Quy trình xử lý nước thải cá tra

Công ty tư vấn môi trường Xuyên việt luôn tạo những đột phá cải tiến trong công nghệ xử lý nước thải và công nghệ xử lý khí thải, tạo ra sản phẩm, giải pháp môi trường hoàn thiện với tính năng vượt trội, đáp ứng được những yêu cầu mới ngày càng khắt khe của quy định bảo vệ môi trường, qua đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường.

Hiện nay, ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mô hình ao nuôi cá tra thương phẩm có thể xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng trong ngành thủy sản. Sản phẩm cá tra có giá trị xuất khẩu và đóng góp tương đối vào GDP của quốc gia.

Cá tra là một trong những sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao trong các mặt hàng thủy sản. Sự tăng nhanh về quy mô và số lượng ao nuôi cùng với mật độ thả nuôi dày đặt dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường nước ao nuôi, chất lượng cá tra,…Vì thế việc quản lý môi trường nước, xử lý nước thải ao nuôi cá tra là vấn đề cấp bách cần đặt lên hàng đầu.

Quy trình xử lý nước thải cá tra

Nuôi cá tra thương phẩm vấn đề xử lý môi trường nước trong ao nuôi là rất quan trọng. Nước trong ao bị ô nhiễm, cá sẽ thiếu oxy, có thể dẫn đến cá sẽ chết hàng loạt.

Những tác hại khi môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm

  • Trước tình hình cá tra có giá trị kinh tế người dân chạy theo số lượng không quan tâm về chất lượng. Nuôi với mật độ rất cao dẫn đến môi trường ao nuôi bị ô nhiễm do sự tồn động thức ăn thừa, chất thải từ phân cá, chất bài tiết tích tụ lại trong nước và nền đáy.
  • Dưới tác động của vi sinh vật, quá trình phân hủy tự nhiên, thức ăn dư thừa, chất thải là nguyên nhân hình thành các khí độc NH3, H2S, NO2,…dưới đáy ao. Làm cho cá bị stress, sức đề kháng, khả năng miễn dịch giảm dễ phát sinh các dịch bệnh.

Quy trình xử lý nước thải cá tra

  • Các khí độc NH3, NO2 còn làm cho tảo trong ao nuôi phát triển đột biến, đặc biệt là các loại tảo có hại. Đây cũng là nguyên nhân gây sụp tảo làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá, nghiêm trọng hơn là cá có thể chết hàng loạt.
  • Môi trường nước bẩn dễ phát sinh ký sinh trùng trên cá tra làm chúng phát triển chậm giảm năng xuất, dễ gây các bệnh trên cá.

Các biện pháp quản lý tốt môi trường nước ao nuôi cá tra:

  • Quản lý thức ăn: Sử dụng thức ăn với hàm lượng đạm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá, cho ăn với liều lượng cần thiết, vừa đủ tránh thức ăn dư thừa tồn đọng đáy ao.
  • Quản lý nguồn nước trong ao nuôi cá tra là vấn đề nan giải của người dân hiện nay. Việc này tốn nhiều chi phí, nhiều người dân còn sử dụng các hóa chất khác nhau để xử lý điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sản phẩm cá tra. Vấn đề đặt ra cần tìm những giải pháp xử lý hiệu quả nhất.

Sử dụng các sản phẩm vi sinh là giải pháp tốt nhất hiện nay, sản phẩm vừa ăn toàn, hiệu quả, giá lại rẻ. Chế phẩm sinh học BioFix AQT chuyên xử lý nước thủy sản có tác dụng:

  • Tăng khả năng phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa
  • Giảm lượng bùn tích tụ, tạo môi trường nước ao nuôi sạch, cân bằng hệ sinh thái.
  • Tăng năng suất thu hoạch và giảm chi phí sản xuất
  • Chứa vi sinh vật có lợi tăng sức đề kháng

Quy trình xử lý nước thải cá tra

Quản lý nước thải ao nuôi cá tra:

Nước thải trong ao nuôi cá tra chứa các chất thải từ phân cá, thức ăn dư thừa, xác tảo,…Lượng nước thải bẩn này không được xử lý sẽ xả trực tiếp vào môi trường tự nhiên. Nước thải bẩn từ ao nuôi nếu không xử lý hiệu quả sẽ làm cho các tổ chức sống trong nước bị nhiễm bệnh, nhiễm độc tố và chết. Chưa kể đến việc hệ thống nước thải tuần hoàn, nước thải bẩn vẫn quay lại ao nuôi cá tra và gây bệnh cho cá.Vì thế việc xử lý nước thải nuôi cá tra cũng là một vấn đề cần thiết.

Một số hộ nuôi còn dùng các hóa chất để xử lý nước thải trong ao nuôi. Việc này không thân thiện với môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cá, thậm chí còn ảnh sức khỏe của người tiêu dùng. Sử dụng các sản phẩm chế phẩm vi sinh để xử lý là biện pháp hiệu quả, thân thiện nhất hiện nay.

Để môi trường nước phục vụ hoạt động nuôi cá tra nói riêng, cũng như môi trường sinh thái nói chung được bảo vệ tốt thì biện pháp duy nhất là phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.

Quy trình xử lý nước thải cá tra

Môi trường nuôi cá tra ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu
 

Tuy nhiên, các chất thải từ hoạt động nuôi cá tra chủ yếu ở dạng dễ phân hủy sinh học trong điều kiện các khu vực nuôi cá đều nằm ở vùng nông thôn, gần các khu sản xuất nông nghiệp nên giải pháp áp dụng để xử lý nước thải từ hoạt động nuôi cá thiết nghĩ nên hướng về áp dụng công nghệ sinh học tự nhiên và đơn giản.

Tại Thái Lan, các nhà khoa học đã sử dụng giải pháp nuôi tuần hoàn cá da trơn trong điều kiện thí nghiệm, bao gồm nước thải từ bể nuôi cá tra chuyển sang bể nuôi cá rô phi, sau 3-7 ngày được tuần hoàn lại vào bể nuôi cá tra, cho hiệu quả tốt.

Tại Đại học Clemson (Mỹ) cũng đã sử dụng hệ thống tuần hoàn để xử lý nước thải từ khu nuôi cá da trơn và tận dụng chất dinh dưỡng trong nguồn nước thải để nuôi tảo thu sinh khối sử dụng cho các mục đích năng lượng. 

Tại Việt Nam, các nghiên cứu sử dụng hệ thống đất ngập nước để xử lý nước thải trong nuôi cá tra cho hiệu quả. Thử nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ sử dụng cách lọc nước thải qua đất ngập nước chảy ngầm kiến tạo cho hiệu quả cao. Hiệu quả xử lý trong hệ thống này là khả quan: BOD5 đạt 84%.

Nhiều địa phương ở Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long… đã sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra để tưới cho lúa, bơm vào vườn cây ăn trái, nâng cấp nền nhà ở hay một số bà con ở ấp Khánh Hoà, xã Khánh Bình (Châu Phú, An Giang) dùng nước thải ao nuôi cá tra để nuôi trứng nước.

Một số chuyên gia ngành hàng cá tra cho rằng, các vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL có thể khuyến khích người dân nuôi cá tra thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP hay các tiêu chuẩn quốc tế khác thân thiện với môi trường. Đầu tư nghiên cứu làm rõ thành phần chất thải theo thời gian nuôi cá, xác định tải lượng các chất ô nhiễm từ các ao nuôi để tính toán diện tích và cách thức xử lý phù hợp. 

Với đặc tính lượng chất thải lớn, thành phần chủ yếu là các chất dễ phân hủy sinh học, các khu nuôi nằm gần các vùng sản xuất nông nghiệp nên giải pháp thủy lợi là dẫn nước thải từ khu nuôi sử dụng cho các khu sản xuất nông nghiệp sẽ khả thi và phù hợp với điều kiện về đất đai, cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý của các địa phương.