèn kỹ năng tập trung cho trẻ bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan như vật thật, mô hình, tranh ảnh đẹp hấp dẫn trẻ. Đồ dùng đồ chơi phải gắn với chủ đề. - Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, tôi chú trọng đến giờ học làm quen với chữ viết. Trong giờ làm quen với chữ cái tôi cho trẻ nhận mặt các chữ cái thông qua các TC như: + Tìm từ phù hợp với hình. + Tìm con chữ đã học thông qua bài thơ: VD: tìm con chữ " u- ư" trong bài thơ: bé làm bao nhiêu nghề. + Luyện phát âm thông qua thơ, đồng dao. VD: Bài " Đi cầu đi quán" + Trò chơi sao chép con chữ: Cho trẻ làm quen nhiều kiểu chữ: chữ in thường, chữ viết thường, chữ in hoa, chữ viết hoa. Hình ảnh minh họa 12 (Các minh chứng) và chú trọng cho trẻ phát âm chuẩn xác, rõ ràng, nếu trẻ nào phát âm sai và ngọng cô sửa sai ngay. Còn trong giờ học tập tô, tôi hướng dẫn tỉ mỉ tư thế ngồi và cách cầm bút như thế nào cho từng trẻ. Hình ảnh minh họa 13 (Các minh chứng) Dạy trẻ biết viết tên mình một cách tự nhiên không gò ép, điểm danh bằng bảng tên, nhận ra tên mình trên bài tập cá nhân. - Tận dụng mọi cơ hội để kích thích hứng thú của trẻ đối với hoạt động trí óc: tự giải quyết 1 số tình huống xảy ra hàng ngày, có sự hiểu biết cơ bản về bản thân, gia đình, xã hội, biểu tượng về thời gian, không gian, một số kĩ năng cơ bản về toán học.VD: Bảng thời tiết, lịch. 12 2. Hoạt động ngoài trời: - Khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ sẽ được quan sát và ngắm nhìn các môi trường xung quanh. Khi đó, giáo viên phải tích cực đưa ra các câu hỏi gợi mở để kích thích trẻ trả lời và đặt câu hởi cho giáo viên. Cô giáo phải hướng cho trẻ trả lời to, rõ ràng , trả lời câu dài, không vụn vặt - Khi ra ngoài trời, trẻ còn được tham gia các trò chơi vận động và các đồ chơi ngoài trời. Thông qua các trò chơi đó sẽ phát triển thể lực cho trẻ và tính nhanh nhẹn nhạy bén của trẻ Hình ảnh minh họa 14 (Các minh chứng) - Giáo viên phải chuẩn bị sẵn các hoạt động và các trò chơi phù hợp với chủ đề mà trẻ đang học. Thông qua các trò chơi, giáo viên hình thành cho trẻ tính kỷ luật cao như khi chơi phải chơi đúng luật, chỉ được thực hiện khi có hiệu lệnh của cô. - Giáo viên hướng dẫn trẻ cách giải quyết các tình huống khi tham gia vào hoạt động ngoài trời như:+ Khi bị ngã con sẽ làm gì? + Nếu bạn bị ngã hoặc đứt tay chảy máu con sẽ xử lý như thế nào? + Khi chơi các đồ chơi ngoài sân trường các con phải chơi như thế nào? -> Tất cả các nội dung trên giúp trẻ có ý thức kỷ luật cao, biết tự giải quyết các tình huống nếu trẻ gặp phải, từ đó hình thành cho trẻ một tâm thế vững vàng hơn khi bước vào lớp 1 vì khi học ở lớp 1 trẻ sẽ tự ra sân chơi một mình mà không có giáo viên đi theo, trẻ phải tự giải quyết các tình huống nếu gặp. 3. Hoạt động góc: Khi tổ chức các hoạt động góc tôi lưu ý một số vấn đề sau: - Xây dựng các góc phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục theo chủ đề phù hợp đặc điểm từng góc có nhiều sản phẩm của trẻ. - Các góc chơi cô cần trang trí nhiều góc mở để trẻ được tạo nhiều sản phẩm của mình, trẻ lấy sản phẩm của mình để trang trí góc chơi. Trẻ sẽ hào hứng khi được ngắm nhìn sản phẩm của mình làm ra. Từ đó trẻ sẽ tích cực hoạt động hơn. - Vị trí góc hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động(góc xây dựng, gần góc đóng vai và xa góc đọc sách), góc xây dựng tránh lối đi lại, góc tạo hình gần nguồn nước, - Thay đổi vị trí, sắp xếp lại một số góc sau mỗi chủ điểm để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. - Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc trình bày cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn. - Nói cho trẻ rõ cách tự chọn góc chơi bằng thẻ ký hiệu và giúp trẻ được chơi tích cực, chơi sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi. - Giải thích để trẻ hiểu nội dung và nội quy từng góc chơi. - Bao quát và giúp đỡ, tham gia khi cần thiết: Cung cấp thêm đồ dùng, đồ chơi, bổ 13 sung kiến thức, kỹ năng, uốn nắn hành vi cho trẻ. - Duy trì hoạt động tích cực của trẻ. ->Thông qua hoạt động góc, trẻ được đóng vai, được thể hiện các công việc giống như người lớn như trong giờ chơi cho trẻ chơi một số trò chơi: Bán hàng: trẻ đóng vai người bán hàng, người mua hàng. Trò chơi bác sĩ: trẻ biết dùng bút đúng cách để viết ghi tên bệnh nhân, ghi tên thuốc. Góc khoa học: ghi lại kết quả thí nghiệm, lập bảng. Khi đó giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ cách chơi và giáo dục trẻ cách ứng xử với bạn bè từ đó trẻ sẽ biết quan tâm, nhường nhịn các bạn trong nhóm. Hình ảnh minh họa 15 (Các minh chứng) Đồng thời khả năng ngôn ngữ để tiếp thu kiến thức và giao tiếp với giáo viên và bạn học sẽ ngày càng tiến bộ hơn. 4. Hoạt động ăn: - Giáo viên phân công công việc trực nhật cho trẻ như: bê bàn giúp cô, chia khăn, thìa về bàn, bê đồ ăn phụ cô. Thông qua hành động này trẻ còn học được một số quy luật trong phép đếm 1:1. VD: có 8 bạn thì xếp 8 thìa, mỗi bàn một khay - Trong giờ ăn, giáo viên giới thiệu các món ăn, các chất dinh dưỡng và tác dụng của các món ăn đó ra sao khi ăn vào cơ thể .Từ đó giúp trẻ thấy được tầm quan trọng của việc ăn hết suất và món ăn gì cũng nhiều chất bổ nên trẻ sẽ không kén ăn, không bỏ dở thức ăn. - Giáo dục trẻ phải biết tự xúc cơm lấy, biết ăn uống gọn gàng, sạch sẽ, không làm rơi vãi. Hình ảnh minh họa 16 (Các minh chứng) - Khuyến khích các trẻ ăn nhanh, động viên các trẻ ăn chậm ăn ngoan, ăn hết suất. - Sau khi ăn trẻ tự giác đi cất ghế đúng nơi qui định, biết tự lau mặt, xúc miệng nước muối và đi vệ sinh. 5. Hoạt động ngủ: - Giáo viên kết hợp với gia đình trẻ để lập những kế hoạch như thời gian biểu cho việc đánh răng, đi tắm và bắt đầu lên giường, giờ thức giấc. Từ đó, trẻ sẽ có thói quen sinh hoạt theo đúng giờ giấc. - Giáo viên rèn cho trẻ thói quen ngủ ngay khi bắt đầu lên giường đi ngủ bằng các hình thức hát ru, kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ được ngủ sâu hơn. Hình ảnh minh họa 17 (Các minh chứng) Vì khi trẻ lên trường tiểu học thời gian ngủ là ít hơn so với ở trường mầm non. Chính vì vây, trẻ mà không ngủ ngay sẽ đến giờ dậy học bài và khiến cho trẻ bị uể oải, học sẽ không tiếp thu. 6. Hoạt động vệ sinh: 14 - Giáo viên hướng dẫn trẻ biết tự vệ sinh cá nhân như: Biết đánh răng, rửa mặt hàng ngày, biết giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng. Hình ảnh minh họa 18 (Các minh chứng) - Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Hình ảnh minh họa 19 (Các minh chứng) - Trẻ biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. - Kết hợp với phụ huynh, giáo viên rèn trẻ biết tự đi vệ sinh khi có nhu cầu và biết cách vệ sinh sạch sẽ sau khi đi. 7. Hoạt động giao tiếp của trẻ. - Giao tiếp là kỹ năng quan trọng đầu tiên cần chuẩn bị khi đến môi trường mới, nhưng với trẻ vào lớp 1 thì đơn giản chỉ là cách bắt chuyện, làm quen và hợp tác với bạn. Giáo viên cần dạy trẻ cách đặt câu hỏi mở để động viên bạn nói, lắng nghe ý kiến của bạn, chia sẻ thức ăn hay đồ chơi để xây dựng tình bạn. Ngoài ra, cần dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân: soạn cặp vở, mang giày, mặc quần áo, rửa tay đúng cách... - Cung cấp vốn từ cho trẻ thông qua trò chuyện, giao tiếp hàng ngày, thông qua chuyện kể, chơi, tập, ăn, ngủ, tiếp xúc với đồ chơi, đồ dùng, môi trường tự nhiên xã hội, để trẻ hiểu được nghĩa của từ. - Tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc ý nghĩ, nguyện vọng của mình, uốn nắn kịp thời ngôn ngữ của trẻ. - Khuyến khích trẻ diễn đạt suy nghĩ và tiến trình hoạt động của trẻ. - Giáo viên cần phải truyền cho trẻ yếu tố tự tin trong các hoạt động phù hợp với lứa tuổi. Vì việc bé tự tin thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, có khả năng tập trung, chấp hành những qui định và sự chỉ dẫn của người lớn là vô cùng thiết yếu giúp bé học tập tốt ở lớp một. Hình ảnh minh họa 20 (Các minh chứng) Khi tự tin, bé sẽ học được cách chủ động, độc lập trong việc thực hiện nhiệm vụ đến cùng. Vì vậy, hãy để bé được tự làm những việc từ đơn giản nhất đến khó dần, như tự đánh răng, tự rửa mặt, tự lựa chọn các đồ chơi, tự ăn uống... và lựa chọn quần áo dưới sự quan sát của người lớn. Khi bé làm, việc người lớn cần hướng dẫn, quan sát và khích lệ, giúp đỡ khi bé thật sự cần. 8. Hoạt động lao động của trẻ. - Lao động tự phục vụ: + Hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, rèn luyện cho trẻ tính độc lập, tính cẩn thận và thói quen giữ gìn thân thể, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ. + Luôn luôn củng cố, kiểm tra, nhắc nhở, nêu gương và đưa trẻ vào rèn luyện hàng 15 ngày, mang tínhchất thường xuyên và chuyển thành nhiệm vụ trực nhật. Ví dụ: Bày bàn ăn, chuẩn bị cho giờ học, lau bụi trên giá, lau đồ chơi + Rèn cho trẻ có thói quen tự tổ chức công việc và giúp đỡ các em nhỏ, biết tự kiểm tra và có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi. - Lao động trong thiên nhiên:(Có tính chất lao động tập thể) Là hình thức lao động cho trẻ tham gia chăm sóc cây cối và súc vật, trồng cây ở góc thiên nhiên ngoài vườn, trong vườn hoa.Trẻ được tham gia trực tiếp như: Gieo hạt, tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu, vun xới trẻ được quan sát sự sinh trưởng và phát triển của cây, phân biệt các loại cây, loại hạt. Hình ảnh minh họa 21(Các minh chứng) - Lao động thủ công: Là hình thức cho trẻ làm các đồ vật bằng các vật liệu khác nhau như bìa cát tông, giấy, giấy màu các loại, gỗ; các vật liệu thiên nhiên (hạt, củ quả, vỏ cây, râu ngô, lông chim, gà, vịt ); phế liệu như giẻ vụn, ống chỉ, ống bơ, vỉ thuốc, hộp thuốcHình ảnh minh họa 22 (Các minh chứng) Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ bƣớc vào tiểu học. Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục thì phụ huynh có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Trong buổi họp mặt đầu năm, tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1. Đó là thời kỳ mà các cháu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi của tuổi mẫu giáo sang hoạt động chủ đạo là học tập của tuổi đầu