Quy trình kết hợp xương trên màn hình tăng sáng

Khoa phòng

  • Phòng Kế hoạch tổng hợp
  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Tài chính kế toán
  • Phòng Hành chính quản trị
  • Phòng Vật tư thiết bị
  • Phòng Điều dưỡng
  • Phòng Chỉ đạo tuyến
  • Phòng Công nghệ thông tin
  • Phòng Quản lý chất lượng
  • Phòng Công tác xã hội
  • Khoa Dược
  • Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc
  • Khoa Nội tổng hợp
  • Khoa Nội tim mạch
  • Khoa Nội Thận - Tiết niệu
  • Khoa Truyền nhiễm
  • Khoa Thần kinh
  • Khoa Ung bướu
  • Khoa Nhi
  • Khoa Hồi sức tích cực Nhi
  • Khoa Sơ sinh
  • Khoa Y dược cổ truyền
  • Khoa Phục hồi chức năng
  • Khoa Khám bệnh
  • Khu Khám bệnh theo yêu cầu
  • Phòng khám Sức khỏe cán bộ
  • Khoa Cấp cứu
  • Khoa Ngoại tổng hợp
  • Khoa Chấn thương chỉnh hình
  • Khoa Ngoại Thận - Tiết niệu
  • Khoa Sản
  • Khoa Phụ
  • Khoa Mắt
  • Khoa Răng hàm mặt
  • Khoa Tai mũi họng
  • Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Thăm dò chức năng
  • Khoa Hoá Sinh
  • Khoa Huyết học
  • Khoa Vi sinh
  • Khoa Giải phẫu bệnh
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Các Đơn nguyên

Hiệu quả của phương pháp kết xương kín đóng đinh nội tủy

Hiện nay, phẫu thuật đóng đinh nội tủy dưới màn hình tăng sáng là phương pháp điều trị tốt nhất cho các chấn thương gãy xương ống dài. Bệnh viện Đa khoa Đức Giang là một trong số các bệnh viện đã ứng dụng thành công phương pháp này. Kết quả bước đầu khả quan, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, nhất là các bệnh nhân bị tai nạn giao thông và người cao tuổi

Ngày 15/12/2017, chị Lương Thị D sinh năm 1990 nhập viện cấp cứu do tai nạn giao thông với tình trạng chân phải (P) không vận động được, đau nhói đùi và nằm bẹp một chỗ. Sau khi được bác sĩ thăm khám và chụp X-Quang. Kết quả chụp X-quang cho thấy bệnh nhân bị gãy kín phức tạp thân xương đùi phải và được chỉ định phẫu thuật kết hợp xương bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy có chốt nắn chỉnh kín dưới màn hình tăng sáng C-arm. Bên cạnh đó, các bác sĩ đã nhanh chóng điều trị tích cực cho bệnh nhân như hồi sức dự phòng chống sốc chấn thương, tiêm truyền thuốc giảm đau, dự trù máu và lên phương án xét nghiệm tiền phẫu để tiến hành phẫu thuật kết hợp xương bệnh nhân.

Quy trình kết hợp xương trên màn hình tăng sáng

Đến sáng ngày 16/12/2017, kíp mổ do bác sĩ Trần Trung Kiên – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình đã tiến hành phẫu thuật kết xương đóng đinh nội tủy có chốt nắn chỉnh kín cho bệnh nhân. Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, rất hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm. Chỉ sau hơn một giờ đồng hồ, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp.

Quy trình kết hợp xương trên màn hình tăng sáng

Hơn 3 tháng từ ngày phẫu thuật, đến nay bệnh nhân không chỉ đi lại được bình thường mà còn làm được tất cả các hoạt động khác như: đi chậm, đi nhanh, chạy bộ, ngồi xổm, leo cầu thang, bê vác các vật dụng trong gia đình...

Quy trình kết hợp xương trên màn hình tăng sáng

Chị Lương Thị D cho biết “Sau khi được phẫu thuật thời gian bị đau ít, vết thương nhanh khô, thời gian hồi phục nhanh hơn tôi nghĩ”.

Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Trung Kiên: “Có rất nhiều phương pháp điều trị gãy thân xương đùi như: nắn chỉnh bó bột, phẫu thuật mở ổ gãy (mổ mở), phẫu thuật kết hợp xương bên trong bằng nẹp vít, đinh nội tủy… Nhưng với kiểu gãy phức tạp này, nếu lựa chọn phẫu thuật mổ mở ổ gãy để kết hợp xương thì đến nay có lẽ bệnh nhân vẫn đang phải chống nạng tập đi nhưng với phương pháp phẫu thuật kín không mở ổ gãy thì bệnh nhân đã có thể đi lại bình thường. Chỉ mới hơn 3 tháng nhưng mức độ can xương của bệnh nhân áp dụng phương pháp kết xương đinh nội tủy quá tốt và cho thấy hiệu quả vượt trội, kết quả này ngang với những trường hợp bệnh nhân mổ mở 10 tháng”.

Bác sĩ Kiên cũng cho biết thêm “Đây là phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay cho các chấn thương gãy xương ống dài. Nhờ có bàn chỉnh hình, màn tăng sáng chỉ cần rạch da tối thiểu (3-4 cm) để luồn đinh vào trong ống tủy rồi chốt hai đầu: Xương gãy được nắn chỉnh thẳng, cố định vững chắc luôn mà không phải mở vào ổ gãy như phương pháp kết xương nẹp vít. Giúp bệnh nhân ít mất máu, không làm tổn thương thêm phần mềm và ít nhiễm trùng. Đóng đinh nội tủy kín giúp vững chắc ổ gãy, giảm nguy cơ tắc mạch, giúp bệnh nhân gãy xương nhất là bệnh nhân bị tai nạn giao thông sớm phục hồi chức năng, sẹo mổ nhỏ giữ được thẩm mỹ, nhất là ít đau hơn”.

Hiện tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã phẫu thuật và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân bị gãy xương đùi, xương chày, xương mác, thay khớp gối và khớp háng.

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

 QUY TRÌNH KỸ THUẬT NGOẠI KHOA PHU THUẬT CHN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

TT N QUY TRÌNH KỸ THUẬT
1. Cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới
2. Thương tích bàn tay giản đơn
3. Phẫu thuật điều trị gãy xương/ đặt lại xương trên một vùng chi thể (không sử dụng các phương tiện kết hợp xương)
4. Phẫu thuật vết thương khớp
5. Nắn, bó bột gãy xương đòn
6. Nắn, bó bột trật khớp khuỷu
7. Nắn, bó bột gãy Pouteau - Colles
8. Nắn, bó bột gãy mâm chầy
9. Nắn, bó bột gãy Monteggia
10. Nẹp bột các loại, không nắn
11. Phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ I hai xương cẳng chân
12. Phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ II hai xương cẳng chân
13. Phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân
14. Phẫu thuật kết hợp xương gãy xương mác đơn thuần
15. Khâu phục hồi tổn thương gân duỗi
16. Phẫu thuật vết thương phần mềm đơn giản rách da đầu
17. Phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp
18 Phẫu thuật KHX gãy trên lồi cầu xương cánh tay
19 Phẫu thuật KHX gãy liên lồi cầu xương cánh tay
20 Phẫu thuật KHX gãy mỏm khuỷu
21 Phẫu thuật KHX gãy mỏm khuỷu phức tạp
22 Phẫu thuật KHX gãy hở độ I thân hai xương cẳng tay
23 Phẫu thuật KHX gãy hở độ II thân hai xương cẳng tay
24 Phẫu thuật KHX gây hở độ III thân hai xương cẳng tay
25. Phẫu thuật KHX gãy hở độ I thân xương cánh tay
26 Phẫu thuật KHX gãy hở độ II thân xương cánh tay
27. Phẫu thuật KHX gãy hở liên lồi cầu xương cánh tay
28 Phẫu thuật KHX gãy đài quay
29 Phẫu thuật KHX gãy đầu dưới xương quay
30. Phẫu thuật KHX gãy trật khớp cổ tay
31 Phẫu thuật KHX gãy chỏm đốt bàn và ngón tay
32 Phẫu thuật KHX gãy thân đốt bàn và ngón tay
33 Phẫu thuật KHX gãy lồi cầu xương bàn và ngón tay
34 Phẫu thuật KHX gãy thân xương đùi phức tạp
35 Cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi trên
36 Phẫu thuật thương tích phần mềm các cơ quan vận động
37 Phẫu thuật dập nát phần mềm các cơ quan vận động
38 Phẫu thuật vết thương bàn tay
39 Phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi
40 Phẫu thuật vết thương phần mềm tổn thương gân gấp
41 Phẫu thuật KHX gãy xương đốt bàn ngón tay
42 Phẫu thuật gãy xương đốt bàn ngón tay
43 Phẫu thuật KHX gãy đầu dưới xương quay
44 Phẫu thuật KHX gãy nội khớp đầu dưới xương quay
45 Khâu tổn thương gân gấp vùng I, III, IV, V
46 Khâu tổn thương gân gấp bàn tay ở vùng II
47 Phẫu thuật bệnh lý nhiễm trùng bàn tay
48 Phẫu thuật làm mỏm cụt ngón và đốt bàn ngón
49 Phẫu thuật tháo khớp cổ tay
50 Phẫu thuật kết hợp xương gãy xương gót
51 Phẫu thuật kết hợp xương gãy xương đốt bàn và đốt ngón chân
52 Phẫu thuật kết hợp xương gãy trật khớp cổ chân ở trẻ em
53 Cụt chấn thương cổ và bàn chân
54 Phẫu thuật lấy xương chết, nạo viêm
55 Rút đinh/tháo phương tiện kết hợp xương
56
57
 
CỐ ĐỊNH NGOẠI VI TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY HỞ CHI DƯỚI
I. ĐẠI CƯƠNG- Khung cố định ngoại vi được sử dụng lần đầu cho gãy xương vào thế kỷ 19 bởi Malgaigne. Sau đó ngày càng cải tiến và cho đến nay có rất nhiều loại khác nhau hữu dụng. Cố định ngoại vi có thể sử dụng cho gãy hở xương, khớp giả nhiễm trùng hay kéo dài chi…- Gãy hở chi dưới là một cấp cứu ngoại khoa hay gặp. Xử trí khác nhau tùy mức độ tổn thương, trong đó cố định ngoài là hữu dụng trong những trường hợp gãy hở nặng với mục đích chăm sóc phần mềm và cứu chi thể là ưu tiên.- Các biến chứng có thể gặp là tổn thương mạch máu-thần kinh lớn, cứng khớp lân cận, nhiễm trùng chân đinh.

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy xương hở nặng, độ III theo phân loại Gustilo.- Gãy hở độ II nhưng đến muộn.- Gãy có tổn thương mạch máu-thần kinh lớn và phần mềm bị tổn thương nặng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Gãy kín hay gãy hở độ I.- Hạn chế cố định ngoại vi đùi trừ gãy hở nặng phần mềm tổn thương nhiều hoặc có tổn thương mạch máu lớn.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa ngoại
2. Người bệnh: Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, quá trình phục hồi chức năng sau mổ và các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật.
3. Phương tiện- Bộ dụng cụ cho phẫu thuật gãy xương đùi.- Bộ dụng cụ cố định ngoại vi (ở Việt nam hay dùng khung FESSA).

4. Hồ sơ bệnh án: Ghi đầy đủ,làm các xét nghiệm cơ bản, điện tim, đo chức năng hô hấp , chụp XQ  tim phổi .chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê tủy sống hoặc gây mê.
2. Kỹ thuật- Có thể garo đùi nếu gãy cẳng chân để nhìn rõ hơn.- Đảm bảo nguyên tắc khi điều trị gãy hở: Cắt lọc hết tổ chức chết và dị vật bẩn và cố định diện gãy bằng phương tiện cố định.- Đảm bảo nguyên tắc cố định ngoài với tiêu chí+ Đủ vững: đảm bảo mỗi đầu diện gãy 3 cọc.+ Hạn chế biến chứng: tránh khoan qua đường đi của mạch máu- thần kinh lớn.+ Thuận lợi cho chăm sóc phần mềm và sự thoải mái cho người bệnh.- Ở đùi do tình trạng nhiễm trùng chân đinh và cứng gối nếu dùng thì đi từ ngoài vào và để trong thời gian ngắn rồi thay bằng phương pháp cố định bên trong. Ở cẳng chân nên đặt ở trước trong.- Nếu gãy gần khớp có thể sử dụng khung vòng với những cọc nhỏ hơn để cố định đầu ngoại vi hoặc có thể cố định qua khớp nếu gãy vào khớp phức tạp.- Làm sạch diện gãy và đánh giá lại phần mềm sau khi đặt cố định ngoại vi.- Khâu che gân xương và mạch máu, thần kinh hoặc chuyển vạt (da, cơ) che phủ.- Băng vô khuẩn.- Điều trị kháng sinh thích hợp, theo dõi phần mềm và chăm sóc vết thương sau mổ để đưa ra xử lý kịp thời.- Hướng dẫn tập luyện sau mổ tránh di chứng cứng khớp sau này.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Nhiễm khuẩn sau mổ.- Hoại tử da và phần mềm sau mổ.- Tổn thương mạch máu, thần kinh lớn.                         

THƯƠNG TÍCH BÀN TAY GIẢN ĐƠN


I. ĐẠI CƯƠNG          Vết thương bàn tay là một tổn thương thường gặp trong cấp cứu chủ yếu do tai nạn lao động. Theo Beler, loại vết thương này chiếm từ 40 - 50% tổng số tai nạn lao động. Thương tổn bàn tay rất đa dạng và phong phú. Theo thống kê tại bệnh viện Việt - Đức, Hà Nội 58% vết thương bàn tay được điều trị là do tai nạn lao động. Việc chẩn đoán thương tổn bàn tay khó chính xác khi mới tiếp nhận người bệnh. Muốn đánh giá được một cách đầy đủ nhất, phải được xử lý phẫu thuật tại phòng mổ.

Đặc điểm vết thương bàn tay:

1. Vết thương bàn tay rất dễ nhiễm trùng do các yếu tố.- Thiếu các bó cơ tim như ở đùi hoặc thiếu các màng che như màng bụng.- Bàn tay có chức năng cầm nắm, bao gồm nhiều bộ phận tạo thành đều rất bé nhỏ. Đảm bảo những chức năng quan trọng. Khi bị tổn thương dễ bị nhiễm trúng.- Bàn tay luôn vận động, nhiều bộ phận kề nhau mà có rất ít tổ chức đệm ngăn cách nên khi nhiễm khuẩn dễ lan sâu, dọc theo bao gân tới ngón tay và cẳng tay.- Bàn tay bị tổn thương thường dập nát, nguyên nhân chính do tai nạn lao động như máy, bủa, dao, cuốc, thuổng...ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như hai nạn giao thông, tai nạn do hỏa khí, tai nạn sinh hoạt. Các thành phần cấu tạo bàn tay bị giập nát, làm tăng tiết chất dịch, gây trạng thái phù nề.- Nếu quá trình phù nề kéo dài thì các nguyên bào sợi sẽ xâm nhập tổ chức gây xơ cứng và ngăn cản sự phục hồi tổ chức. Do đó một vết thương bàn tay nhiều khi tổn thương giải phẫu mà mắt thường không nhìn thấy được, nhưng chức năng bàn tay giảm đi nhiều.- Nhiều vết thương nhỏ ở bàn tay như vết chọc, đâm xước, đứt tay thường không phải xử trí bằng phẫu thuật nhưng nếu coi thường hoặc không được đánh giá đúng đã có biến chứng viêm tấy bàn tay. Những vết thương do súc vật cào cấu hay bị hoại tử, hoại thư.2. Vết thương bản tay dễ ảnh hưởng tới chứcnăng của bàn tay nhiều khi tàn phế- Xơ cứng tổ chức sau khi phẫu thuật. Thần kinh cảm giác vùng bàn tay rất nhạy cảm. Tổn thương thần kinh không những làm ngón tay mất cảm giác mà còn gây đau do cục thần kinh và rối loạn dinh dưỡng tám tổ chức xơ cứng.- Cấu tạo bàn tay vô cùng phức tạp. Phẫu trường nhỏ phẫu thuật nhiều khi khó khăn, ngay cả trong khi phẫu thuật không đánh giá đúng thương tổn.3. Vết thương bàn tay dễ dế lại di chứng như sẹo co dính ngón, dính gân, cứng khớp ngón tay, cổ tay, cụt mất đốt, mất ngón.4.Việc điều trị vết thương bàn tay đòi hỏi nắm vững giải phẫu bàn tay, kỹ thuật phẫu thuật tinh vi.Đánh giá được đầy đủ các thương tổn. Phục hồi về hình thái giải phẫu.5. Phục hồi chức năng của chi rất quan trọng nhằm hạn chế những biến chứng và di chứng của bàn tay với mục đích phục hồi chức năng của bàn tay.

II. CHỈ ĐỊNH

Các thương tích bàn tay đơn giản

III. ĐIỀU TRỊ


1. Nguyên tắc- Phải xử trí sớm tốt nhất trong 6 giờ đầu.- Phải ít lọc vết kiệm da đặc biệt ngón 1 và ngón 2.- Chống nhiễm trùng sớm bằng cách băng sạch, dùng kháng sinh liều cao ph6 hợp, tiêm phòng uốn ván.- Chống phù nề bằng cách treo tay cao, băng ép. Chú ý băng riêng từng ngón để tránh dính ngón.- Chống co cứng và cứng khớp ở tư thế xấu bằng cách bất động bàn ngón tay bị thương trong tư thế cơ năng. Bất động phù hợp với từng loại thương tổn

2. Điều trị cấp cứu

- Vấn đề xử trí da là quan trọng nhân cấp thiết nhất. Còn vấn đề điều trị cấp cứu gẫy xương, đứt gân... phụ thuộc vào cơ sở có điều kiện phẫu thuật.- Điều trị toàn diện và đầy đủ vết thương bàn tay đòi hỏi có phương tiện, phẫu thuật viên có kinh nghiệm và có thời gian. Tuy nhiên trong điều kiện cấp cứu đòi hỏi giải quyết hai vấn đề cấp bách: Nhiễm khuẩn và sự dập nát tổ chức.- Tùy theo điều kiện có thể xử trí một số thương tổn đơn giản, nhằm làm cho vết thương liền nhanh thì đầu tạo điều kiện tốt cho điều trị triệt để sau này.

2.1. Chuẩn bị bàn tay

Cần chuẩn bị bàn tay thay kĩ. Rửa vết thương bằng thuốc vô khuẩn và xà phòng. Bàn tay dính dấu mỡ phải rửa bằng xăng cho tan. Sau khi rửa sạch vết thương, phẫu thuật viên phải thay áo khác, thay dụng cụ phẫu thuật vô trùng khác.

2.2. Vô cảm

- Vết thương nhỏ không phức tạp: gây tê tại chỗ- Vết thương phức tạp, giập nát nhiều, khi mổ đòi hỏi kiểm tra tỉ mỉ các gân, mạch, thần kinh. Cần garô bằng cao su to bản để tạo phẫu trường thuận lợi.- Có thể áp dụng phương pháp gây mê hoặc gây tê: rành mạch, đám rối thần kinh cánh tay, trong xương...

2.3. Cắt lọc: Cắt lọc vết thương là một biện pháp chống nhiễm khuẩn, với các nguyên tắc:

- Cắt lọc sớm trong 6 giờ đầu- Tôn trọng các nguyên tắc xử trí vết thương phần mềm- Phải coi đây là một phẫu thuật lớn.- Đốt với vết thương đến sớm trước 6 giở: cắt lọc khâu kín vết thương trừ vết thương do hỏa khí.- Đối với vết thương đến muộn sau 6 giờ: Chỉ cắt lọc, khâu che phủ gân xương mà không được khâu kín da.- Đối với vết thương đã có dấu hiệu nhiễm khuẩn: không cắt lọc vết thương. Nếu có mủ phải dẫn lưu mủ.

2.4. Cắt lọc da và xử trí thiếu da

- Cắt lọc da và các đường rạch da:+  Xén các mép da phải hết sức tiết kiệm. Mất 1cm da ngón tay tương ứng với niềm da ở đùi.+ Đường rạch da phải phù hợp để tránh sẹo co sau này ảnh hưởng đến vận động của bàn tay, ngón tay.+  Đường rạch da ở ngón tay: Tránh đường rạch mặt trước ngón, nhất là đường cắt ngang nếp liên đốt.+  Đường rạch da ở bàn tay: tránh đường rạch dọc gan tay, các đường cắt ngang nếp gấp bàn tay. Tránh rạch trên đường đi của gân gấp.+  Tránh gây sẹo ở các vùng dùng làm điểm tựa hay cầm nắm như: Đầu ngón cái, mô cái, mặt trong ngón cái, mặt ngoài ngón trỏ.- Xử trí mất da và thiếu da - vá da che phủ vết thương:+  Các bộ phận gân xương khớp, mạch máu thần kinh nhất thiết phải được che phủ nếu không sẽ gây hoại tử và xơ dính.+  Nếu thiếu da phải ghép da trong cấp cứu để bảo vệ dù sau này miếng ghép không thành công thì ghép da thì đầu đã làm nhiệm vụ như một màng sinh học để che chở tổ chức hạt phía dưới.+  Nếu các bộ phận bị lộ thì ghép da toàn phần có cuống. Đặc biệt với mất da đầu ngón tay, cắt lọc xong nhiều khi không khâu được vì dúm và rất căng. Nếu không vá da thì sẽ gây đau buốt, sẹo co cứng.

3. Điều trị triệt để:


3.1. Vết thương gẫy xương bàn, ngón tay- Xử trí theo nguyên tắc của gây xương hở nói chung- Sau khi cắt lọc sạch, lấy bỏ xương vỡ rời, có thể điều trị bảo tồn hay cắt bỏ.- Điều trị bảo tồn có thể dùng nẹp nhôm kiểu Iselin hoặc nẹp bằng dây thép uốn cong theo kiểu Beler. Hoặc áp dụng phương pháp kết hợp xương bằng xuyên kim Kirschner.- Thời gian giữ nẹp và để kim trong 3 - 4 tuần.- Phải bất động ở tư thế cơ năng: cổ tay duỗi, các ngón tay gấp.

3.2. Vết thương khớp bàn ngón tay

- Sau khi cắt lọc sạch vết thương cần khâu kín bao khớp.- Bất động khớp trong 1 tuần.- Nếu vết thương nhiễm khuẩn viêm khớp, mổ dẫn lưu mủ.

3.3. Xử trí vết thương thần kinh ở bàn và ngón tay

- Vết thương thần kinh cần được khâu nối ngay. Tùy theo dây thần kinh, khả năng phục hồi và điều kiện vết thương sạch hay bẩn. Nếu không khâu nối ngay gây đau, rối loạn dinh dưỡng..- Nếu không đủ điều kiện khâu nối ngay tìm hai đầu thần kinh khâu đính dưới da để tránh co rút sau đó khâu phục hồi thì 2.- Dùng kim chỉ nhỏ khâu xuyên qua lớp vỏ bọc dây thần kinh- Hiện nay phẫu thuật thần kinh mang lại nhiều kết quả khả quan do sự phát triển của vi phẫu thuật, thường nối riêng từng có nhỏ thần kinh.

3.4. Xử trí vết thương gân

- Vết thương gân đòi hỏi phải xử trí trong điều kiện vô khuẩn, vết thương sạch, phẫu thuật viên chuyên khoa.- Khâu ngay thì đầu: vết thương gọn, sạch, đến sớm, có điều kiện dụng cụ và phẫu thuật viên chuyên khoa.- Không khâu nối: Vết thương dập nát, nhiều dị vật, đến muộn, nhiều gân bị đứt, điều kiện trang thiết bị thiếu, phẫu thuật viên không có kinh nghiệm chuyên khoa.- Đường rạch từ gân: tận dụng vết thương sẵn có và mở rộng vết thương bằng những đường rạch kéo dài hai mép vết thương.

* Kỹ thuật khâu:

- Xử trí vết thương gân thường phức tạp nhất là gân gấp.- Phải để hai đầu gân đính với nhau thật nhỏ, không gây phản ứng xơ dính xung quanh để sau này gân di động dễ dàng.- Chỉ khâu gân: chỉ liền kim nhỏ, chắc chắn.- Kỹ thuật khâu: Có thể áp dụng kỹ thuật khâu của Cuneo, Iselin, Sterning-Bunell- Sau khi nối gân phải bất động chi ở tư thế trùng gân.

4. Bất động và phục hồi cơ năng sau mổ


- Trong phẫu thuật bàn tay việc cầm máu kĩ trong khi mổ, băng ép, bất động và treo tay cao trong 24 - 48 giờ đầu là biện pháp tích cực nhất để chống phù nề và chống nhiễm khuẩn.- Các khớp của bàn tay rất dễ bị cứng nhất là ngón cái. Sau thế gian bất động phải tập vận động gấp duỗi chi với động tác tăng dần. Sự tập luyện này phải thường xuyên, liên tục mở mong phục hồi được chức năng của bàn tay. - Thường chỉ định cho những tổn thương đám rối không hoàn toàn- Khớp khuỷu còn vận động thụ động                 

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG / ĐẶT LẠI XƯƠNG TRÊN MỘT VÙNG CHI THỂ (KHÔNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN KẾT HỢP XƯƠNG)

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Chấn thương gãy xương, trật khớp là thương tổn nặngvà thường gặp trong các tai nạn thương tích hiện nay, đặc biệt các gãy xương hở.Điều trị cần đặt lại tốt giải phẫu và cố định vững diện gãy tránh các di chứng về sau.

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy kín thân xương dài ở trẻ em di lệch không thể nắn chỉnh bảo tồn.- Gãy kín thân xương dài ở trẻ em có biến chứng mạch máu, thần kinh.- Gãy kín vùng đầu xương có di lệch mặt khớp.- Gãy xương hở độ 2,3 (phân độ gãy xương hở theo Gustilo).- Gãy xương ở trẻ em có di lệch đã nắn chỉnh và điều trị bảo tồn thất bại.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Gãy xương trên người bệnh có bệnh phối hợp không thể tiến hành phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: 03 Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại
2. Người bệnh và gia đình:- Chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cơ bản , điện tim, đo chức năng hô hấp , chụp XQ  tim phổi .chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Chuẩn bị người bệnh trước mổ: nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.

1. Phương tiện, trang thiết bị:

- Bộ dụng cụ mổ chấn thương chi.- Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa ngoai chung

2. Dự kiến thời gian tiến hành: 60 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm:- Kháng sinh dự phòng.- Vô cảm người bệnh bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê.

3. Kỹ thuật:

- Sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch Betadine.- Dùng garo hơi trong mổ với áp lực bằng hai lần áp lực động mạch tối đa.- Rạch da đường đường mổ tùy theo thương tổn cần nắn chỉnh.- Rạch cân và bao khớp để vào bộc lộ vùng mặt khớp gãy di lệch nếu có.- Nắn chỉnh đặt lại xương theo giải phẫu.- Cầm máu, bơm rửa làm sạch và đặt dẫn lưu.- Đóng cân và phần mềm theo các lớp giải phẫu.- Đóng da hai lớp (dưới da và khâu da) với gãy xương kín, đóng một lớp da thưa với gãy xương hở.- Cố định bột tùy theo thương tổn (nẹp bột hoặc bột rạch dọc).

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


1. Theo dõi:- Theo dõi tình trạng toàn thân: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác.- Theo dõi tình trạng thiếu máu: da niêm mạc nhợt.- Theo dõi tình trạng chi thể: Màu sắc da, vận động, cảm giác đầu chi, mạch đầu chi.- Kháng sinh có thể dùng kháng sinh kết hợp đường tiêm dùng 3-5 ngày sau mổ.- Giảm đau sau mổ đường tiêm, đặt hậu môn hoặc uống.- Gác chân cao, chườm lạnh trong 24h đầu.- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ sớm.

2. Xử trí tai biến:

- Chảy máu vết mổ: băng chun ép cầm máu, có thể phải mở vết mổ cầm máu nếu cần.- Nhiễm trùng vết mổ: Tách chỉ vết mổ, thay băng làm sạch vết mổ hàng ngày, dùng thuốc theo kháng sinh đồ.- Hội chứng khoang: nới các phương tiện cố định, gác chi cao, có thể can thiệp phẫu thuật mở cân nếu cần.                  

PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG KHỚP


I. ĐẠI CƯƠNG- Vết thương khớp là những vết thương vùng khớp làm thông thương giữa khớp và môi trường bên ngoài.- Vết thương khớp nếu không được xử lý sớm và triệt để có thể dẫn đến biến chứng nặng nề như nhiễm trùng khớp, viêm xương khớp về sau.

II. CHỈ ĐỊNH

Vết thương vùng khớp có lộ khớp hoặc chảy dịch khớp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân người bệnh quá nặng hoặc có bệnh phối hợp không thể tiến hành phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện : 03Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại
2. Người bệnh và gia đình:- Chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết.- Chuẩn bị người bệnh trước mổ: nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.

3. Phương tiện, trang thiết bị:

- Bộ dụng cụ mổ chấn thương chi.- Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa

4. Dự kiến thời gian tiến hành: 60 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa hoặc nghiêng tùy theo vùng khớp cần phẫu thuật.
2. Vô cảm- Kháng sinh dự phòng.- Vô cảm người bệnh bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê.

3. Kỹ thuật:

- Sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch Betadine.- Dùng garo hơi (nếu có thể) trong mổ với áp lực bằng hai lần áp lực động mạch tối đa.- Cắt lọc, rạch rộng mép da vết thương vùng khớp.- Mở bao khớp để vào bộc lộ vùng mặt khớp.- Bơm rửa, làm sạch khớp bằng dung dịch huyết thanh vô khuẩn.- Cầm máu, đặt dẫn lưu ngoại khớp.- Đóng cân và phần mềm theo các lớp giải phẫu.- Đóng da một lớp da thưa.- Cố định bột tùy theo thương tổn (nẹp bột hoặc bột rạch dọc).

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


1. Theo dõi:- Theo dõi tình trạng toàn thân: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác.- Theo dõi tình trạng thiếu máu: da niêm mạc nhợt.- Theo dõi tình trạng chi thể: Màu sắc da, vận động, cảm giác đầu chi, mạch đầu chi.- Kháng sinh kết hợp đường tiêm dùng 3-5 ngày sau mổ.- Giảm đau sau mổ đường tiêm, đặt hậu môn hoặc uống.- Gác chân cao, chườm lạnh trong 24h đầu.- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ sớm.

2. Xử trí tai biến:

- Chảy máu vết mổ: băng chun ép cầm máu, có thể phải mở vết mổ cầm máu nếu cần.- Nhiễm trùng vết mổ: Tách chỉ vết mổ, thay băng làm sạch vết mổ hàng ngày, thay thuốc kháng sinh                           

NẮN, BÓ BỘT GÃY XƯƠNG ĐÒN


I. ĐẠI CƯƠNG- Xương đòn là xương nằm ngang ở trước trên lồng ngực ngay dưới da. Có dạng chữ S.- Xương đòn là xương duy nhất đảm bảo độ rộng của vai.- Gãy xương đòn thường gặp ở 1/3 ngoài phía dưới là mạch máu, thần kinh dưới đòn.

II. CHỈ ĐỊNH

Tất cả các trường hợp gãy kín xương đòn mà không kèm theo tổn thương mạch máu và thần kinh.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Gãy hở xương đòn.- Gãy xương đòn kèm theo tràn khí, tràn máu màng phổi.- Gãy xương đòn có tổn thương động mạch dưới đòn.- Gãy xương đòn di lệch chồng mà lâm sàng biến dạng gồ ghề, xấu.- Khớp giả xương đòn.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: 03 người- Bác sỹ: 01- Kỹ thuật viên: 02

2. Người bệnh:

- Sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…..- Có chẩn đoán gãy xương đòn và có chỉ định điều trị bảo tồn.- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật,quá trình tiến hành làm thủ thuật.- Được vệ sinh sạch sẽ, cởi bỏ áo- Với người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ.

3. Phương tiện:

- Thuốc gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ- Bàn nắn.- Bột thạch cao: 4- 6 cuộn khổ 20cm (bột liền). 6- 8 cuộn khổ 20cm (bột tự cán).- Bông lót: 2-3 cuộn khổ 20 cuộn.

4. Thời gian thực hiện thủ thuật: 30- 40 phút.


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình để được gây mê hoặc gây tê tại chỗ.

2. Vô cảm

- Gây mê tĩnh mạch- Gây tê tại ổ gãy

3. Kỹ thuật:

- Với người bệnh gây mê nắn trên bàn chỉnh hình.- Với người bệnh gây tê+ Sau gây tê cho người bệnh ngồi trên ghế tròn lưng ngay ngắn, hai vai ngang, hai tay chống mạng xườn ưỡn ngực mắt nhìn thẳng đầu ngay ngắn.+ Kỹ thuật viên 1. Đứng sau người bệnh, đầu gối tỳ vào giữa hai bả vai người bệnh, bàn chân đặt trên ghế, hai tay cầm chắc vào vùng vai kéo nắn từ từ dạng ra sau tối đa.+ Kỹ thuật viên 2. Bó bột số 8 hoặc bột Desault.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Kiểm tra lại mạch và thần kinh ngay sau bó- Khám lại sau 24 giờ kiểm tra xem có chèn ép không- Nếu có dấu hiệu chèn ép cho nới bột ngay- Kiểm tra mạch. Thần kinh, hoặc khó thở phải theo dõi 15 phút 1 lần hoặc chuyển mổ cấp cứu ngay.                           

NẮN, BÓ BỘT TRẬT KHỚP KHUỶU


I. ĐẠI CƯƠNGLà trật khớp giữa đầu trên hai xương cẳng tay (hõm sigma lớn, chỏm quay) và đầu dưới xương cánh tay (ròng rọc, lồi cầu).

II. CHỈ ĐỊNH

Tất cả các trường hợp trật kín mà không kèm theo tổn thương mạch máu và thần kinh.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Trật hở khớp khuỷu.- Trật khớp khuỷu mất mạch và thần kinh.- Trật khớp trên 20 ngày điều trị xoa bóp, đắp lá.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: 04 người- Bác sỹ: 01- Kỹ thuật viên: 03

2. Người bệnh:

- Sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…..- Có chẩn đoán trật khớp khuỷu và có chỉ định điều trị bảo tồn.- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật,quá trình tiến hành làm thủ thuật.- Được vệ sinh sạch sẽ.- Với Người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ.

3. Phương tiện:

- Thuốc gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ- Bàn nắn.- Bột thạch cao: 4- 6 cuộn khổ 20cm (bột liền). 6- 8 cuộn khổ 20cm (bột tự cán).- Bông lót: 2-3 cuộn khổ 20cm.

4. Thời gian thực hiện thủ thuật: 40- 50 phút.


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình để được gây mê hoặc gây tê tại chỗ

2. Vô cảm:

- Gây mê tĩnh mạch- Gây tê tại ổ gãy

3. Kỹ thuật:

- Người bệnh nằm ngửa, đặt vải làm đối lực ở nách- Kỹ thuật viên 1. Dùng hai ngón cái đặt phía sau cẳng tay người bệnh, các ngón còn lại đặt phía trước cẳng tay, kéo theo trục cánh tay (lúc này khuỷu vẫn đang trong tư thế trật khớp). Kéo từ từ và tăng dần trong thời gian 3- 5 phút.- Kỹ thuật viên 2. Dùng hai ngón tay cái đẩy mỏm khuỷu ra trước, dùng các ngón tay còn lại đặt ở phía trước cánh tay người bệnh làm đối lực. khi nghe tiếng khục là được.- Kỹ thuật viên 3 gúp việc

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Kiểm tra lại mạch và thần kinh ngay sau nắn.- Gấp duỗi khuỷu hết biên độ kiểm tra xem khớp vào chưa.- XQ kiểm tra.- Khám lại sau 24 giờ kiểm tra xem có chèn ép không.- Nếu có dấu hiệu chèn ép cho nới bột ngay.- Kiểm tra mạch. Thần kinh.                                

NẮN, BÓ BỘT GÃY POUTEAU-COLLES


I. ĐẠI CƯƠNGGãy Pouteau- Colles là gãy vùng xương xốp ngang đầu dưới xương quay, đường gãy cách khe khớp cổ tay 3cm, ngoại khớp có di lệch điển hình đầu dưới xương quay di lệch ra ngoài và lệch ra sau. Ở mặt sau thường vỡ ra một mảnh xương nhỏ thứ ba.

II. CHỈ ĐỊNH

- Đối với tất cả các trường hợp gãy kín đầu dưới xương quay mới.- Các trường hợp gãy đến muộn sau 6 tuần nhưng thể trạng yếu như đái tháo đường, cao huyết áp, thể trạng già yếu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Gãy hở từ độ 2 trở lên.- Gãy xương kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh, hội chứng khoang bàn tay.- Những trường hợp sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng do Người bệnh đến muộn hoặc đắp lá.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: 03 người- Bác sỹ: 01- Kỹ thuật viên: 02

2. Người bệnh:

- Sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…..- Có chẩn đoán gãy Pouteau- Colles và có chỉ định điều trị bảo tồn.- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật.- Được vệ sinh sạch sẽ, cởi bỏ áo tay bên bó bột.- Với người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ.

3. Phương tiện:

- Thuốc gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ- Bàn nắn.- Bột thạch cao: 2- 3 cuộn khổ 20cm (bột liền). 3- 5 cuộn khổ 20cm (bột tự cán).- Bông lót . 1-2 cuộn khổ 20cm.

4. Thời gian thực hiện thủ thuật: 50- 60 phút.


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình để được gây mê hoặc gây tê tại chỗ
2. Vô cảm:- Gây mê tĩnh mạch- Gây tê tại ổ gãy

3. Kỹ thuật:

- Sau gây mê, gây tê cho người bệnh nằm ngửa cố định khuỷu tay vuông góc với cánh tay bằng đai vải tạo lực đối kháng.- Kỹ thuật viên 1. Tay phải nắm ngón cái, tay trái nắm ngón 2,3,4 của người bệnh kéo dọc theo trục của chi 5- 7 phút.- Kỹ thuật viên 2. Đứng đối diện với KTV1 dùng lực hai ngón tay cái đối lực ngược chiều với các ngón tay phía dưới vuốt mạnh dọc từ trên ổ gãy xuống, gấp cổ tay tối đa để nắn đầu dưới xương quay ra trước sau đó nắn di lệch bên nghiêng trụ sau đó giữ nhẹ cổ tay duỗi chở lại.- Kỹ thuật viên 3. gúp việc

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Kiểm tra lại mạch và thần kinh ngay sau bó- XQ kiểm tra.- Khám lại sau 24 giờ kiểm tra xem có chèn ép không- Nếu có dấu hiệu chèn ép cho nới bột ngay.                            

NẮN, BÓ BỘT GÃY MÂM CHÀY


I. ĐẠI CƯƠNG- Gãy mâm chày là loại gãy xương trong khớp gối.- Là phần xương xốp nên gãy mâm chày sẽ gây chảy máu nhiều, gây sưng nề, rối loạn dinh dưỡng, có thể kèm theo hội chứng khoang, tắc mạch.- Mặt sau mâm chày là khoeo có chứa hệ thống thần kinh, mạch máu do vậy gãy mâm chày cần chú ý phát hiện các tổn thương mạch máu, thần kinh kèm theo.

II. CHỈ ĐỊNH

- Đối với tất cả các trường hợp gãy kín mâm chày di lệch ít và mới.- Với những trường hợp gãy nhiều mảnh phức tạp, phẫu thuật khó khăn có thể điều trị bảo tồn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Gãy hở từ độ 2 trở lên.- Gãy xương kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh, hội chứng khoang.- Những trường hợp sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng do người bệnh đến muộn hoặc đắp lá.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: 04 người- Bác sỹ. 01- Kỹ thuật viên: 03

2. Người bệnh:

- Sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…..- Có chẩn đoán gãy mâm chày và có chỉ định điều trị bảo tồn.- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật,quá trình tiến hành làm thủ thuật.- Được vệ sinh sạch sẽ, và bộc chi bên bó bột.- Với người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ.

3. Phương tiện:

- Thuốc gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ.- Bàn nắn chỉnh- Bơm tiêm 20ml, kim lấy thuốc số 24, bông băng cồn gạc.- Bột thạch cao: 10- 12 cuộn khổ 20cm (bột liền); 12- 14 cuộn khổ 20cm (bột tự cán).- Bông lót: 2-4 cuộn khổ 20cm.

4. Thời gian thực hiện thủ thuật: 60- 80 phút.


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình để được gây mê hoặc gây tê tại chỗ.

2. Vô cảm

- Gây mê tĩnh mạch- Gây tê tại ổ gãy

3. Kỹ thuật:

- Sau gây mê, gây tê cho người bệnh nằm ngửa cố định cổ chân hai bên vào bàn nắn chỉnh.- Kỹ thuật viên 1: Xoay tay kéo bàn chỉnh hình để kéo dài chi dọc theo trục 5- 7 phút.- Kỹ thuật viên 2: Sát trùng rộng vùng khớp gối, đi găng vô khuẩn hút máu tụ trong khớp gối. Sau đó dùng hai bàn tay nắn chỉnh ép các mảnh gãy về vị trí giải phẫu.- Kỹ thuật viên 3: gúp việc

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- XQ kiểm tra.- Để phát hiện sớm các biến chứng như: Chèn ép bột, hội chứng khoang cần kê cao chân, theo dõi cảm giác đau của người bệnh, vận động và cảm giác cũng như màu sắc, nhiệt độ của ngón chân.- Khám lại sau 24 giờ kiểm tra xem có chèn ép không.- Nếu có dấu hiệu chèn ép cho nới bột ngay.                         

NẮN, BÓ BỘT GÃY MONTEGGIA


I. ĐẠI CƯƠNGĐây là loại gãy xương đặc biệt, có kèm theo trật khớp được Monteggia mô tả vào năm 1814, là gãy thân xương trụ gập góc di lệch và trật chỏm quay.

II. CHỈ ĐỊNH

- Trẻ em dưới 15 tuổi.- Người bệnh không muốn mổ.- Các trường hợp gãy kín nhưng Người bệnh nặng, đa chấn thương cần can thiệp trước các cơ quan khác như vỡ gan, sọ não, phổi …vv.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Gãy hở từ độ 2 trở lên.- Các trường hợp có hội chứng khoang, lóc da, tổn thương mạch máu và thần kinh.- Những trường hợp sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng do người bệnh đến muộn hoặc đắp lá.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: 04 người- Bác sỹ: 01- Kỹ thuật viên: 03

2. Người bệnh:

- Sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…..- Có chẩn đoán gãy Monteggia và có chỉ định điều trị bảo tồn.- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật,quá trình tiến hành làm thủ thuật.- Được vệ sinh sạch sẽ, cởi bỏ áo tay bên bó bột.- Với người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ.

3. Phương tiện:

- Thuốc gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ- Bàn nắn.- Bông, băng cồn, gạc, bơm kim tiêm 10,20 ml.- Bột thạch cao: 3- 4 cuộn khổ 20cm (bột liền), 4-6 cuộn khổ 20cm (bột tự cán).- Bông lót : 2-3 cuộn khổ 20cm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


1. Tư thế:Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình để được gây mê hoặc gây tê tại chỗ

2. Vô cảm:

- Gây mê tĩnh mạch- Gây tê tại ổ gãy

3. Kỹ thuật:

- Sau gây mê, gây tê cho người bệnh nằm ngửa vai dạng, cố định phần thấp xương cánh tay vào bàn chỉnh hình.- Kỹ thuật viên 1. Nắm ngón cái người bệnh kéo theo trục xương quay, tay kia kéo thêm ở cổ tay người bệnh, xoay sấp từ từ cẳng tay người bệnh gấp dần đến sấp tối đa.- Kỹ thuật viên 2. Ấn chỏm quay ở khuỷu xuống, thường thấy cảm giác (sật một tiếng nhẹ) là chỏm quay đã vào khớp. Từ từ gấp khuỷu đến tối đa xong quay ngửa cẳng tay. Đưa về vuông góc và bó bột Cánh cẳng bàn tay dạch rọc.- Kỹ thuật viên 3. gúp việc

4. Thời gian thực hiện thủ thuật: 60- 80 phút.


VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN- Kiểm tra lại mạch và thần kinh ngay sau bó- XQ kiểm tra.- Khám lại sau 24 giờ kiểm tra xem có chèn ép không- Nếu có dấu hiệu chèn ép cho nới bột ngay.                           

NẸP BỘT CÁC LOẠI KHÔNG NẮN


I. ĐẠI CƯƠNGNẹp bột là các loại bột được dải thành tấp, phên có tác dụng giữ, chỉnh cho các tư thế đặc biệt trong và sau phẫu thuât cũng như bất động tạm thời sau chấn thương.

II. CHỈ ĐỊNH

- Đối với tất cả các dạng cần phối hợp bất động sau phẫu thuật hoặc chấn thương.- Các trường hợp cần giữ ở nhưng tư thế đặc biệt

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: 02 người- Bác sỹ: 01- Kỹ thuật viên: 01

2. Người bệnh:

- Sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…- Có chỉ định đặt nẹp bất động.- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật.

3. Phương tiện:

- Bàn nắn.- Bột thạch cao: 2- 14 cuộn khổ 20cm (bột liền), 4- 16 cuộn khổ 20cm (bột tự cán).- Bông lót : 2- 8 cuộn khổ 20cm.

4. Thời gian thực hiện thủ thuật: 20- 40 phút.


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình.
2. Vô cảm
3. Kỹ thuật:- Kỹ thuật viên 1. Đưa các bộ phận được yêu cầu bất động vào đúng tư thế cần bất động và giữ yên.- Kỹ thuật viên 2. Dải bột thành dạng nẹp và đặt lên phần cần bất động và băng lại.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Kiểm tra lại mạch và thần kinh ngay sau bó.- Khám lại sau 24 giờ kiểm tra xem có chèn ép không- Nếu có dấu hiệu chèn ép cho nới bột ngay.       

PHẪU THUẬT KHX GÃY HỞ ĐỘ I HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN


I. ĐẠI CƯƠNGGãy hai xương cẳng chân là loại gãy xương dài thường gặp nhất, chiếm 18% các loại gãy xương. Gãy hở độ I theo Gustilo tức là gãy xương có tổn thương phần mềm ít,rách da dưới 1cm.

II. CHỈ ĐỊNH

- Di lệch ngang quá 1/3 bề ngang thân xương.- Gãy chéo xoắn, gãy nhiều tầng, nhiều mảnh- Mọi di lệch xoay.- Trục xương gấp góc trên 10º, nhất là gập góc sang bên.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Vết thương phần mềm viêm nhiễm.- Còn rối loạn dinh dưỡng nặng: sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng.- Có bệnh toàn thân nặng như tim mạch, đái tháo đường... cần được điều trị ổn định trước khi tiến hành phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa ngoại
2. Người bệnh và gia đình:Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật và các tai biến có thể gặp.Tắm rửa, vệ sinh, cắt móng tay, móng chân, thay băng, vệ sinh vết thương. Nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật.

3. Phương tiện:

- Bộ dụng cụ kết hợp xương cẳng chân- Ga rô, đinh nội tủy, khoan xương, nẹp, vít các cỡ.

4. Hồ sơ bệnh án: Ghi đầy đủ,làm các xét nghiệm cơ bản, điện tim, đo chức năng hô hấp , chụp XQ  tim phổi .chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, ga rô gốc chi.
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống.
3. Kỹ thuật tiến hành:Cắt lọc, làm sạch vết thương.Đường rạch: Rạch da dọc phía ngoài mào chày chừng 1cm, dài 10 - 12cm tùy theo vị trí gãy và phương tiện kết hợp xương.Tránh bóc tách phần mềm và màng xương nhiều.Làm sạch diện gãyĐặt lại ổ gãyPhương pháp cố định: Đinh nội tủy hoặc nẹp vít.Bơm rửa vùng mổBỏ ga rô, cầm máu.Đặt 1 dẫn lưu (nếu cần)Đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


1. Theo dõi:Mạch, nhiệt độ, nhịp thởTình trạng vết mổ: Chảy máu, sưng nề, nhiễm trùng...Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày, thuốc giảm đau sau mổRút dẫn lưu sau 48 giờ.Nếu kết hợp xương vững: cho cử động sớm các khớp lân cận. Tập đi có nạng sau 6 tuần, sức đè nặng lên chân đau tăng dần. Bỏ nạng sau 4 tháng, đi có gậy chống. Bỏ gậy sau phẫu thuật 6 tháng.

2. Xử trí :

Tụ máu: Tách chỉ vết mổ, lấy máu tụNhiễm khuẩn: Tách chỉ, làm sạch, nạo viêm, lấy bỏ dụng cụ kết hợp xương (tùy mức độ nhiễm trùng)                         

PHẪU THUẬT KHX GÃY HỞ ĐỘ II HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy hai xương cẳng chân là loại gãy xương dài thường gặp nhất, chiếm 18% các loại gãy xương. Gãy hở độ I theo Gustilo tức là gãy xương có tổn thương phần mềm ít, vết thương phần mềm trên 2cm.

II. CHỈ ĐỊNH

Chỉ định phẫu thuật với tất cả các trường hợp gãy hở độ II 2 xương cẳng chân.Chỉ định kết hợp xương bên trong khi: người bệnh đến sớm trước 6 giờ, vết thương gọn sạch, phẫu thuật viên kinh nghiệm, trang thiết bị đảm bảo.Nếu không đảm bảo những điều kiện trên: Cắt lọc, làm sạch, bất động bằng bột; kéo liên tục qua xương gót hoặc khung cố định ngoài.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối. Trong bệnh cảnh đa chấn thương nặng, cần lựa chọn biện pháp hợp lý.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo.
2. Người bệnh và gia đình:- Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật và các tai biến có thể gặp.- Vệ sinh, cắt móng tay, móng chân, thay băng, vệ sinh vết thương. Nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật.- Đánh rửa vết thương (trong phòng mổ)

3. Phương tiện:

- Bộ dụng cụ kết hợp xương cẳng chân- Ga rô, đinh nội tủy, khoan xương, nẹp, vít các cỡ, kim Kirschner, khung cố định ngoài, bột.

4. Hồ sơ bệnh án:Ghi đầy đủ,làm các xét nghiệm cơ bản, điện tim, đo chức năng hô hấp , chụp XQ  tim phổi .chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: người bệnh nằm ngửa, ga rô gốc chi.
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống.
3. Kỹ thuật:.Đường rạch: Tùy vào vị trí vết thương.Cắt lọc tổ chức dập nátTránh bóc tách phần mềm và màng xương nhiều.Làm sạch diện gãyĐặt lại ổ gãyCác phương pháp cố định:Kết hợp xương bên trong bằng đinh nội tủy hoặc nẹp vít (theo chỉ định).Khung cố định ngoàiXuyên kim qua xương gót kéo liên tụcBơm rửa vùng mổBỏ ga rô, cầm máu.Đặt 1 dẫn lưuĐóng vết mổ theo các lớp giải phẫu.Băng vết mổBộ đùi cẳng bàn chân rạch dọc (trong trường hợp bất động bằng bột)

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


1. Theo dõi:Mạch, nhiệt độ, nhịp thởTình trạng vết mổ: chảy máu, sưng nề, nhiễm trùng...Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày, thuốc giảm đau sau mổRút dẫn lưu sau 48 giờ.Kết hợp xương thì 2 khi phần mềm ổn định nếu thì 1 bất động bằng bột, xuyên kim qua xương gót kéo liên tục hoặc khung cố định ngoài.Nếu kết hợp xương vững: cho cử động sớm các khớp lân cận. Tập đi có nạng sau 6 tuần, sức đè nặng lên chân đau tăng dần. Bỏ nạng sau 4 tháng, đi có gậy chống. Bỏ gậy sau phẫu thuật 6 tháng.

2. Xử trí :

Tụ máu: Tách chỉ vết mổ, lấy máu tụNhiễm khuẩn: Tách chỉ, làm sạch, nạo viêm, lấy bỏ dụng cụ kết hợp xương (tùy mức độ nhiễm trùng).                 

PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY THÂN HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN


I. ĐẠI CƯƠNGPhẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân là phẫu thuật nắn chỉnh diện gãy xương chày và cố định xương gãy bằng phương tiện kết hợp xương. Trong một số trường hợp có thể kèm theo kết hợp xương diện gãy xương mác.

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy thân hai xương cẳng chân ở người lớn.- Gãy thân hai xương cẳng chân ở trẻ em di lệch.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Gãy xương hở độ 3 theo phân độ gãy xương hở Gustilo.- Gãy xương hở đến muộn.- Gãy không di lệch ở trẻ em.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại.
2. Người bệnh:Ghi đầy đủ,làm các xét nghiệm cơ bản, điện tim, đo chức năng hô hấp , chụp XQ  tim phổi .chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.- Chuẩn bị vệ sinh thân thể trước mổ.- Vệ sinh vùng mổ, cạo lông chân nếu có nhiều lông.

3. Phương tiện:

- Bộ dụng cụ kết hợp xương cẳng chân.- Nẹp vít, vít AO.- Đinh nội tủy cẳng chân: Đinh Kuntcher, đinh SIGN, đinh rush (cho trẻ em).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


1. Tư thế người bệnh: Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng.
2. Vô cảm: Gây tê tủy sống, tê ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân.
3. Kỹ thuật:- Dồn máu, garo gốc chi.- Rạch da đường trước ngoài, cách mào chày khoảng 1-1,5 cm.- Bóc tách phần mềm để bộc lộ hai đầu xương gãy.- Đặt lại xương theo giải phẫu.- Kết hợp xương bằng nẹp vít hoặc đinh nội tủy.+ KHX nẹp vít theo nguyên tắc của A.O.+  Kết hợp xương bằng đinh nội tủy có thể nắn chỉnh kín dưới màn tăng sáng hoặc mở ổ gãy.3.1. Dùng đinh sign, đinh Kuntcher, đinh gamma:- Rạch da chính giữa gân bánh chè, tách gân bánh chè sang hai bên.- Tạo đường vào ống tủy xương chày ngay sau gân bánh chè, trước lớp mỡ Hoffa của khớp gối.- Doa ống tủy đến kích thước phù hợp.- Chọn đinh phù hợp với xương của người bệnh.- Kết hợp xương đinh nội tủy có chốt (đinh sign, gamma) hoặc không chốt (đinh Kuntcher)3.2. Dùng đinh Rush, đinh nội tủy đàn hồi (Metaizeau).+  Đường vào của đinh nằm ở phần hành xương ở đầu trên xương chày. Có thể tạo 1 hoặc 2 đường vào ở hai bên của hành xương chày.+ Kết hợp xương bằng một hoặc nhiều đinh khác nhau.- Kiểm tra diện lại diện gãy sau kết hợp xương.- Cầm máu kỹ trước khi đóng phần mềm.- Đặt ống dẫn lưu nếu cần.- Khâu phục hồi phần mềm theo giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

-  Theo dõi:Theo dõi các biến chứng sau mổ: chảy máu sau mổ, tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh…- Xử lý:

Chảy máu sau mổ:

+ Chảy máu động mạch thường do vết thương bên động mạch, cần mở lại cầm máu.+  Chảy máu tĩnh mạch có thể băng ép cầm máu từ ngọn chi đến gốc chi, nếu không hiệu quả cần mở lại cầm máu.+ Phục hồi lại lưu thông mạch máu nếu tổn thương mạch gây thiếu máu chi.

Các tổn thương thần kinh: thường do garo hoặc kéo vén thô bạo trong quá trình phẫu tích cần được theo dõi sát sau mổ.

                  

PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY XƯƠNG MÁC ĐƠN THUẦN

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật kết hợp xương gãy thân xương mác đơn thuần là phẫu thuật nắn chỉnh diện gãy xương mác, cố định diện gãy xương mác bằng phương tiện kết hợp xương.

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy đầu xa xương mác di lệch.- Gãy đầu xa xương mác gây mất vững mộng chày mác.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Gãy cao thân xương mác.- Gãy xương hở độ 3 theo phân độ gãy xương hở Gustilo.- Gãy hở đến muộn.- Tổn thương nặng phần mềm vùng gãy.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại.
2. Người bệnh:Ghi đầy đủ,làm các xét nghiệm cơ bản, điện tim, đo chức năng hô hấp , chụp XQ  tim phổi .chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.- Chuẩn bị vệ sinh thân thể trước mổ.- Vệ sinh vùng mổ, cạo lông chân nếu có nhiều lông.

3. Phương tiện:

- Bộ dụng cụ kết hợp xương mác- Nẹp vít, vít AO.- Đinh Rush hoặc kim Kirschner

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


1. Tư thế người bệnh: Người bệnh nằm ngửa, nên kê mông bên đối diện để dễ bộc lộ xương mác.
2. Vô cảm: Gây tê tủy sống, tê ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân.
3. Kỹ thuật:- Dồn máu, ga rô gốc chi.- Rạch da đường ngoài.- Tách cân cơ bộc lộ 2 đầu xương mác gãy.- Đặt lại xương theo giải phẫu.- Kết hợp xương mác thường dùng nẹp vít. Nếu có mất vững mộng chày mác thì dùng vít để cố định mộng chày mác. Trong một số trường hợp gáy chéo vát có thể dùng vít tự do bắt vuông góc với diện gãy. Nếu không có nẹp vít có thể dùng đinh Rush hoặc kim Kirschner kết hợp xương mác đinh nội tủy.- Kiểm tra lại diện gãy sau khi kết hợp xương.- Cầm máu kỹ trước khi đóng phần mềm theo giải phẫu, thường không phải dẫn lưu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Chảy máu sau mổ: Hiếm gặp.-  Hoại tử phần mềm trên mắt cá ngoài gây phương tiện kết hợp xương: Biến chứng này thường xảy ra trên người bệnh vốn bị tổn thương phần mềm nặng trước đó.                                    

KHÂU PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG GÂN DUỖI


I. ĐẠI CƯƠNG- Vết thương bàn tay là tổn thương hay gặp trong tai nạn lao động, tổn thương gân duỗi bàn tay là tổn thương thường gặp của bàn tay- Gân duỗi là một gân dẹt, mỏng nên việc khâu nối phải cẩn thận không đứt

II. CHỈ ĐỊNH

Vết thương bàn tay có tổn thương gân duỗi

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Khi vết thương có tình trạng nhiễm trùng

IV. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh:Thăm khám đầy đủ, hoàn chỉnh về hồ sơ.Ghi đầy đủ,làm các xét nghiệm cơ bản, điện tim, đo chức năng hô hấp , chụp XQ  tim phổi .chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.Phẫu thuật viên chuyên khoa và người phụ.

3. Phương tiện trang thiết bị

Bộ dụng cụ phẫu tích bàn tay

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
2. Kỹ thuật:- Vệ sinh bàn tay kỹ- Ga rô cánh tay: tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg, ga rô đuổi máu cho sạch phẫu trường.- Rạch da chữ Z theo Bruner.- Kỹ thuật khâu gân: Gân duỗi miệng nối khâu kiểu khâu vắt- Khâu lại vết thương và đặt nẹp bột duỗi ngón, duỗi cổ bàn tay trong 3 tuần

VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

- Theo dõi tình trạng vết thương, đầu ngón tay- Điều trị: Kháng sinh 5-7 ngày, giảm viêm- Tập phục hồi sau mổ: sau 3 tuần bỏ nẹp tập PHCN

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng nhẹ thay băng vết thương- Nhiễm trùng nặng làm sạch bỏ mảnh ghép- Dính gân gấp nếu không tập PHCN, nếu muộn phải mổ gỡ dính      

PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM ĐƠN GIẢN RÁCH DA ĐẦU

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Vết thương phần mềm đơn giản rách da đầu là những tổn thương rách vùng da đầu không kèm theo tổn thương xương và cấu trúc nội sọ.

II. CHỈ ĐỊNH

- Vết thương chảy máu nhiều, dị vật bẩn.- Kích thước > 1cm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không có chống chỉ định.


IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: phẫu thuật viên ngoại khoa chung.
2. Người bệnh: chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án hành chính đầy đủ.làm các xét nghiệm cơ bản
3. Phương tiện: bộ dụng cụ phẫu thuật cơ bản.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy thuộc vị trí người bệnh có thể nằm ngửa hoặc nằm sấp nếu có thể.
2. Vô cảm: Tê tại chỗ.
3. Kỹ thuật:- Cạo tóc xung quanh vùng tổn thương.- Sát trùng vùng tổn thương.- Trải toan vô khuẩn.- Gây tê tại chỗ Lidocain 10%.- Làm sạch bằng oxy già, betadin, nước muối sinh lý.- Cắt lọc mép da.- Cắt lọc tổ chức dập nát, lấy bỏ hết dị vật bẩn.- Cầm máu bằng mũi chỉ chữ X với chỉ tiêu chậm.- Vết thương sạch, có thể khâu da 2 lớp.- Băng vết thương.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


1. Theo dõi:- Dấu hiệu sinh tồn, điểm Glassgow- Tình trạng vết thương.- Nếu người bệnh không có tổn thương phối hợp có thể cho về nhà theo dõi, hẹn khám lại.

2. Xử trí tai biến:

- Chảy máu: Băng ép hoặc có thể khâu tăng cường mép vết mổ.- Nhiễm trùng: Thay băng hàng ngày, có thể tách chỉ cho thoát dịch, điều trị kháng sinh.  

PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM PHỨC TẠP

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Không có định nghĩa cụ thể nào về vết thương phần mềm phức tạp, tuy nhiên trong thực hành có thể coi những vết thương với một hoặc nhiều hơn những yếu tố có thể gây ra nhiễm khuẩn, tổn thương cần phục hồi lâu dài, di chứng nặng nề.

II. CHỈ ĐỊNH

Chỉ định mổ tuyệt đối với những vết thương phần mềm phức tạp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh lý toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại
2. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án..Ghi đầy đủ,làm các xét nghiệm cơ bản, điện tim, đo chức năng hô hấp , chụp XQ  tim phổi .chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên ngành.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:Tùy thuộc vào vị trí tổn thương, tư thế người bệnh cần đảm bảo phẫu trường thuận lợi.

2. Vô cảm:

Tùy vào vị trí tổn thương, thông thường gây tê tủy sống, tê đám rối, mê khí quản.

3. Kỹ thuật:

- Bộc lộ rộng rãi vùng tổn thương.- Nếu có thể nên garo gốc chi.- Đánh giá toàn bộ, kiểm soát đáy vết thương, tránh bỏ sót tổn thương.- Làm sạch nhiều lần bằng oxy già, betadin, nước với những vết thương nguy cơ nhiễm khuẩn cao.- Lấy bỏ hết dị vật.- Cắt lọc mép da, cần cắt lọc tiết kiệm tại những vị trí nguy cơ khuyết da nhiều.- Cắt lọc tổ chức dập nát hoại tử như tổ chức dưới da, cơ dựa vào các dấu hiệu như màu sắc cơ, trương lực, vi tuần hoàn, đáp ứng kích thích.- Lập lại cấu trúc giải phẫu các tổn thương nếu điều kiện cho phép như khâu nối gân, nối mạch máu, khâu bao thần kinh.- Đóng da thưa.- Sử dụng những dụng cụ trợ đỡ, bất động.- Kháng sinh liều cao, phổ rộng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


1. Theo dõi- 3 ngày đầu:+ Dấu hiệu sinh tồn, tình trạng băng vết mổ.+ Tình trạng đầu chi.+ Hướng dẫn tập vận động sớm nếu có thể.- Những ngày sau:+ Theo dõi tình trạng vết mổ+ Phát hiện sớm tình trạng nhiễm khuẩn nông, sâu.+ Đánh giá tổ chức phần mềm nguy cơ tiếp tục hoại tử.

2. Xử trí tai biến:

- Chảy máu vết mổ: Băng ép.- Nhiễm trùng: Thay băng hàng ngày, cắt chỉ khi tụ dịch, nguy cơ nhiễm trùng sâu, thay kháng sinh- Hoại tử tổ chức phần mềm: tiếp tục cắt lọc khi cần thiết.                             

PHẪU THUẬT KHX GÃY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là loại gãy phổ biến ở trẻ em. Đường gãy ngoài khớp, chỗ thành xương yếu. Thường gặp là cơ chế gãy duỗi, do ngã chống tay, chủ yếu gặp ở trẻ em. Ít gặp cơ chế gãy gấp, do ngã ngửa ra sau, chống khuỷu, gặp ở người lớn.Gãy trên lồi cầu trẻ em thường điều trị nắn bó bột bảo tồn.Phẫu thuật KHX trên lồi cầu bằng kim Kirschner/Kwire hoặc nẹp vítBiến chứng hàng đầu có thể gặp: Tổn thương thần kinh, mạch máu, hạn chế vận động khuỷu

II. CHỈ ĐỊNH

- Điều trị bảo tồn thất bại- Gãy di lệch, gãy phức tạp: Tổn thương mạch máu, thần kinh- Gãy trên lồi cầu người lớn

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Đang có tình trạng nhiễm khuẩn- Toàn trạng nặng vì đa chấn thương

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiệnPhẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa ngoại

2. Người bệnh

Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật (tổn thương thần kinh quay, khớp giả, tai biến do gây tê đám rối, gây mê…). Nhịn ăn trước 6 giờ

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ KHX cánh tay- Bộ nẹp vít xương cánh tay- Bộ kim Kirschner/Kwire

4. Hồ sơ bệnh án

- Làm các xét nghiệm cơ bản chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp Ghi đầy đủ chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Nằm ngửa, tay dạng vuông góc với thân mình và được đặt trên một bàn mổ riêng.
2. Vô cảm:Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê

3. Kỹ thuật:

- Đường mổ: Rạch da khoảng 5 - 10 cm (theo thương tổn phức tạp của xương) đường ngoài- Phẫu tích tách qua vách gian cơ ngoài- Bộc lộ ổ gãy trên lồi cầu- Làm sạch diện gãy- Đặt lại xương, kết hợp xương bằng kim Kirschner/Kwire chéo ổ gãy hoặc đặt nẹp vít và bắt vít- Kiểm tra ổ gãy, cầm máu, bơm rửa kỹ- Đặt dẫn lưu nếu cần thiết, rút sau 24 - 48h- Khâu phục hồi các lớp theo giải phẫu- Băng vô khuẩn- Túi treo tay hoặc nẹp bột cánh cẳng bàn tay khuỷu 90º trong 2 tuần

Chú ý:


Phẫu tích kiểm tra và XỬ TRÍ tổn thương mạch máu, thần kinh có thể kết hợp đường mổ trong
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN- Tụ máu, phù nề sau mổ- Nhiễm trùng sau mổ- Liệt thần kinh sau mổ: Do chấn thương co kéo trong mổ, garo kéo dài (liệt 3 dây)- Phục hồi chức năng sau mổ- Hội chứng Volkmann (sau tổn thương mạch máu, thần kinh): Phục hồi chức năng, bột chỉnh duỗi dần, hoặc phẫu thuật kéo dài gân…                    

PHẪU THUẬT KHX GÃY LIÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy liên lồi cầu xương cánh tay là loại gãy nội khớp di lệch nhiều (lồi cầu và ròng rọc)phổ biến ở người lớn. Gãy kiểu chữ T hoặc chữ V Gãy liên lồi cầu thường phải xử trí phẫu thuậtPhẫu thuật KHX liên lồi cầu bằng kim Kirschner/Kwire hoặc nẹp vítBiến chứng hàng đầu có thể gặp: Tổn thương thần kinh, mạch máu, hạn chế vận động khuỷu

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy liên lồi cầu người lớn- Điều trị bảo tồn thất bại

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Đang có tình trạng nhiễm khuẩn- Toàn trạng nặng vì đa chấn thương

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiệnPhẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa ngoại

2. Người bệnh

Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật (tổn thương thần kinh quay, khớp giả, tai biến do gây tê đám rối, gây mê…). Nhịn ăn trước 6 giờ

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ KHX cánh tay- Bộ nẹp vít xương cánh tay- Bộ kim Kirschner/Kwire

4. Hồ sơ bệnh án

- Làm các xét nghiệm cơ bản chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp Ghi đầy đủ chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh:+ Nằm ngửa, cánh tay đưa ra trước 90 độ, khuỷu gấp 90 độ, đặt trên thân mình, ôm qua ngực.+ Nằm nghiêng về bên lành, tay vuông góc thân mình trên 1 giá đỡ riêng.

2. Vô cảm:

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê

3. Kỹ thuật:

- Đường mổ: Rạch da khoảng 10 - 20 cm (theo thương tổn phức tạp của xương) đường sau cánh tay và qua mỏm khuỷu.- Phẫu tích bộc lộ thần kinh trụ, giữ bằng lam mềm- Cắt mỏm khuỷu hoặc cắt gân cơ tam đầu- Bộc lộ đầu dưới xương cánh tay- Làm sạch diện gãy và khớp khuỷu- Đặt lại xương, kết hợp xương bằng kim Kirschner/Kwire chéo ổ gãy hoặc đặt nẹp vít và bắt vít (theo thứ tự ổ gãy liên lồi cầu - ổ gãy trên lồi cầu)- KHX theo nguyên tắc 2 cột trụ trong và ngoài- Kiểm tra ổ gãy, cầm máu, bơm rửa kỹ- Đặt dẫn lưu nếu cần thiết, rút sau 24 - 48h- Khâu phục hồi các lớp theo giải phẫu- Néo ép lại mỏm khuỷu hoặc khâu lại gân cơ tam đầu- Băng vô khuẩn- Túi treo tay hoặc nẹp bột cánh cẳng bàn tay khuỷu 90º sau mổ.

Chú ý:


Phẫu tích bộc lộ thần kinh trụ tránh tổn thương thứ phát- Kết hợp xương vững chắc liên lồi cầu - liên lồi cầu (2 cột trụ trong ngoài)

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Tụ máu, phù nề sau mổ- Nhiễm trùng sau mổ- Liệt thần kinh sau mổ: do chấn thương co kéo trong mổ, garo kéo dài (liệt 3 dây)- Phục hồi chức năng sau mổ                    

PHẪU THUẬT KHX GÃY MỎM KHUỶU

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy mỏm khuỷu là loại gãy nội khớp, thường do chấn thương trực tiếp. Mỏm khuỷu là nơi bám tận của gân cơ tam đầu cánh tay, sau chấn thương do lực co kéo nên thường gãy di lệch nhiều.Gãy mỏm khuỷu thường phải xử trí phẫu thuật; Phẫu thuật KHX mỏm khuỷu néo ép bằng kim Kirschner/Kwire và chỉ thép hoặc nẹp vít.Biến chứng hàng đầu có thể gặp: Hạn chế vận động khuỷu.

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy mỏm khuỷu di lệch, hoặc có trật khớp khuỷu- Điều trị bảo tồn thất bại- Nhu cầu vận động sớm

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Đang có tình trạng nhiễm khuẩn- Toàn trạng nặng vì đa chấn thương

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiệnPhẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa ngoại.

2. Người bệnh

Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật (tổn thương thần kinh quay, khớp giả, tai biến do gây tê đám rối, gây mê…). Nhịn ăn trước 6 giờ

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ KHX cẳng tay- Bộ nẹp vít xương cẳng tay- Bộ kim Kirschner/Kwire và chỉ thép

4. Hồ sơ bệnh án

 - Làm các xét nghiệm cơ bản chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp Ghi đầy đủ chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Nằm ngửa, tay đặt vuông góc với thân mình, ôm qua ngực
2. Vô cảmGây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê

3. Kỹ thuật

- Đường mổ: Rạch da khoảng 10 - 20 cm (theo thương tổn phức tạp của xương) đườngsau xương trụ và qua mỏm khuỷu- Bộc lộ đầu trên xương trụ và ổ gãy mỏm khuỷu- Làm sạch diện gãy và khớp khuỷu- Đặt lại xương, kết hợp xương néo ép bằng kim Kirschner/Kwire và chỉ thép hoặc đặt nẹp vít ôm mỏm khuỷu và bắt vít- Kiểm tra ổ gãy, cầm máu, bơm rửa kỹ- Đặt dẫn lưu nếu cần thiết, rút sau 24 - 48h- Khâu phục hồi các lớp theo giải phẫu- Băng vô khuẩn- Túi treo tay hoặc nẹp bột cánh cẳng bàn tay khuỷu 90º trong 1 tuần

Chú ý:


Phẫu tích tránh tổn thương thần kinh trụ- Làm sạch khớp khuỷu, tránh xơ dính sau mổ

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Tụ máu, phù nề sau mổ- Nhiễm trùng sau mổ- Liệt thần kinh sau mổ: do chấn thương co kéo trong mổ, garo kéo dài (liệt 3 dây)- Phục hồi chức năng sau mổ                         

PHẪU THUẬT KHX GÃY MỎM KHUỶU PHỨC TẠP


I. ĐẠI CƯƠNGGãy mỏm khuỷu là loại gãy nội khớp, thường do chấn thương trực tiếp. Mỏm khuỷu là nơi bám tận của gân cơ tam đầu cánh tay, sau chấn thương do lực co kéo nên thường gãy di lệch nhiều. Gãy mỏm khuỷu phức tạp do cơ chế trực tiếp và gián tiếp, lực co cơ mạnh gây di lệch nhiều, trật khớp.Gãy mỏm khuỷu phức tạp thường phải xử trí phẫu thuật. Phẫu thuật KHX mỏm khuỷu néo ép bằng kim Kirschner/Kwire và chỉ thép hoặc nẹp vít.Biến chứng hàng đầu có thể gặp: hạn chế vận động khuỷu.

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy mỏm khuỷu phức tạp, di lệch, hoặc có trật khớp khuỷu, khớp quay trụ trên- Điều trị bảo tồn thất bại

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Đang có tình trạng nhiễm khuẩn- Toàn trạng nặng vì đa chấn thương

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiệnPhẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa ngoại.

2. Người bệnh

Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật (tổn thương thần kinh quay, khớp giả, tai biến do gây tê đám rối, gây mê…). Nhịn ăn trước 6 giờ

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ KHX cẳng tay- Bộ nẹp vít xương cẳng tay- Bộ kim Kirschner/Kwire và chỉ thép

4. Hồ sơ bệnh án

 - Làm các xét nghiệm cơ bản chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp Ghi đầy đủ chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn.

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Nằm ngửa, tay đặt vuông góc với thân mình, ôm qua ngực
2. Vô cảm:Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê

3. Kỹ thuật:

- Đường mổ: Rạch da khoảng 10 - 20 cm (theo thương tổn phức tạp của xương) đườngsau xương trụ và qua mỏm khuỷu.- Bộc lộ rộng rãi đầu trên xương trụ và ổ gãy mỏm khuỷu, khớp quay trụ trên- Làm sạch diện gãy và khớp khuỷu- Đặt lại xương, đặt lại khớp khuỷu, khớp quay trụ trên, kết hợp xương néo ép bằng kimKirschner/Kwire và chỉ thép hoặc đặt nẹp vít ôm mỏm khuỷu và bắt vít- Trường hợp gãy phức tạp kèm trật khớp, có thể cố định khớp khuỷu, khớp quay trụ tạm thời bằng kim Kirschner/Kwire (rút sau 3 - 4 tuần)- Kiểm tra ổ gãy, cầm máu, bơm rửa kỹ- Đặt dẫn lưu nếu cần thiết, rút sau 24 - 48h- Khâu phục hồi các lớp theo giải phẫu- Băng vô khuẩn- Túi treo tay hoặc nẹp bột cánh cẳng bàn tay khuỷu 90º trong 2 - 3 tuần

Chú ý:


Phẫu tích tránh tổn thương thần kinh trụ- Làm sạch khớp khuỷu, tránh xơ dính sau mổ

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Tụ máu, phù nề sau mổ- Nhiễm trùng sau mổ- Liệt thần kinh sau mổ: Do chấn thương co kéo trong mổ, garo kéo dài (liệt 3 dây)- Phục hồi chức năng sau mổ tích cực                         

PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HỞ ĐỘ I THÂN HAI XƯƠNG CẲNG TAY


I. ĐẠI CƯƠNGGãy hở độ I hai xương cẳng tay là loại gãy hở có vết thương nhỏ dưới 1 cm, gọn sạch. Loại này thường do cơ chế chấn thương gián tiếp: ngã chống tay, xương gãy chọc ra ngoài.

II. CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT

Gãy hở hai xương cẳng tay người lớnGãy hở hai xương cẳng tay trẻ em di lệch

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Gãy hở độ I cẳng tay ở trẻ em không di lệch (gãy cành tươi)

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: Là phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại.
2. Người bệnhĐược giải thích đầy đủ về bệnh, về cuộc phẫu thuật, các tai biến có thể gặp trong và sau mổ (nhiễm trùng, khớp giả…). Người bệnh hoặc đại diện gia đình kí cam đoan chấp nhận mổ.

3. Phương tiện

Bộ dụng cụ đại phẫu.Bộ dụng cụ kết hợp xương chi trên.Khoan Y tế, nẹp vít chuyên dùng các cỡ, đinh Rush, Kirschner… các loại

4. Hồ sơ bệnh án: - Làm các xét nghiệm cơ bản chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp


.5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút 
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Nằm ngửa, tay dạng vuông góc với thân mình, kê trên một bàn mổ riêng.
2. Vô cảmGây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê toàn thân.

3. Kỹ thuật tiến hành

Đánh rửa sạch chi trên từ nách đến bàn tay, cạo lông, cắt móng tay…Ga-rô gốc chi, tốt nhất với ga-rô hơi. Áp lực 250 mmHg.

Thì xử trí phần mềm và rạch da:

Cắt lọc mép vết thương ít nhất 2 mm, cắt bỏ tổ chức dập nát. Rạch rộng vết thương, tiếp tục cắt lọc phần mềm và rửa vùng mổ bằng nhiều nước muối sinh lýRạch da: xương quay theo đường Henry hoặc đường Thompson. Xương trụ rạch da dọc theo mào trụ.

Thì can thiệp về xương

Làm sạch hai đầu xương gãy, bơm rửa huyết thanh, BetadinĐặt lại xương, giữ ổ gãy bằng dụng cụ giữ xươngCố định ổ gãy bằng nẹp - vít hoặc đinh RushDẫn lưu ổ gãy, ống dẫn lưu cỡ 14-16F

Thì đóng vết mổ: Theo các lớp giải phẫu


VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾNTheo dõi sau mổ: Mạch quay, mạch trụ, ống dẫn lưu 30’/lần trong 6h đầu sau mổTheo dõi và chăm sóc vết thương hàng ngày, nếu có nhiễm trùng: Tách vết thương, làm sạch và để hở.Chảy máu sau mổ: Mở vết mổ lấy máu tụ, cầm máu, băng ép.Gác tay cao, tập vận động cổ và bàn ngón tay, vận động khuỷu.                                

PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HỞ ĐỘ II THÂN HAI XƯƠNG CẲNG TAY

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy hở độ II hai xương cẳng tay là loại gãy hở có vết thương trên 2 cm, gọn sạch (theo Gustilo). Nếu gãy hở đến sớm trước 6 giờ chỉ định kết hợp xương ngay, nếu đến muộn thì cắt lọc, bất động bột, mổ kết hợp xương thì 2.

II. CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT với tất cả loại gãy hở độ 2 hai xương cẳng tay.


III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không có chống chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại.
2. Người bệnhĐược giải thích đầy đủ về bệnh, về cuộc phẫu thuật, các tai biến có thể gặp trong và sau mổ (nhiễm trùng, khớp giả…). Người bệnh hoặc đại diện gia đình kí cam đoan chấp nhận mổ.

3. Phương tiện

Bộ dụng cụ đại phẫu.Bộ dụng cụ kết hợp xương chi trên.Khoan Y tế, nẹp vít chuyên dùng các cỡ, đinh Rush, Kirschner… các loại

4. Hồ sơ bệnh án:- Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp


5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Nằm ngửa, tay giạng vuông góc với thân mình, kê trên một bàn mổ riêng.
2. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật tiến hànhĐánh rửa sạch chi trên từ nách đến bàn tay, cạo lông, cắt móng tay…Ga-rô gốc chi, tốt nhất với ga-rô hơi. Áp lực 250 mmHg.

Thì xử trí phần mềm và rạch da:

Cắt lọc mép vết thương ít nhất 2 mm, cắt bỏ tổ chức dập nát. Rạch rộng vết thương, tiếp tục cắt lọc phần mềm và rửa vùng mổ bằng nhiều nước muối sinh lýRạch da: Xương quay theo đường Henry hoặc đường Thompson. Xương trụ rạch da dọc theo mào trụ.

Thì can thiệp về xương:

Làm sạch hai đầu xương gãy, bơm rửa huyết thanh, BetadinĐặt lại xương, giữ ổ gãy bằng dụng cụ giữ xương.Nếu người bệnh đến muộn: Bó bột cánh-cẳng-bàn tay rạch dọc, khuỷu tay gấp tư thế 90 độ, cẳng tay ngửa.Nếu người bệnh đến sớm, tình trạng toàn thân tốt: kết hợp xương bằng nẹp - vít hoặcđinh RushDẫn lưu ổ gãy, ống dẫn lưu cỡ 14-16F.

Thì đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu


VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾNTheo dõi sau mổ: Mạch quay, mạch trụ, ống dẫn lưu 30’/lần trong 6h đầu sau mổTheo dõi và chăm sóc vết thương hàng ngày, nếu có nhiễm trùng: Tách vết thương, làm sạch và để hở.Chảy máu sau mổ: Mở vết mổ lấy máu tụ, cầm máu, băng ép.Gác tay cao, tập vận động cổ và bàn ngón tay, vận động khuỷu.                                

PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HỞ ĐỘ III THÂN HAI XƯƠNG CẲNG TAY


I. ĐẠI CƯƠNGGãy hở độ III hai xương cẳng tay là loại gãy hở rất nặng, vết thương rộng trên 10 cm, dập nát tổ chức phần mềm nhiều. Loại này gây ra nhiều biến chứng: Nhiễm trùng, hạn chế chức năng sấp ngửa cẳng tay, cứng khớp khuỷu và khớp cổ tay…Gãy hở độ IIIC 2 xương cẳng tay có tỷ lệ cắt cụt chi cao.

II. CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT

Tất cả loại gãy hở độ III hai xương cẳng tay đều phải phẫu thuật cấp cứu. Chỉ định chung cho gãy hở độ III: Cắt lọc tổ chức phần mềm, cố định ngoài ( đây là phương pháp tốt nhất, nếu có) hoặc bó bột cánh- cẳng- bàn tay, kết hợp xương thì sau.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không có chống chỉ định.


IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Là phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại.
2. Người bệnhĐược giải thích đầy đủ về bệnh, về cuộc phẫu thuật, các tai biến có thể gặp trong và sau mổ (nhiễm trùng, khớp giả…).Người bệnh hoặc đại diện gia đình kí cam đoan chấp nhận mổ.

3. Phương tiện

Bộ dụng cụ đại phẫu.Bộ dụng cụ kết hợp xương chi trên.Khoan Y tế, khung cố định ngoài chuyên dùng cho cẳng tay.

4. Hồ sơ bệnh án:

- Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Nằm ngửa, tay giạng vuông góc với thân mình, kê trên một bàn mổ riêng.
2. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật tiến hànhĐánh rửa sạch chi trên từ nách đến bàn tay, cạo lông, cắt móng tay…Ga-rô gốc chi, tốt nhất với ga-rô hơi. Áp lực 250 mmHg.

Thì xử trí phần mềm:

Cắt lọc mép vết thương ít nhất 2 mm, cắt bỏ tổ chức dập nát. Rạch rộng vết thương, tiếp tục cắt lọc phần mềm và rửa vùng mổ bằng nhiều nước muối sinh lý. Phục hồi gân, thần kinh và mạch máu.

Thì can thiệp về xương:

Làm sạch hai đầu xương gãy, bơm rửa huyết thanh, ô xy già… Đặt lại xương thẳng trục chi.Cố định xương bằng khung cố định ngoài (nếu có) Dẫn lưu ổ gãy, ống dẫn lưu cỡ 14-16F.

Thì đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu.

Bó bột cánh- cẳng-bàn tay (nếu không có khung cố định ngoài), để khuỷu ở tư thế cơ năng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Theo dõi sau mổ: Mạch quay, mạch trụ, ống dẫn lưu 30’/lần trong 6h đầu sau mổTheo dõi và chăm sóc vết thương hàng ngày, nếu có nhiễm trùng: Tách vết thương, làmsạch và để hở.Chảy máu sau mổ: Mở vết mổ lấy máu tụ, cầm máu, băng ép.Gác tay cao, tập vận động cổ và bàn ngón tay, vận động khuỷu.                               

PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HỞ ĐỘ I THÂN XƯƠNG CÁNH TAY


I. ĐẠI CƯƠNGGãy hở độ I thân xương cánh tay là loại gãy hở có vết thương nhỏ dưới 1 cm, gọn sạch. Loại này thường do cơ chế chấn thương gián tiếp, xương gãy chéo vát chọc ra ngoài.

II. CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT

Phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ I thân xương cánh tay người lớn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ I thân xương cánh tay ở trẻ em

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: Là phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại.
2. Người bệnhĐược giải thích đầy đủ về bệnh, về cuộc phẫu thuật, các tai biến có thể gặp trong và sau mổ (nhiễm trùng, khớp giả…). Người bệnh hoặc đại diện gia đình kí cam đoan chấp nhận mổ.

3. Phương tiện

Bộ dụng cụ đại phẫu.Bộ dụng cụ kết hợp xương chi trên.Khoan Y tế, nẹp vít cánh tay các cỡ, đinh Rush các cỡ.

4. Hồ sơ bệnh án:

- Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Nằm ngửa, tay giạng vuông góc với thân mình, kê trên một bàn mổ riêng.
2. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật tiến hànhĐánh rửa sạch chi trên từ bàn tay đến nách và một phần ngực bên cánh tay gãy, cạo lông, cắt móng tay…

Thì xử trí phần mềm:

Cắt lọc mép vết thương ít nhất 2 mm, cắt bỏ tổ chức dập nát. Rạch rộng vết thương theotrục chi, tiếp tục cắt lọc phần mềm và rửa vùng mổ bằng nhiều nước muối sinh lý.Đường rạch tùy theo vị trí vết thương và phải thuận tiện cho việc kết hợp xương. Phẫu tích thần kinh quay, tránh làm tổn thương.

Thì can thiệp về xương:

Làm sạch hai đầu xương gãy, bơm rửa huyết thanh, ô xy già… Đặt lại xương thẳng trục chi.Kết hợp xương bằng nẹp vít hoặc đinh RushDẫn lưu ổ gãy, ống dẫn lưu cỡ 16-18F.

Thì đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu.

Tăng cường nẹp bột cánh- cẳng-bàn tay, để khuỷu ở tư thế cơ năng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Theo dõi sau mổ: Mạch quay, mạch trụ, ống dẫn lưu 30’/lần trong 6h đầu sau mổTheo dõi và chăm sóc vết thương hàng ngày, nếu có nhiễm trùng: Tách vết thương, làmsạch và để hở.Chảy máu sau mổ: Mở vết mổ lấy máu tụ, cầm máu, băng ép.Gác tay cao, tập vận động cổ và bàn ngón tay, vận động khuỷu.                                

PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HỞ ĐỘ II THÂN XƯƠNG CÁNH TAY


I. ĐẠI CƯƠNGGãy hở độ II thân xương cánh tay là loại gãy hở có vết thương trên 2 cm, gọn sạch (theoGustilo). Nếu gãy hở đến sớm trước 6 giờ chỉ định kết hợp xương ngay, nếu đến muộn thì cắt lọc, bất động bột, mổ kết hợp xương thì 2.

II. CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT với tất cả loại gãy hở độ II thân xương cánh tay.


III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không có chống chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Là phẫu thuật viên chuyên khoa ngoai.
2. Người bệnhĐược giải thích đầy đủ về bệnh, về cuộc phẫu thuật, các tai biến có thể gặp trong và sau mổ (nhiễm trùng, khớp giả…). Người bệnh hoặc đại diện gia đình kí cam đoan chấp nhận mổ.

3. Phương tiện

Bộ dụng cụ đại phẫu.Bộ dụng cụ kết hợp xương chi trên.Khoan Y tế, nẹp vít cánh tay các cỡ, đinh Rush các cỡ.

4. Hồ sơ bệnh án:

- Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Nằm ngửa, tay giạng vuông góc với thân mình, kê trên một bàn mổ riêng.
2. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật tiến hànhĐánh rửa sạch từ bàn tay đến nách và một phần ngực bên cánh tay gãy, cạo lông, cắtmóng tay…

Thì xử trí phần mềm:

Cắt lọc mép vết thương ít nhất 2 mm, cắt bỏ tổ chức dập nát. Rạch rộng vết thương theotrục chi, tiếp tục cắt lọc phần mềm và rửa vùng mổ bằng nhiều nước muối sinh lý.Đường rạch tùy theo vị trí vết thương và phải thuận tiện cho việc kết hợp xương. Phẫu tích thần kinh quay, tránh làm tổn thương.

Thì can thiệp về xương:

Làm sạch hai đầu xương gãy, bơm rửa huyết thanh, ô xy già…Đặt lại xương thẳng trục chi.Kết hợp xương bằng nẹp vít hoặc đinh RushDẫn lưu ổ gãy, ống dẫn lưu cỡ 16-18F.

Thì đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu.

Tăng cường nẹp bột cánh- cẳng-bàn tay, để khuỷu ở tư thế cơ năng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Theo dõi sau mổ: Mạch quay, mạch trụ, ống dẫn lưu 30’/lần trong 6h đầu sau mổTheo dõi và chăm sóc vết thương hàng ngày, nếu có nhiễm trùng: Tách vết thương, làmsạch và để hở.Chảy máu sau mổ: Mở vết mổ lấy máu tụ, cầm máu, băng ép.Gác tay cao, tập vận động cổ và bàn ngón tay, vận động khuỷu.                                  

PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HỞ LIÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY


I. ĐẠI CƯƠNGGãy hở độ liên lồi cầu (LLC) xương cánh tay hay gặp ở người trưởng thành, là loại gãy hở nặng, thường do cơ chế chấn thương trực tiếp.Loại này gây ra nhiều biến chứng và di chứng: tổn thương mạch máu cánh tay, thần kinh quay, thần kinh giữa, hay bị dính khớp khuỷu, hạn chế chức năng sấp ngửa cẳng tay.

II. CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT

Mổ cấp cứu với tất cả loại gãy hở LLC xương cánh tay. Chỉ định chung:Gãy hở độ I, II đến sớm: Cắt lọc tổ chức phần mềm, đặt lại xương và kết hợp bằng nẹp vít hoặc kim Kirschner.Gãy hở độ III: Cắt lọc tổ chức phần mềm, đặt lại xương và bó bột cánh- cẳng- bàn tay ômvai, kết hợp xương thì sau.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không có chống chỉ định.


IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Là phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại.
2. Người bệnhĐược giải thích đầy đủ về bệnh, về cuộc phẫu thuật, các tai biến có thể gặp trong và sau mổ (nhiễm trùng, khớp giả, hoại tử chi do tổn thương mạch…). Người bệnh hoặc đại diện gia đình kí cam đoan chấp nhận mổ.

3. Phương tiện:

Bộ dụng cụ đại phẫu.Bộ dụng cụ kết hợp xương chi trên.Khoan Y tế, nẹp vít chuyên dùng cho vùng khuỷu, kim Kirschner các cỡ.

4. Hồ sơ bệnh án: 

- Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Nằm ngửa, tay giạng vuông góc với thân mình, kê trên một bàn mổ riêng.
2. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật tiến hànhĐánh rửa sạch từ bàn tay đến nách, cạo lông, cắt móng tay…Ga-rô gốc chi, tốt nhất với ga-rô hơi. Áp lực 250 mmHg.

Thì xử trí phần mềm:

Cắt lọc mép vết thương ít nhất 2 mm, cắt bỏ tổ chức dập nát. Rạch rộng vết thương theotrục chi, tiếp tục cắt lọc phần mềm và rửa vùng mổ bằng nhiều nước muối sinh lý.Đường rạch tùy theo vị trí vết thương và phải thuận tiện cho việc đặt nẹp vít. Phẫu tích kiểm tra mạch máu và thần kinh, tránh làm tổn thương. Nếu có tổn thương mạch, thần kinh cần phải phục hồi.

Thì can thiệp về xương:

Làm sạch diện gãy, bơm rửa huyết thanh, bê-ta-đin…Đặt lại diện LLC, găm kim Kirschner để giữ tạm, đặt nẹp vít ở bờ ngoài đầu dưới xương cánh tay để kết hợp xương.Dẫn lưu ổ gãy, ống dẫn lưu cỡ 16-18F.

Thì đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu.

Tăng cường bột cánh-cẳng-bàn tay với khuỷu gấp 90 độ

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Theo dõi sau mổ: Mạch quay, mạch trụ, ống dẫn lưu 30’/lần trong 6h đầu sau mổTheo dõi và chăm sóc vết thương hàng ngày, nếu có nhiễm trùng: Tách vết thương, làmsạch và để hở.Chảy máu sau mổ: Mở vết mổ lấy máu tụ, cầm máu, băng ép.Gác tay cao, tập vận động cổ và bàn ngón tay, vận động khuỷu.                        

PHẪU THUẬT KHX GÃY ĐÀI QUAY


I. ĐẠI CƯƠNGGãy đài quay hay gặp, chiếm 30% gãy xương vùng khuỷu. Khoảng 30% có tổn thươngphối hợp: gãy lồi cầu trong, gãy mỏm vẹt, tổn thương thần kinh. Phân loại theo Mason có 4 loại:Loại 1: Gãy không di lệchLoại 2: Gãy di lệchLoại 3: Gãy nhiều mảnh khó hồi phụcLoại 4: Gãy kèm theo trật khuỷuCó thể điều trị bảo tồn cho những gãy ít lệch. Lấy bỏ đài quay hay thay đài quay trong gãy phức tạp không có khả năng phục hồi. Phẫu thuật KHX giúp phục hồi cơ năng tốt. Biến chứng hay gặp là liệt quay thấp và hạn chế vận sấp-ngửa.

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy có mảnh rời to di lệch.- Gãy kèm theo tổn thương phối hợp cần giải quyết: trật khớp khuỷu, có mảnh kẹt khớp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tại chỗ bị rối loạn dinh dưỡng, phỏng nước.- Toàn thân: Tình trạng nhiễm khuẩn, sốc vì đa chấn thương.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiệnPhẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chuyên khoa ngoại.

2. Người bệnh

Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật (tổn thương thần kinh quay, hạn chế vận động khuỷu, tai biến do gây tê đám rối...). Nhịn ăn trước 6 giờ.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ kết hợp xương cho xương cẳng tay.- Bộ nẹp vít mini hoặc kim Kirschner nhỏ.

4. Hồ sơ bệnh án

- Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.Ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnhNằm ngửa, cánh tay dạng, khuỷu gấp 90˚.

2. Vô cảm

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê.

3. Kỹ thuật

- Đường mổ: Rạch da đường ngoài khoảng 7cm từ lồi cầu ngoài xương cánh tay đến đầutrên xương quay.- Rạch lớp cân sâu theo đường rạch da. Vào khoang giữa cơ khuỷu và cơ duỗi cổ tay trụbộc lộ bao khớp và dây chằng vòng.- Tránh làm tổn thương thần kinh quay (thần kinh gian cốt sau): Sấp cẳng tay, rạch bao khớp đi ra phía sau và không phẫu tích quá xa xuống dưới dây chằng vòng.- Bộc lộ rõ diện gãy, làm sạch.- Đặt lại xương. Cố định diện gãy bằng nẹp vít mini, vít tự do hoặc kim Kirschner nhỏ tùy thuộc vào kích thước và hình dạng mảnh gãy.- Rửa vùng mổ, kiểm tra cầm máu.- Đặt một dẫn lưu 48h.- Khâu phục hồi các lớp cơ, cân, da theo giải phẫu.- Băng vô khuẩn.- Nẹp bột cánh cẳng bàn tay khuỷu 90˚ trong 10 ngày.

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Tụ máu, phù nề sau mổ.2. Nhiễm khuẩn sau mổ.3. liệt thần kinh quay: Có thể do chấn thương, garo hoặc co kéo trong mổ.                        

PHẪU THUẬT KHX GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy đầu dưới xương quay rất phổ biến, chiếm 16% tất cả gãy xương điều trị ở phòng cấp cứu và chiếm 75% tất cả gãy xương cẳng tay.Có thể điều trị bảo tồn nắn bột hoặc nắn kín rồi cố định diện gãy bằng kim Kirschner chéo diện gãy hay kỹ thuật Kapandji. Phẫu thuật KHX nẹp vít giúp bệnh nhân vận động được sớm và phục hồi cơ năng tốt.Biến chứng hay gặp là can lệch và tổn thương thần kinh giữa.

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy di lệch hoặc điều trị bảo tồn thất bại- Có biến chứng như can lệch, tổn thương thần kinh quay...

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tại chỗ bị rối loạn dinh dưỡng, phỏng nước.- Toàn thân: Tình trạng nhiễm khuẩn, sốc vì đa chấn thương.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiệnPhẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chuyên khoa ngoại.

2. Người bệnh

Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật (tổn thương thần kinh quay, hạn chế vận động khuỷu, tai biến do gây tê đám rối...). Nhịn ăn trước 6 giờ.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ kết hợp xương cho xương cẳng tay.- Bộ nẹp vít cho gãy đầu dưới xương quay.

4. Hồ sơ bệnh án

- Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.Ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnhNằm ngửa, cánh tay dạng, cẳng tay ngửa.

2. Vô cảm

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê.

3. Kỹ thuật

- Đặt Garo.- Đường mổ: Rạch da theo đường Henry dài khoảng 10cm.- Vào khoảng giữa gân gấp cổ tay quay và bó mạch quay bộc lộ gân gấp các ngón, sau đó vén sang bên bộc lộ cơ sấp vuông.- Bộc lộ cơ sấp vuông và vén vào trong để vào đầu dưới xương quay.- Bộc lộ rõ diện khớp và phía trung tâm đủ để đặt nẹp, làm sạch đầu xương.- Đặt lại xương, ốp nẹp và cố định bằng kìm kẹp xương giữ nẹp.- Bắt vít để cố định nẹp, ít nhất 3 vít ở đầu trung tâm.- Rửa vùng mổ, kiểm tra cầm máu.- Khâu phục hồi các lớp cân cơ, da theo giải phẫu.- Băng vô khuẩn.- Nẹp bột cẳng bàn tay, treo tay để trong 2-3 tuần.

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Tụ máu, phù nề sau mổ.2. Nhiễm khuẩn sau mổ.3. Tổn thương động mạch quay hoặc thần kinh giữa.                              

PHẪU THUẬT KHX GÃY TRẬT KHỚP CỔ TAY


I. ĐẠI CƯƠNGỞ cổ tay có thể gặp trật khớp hoặc gãy xương đơn thuần, nhưng thường là gãy xương kèm theo trật khớp. Gãy xương thuyền-trật xương nguyệt là loại gãy trật phổ biến nhất. Cần chú ý để đưa ra chẩn đoán để xử trí. Phẫu thuật KHX giúp phục hồi chức năng và tránh các di chứng sau này.Biến chứng hay gặp là tổn thương thần kinh giữa và khớp giả.

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy xương thuyền di lệch.- Điều trị bảo tồn nắn bột thất bại.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Đang có tình trạng nhiễm khuẩn.- Sốc nặng vì đa chấn thương.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiệnPhẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chuyên khoa ngoại.

2. Người bệnh

Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật (tổn thương thần kinh quay, hạn chế vận động khuỷu, tai biến do gây tê đám rối...). Nhịn ăn trước 6 giờ.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ kết hợp xương cho xương cẳng tay.- Bộ nẹp vít cho gãy đầu dưới xương quay.

4. Hồ sơ bệnh án

- Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.Ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnhNằm ngửa, cẳng tay để ngửa, kê toan cho cổ tay duỗi.

2. Vô cảm

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê.

3. Kỹ thuật

- Đặt Garo.- Đường mổ: Rạch da 6-8 cm từ nếp gấp cổ tay theo gân gấp cổ tay quay kéo lên trên.- Tách và kéo gân gấp cổ tay quay về phía bờ trụ, rạch dọc bao khớp cổ tay kéo sang hai bên làm lộ xương thuyền, xương nguyệt và đầu dưới xương quay.- Bộc lộ rõ các mặt khớp của xương nguyệt và diện gãy xương thuyền, làm sạch khớp và diện gãy.- Nắn trật, đặt lại diện gãy sau đó cố định bằng kim Kirschner hoặc vít mini tùy kích thước mảnh gãy.- Rửa vùng mổ, kiểm tra cầm máu.- Khâu phục hồi các lớp bao khớp, cân, da theo giải phẫu.- Băng vô khuẩn.- Nẹp bột cẳng bàn tay ôm ngón cái 2-3 tuần. Chú ý:+ Tránh làm tổn thương động mạch quay và gân gấp cổ tay quay.+ Khi kéo bộc lộ vết mổ bằng móc về phía trụ cần tránh làm tổn thương thần kinh giữa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Tụ máu, phù nề sau mổ.2. Nhiễm khuẩn sau mổ.3. Tổn thương động mạch quay, thần kinh giữa hay gân gấp cổ tay quay.                           

PHẪU THUẬT KHX GÃY CHỎM ĐỐT BÀN VÀ NGÓN TAY

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy đốt bàn và ngón tay là loại gãy phổ biến trong các gãy xương của chi trên. Gãy chỏm đốt bàn và ngón tay hiếm gặp hơn và là loại gãy nội khớp, thường gãy phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến khớp bàn ngón và khớp liên đốt ngón. Do yêu cầu hoạt động chức năng tinh tế và vận động sớm của bàn tay, ngày nay phẫu thuật KHX bàn ngón tay thường được chỉ định để đạt được giải phẫu tốt nhấtPhẫu thuật KHX chỏm đốt bàn và ngón tay bằng nẹp vít mini hoặc kim Kirschner Biến chứng hàng đầu có thể gặp: hạn chế vận động khớp bàn ngón, liên đốt ngón

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy chỏm đốt bàn, ngón tay di lệch- Gãy phức tạp, gãy nội khớp, trật khớp- Điều trị bảo tồn thất bại

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Đang có tình trạng nhiễm khuẩn- Toàn trạng nặng vì đa chấn thương

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiệnPhẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa Chuyên khoa ngoại.

2. Người bệnh

Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật (tổn thương thần kinh quay, khớp giả, tai biến do gây tê đám rối, gây mê…). Nhịn ăn trước 6 giờ

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ KHX bàn ngón tay- Bộ nẹp vít mini- Bộ kim Kirschner

4. Hồ sơ bệnh án

- Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.Ghi đầy đủ chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnhNằm ngửa, tay đặt ngang ra bàn mổ, garo hơi dồn máu

2. Vô cảm

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê

3. Kỹ thuật

- Đường mổ: Rạch da khoảng 3 - 5 cm (theo thương tổn phức tạp của xương) đường mổsau- Phẫu tích tách qua gân duỗi- Bộc lộ chỏm xương đốt bàn và ngón tay.- Bộc lộ ổ gãy, làm sạch diện gãy- Đặt lại xương, đặt nẹp vít và bắt vít mini (ít nhất trên và dưới ổ gãy 2 vít)- Đối với đóng đinh nội tủy: Bộc lộ 2 lồi cầu hoặc xuyên kim qua da- Kiểm tra ổ gãy, cầm máu, bơm rửa kỹ- Khâu phục hồi các lớp theo giải phẫu- Băng vô khuẩn- Nẹp bột tư thế nghỉ và treo tay 2 tuần

Chú ý:


Sau kết hợp xương cần kiểm tra vận động của khớp bàn ngón, liên đốt ngón- Có thể bắt vít tự do hoặc dùng kim cố định chỏm với đốt bên cạnh

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Tụ máu, phù nề sau mổ- Nhiễm trùng sau mổ- Phục hồi chức năng sau mổ tránh cứng khớp, hạn chế vận động ngón                         

PHẪU THUẬT KHX GÃY THÂN ĐỐT BÀN VÀ NGÓN TAY

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy đốt bàn và ngón tay là loại gãy phổ biến trong các gãy xương của chi trên. Do yêu cầu hoạt động chức năng tinh tế và vận động sớm của bàn tay, ngày nay phẫu thuật KHX bàn ngón tay thường được chỉ định để đạt được giải phẫu tốt nhấtPhẫu thuật KHX chỏm đốt bàn và ngón tay bằng nẹp vít mini hoặc kim Kirschner Biến chứng hàng đầu có thể gặp: Hạn chế vận động khớp bàn ngón, liên đốt ngón

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy đốt bàn, ngón tay di lệch- Gãy phức tạp, có đường gãy nội khớp, trật khớp- Gãy nhiều đốt, nhiều ngón tay- Điều trị bảo tồn thất bại

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Đang có tình trạng nhiễm khuẩn- Toàn trạng nặng vì đa chấn thương

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiệnPhẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa Chuyên khoa ngoại.

2. Người bệnh

Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật (tổn thương thần kinh quay, khớp giả, tai biến do gây tê đám rối, gây mê…). Nhịn ăn trước 6 giờ

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ KHX bàn ngón tay- Bộ nẹp vít mini- Bộ kim Kirschner/Kwire

4. Hồ sơ bệnh án

- Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.Ghi đầy đủ chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnhNằm ngửa, tay đặt ngang ra bàn mổ, garo hơi dồn máu

2. Vô cảm

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê

3. Kỹ thuật

- Đường mổ: Rạch da khoảng 3 - 5 cm (theo thương tổn phức tạp của xương) đường mổsau- Phẫu tích tách qua gân duỗi- Bộc lộ xương đốt bàn và ngón tay.- Bộc lộ ổ gãy, làm sạch diện gãy- Đặt lại xương, đặt nẹp vít và bắt vít mini (ít nhất trên và dưới ổ gãy 2 vít)- Đối với đóng đinh nội tủy: bộc lộ 2 lồi cầu hoặc từ nền đốt hoặc xuyên kim qua da- Kiểm tra ổ gãy, cầm máu, bơm rửa kỹ- Khâu phục hồi các lớp theo giải phẫu- Băng vô khuẩn- Nẹp bột tư thế nghỉ và treo tay 2 tuần

Chú ý:


Sau kết hợp xương cần kiểm tra vận động của khớp bàn ngón, liên đốt ngón- Có thể bắt vít tự do hoặc dùng kim cố định với đốt bên cạnh trong trường hợp gãy rất phức tạp

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Tụ máu, phù nề sau mổ- Nhiễm trùng sau mổ- Phục hồi chức năng sau mổ tránh cứng khớp, hạn chế vận động ngón.                        

PHẪU THUẬT KHX GÃY LỒI CẦU XƯƠNG BÀN VÀ NGÓN TAY

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy đốt bàn và ngón tay là loại gãy phổ biến trong các gãy xương của chi trên. Gãy lồi cầu đốt bàn và ngón tay là loại gãy nội khớp, ít gặp. Có thể gãy 1 hoặc cả 2 lồi cầu. Do yêu cầu hoạt động chức năng tinh tế và vận động sớm của bàn tay, ngày nay phẫu thuậtKHX bàn ngón tay thường được chỉ định để đạt được giải phẫu tốt nhấtPhẫu thuật KHX chỏm đốt bàn và ngón tay bằng nẹp vít mini hoặc kim Kirschner Biến chứng hàng đầu có thể gặp: hạn chế vận động khớp bàn ngón, liên đốt ngón

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy lồi cầu di lệch- Điều trị bảo tồn thất bại

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Đang có tình trạng nhiễm khuẩn- Toàn trạng nặng vì đa chấn thương

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiệnPhẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa Chuyên khoa ngoại.

2. Người bệnh

Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật (tổn thương thần kinh quay, khớp giả, tai biến do gây tê đám rối, gây mê…). Nhịn ăn trước 6 giờ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ KHX bàn ngón tay- Bộ nẹp vít mini- Bộ kim Kirschner

4. Hồ sơ bệnh án

- Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.Ghi đầy đủ chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnhNằm ngửa, tay đặt ngang ra bàn mổ, garo hơi dồn máu

2. Vô cảm

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê

3. Kỹ thuật

- Đường mổ: Rạch da khoảng 3 - 5 cm (theo thương tổn phức tạp của xương) đường mổsau- Phẫu tích tách qua gân duỗi- Bộc lộ xương đốt bàn và ngón tay.- Bộc lộ ổ gãy, làm sạch diện gãy- Đặt lại xương, đặt nẹp vít và bắt vít mini (ít nhất trên và dưới ổ gãy 2 vít)- Đối với đóng đinh nội tủy: bộc lộ lồi cầu hoặc xuyên kim qua da- Kiểm tra ổ gãy, cầm máu, bơm rửa kỹ- Khâu phục hồi các lớp theo giải phẫu- Băng vô khuẩn- Nẹp bột tư thế nghỉ và treo tay 2 tuần

Chú ý:


Sau kết hợp xương cần kiểm tra vận động của khớp bàn ngón, liên đốt ngón- Kiểm tra hệ thống dây chằng khớp

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Tụ máu, phù nề sau mổ- Nhiễm trùng sau mổ- Phục hồi chức năng sau mổ tránh cứng khớp, hạn chế vận động ngón                         

PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI PHỨC TẠP


I. ĐẠI CƯƠNGXương đùi là 1 xương dài nhất cơ thể, có nhiều cơ xung quanh nên khi gãy xương đùi, thường không điều trị bảo tồn được mà phải mổ kết hợp xương.Gãy thân xương đùi phân loại theo AO có 3 mức:- A: Đường gãy đơn giản- B: Gãy có mảnh rời- C: Gãy có nhiều mảnh- Trong đó nhóm B và C được gọi là gãy phức tạp

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy xương đùi di lệch

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tình trạng toàn thân không cho phép- Gãy xương đùi ít lệch ở trẻ em- Gãy xương hở

IV. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
2. Người thực hiện:Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật gãy xương đùi và phẫu thuật chấn thương chung. Dụng cụ kết hợp xương (đinh nội tủy, nẹp vít)
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Nằm ngửa, kê độn ở dưới mông cùng bên.
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân hoặc tê tủy sống hay ngoài màng cứng
3. Kỹ thuật:- Sát trùng vùng mổ rộng rãi- Rạch da theo đường định hướng từ mấu chuyển lớn đến lồi cầu ngoài xương đùi- Bóc tách cơ vào xương theo vách gian cơ ngoài- Dùng kìm cặp xương nâng 2 đầu xương gãy, làm sạch hai đầu xương gãy- Đặt lại xương gãy- Dùng chỉ thép hoặc vis rời đặt lại những mảnh gãy- Có thể KHX bằng nẹp hoặc đinh nội tủy- Dùng nẹp bản rộng 10 lỗ hoặc hơn tùy theo mức độ phức tạp của ổ gãy, cố gắng đảm bảo ở mỗi phía có thể bắt được 4 hoặc 5 vít.- Khoan với mũi khoan đường kính 3.5 mm- Dùng thước xác định chiều dài lỗ khoan- Bắt vít với chiều dài bằng chiều dài đã đo- Nếu dùng đinh nội tủy: Đo chiều dài đinh tương ứng, đóng đinh xuôi dòng hoặc ngược dòng tùy theo diện gãy có thể bắt vis chốt- Bơm rửa, cầm máu- Dẫn lưu vùng mổ- Phục hồi phần mềm theo giải phẫu- Băng

VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT

- Toàn trạng- Mạch mu chân và chày sau, vận động và cảm giác các ngón chân- Dẫn lưu- Tình trạng vết mổ- Kê chân cao, dùng kháng sinh đường tiêm 5-7 ngày

VII. XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG

- Nếu có nguy cơ chảy máu nghi do tai biến vào mạch máu trong phẫu thuật thì có thể phải mổ lại kiểm tra- Nếu có biểu hiện nhiễm trùng thì săn sóc vết thương, tách chỉ, thay kháng sinh, …                         

CỐ ĐỊNH NGOẠI VI TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY HỞ CHI TRÊN

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Định nghĩa: Gãy xương hở là tình trạng gãy xương có sự phá vỡ lớp da và mô mềm dưới da, thông trực tiếp vào ổ gãy và ổ máu tụ quanh ổ gãy.- Gãy hở chi trên bao gồm gẫy hở cánh tay và hai xương cẳng tay- Phân loại gãy hở theo Gustilo & Anderson● I: Năng lượng gây chấn thương thấp, tổn thương mô mềm ít, vết thương < 1cm● II: Năng lượng gây chấn thương cao, rách da > 1cm, vấy bẩn ít● IIIA: Năng lượng gây chấn thương cao, còn đủ mô mềm che phủ● IIIB: Năng lượng gây chấn thương cao, bóc tách mô mềm rộng lớn, không đủ mô mềm để che phủ, vấy bẩn nặng● IIIC: Tổn thương mạch máu cần được phẫu thuật sửa chữa

II. CHỈ ĐỊNH

Chỉ định cố định ngoài trong điều trị gãy xương hở chi trên (chủ yếu dùng trong trường hợp gãy xương cánh tay)- Gãy hở nặng (Gustilo 2, 3ª, 3b,3c)- Gãy kín kèm tổn thương phần mềm nặng- Gãy hở kèm mất xương- Hội chứng chèn ép khoang sau mổ giải ép cân mạc khoang- Phối hợp với kết hợp xương bên trong- Kéo dài chi hoặc chuyển dịch một đoạn xương- Gãy hở mà tổ chức phần mềm bị vấy bẩn nhiều- Trật khớp hay gãy xương kèm trật khớp- Gãy phức tạp quanh khớp

III. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
2. Người thực hiện:Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật chi trên và phẫu thuật chấn thương chung, khung cố định ngoài các loại
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 - 90 phút
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:- Người bệnh nằm ngửa, tay dạng vuông góc với thân- Phẫu thuật viên đứng sao cho tay trái hướng về gốc chi người bệnh.- Người phụ đứng đối diện.

2. Vô cảm: Tùy từng người bệnh có thể gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống


3. Các bước tiến hành:
- Làm sạch ổ gãy, loại bỏ các thành phần vấy bẩn, ngăn ngừa hoặc làm giảm các biến chứng nhiễm trùngtổn thương mô mềm thêm● Lấy bỏ các mảnh xương vấy bẩn, không còn mạch máu nuôi● Bảo vệ các mô mềm còn dính vào mảnh xương● Giữ lại các mảnh xương chính● Bằng mọi giá, phải giữ lại các mảnh xương của mặt khớp● Tránh: khoảng chết, vết thương căng● Cắt lọc kỹ càng các tổ chức cơ đụng dập, giữ lại cơ còn phản xạ, còn máu nuôi dưỡng- Đặt lại xương về giải phẫu- Sử dụng khung cố định ngoài phải đạt được các yêu cầu● Các đinh cách xa nhau● Các thanh dọc nằm gần xương● Đinh được dự ứng lực● Số thanh dọc: hai tốt hơn một● Phải bảo đảm đinh xuyên qua được vỏ xương đối diện:Đo chiều dài đinh bằng cảm giác chạm vỏ xương đối diệnNếu dùng loại đinh tự khoan, mũi đinh chỉ vừa thủng vỏ đối diệnĐừng khoan đinh xuyên qua vỏ đối diện, mũi đinh chỉ vừa thủng vỏ đối diện- Che phủ lại được các thành phần quan trọng như thần kinh, mạch máu, gân, xương còn sống

V. ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT

- Sử dụng kháng sinh toàn thân tùy thuộc tác nhân gây bệnh phổ biến- Sau khi tháo khung cố định ngoài, nên cẩn thận bó bột hoặc mang nẹp bảo vệ thêm một thời gian

VII. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu do khoan vào mạch máu: Mở rộng vết thương tìm thương tổn xử trí theo thương tổn- Nhiễm trùng chân đinh: Chăm sóc chân đinh hàng ngày nếu có nguy cơ nhiễm trùng lan rộng có thể phải tháo dụng cụ sớm              

PHẪU THUẬT THƯƠNG TÍCH PHẦN MỀM CÁC CƠ QUAN VẬN ĐỘNG

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Thương tích phần mềm cơ quan vận động là một tổn thương hay gặp trong tai nạn lao động, sinh hoạt, giao thông…- Cần phát hiện các thương tích về da, gân cơ, thần kinh, xương, mạch máu để có thái độ xử trí kịp thời, phù hợp

II. CHỈ ĐỊNH

- Phân loại theo thời gian- Vết thương phần mềm đến sớm trong 6h đầu- Vết thương phần mềm đến muộn sau 6h: Viêm tấy tổ chức xung quanh- Vết thương phần mềm đến muộn sau 24h: Viêm tấy tổ chức xung quanh có thể kèm NK huyết- Phân loại theo độ sâu VT- Vết thương nông, nhỏ: chỉ tổn thương thượng bì- Vết thương rách da đơn thuần- Vết thương sâu: tổn thương gân, cơ, mạch máu thần kinh phía dưới- Vết thương bong lóc da và phần mềm rộng

IV. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
2. Người thực hiện:Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật chấn thương chung
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 - 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê hoặc gây mê
2. Kỹ thuật:- Đánh rửa vết thương bằng xà phòng và nước muối cho sạch,.Vệ sinh và chải xăng vô khuẩn- Ga rô gốc chi, tốt nhất là ga rô hơi- Cắt lọc mép vết thương 2-3 mm, riêng da mặt và da tay cắt lọc tiết kiệm- Cắt lọc phần mềm dưới tổn thương tới tổ chức lành, tưới rửa và thay găng tay và dụngcụ- Mở rộng vết thương, cắt lọc lại phần mềm, tưới rửa hết các ngóc ngách- Khâu lại các lớp, đặt dẫn lưu, khâu da

VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

- Thay băng vết thương- Kháng sinh phối hợp hai loại KS,

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Nhiễm trùng nặng viêm tấy: cần điều trị tích cực, thay băng cắt chỉ, cấy dịch vết mổ làm KSĐ, thay kháng sinh- Di chứng vận động, sẹo co kéo nếu tổn thương rộng và nặng: Cần phục hồi chức năng sớm.                                    

PHẪU THUẬT DẬP NÁT PHẦN MỀM CÁC CƠ QUAN VẬN ĐỘNG

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Dập nát phần mềm là một tổn thương nặng gặp nhiều trong tai nạn lao động và tai nạn giao thông. Tổn thương dập nát gây hậu quả nặng nề: nguy cơ cứt cụt di dập nát hoặc các di chứng về sau

II. CHỈ ĐỊNH

- Dập nát phần mềm vừa: Dập nát phần mềm sau khi cắt lọc còn khả năng che phủ gân xương, mạch máu thần kinh\- Dập nát phần mềm nặng: cắt cụt chi

IV. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật chấn thương chung
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 - 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: gây mê NKQ hoặc mass thanh quản
2. Kỹ thuật:- Đánh rửa tay bằng xà phòng, nước muối vô khuẩn- Ga rô gốc chi- Phẫu thuật tổn thương phần mềm vừa● Cắt mép vết thương tới tổ chức lành● Cắt lọc tổ chức dập nát tới tổ chức lành, chú ý tránh tổn thương mạch máu và thần kinh, đánh rửa lại vết thương.● Thay dụng cụ, găng tay mới. Cắt lọc lại phần mềm dập nát, rửa sạch bằng ô xi già và nước nuối, khâu lại gân cơ, che phủ mạch máu, xương, để da hở đóng thì hai sau.- Phẫu thuật tổn thương phần mềm nặng không có khả năng bảo tồn: phẫu thuật cắt cụt chi

VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

- Thay băng vệ sinh vết mổ- Kháng sinh mạnh, phối hợp trong 5-7 ngày, điều trị toàn thân bù máu điện giả chongười bệnh- Tập PHCN

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Viêm tấy vết mổ hoặc nhiễm trùng mỏm cụt: Nhẹ thì thay băng tách chỉ, nặng thì phẫu thuật cắt lọc lại, nặng cắt cụt chi.- Nhiễm khuẩn huyết: Cần cấy máu làm kháng sinh đồ, điều trị theo KSĐ, điều trị các rối loạn điện giải. 

PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG BÀN TAY


I. ĐẠI CƯƠNG- Thương tích bàn tay là tổn thương đa dạng phong phú, là thương tổn thường gặp trongcuộc sống hàng ngày- Việc chẩn đoán chính xác tổn thương trong vết thương bàn tay khá khó khăn, vì vậy các thương tích bàn tay cần được xử trí phẫu thuật

II. CHỈ ĐỊNH

- NB bị vết thương bàn tay

III. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại  và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Người bệnh bằng gây tê đám rối
2. Kỹ thuật
- Sát khuẩn vùng mổ bằng Betadine hoặc cồn 70o- Đặt Garo- Cắt lọc vết thương: đánh giá các vạt da lóc xem có sống được không- Mở rộng vết thương theo các đường Zich - zac: kiểm tra kỹ thương tổn- Xử trí thương tổn:● Kết hợp xương bằng kim Krichner hoặc bằng vis● Khâu gân bằng chỉ Prolene theo kiểu Kessler● Khâu nối thần kinh theo kiểu khâu bao, bó hoặc khâu bao bó thần kinh- Bất động bột

V. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

- Theo dõi mạch,, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác, da, niêm mạc, mầu sắc chi thể, vận động cảm giác chi thể, để phát hiện những biến chứng sau mổ- Bất động bột- Hướng dẫn tập vật lý trị liệu

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu: Băng ép cầm máu, nếu không được mở vết mổ cầm máu- Nhiễm trùng: tách chỉ vết mổ, thay băng hàng ngày, kháng sinh.      

PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG BÀN TAY TỔN THƯƠNG GÂN DUỖI

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Thương tích bàn tay là tổn thương đa dạng phong phú, là thương tổn thường gặp trongcuộc sống hàng ngày- Cần thăm kỹ lưỡng, toàn thể để phát hiện tổn thương gân duỗi của bàn tay cũng nhưcác tổn thương phối hợp khác

II. CHỈ ĐỊNH

- NB bị vết thương bàn tay lâm sàng mất duỗi cổ tay, ngón tay

III. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Người bệnh bằng gây tê đám rối
2. Kỹ thuật:
- Sát khuẩn vùng mổ bằng Betadine hoặc cồn 70o- Đặt Garo- Cắt lọc vết thương: Đánh giá các vạt da lóc xem có sống được không- Mở rộng vết thương theo các đường Zich - zac: đánh giá thương tổn,- Xử trí thương tổn: Khâu gân bằng chỉ Prolene theo kiểu Kessler- Bất động nẹp bột cẳng bàn tay tư thế chùng gân, đặt ở gan tay

VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

- Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác, da, niêm mạc, mầu sắc chi thể, vận động cảm giác chi thể, để phát hiện những biến chứng sau mổ- Bất động bột- Hướng dẫn tập vật lý trị liệu

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu: Băng ép cầm máu, nếu không được mở vết mổ cầm máu- Nhiễm trùng: Tách chỉ vết mổ, thay băng hàng ngày, kháng sinh.- Đứt gân: Phẫu thuật nối gân hoặc chuyển gân       

PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG BÀN TAY TỔN THƯƠNG GÂN GẤP

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Thương tích bàn tay tổn thương gân gấp là tổn thương đa dạng phong phú, là thương tổn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.- Theo Verdan ở vùng cẳng tay và bàn tay chia 5 vùng, tổn thương gân ở mỗi vùng có những cách xử trí riêng

II. CHỈ ĐỊNH

- NB bị vết thương bàn tay tổn thương gân gấp

III. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Người bệnh bằng gây tê đám rối
2. Kỹ thuật:
- Sát khuẩn vùng mổ bằng Betadine hoặc cồn 70o- Đặt Garo- Cắt lọc vết thương: đánh giá các vạt da lóc xem có sống được không- Mở rộng vết thương theo các đường Zich - zac: kiểm tra kỹ thương tổn- Xử trí thương tổn:- Vùng I:● Nếu gân gấp đứt trên chỗ bám tận 1cm thi nối gân bằng Prolene 4.0 và khâu tăng cường bằng prolene 6.0● Nếu gân gấp đứt cách chỗ bám gân dưới 1 cm thì dịch chuyển gân xướng thấp và cố định vào xương đốt 3- Vùng II:● Rạch da zich-zac, phẫu tích tìm gân. Trường hợp đầu gân trung tâm tụt sâu lên gan tay, có thể rạch ngang nếp gấp gan tay tìm đầu gân gấp● Luồn gân qua hệ thống ròng rọc● Nối gân gấp sâu bằng Prolene 4.0 và 6.0● Có thể cắt bổ rộng rãi gân gấp nông● Cố gắng giữ dây chằng vòng A2 tránh co cứng gấp ngón tay- Vùng III:● Thương tổn thường kèm cả mạch máu thần kinh● Khâu nối cả gân gấp nông và sâu bằng Prolene 4.0 và 6.0● Khâu nối thần kinh bằng Prolen 6.0. Khâu bao bó thần kinh dưới kính hiển vi là tốt nhất- Vùng IV:● Thường gặp đứt nhiều gân, thần kinh giữa, cung gan tay nhánh vận động của thần kinh trụ● Nối gân gấp nông sâu bằng Prolene 4.0 và 6.0● Nối thần kinh- Vùng V:● Thường bị tổn thương gân cơ, mạch máu, thần kinh giữa trụ● Nối gân bằng prolene 4.0 6.0● Khâu cơ bằng Vicryl 2.0● Nối thần kinh, mạch máu- Bất động bột tư thế trùng gân, đặt ở mu tay.

VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

- Theo dõi mạch,, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác, da, niêm mạc, mầu sắc chi thể, vận động cảm giác chi thể, để phát hiện những biến chứng sau mổ- Bất động bột- Hướng dẫn tập vật lý trị liệu

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu: Băng ép cầm máu, nếu không được mở vết mổ cầm máu.- Nhiễm trùng: Tách chỉ vết mổ, thay băng hàng ngày, kháng sinh.                       

PHẪU THUẬT KHX GÃY XƯƠNG ĐỐT BÀN NGÓN TAY

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Gãy xương đốt bàn ngón là thương tổn thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn tay- Phần lớn các xương bàn tay được chỉ định điều trị bảo tồn. Một số trường hợp được giải quyết bằng phẫu thuật

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy không vững- Gãy mà nắn điều trị bảo tồn không kết quả- Gãy có mảnh lớn di lệch- Gãy có kèm theo trật khớp- Gãy phức tạp có kèm theo mất đoạn xương- Gãy nội khớp có nhiều khả năng dính, cứng nêu không vận đọng sớm- Gãy có mảnh rời di lệch có kèm theo tổn thương mạch máu thần kinh- Gãy xương mà hậu quả chậm liền xương- Gãy xương mà cần can thiệp ghép xương- Gãy xương và liền xương xấu ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng- Gãy xương bệnh lý- Gãy xương có mảnh gây kẹt khớp

III. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay, nẹp vít mini
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 - 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Người bệnh bằng gây tê đám rối
2. Kỹ thuật:
- Sát khuẩn vùng mổ bằng Betadine hoặc cồn 70o- Đặt Garo- Kê bàn tay lên bàn, lòng bàn tay đặt lên một cuộn vải- Rạch da mặt mu tay tương ứng với ổ gãy, vén gân duỗi ngón bộc lộ ổ gãy- Kết hợp xương bằng vis mini- Bơm rửa, đóng vết mổ- Bất động nẹp bột

VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

- Theo dõi mạch,, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác, da, niêm mạc, mầu sắc chi thể, vận động cảm giác chi thể, để phát hiện những biến chứng sau mổ- Bất động bột- Hướng dẫn tập vật lý trị liệu

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu: Băng ép cầm máu, nếu không được mở vết mổ cầm máu- Nhiễm trùng: Tách chỉ vết mổ, thay băng hàng ngày, kháng sinh.                                   

PHẪU THUẬT GÃY XƯƠNG BÀN NGÓN TAY

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Gãy bàn ngón tay khá phổ biến chiếm 30% tổng số gãy xương chi trên. Điều trị KHX bàn ngón nhằm mục đích làm liền xương, tránh cứng khớp, can lệch do bó bột. KHX bàn ngón giúp tạp cử động và trả về chức năng thật sớm.

II. CHỈ ĐỊNH

- NB có chẩn đoán xác định bị gãy xương bàn ngón tay trên lâm sàng và XQ.- Đường gãy không phạm khớp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- NB có bệnh lý kèm theo chống chỉ định phẫu thuật: Tim mạch, ĐTĐ …

IV. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay, nẹp vít mini
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 - 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Tê ĐRCT bên chi phẫu thuật
2. Kỹ thuật:- Sát khuẩn, trải toan- Rạch da mặt mu tay tương ứng với vị trí gãy xương.- Phẫu tích, bộc lộ ổ gãy, làm sạch diện gãy.- Dùng dụng cụ giữ xương kéo nắn, đặt lại xương theo trục giải phẫu.● Xuyên kim chéo chữ X qua ổ gãy ngang● Kỹ thuật Grundberg: Dùng đinh Steinmainn ngắn, mở ổ gãy, đóng chìm vào ống tủy. Cho mũi nhọn khoan rộng ống tủy 2 đầu, xong đóng chìm với đầu tù của đinh vào ống tủy đầu trên, cho tới khi đinh còn lồi ra 1cm cho đốt ngón và 1,5cm cho đốt bàn, xong kéo giãn ổ gãy và luồn đinh vào ống thủy đầu dưới.● Buộc vòng qua ổ gãy theo Lister: dùng kim Kirschner khoan xương 2 lỗ song song cách trên và dưới đường gãy 5mm. Luồn chỉ thép buộc vòng qua xương hình chữ nhật, xuyên giữ chéo một đinh Kirschner, chéo qua ổ gãy.● Kỹ thuật AO: Dùng nẹp vis mini.- Đóng vết mổ theo giải phẫu- Bó bột cẳng bàn tay tăng cường 4 - 6 tuần khi mổ nếu KHX không đủ vững.

VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tại chỗ vết mổ- Kháng sinh 3 - 5 ngày- Tập PHCN sau mổ

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu: Băng ép cầm máu hoặc khâu cầm máu- Nhiễm trùng: Tách chỉ, thay kháng sinh                                       

PHẪU THUẬT KHX GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Gãy đầu dưới xương quay điển hình hay còn gọi là gãy Pouteau-Colles (Pouteau là người đầu tiên mô tả, Colles là người trình bày về kỹ thuật tổn thương giải phẫu và phương pháp điều trị loại gãy này) là gãy đầu dưới xương quay phía trên khớp quay -tụ cốt, với di lệch điển hình: đoạn ngoại vi di lệch ra sau, ra ngoài và lên trên. Loại gãy này hay gặp người già (do loãng xương), có thể gặp người lớn, ở trẻ em thường bong sụn tiếp hợp.

II. CHỈ ĐỊNH

- NB có chẩn đoán xác định bị gãy đầu dưới xương quay trên lâm sàng và XQ.- Đường gãy không vào khớp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- NB có bệnh lý kèm theo chống chỉ định phẫu thuật: Tim mạch, ĐTĐ …

IV. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật cẳng tay
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 - 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Tê ĐRCT bên chi phẫu thuật
2. Kỹ thuật:- Sát khuẩn, trải toan- Rạch da dọc bờ quay 1/3 dưới cẳng tay.- Phẫu tích, bộc lộ ổ gãy, làm sạch diện gãy.- Dùng dụng cụ giữ xương kéo nắn, đặt lại xương theo trục giải phẫu.- KHX găm kim Kirchner hoặc nẹp chữ T tùy từng trường hợp cụ thể- Đóng vết mổ theo giải phẫu- Có thể bó bột tăng cường 4 - 6 tuần khi mổ nếu chưa đủ vững

VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tại chỗ vết mổ- Kháng sinh 3 - 5 ngày- Tập PHCN sau mổ

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu: Băng ép cầm máu hoặc khâu cầm máu- Nhiễm trùng: Tách chỉ, thay kháng sinh.   

PHẪU THUẬT KHX GÃY NỘI KHỚP ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Gãy đầu dưới xương quay nội khớp chiếm 80% tổng số gãy đầu dưới xương quay bao gồm nhiều hình thái: Gãy chữ V, gãy chữ T, gãy mỏm tram quay, gãy chéo dọc đầu dưới …- KHX trong gãy nội khớp thường không vững và cần bó bột tăng cường sau mổ.

II. CHỈ ĐỊNH

- NB có chẩn đoán xác định bị gãy đầu dưới xương quay trên lâm sàng và XQ.- Đường gãy phạm khớp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- NB có bệnh lý kèm theo chống chỉ định phẫu thuật: Tim mạch, ĐTĐ …

IV. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật cẳng tay
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 - 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Tê ĐRCT bên chi phẫu thuật
2. Kỹ thuật:- Sát khuẩn, trải toan- Rạch da dọc bờ quay 1/3 dưới cẳng tay.- Phẫu tích, bộc lộ ổ gãy, làm sạch diện gãy.- Dùng dụng cụ giữ xương kéo nắn, đặt lại xương theo trục giải phẫu.- KHX găm kim Kirchner hoặc nẹp chữ T tùy từng trường hợp cụ thể- Đóng vết mổ theo giải phẫu- Bó bột cẳng bàn tay tăng cường 4 - 6 tuần khi mổ.

VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tại chỗ vết mổ- Kháng sinh 3 - 5 ngày- Tập PHCN sau mổ

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu: Băng ép cầm máu hoặc khâu cầm máu- Nhiễm trùng: Tách chỉ, thay kháng sinh     

KHÂU TỔN THƯƠNG GÂN GẤP BÀN TAY VÙNG I, II, III, IV

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Vết thương bàn tay rất hay gặp chiếm khoảng 40- 50 % tổng số vết thương bàn tay do tai nạn lao động.- Bàn tay có nhiều bộ phận tinh tế: gân, thần kinh…Vết thương bàn tay phẫu trường nhỏ, dễ nhiễm trùng… do đó phải xử trí các thương tổn hoàn hảo về gân, xương, mạch máu và thần kinh, tập phục hồi chức năng sớm để hạn chế di chứng

II. CHỈ ĐỊNH

- Tổn thương gân gấp vùng I, III, IV, V đến sớm- Phân vùng: Bàn tay từ ngón 2 tới ngón 5 mỗi ngón có 2 gân gấp( gân gấp nông và gân gấp sâu), ngón 1 có 1 gân gấp dài và một gân gấp ngắn. Vùng I có 1 gân, vùng III, IV, V có hai gân.

Quy trình kết hợp xương trên màn hình tăng sáng

Phân vùng bàn tay

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định khâu gân gấp 1 thì trong trường hợp nhiễm trùng, đến muộn

IV. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
2. Kỹ thuật:- Đánh rửa tay bằng xà phòng, nước muối vô khuẩn- Ga rô cánh tay: tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg, ga rô đuổi máu cho sạch phẫu trường- Cắt lọc làm sạch vết thương (cắt lọc tiết kiệm), rạch rộng vết thương theo hình chữ Z, tránh rạch ngang qua các nếp gấp tự nhiên của bàn tay.

Quy trình kết hợp xương trên màn hình tăng sáng

- Nối gân:+ Vùng 1: Nếu đứt sát xương phải khâu xuyên xương vào đốt xa, đính kiểu khuy áo ở phía móng tay+ Vùng III, IV, V khâu cả hai gân theo kỹ thuật Kessler cải tiến bằng chỉ Prolen 3-5/0

Quy trình kết hợp xương trên màn hình tăng sáng


VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ- Theo dõi tình trạng vết thương, đầu ngón tay- Điều trị: Kháng sinh 5-7 ngày, giảm viêm- Tập phục hồi sau mổ: cần tập sớm tránh biến chứng dính gân

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Hoại tử ngón, nhiễm trùng bàn tay: cắt chỉ, thay băng, cắt lọc lại- Dính gân: tập phục hồi chức năng sớm, nếu muôn mổ gỡ dính              

KHÂU TỔN THƯƠNG GÂN GẤP BÀN TAY VÙNG II

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Vết thương bàn tay rất hay gặp chiếm khoảng 40- 50 % tổng số vết thương bàn tay do tai nạn lao động.- Vùng II phẫu trường nhỏ, dễ dính, cần bảo tồn tốt các rọc hình nhẫn

 

Quy trình kết hợp xương trên màn hình tăng sáng


II. CHỈ ĐỊNH- Tổn thương gân gấp vùng II đến sớm: Vùng II từ ngón 2 đến 5 có 2 gân gấp nông vàsâu, ngón 1 có 1 gân.- Phân vùng bàn tay

Quy trình kết hợp xương trên màn hình tăng sáng


III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.Tổn thương gân gấp vùng II đến muôn, nhiễm trùng

IV. CHUẨN BỊ


1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
2. Kỹ thuật:- Đánh rửa tay bằng xà phòng, nước muối vô khuẩn- Ga rô cánh tay: tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg, ga rô đuổi máu cho sạch phẫu trường- Cắt lọc làm sạch vết thương ( cắt lọc tiết kiệm), rạch rộng vết thương theo hình chữ Z, tránh rạch ngang qua các nếp gấp tự nhiên của bàn tay.

Quy trình kết hợp xương trên màn hình tăng sáng

- Nối gân:● Vùng II khâu cả hai gân theo kỹ thuật Kessler cải tiến bằng chỉ Prolen 3-5/0, miệng nối cần chơn chu, bảo tồn các ròng dọc nhẫn● Khâu yêu tiên gân gấp sâu các ngón, gân gấp nông có thể cắt bỏ để hạn chế dính và phẫu trường nhỏ

Quy trình kết hợp xương trên màn hình tăng sáng


VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ- Theo dõi tình trạng vết thương, đầu ngón tay- Điều trị: Kháng sinh 5-7 ngày, giảm viêm- Tập phục hồi sau mổ: Cần tập sớm tránh biến chứng dính gân

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Hoại tử ngón, nhiễm trùng bàn tay: cắt chỉ, thay băng, cắt lọc lại- Dính gân: Tập phục hồi chức năng sớm, nếu muôn mổ gỡ dính          

PHẪU THUẬT NHIỄM TRÙNG BÀN TAY

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Nhiễm khuẩn bàn tay là những nhiễm trùng các tổ chức cấu tạo nên bàn và ngón tay,thường gây những biến chứng nặng, diễn biến nặng nề và gây tàn phế.- Chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời.

II. CHỈ ĐỊNH

- Viêm tấy bàn tay đã hóa mủ.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Viêm tấy đang lan tỏa, chưa hóa mủ.

III. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phải hiểu và nắm được những nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật bàn tay.
2. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay chuyên dụng và kim chỉ khâu chuyên dụng.
3. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính.và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngữa, tùy vào tổn thương để bàn tay sấp hay ngửa.
2. Vô cảm: Tê tại chỗ, tê đám rối hoặc mê khí quản
3. Kỹ thuật:- Sát trùng rộng rãi.- Ga rô gốc chi, không dồn máu.- Chín mé: Rạch hai bên ngón, mở hết các khoang, cắt hết các vách xơ, cắt lọc tổ chức hoại tử và làm sạch, dẫn lưu bằng gạc, để da hở.- Viêm mủ quanh móng: Rạch tháo mủ, cắt bỏ tổ chức phần mềm phủ lên gốc móng, có thể cắt một phần móng để dẫn lưu mủ.- Viêm tấy sâu kẽ ngón: Rạch dọc hai đường phía trước và phía sau thông nhau để dẫnlưu mủ.- Áp xe khoang giữa bàn tay: Rạch da theo nếp gấp của gan tay, dẫn lưu mủ theo khoang.- Viêm khoang mô cái: Rạch tháo mủ bằng hai đường thông nhau, một ở gan tay và một ở mu tay.- Viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp ngón 2, 3, 4: Rạch tháo mủ theo trục của ngón, đường rạch hơi lệch ra sau để tránh mạch máu và thần kinh, rạch theo đường thẳng hay đường zich- zắc, đường rạch các ngón 2, 3, 4 ở phía bờ trụ, đường rạch ngón 1, 5 ở phía bờ quay. Đường rạch da là đường rạch liên tục, đường rạch bao hoạt dịch là đường rạch gián đoạn, để lại các dây chằng vòng, cắt lọc bao gân và bao hoạt dịch bị viêm, để da hở.- Viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp ngón 1 và bao hoạt dịch quay: Rạch mở bao gân ở cổtay và nếp ô mô cái.- Viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp ngón 5 và bao hoạt dịch trụ: Rạch mở bao gân ở cổ tay và nếp ô mô út, phía bờ quay.- Cầm máu kỹ, để da hở để dẫn lưu mủ.- Bất động nẹp bột sau phẫu thuật

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


1. Theo dõi:- Theo dõi toàn trạng và các dấu hiệu sinh tồn, tình trạng tại chỗ vết mổ.- Kháng sinh liều cao phổ rộng hoặc kháng sinh kết hợp- Khâu da thì 2 khi hết tình trạng nhiễm trùng.

2. Xử trí tai biến:

- Nhiễm trùng nông: Thay băng hàng ngày, lặn dịch vết mổ.- Nhiễm trùng sâu: Thay băng hàng ngày, tách chỉ vết mổ, nuôi cấy dịch vi khuẩn, thaykháng sinh khi có kháng sinh đồ.- Hoại tử da và tổ chức phần mềm: Cắt lọc tổ chức hoại tử.- Nhiễm khuẩn huyết: Xét cắt cụt khi không còn khả năng bảo tồn chi thể.                         

PHẪU THUẬT LÀM MỎM CỤT NGÓN VÀ ĐỐT BÀN NGÓN

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ ngón tay đến gốc ngón tay, cắt bỏ xương đốt bàn ngón tay, giữ lại hệ thống xương khối tụ cốt.Trong trường hợp tháo bỏ toàn bộ xương bàn ngón tay, toàn bộ chức năng bàn ngón tay mất hết, cần giải thích kỹ người bệnh và gia đình trước khi tiến hành phẫu thuật.

II. CHỈ ĐỊNH

- Bệnh lý mạch máu chi: tắc mạch, loét do đái tháo đường.- Cụt chấn thương, dập nát các ngón không có khả năng bảo tồn.- Bỏng làm hoại tử ngón.- Nhiễm trùng làm hoại tử tổ chức các ngón.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tổn thương dập nát, hoại tử cấp máu kém, xâm lấn đến khối tụ cốt bàn tay.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại, phụ phẫu thuật.
2. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính.và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay phẫu thuật để trên bàn phẫu thuật.
2. Vô cảm: tê gốc ngón, tê đám rối cánh tay hoặc gây mê.
3. Kỹ thuật:- Garo gốc ngón hoặc garo cánh tay bằng garo hơi hoặc garo chun.- Sát trùng vùng mổ bằng betadine hoặc cồn 700.- Làm mỏm cụt ngón.+ Rạch da ngang nền đốt 1 các ngón.+ Cắt bỏ hệ thống gân gấp, duỗi.+ Cầm máu bó mạch bờ quay, trụ bằng dao điện hoặc khâu mũi chữ X chỉ tiêu.+ Khi bị cụt các ngón giữa thì cần tháo bỏ đốt bàn và khâu khép 2 đốt bàn lân cận lại.+ Bóc tách tạo hình vạt da mỏm cụt.+ Khâu vết mổ.- Làm mỏm cụt xương bàn ngón: Tùy theo tổn thương ngón nào mà có các cách phẫu thuật khác nhau+ Cụt đốt bàn ngón cái: bảo tồn tối đa, giữ lại nền đốt bàn, sử dụng vạt da cơ chephủ phần mềm tốt không để lộ xương.+ Cụt đốt bàn ngón II:● Cắt cao xương đến nền đốt bàn.● Tìm buộc mạch máu, tìm thần kinh buộc và cắt ngang giữa đốt bàn, giấu thần kinh vào khoảng gian cốt.● Gân gấp thì cắt ngang và cho tự rút lên cao.● Cầm máu, khâu ống màng xương.● Khâu da+ Cụt đốt bàn III, IV:● Khâu khép 2 đốt bàn lân cận, khâu vào màng xương tại cổ các đốt bàn lân cận để che lấp.+ Cụt đốt bàn V: bảo tồn nền đốt bàn là vị trí bám gân gấp và duỗi cổ tay trụ● Tìm nhánh cảm giác của thần kinh trụ ở ô mô út, cắt gân duỗi riêng, duỗi chung, cắt gân gấp ngón V● Lấy bỏ đốt bàn V, để lại nền đốt bàn.●Khâu vết mổ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


1. Theo dõi:- Dấu hiệu sinh tồn, tình trạng băng vết mổ, vận động cảm giác đầu ngón không tổnthương.- Hướng dẫn vận động, tập phục hồi chức năng sớm.- Kháng sinh đường tiêm 3-5 ngày.

2. Xử trí tai biến:

- Chảy máu mỏm cụt: Băng ép nhẹ nhàng, không hết có thể khâu tăng cường vị trí mỏm cụt.- Nhiễm trùng: Thay băng hàng ngày, cắt chỉ khi tụ dịch, nguy cơ nhiễm trùng sâu, lấy dịch cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ, thay kháng sinh .- Hoại tử mỏm cụt: Lộ xương cần cắt cao hơn hoặc chuyển vạt che xương.               

PHẪU THUẬT THÁO KHỚP CỔ TAY


I. ĐẠI CƯƠNG- Là phẫu thuật cắt bỏ khối xương tụ cốt bàn tay, để lại khớp quay-trụ dưới.- Ưu điểm là còn khớp quay-trụ dưới nên còn khả năng sấp ngửa cẳng tay.

II. CHỈ ĐỊNH

- Tổn thương vùng bàn tay không còn khả năng bảo tồn đến khối tụ cốt do chấn thương, hoại tử thiếu máu do bệnh lý mạch máu, đái tháo đường.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tổn thương xâm lấn đến 1/3 dưới cẳng tay.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại, phụ phẫu thuật.
2. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, đầy đủ hồ sơ bệnh án hành chính.và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật cẳng tay.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay phẫu thuật để trên bàn phẫu thuật.
2. Vô cảm: Tê đám rối hoặc gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật- Garo hơi hoặc garo chun tại 1/3 dưới cánh tay.- Sát trùng cánh tay bằng betadine hoặc cồn 700.- Rạch da 2 bên bờ quay - trụ bàn tay.- Lấy bỏ khối xương tụ cốt, mỏm châm trụ được lấy bỏ.- Mạch máu buộc lại, gân cho rút lên cao.- Thần kinh kéo nhẹ xuống, cắt cao, cho tụt lên hoặc rạch dọc cao, giữa cơ sấp tròn và cơ ngửa dài, dưới nếp khuỷu, buộc thần kinh giữa, trụ và nhánh nông của thần kinh quay.- Lấy vạt da ở phía gan tay dài, còn vạt da ở mu tay thì ngắn, lật vạt phủ mỏm cụt, khâu da ở phía sau, tránh để tai chó 2 bên góc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


1. Theo dõi- Dấu hiệu sinh tồn, tình trạng băng vết mổ.- Hướng dẫn vận động, tập phục hồi chức năng sớm.- Kháng sinh đường tiêm 3-5 ngày.

2. Xử trí tai biến

- Chảy máu mỏm cụt: băng ép nhẹ nhàng, không hết có thể khâu tăng cường vị trí mỏm cụt.- Nhiễm trùng: thay băng hàng ngày, cắt chỉ khi tụ dịch, nguy cơ nhiễm trùng sâu, lấy dịch cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ, thay kháng sinh- Hoại tử mỏm cụt: lộ xương cần cắt cao hơn hoặc chuyển vạt che xương.  

PHẪU THUẬT KHX GÃY XƯƠNG GÓT

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Chiếm 60% gãy xương ở tụ cốt bàn chân, di chứng tàn phế có tỉ lệ cao.- Thường nguyên nhân do ngã cao, cần thiết phải loại trừ những thương tổn cột sống.

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy nội khớp di lệch- Gãy ngoại khớp: gãy lồi củ trước, gãy bong điểm bám Achille, gãy ngang sau gót kiểu mỏ vịt.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phần mềm cẳng chân chưa ổn định do gãy hở, rối loạn dinh dưỡng.

CHUẨN BỊ


1. Người thực hiệnPhẫu thuật viên chuyên khoa ngoại

2. Người bệnh

Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ, bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính.và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.

3. Phương tiện

Bộ dụng cụ phẫu thuật CTCH thông thường.

4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút


IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
2. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc mê khí quản
3. Kỹ thuật ( KHX gót sử dụng nẹp vis, vis xốp tự do)- Garo gốc chi bằng garo hơi hoặc garo chun.- Sát trùng betadine vùng chi phẫu thuật.- Rạch da mặt ngoài theo một đường cong phía sau mắt cá ngoài từ trên cổ chân đến bàn chân giữa.- Sắp xếp các mảnh gãy, kiểm tra diện sên gót.- Có thể sử dụng nẹp vis dùng cho xương gót hoặc sử dụng các vis xốp tự do cố định các mảnh gãy.- Làm sạch, dẫn lưu áp lực âm.- Bó bột cẳng bàn chân tư thế cơ năng.- Đóng da.- Tháo garo.

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


1. Theo dõi:- 3 ngày đầu sau mổ: Dấu hiệu sinh tồn, vận động cảm giác chi thể, tình trạng vết thương- Những ngày sau: Tình trạng nhiễm trùng, rối loạn dinh dưỡng

2. Xử trí tai biến:

- Chảy máu vết mổ: Băng ép hoặc khâu tăng cường.- Nhiễm trùng: Phân biệt NT nông hay sâu để xử trí.- Rối loạn dinh dưỡng: Gác cao chân, chườm lạnh, thuốc chống phù nề.                                   

PHẪU THUẬT KHX GÃY XƯƠNG ĐỐT BÀN VÀ ĐỐT NGÓN CHÂN

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Gãy đốt bàn chân hay gặp do chấn thương trực tiếp.- Với cấu trúc 3 trụ chịu lực tại bàn chân nên cần xem xét kỹ thương tổn đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy đốt bàn di lệch.- Gãy hở.- Gãy cả 5 xương.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khi tình trạng phần mềm bàn chân chưa ổn định

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại
2. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính.và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ KHX bàn chân
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, duỗi cẳng chân.
2. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc mê khí quản.
3. Kỹ thuật- Garo gốc chi bằng garo hơi hoặc garo chun- Sát trùng chi chấn thương.- Rạch da mặt mu chân.- Đặt lại diện gãy.- KHX bằng K.Wire hoặc nẹp vis.- Làm sạch.- Đóng da.- Tháo garo.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


1. Theo dõi- 3 ngày đầu sau mổ: Dấu hiệu sinh tồn, vận động cảm giác chi thể, tình trạng vết thương- Những ngày sau: Tình trạng nhiễm trùng, rối loạn dinh dưỡng

2. Xử trí tai biến

- Chảy máu vết mổ: băng ép hoặc khâu tăng cường.- Nhiễm trùng: phân biệt NT nông hay sâu để xử trí.- Rối loạn dinh dưỡng: gác cao chân, chườm lạnh, thuốc chống phù nề. 

PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY TRẬT KHỚP CỔ CHÂN Ở TRẺ EM


I. ĐẠI CƯƠNG- Ở trẻ em hệ thống dây chằng, bao khớp vững chắc hơn hệ thống xương.- Chấn thương gây gãy xương, trật khớp vùng cổ chân là thương tổn phổ biến nhất trong các tổn thương xương khớp ở trẻ em.- Điều trị cần nắn chỉnh tốt giải phẫu và cố định vững chắc diện gãy tránh các di chứng về sau.

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy trật khớp cổ chân có di lệch diện khớp (Salter Harris III, IV).- Gãy trật khớp cổ chân kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh chính vùng cổ chân.- Gãy trật hở khớp cổ chân có di lệch xương khớp.- Gãy trật khớp cổ chân có di lệch đã nắn chỉnh và điều trị bảo tồn thất bại.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Gãy trật khớp cổ chân không di lệch diện khớp (Salter Harris I, II).

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện:Phẫu thuật viện chuyên khoa ngoại

2. Người bệnh và gia đình:

Chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết.Chuẩn bị người bệnh trước mổ Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.

3. Phương tiện, trang thiết bị:

Bộ dụng cụ mổ chấn thương nhi.Thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 40 phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm: Vô cảm người bệnh bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê.
3. Kỹ thuật:Bước 1: Sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch Betadine.Bước 2: Dùng garo hơi trong mổ với áp lực bằng hai lần áp lực động mạch tối đa.Bước 3: Rạch da đường đường mổ phía trong, ngoài hoặc phía trước khớp cổ chân tùytheo thương tổn cần nắn chỉnh.Bước 4: Rạch cân và bao khớp để vào bộc lộ vùng mặt khớp gãy di lệch. Bước 5: Nắn chỉnh đặt lại khớp, cố định bằng các đinh kirschner diện khớp. Bước 6: Cầm máu, làm sạch khớp và đặt dẫn lưu.Bước 7: Đóng cân và dây chằng theo các lớp giải phẫu.Bước 8: Đóng da hai lớp (dưới da và khâu da).Bước 9: Cố định bột tùy theo thương tổn (nẹp bột hoặc bột cẳng bàn chân rạch dọc).

VI. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN


1. Theo dõi- Theo dõi tình trạng toàn thân: Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác.- Theo dõi tình trạng thiếu máu: Da niêm mạc nhợt.- Theo dõi tình trạng chi thể: Màu sắc da, vận động, cảm giác đầu chi, mạch đầu chi.- Kháng sinh đường tiêm dùng 3-5 ngày sau mổ.- Giảm đau sau mổ đường tiêm, đặt hậu môn hoặc uống.- Gác chân cao, chườm lạnh trong 24h đầu.- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ cho bố mẹ.

2. Tai biến và xử trí

- Chảy máu vết mổ: Băng chun ép cầm máu, có thể phải mở vết mổ cầm máu nếu cần.- Nhiễm trùng vết mổ: Tách chỉ vết mổ, thay băng làm sạch vết mổ hàng ngày, thay kháng sinh.                      

CỤT CHẤN THƯƠNG CỔ VÀ BÀN CHÂN

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là phẫu thuật sửa mỏm cụt vùng cổ và bàn chân do chấn thương.- Lựa chọn độ dài mỏm cụt tùy thuộc vào: tình trạng chảy máu chi trong mổ, mức độ tổn thương da và phần mềm, tình trạng xương gãy.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các người bệnh có chấn thương gây cụt vùng cổ và bàn chân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tình trạng chi thể dập nát nhiều cần phẫu thuật cắt cụt phần chi thể cao hơn.- Tình trạng toàn thân quá nặng nguy hiểm tính mạng người bệnh.

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện:- Phẫu thuật viện chuyên khoa ngoại- 2 PTV phụ mổ.

2. Người bệnh và gia đình:

- Chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.- Chuẩn bị người bệnh trước mổ: Nhịn ăn, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.

3. Phương tiện, trang thiết bị:

- Bộ dụng cụ mổ cắt cụt cẳng chân.- Bộ dụng cụ mổ chấn thương chung.- Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa

4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 40phút


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm:- Người bệnh được dùng kháng sinh dự phòng.- Vô cảm người bệnh bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê.

3. Kỹ thuật:

Bước 1: Sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch Betadine.Bước 2: Dùng garo hơi trong mổ với áp lực 350-400 mmHg hoặc garo chun.Bước 3: Đánh rửa làm sạch vết thương trong mổ.Bước 4: Cắt lọc, làm sạch mỏm cụt và nhận định tổn thương, việc lựa chọn cắt vùng bàn chân trước, tháo khớp vùng bàn chân giữa (Lisfranc, Chopart), hay cắt vùng bàn chân sau (Pirigoff, Boyd) tùy thuộc vào tình trạng da, phần mềm có thể che phủ được mỏm cụt hay không cũng như tình trạng cấp máu nuôi dưỡng mỏm cụt.Bước 5: Cầm máu và đặt dẫn lưu tùy theo thương tổn.Bước 6: Đóng cân và da che phủ mỏm cụt.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN


1. Theo dõi:- Theo dõi tình trạng toàn thân: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác.- Theo dõi tình trạng thiếu máu: da niêm mạc nhợt.- Theo dõi tình trạng chi thể vùng mỏm cụt: Màu sắc da, vết thương.- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ.- Kháng sinh đường tiêm dùng 5-7 ngày sau mổ.- Giảm đau sau mổ đường tiêm hoặc uống.

2. Tai biến và xử trí:

- Chảy máu vết mổ: Băng chun ép cầm máu, có thể phải mở vết mổ cầm máu nếu cần.- Nhiễm trùng vết mổ: Tách chỉ vết mổ, thay băng làm sạch vết mổ hàng ngày, thay kháng sinh.                           

PHẪU THUẬT LẤY XƯƠNG CHẾT NẠO VIÊM

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm tủy xương là bệnh nhiễm trùng trong xương, nhiễm trùng có thể từ đường máu hoặc có thể do chấn thương lộ xương tiếp xúc với vi khuẩnPhẫu thuật để loại bỏ tổ chức hoại tử lấy bỏ phần xương chết

II. CHỈ ĐỊNH

- Viêm xương đường máu- Viêm xương sau chấn thương thường gặp sau gãy xương hở, sau mổ kết hợp xương

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh mắc các bệnh lý về rối loạn đông máu có thể gây chảy máu không cầm

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện:- Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại.- 2 PTV phụ mổ.

2. Người bệnh:

- Được giải thích về tình trạng bệnh tật, lợi ích, rủ ro và các biến chứng có thể xẩy ra- Hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.

3. Phương tiện: Bộ dụng cụ kết hợp xương thông thường


4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 40phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm:- Gây tê đám rối cánh tay hoặc tủy sống- Gây mê nội khí quản

2. Kỹ thuật:


Bước 1: Sát trùng toàn bộ chi bằng Bêtadin hoặc cồn 70oBước 2: Ga rô cầm máu đối với những vị trí có thể đượcBước 3: Lấy bỏ tổ chức hoại tửBước 4: Tháo dụng cụ kết hợp xương nếu cóBước 5:Đục bỏ xương viêm, mở cửa sổ xương, bơm rửa ống tủy, lấy xương chếtBước 6: Tìm các đường dò để mổ lấy hết đường dòBước 7: Nếu xương không vững cố định xương bằng khung cố định ngoài hoặc bộtBước 8: Dẫn lưu

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


1. Theo dõi- Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, dẫn lưu, vận động cảm giác chi thể…để phát hiện các biến chứng sau mổ- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ

2. Tai biến và xử trí

- Chảy máu: Băng ép cầm máu nếu không được thì mổ lại cầm máu- Nhiễm trùng: Thay kháng sinh, điều trị theo kháng sinh đồ, bù nước và điện giải chongười bệnh- Xương không liền: Mổ lại khi hết nhiễm trùng- Cal lệch: Mổ chỉnh trục khi hết nhiễm trùng                                 

RÚT ĐINH/THÁO PHƯƠNG TIỆN KẾT HỢP XƯƠNG

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Tháo phương tiện kết hợp xương là tháo ra các phương tiện cố định diện gãy xương khi tình trạng xương đã liền, hay do tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật phải lấy bỏ.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các phương tiện kết hợp xương tạm thời( như K- wires hay phương tiện cố định ngoài)- Các trường hợp phương tiện kết hợp xương có nguy cơ của sự ăn mòn, phản ứng dị ứng, tiêu xương- Các tiêu chuẩn xuất phát từ phẫu thuật: gãy phương tiện kết hợp xương, nhiễm khuẩn, hoại tử vô khuẩn, tổn thương nội khớp, viêm gân hay đứt gân- Theo nhu cầu của người bệnh không hài lòng khi có di vật trong người

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh không có nhu cầu phẫu thuật- Xương chưa liền, cal xương chưa vững chắc

IV. CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện:- Phẫu thuật viên chuyên khoa ngoại.- 2 PTV phụ mổ.

2. Người bệnh:

- Được giải thích về tình trạng bệnh tật, lợi ích, rủ ro và các biến chứng có thể xẩy ra- Hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp XQ, điện tim, đo chức năng hô hấp.

3. Phương tiện: Bộ dụng cụ kết hợp xương thông thường


4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 40 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm:- Gây tê đám rối cánh tay hoặc tủy sống- Gây mê nội khí quản

2. Kỹ thuật:


Bước 1: Sát trùng toàn bộ chi bằng Bêtadin hoặc cồn 70oBước 2: Ga rô cầm máu đối với những vị trí có thể đượcBước 3: Rạch da theo đường mổ cũBước 4: Bộc lộ và tháo phương tiện kết hợp xươngBước 5: Đục bỏ xương chồiBước 6: Dẫn lưu

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


1. Theo dõi- Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, dẫn lưu, vận động cảm giác chi thể…để phát hiện các biến chứng sau mổ- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ

2. Tai biến và xử trí

- Chảy máu: Băng ép cầm máu nếu không được thì mổ lại cầm máu- Nhiễm trùng: Thay kháng sinh, bù nước và điện giải chongười bệnh- Xương gãy lại: Mổ kết hợp xương.                                 

 PHẪU THUẬT GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI

I. Đại cương:Điều trị trường hợp gãy xương hàm dưới là nắn chỉnh, cố định hoặc kết hợp xương hàm nhằm phục hồi hình thể giải phẫu, giúp cho quá trình liền xương tốt, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mĩ.

II. Chỉ định:

- Gãy giữa hai răng cửa giữa- Gãy cạnh bên giữa răng cửa bên và răng nanh- Gãy bên từ răng nanh đến răng cối nhỏ và lớn- Gãy góc hàm, gãy cành lên, gãy mỏm vẹt, gãy lồi cầu, gãy giập nát

III. Chống chỉ định:

Không tuyệt đối, thủ thuật có thể trì hoãn sau khi tình trạng toàn thân ổn định.

IV. Chuẩn bị:


1. Cán bộ chuyên khoa: Bác sĩ chuyên khoa ngoại 
2. Phương tiện: Khoan xương, chỉ thép, cung Tiguersted. Bộ dụng cụ phẫu thuật xương.
3. Người bệnh:- Được giải thích trước là phẫu thuật cần gây mê, sau phẫu thuật có thể sẽ cố định 2 hàm trong 6 tuần lễ, chế độ ăn lỏng trong suốt thời gian đó.- Hồ sơ bệnh án: bệnh ánh phải chi tiết về khám tại chỗ và an toàn thân.- Các xét nghiệm cở bản về huyết học, hóa sinh, điện tim….- X-quang quan trọng nhất hàm ếch, thẳng v v…

V. Các bước tiến hành:


1. Vô cảm: gây tê nội khí quản.
2. Kỹ thuật: Chú ý độ tuổi: người già mất răng sử dụng hàm giả giúp cho sự nắn chỉnh được dễ dàng. Trẻ em cố gắng cố găngs cố định bảo tồn bằng máng, nếu kết hợp xương tránh tổn thương mầm răng.

a.  Điều trị nắn chỉnh hình:

- Cố định hai hàm: cung Tiguested được buộc mặt ngoài cổ răng hàm trên và hàm dưới. sau cố định hai cung răng bằng móc cao su vào các móc có sẵn, hoặc cố định bừng buộc chỉ thép (cố định cứng).- Buộc chỉ thép quanh xương hàm và máng nhựa đối với gãy răng trẻ em và người già mất răng toàn bộ.

b.  Điều trị phẫu thuật:

- Lấy bỏ toàn bộ máu đông và dị vật trong miệng.- Nắn, xếp xương đúng vị trí giải phẫu.- Dùng khoan xương và chỉ thép cố định xương hai bên đường gẫy. (Có điều kiện thì cố định xương bằng bả thép có vít).- Cố định hai hàm trong 6 tuần để xương liền.- Chăm sóc tại chỗ, kháng sinh chống viêm, nâng cao thể trạng.- Nếu kết hợp xương bằng nẹp vít thì không cần cố định hai hàm.

VI. Theo dõi và xử lý tai biến:


1.  Theo dõi:- Nừng thở- Chảy máu- Phù nề thanh quản gây khó thở- Tụt lưỡi do tụt mảnh gãy ra sau-  Đường thở bị nghẹt do răng rơi vào đường thở hay do tụt lưỡi.

2.  Xử trí


a. Chảy máu hiếm gặp:Có thể do tổn thương ống răng dưới và động mạch mặt: cầm máu, buộc động mạch mặt hay cảnh ngoài.

b.  Đứt dây thần kinh răng dưới hoặc dây mặt


c.  Nôn:Vì cố định hai hàm nên phải để sẵn kéo để cắt chỉ thép trong trường hợp bệnh nhân nôn. Chỉ cố định hai hàm khi bệnh nhân đã tỉnh.

d. Viêm xương, cốt tủy viêm, viêm mô tế bào quanh hàm:

Thường do răng nhiễm khuẩn.Lấy răng nằm trong đường gẫy mở áp xe, lấy xương mục, điều trị như cốt tủy viêm.

e.  Rối loạn liền xương:

-  Chậm liền xương.-  Khớp giả ( không liền sau 6 tháng)-   Liền lệch do cố định không đúng vị trí, không khít: cần cố định lại.

f.  Đau khớp thái dương hàm do mới cố định:

Giải thích cho người bệnh, sẽ khỏi sau khi tháo cố định.                

 NHỔ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH CÓ BIẾN CHỨNG

I. Đại cương:- Phẫu thuật nhổ răng khôn lệch có biến chứng chiếm vị trí quan trọng trong phẫu thuật miệng, bởi vị trí nó chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại răng hàm gay biến chứng: viêm nhiễm, áp xe hàm mặt.- Khi phẫu thuật nhổ răng khôn lệch có biến chứng, cần nắm vững chỉ định chống chỉ định, các bước chuẩn bị trình độ chuyên môn của cán bộ y tế, phương tiện, dụng cụ, người bệnh, hồ sơ, các bước làm thủ tục, theo dõi người bệnh như biết được các tai biến và cách xử trí trong và sau khi làm phẫu thuật.

II. Chỉ định:


1.  Nhổ răng phòng bệnh:Nói chung tất cả các răng khôn mọc lệch có nguy cơ biến chúng (đâm vào răng 7, kẹt xương hàm không mọc lên được…) coi như biện pháp phòng bệnh. Tránh được biến chứng do răng sau nayftuy nhiên phải được sự đồng ý của bệnh nhân.

2.  Răng khôn lệch đã và đang gây ra biến chứng:

 - Sâu mặt xa răng số 7, tiêu vách xương mặt xa r7.- Viêm quanh thân răng (viêm lợi trùm răng khôn).- Chèn ép các răng kế cận gây lệch cung răng.- Viêm mô tế bào hoặc viêm xương tủy hàm….

III. Chống chỉ định: (không tuyệt đối)

- Người bệnh có bệnh toàn thân: ưa chãy máu, máu chậm đông, thiếu máu nặng, tăng bạch cầu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim, thai nghén…- Người bệnh cao tuổi, sức khỏe không cho phép phẫu thuật.

IV. Chuẩn bị:


1. Cán bộ chuyên khoa: bác sỹ chuyên ngoại hoặc bác sỹ có chứng chỉ về răng hàm mặt.
2. Phương tiện:     Đầy đủ phương tiện nhổ răng khó.

-   Dụng cụ:

+ Phần mềm gồm: dao, kéo con, cây bóc tách vạt niêm mạc.+ Phần xương: cắt xương bằng khoan cao tốc với mũi khoan kim cương. Kìm gặm xương để bấm xương ổ răng, cây dũa xương.+ Kim chỉ khâu catgut.+ Kìm kẹp kim, kẹp tổ chức, kẹp cầm máu, móc, bẩy và kìm thích hợp với từng loại răng.

-  Dụng cụ gây tê: (chỉ dùng một lần)

+ Bơm tiêm gây tê vùng với mũi kim dài 4-5 cm.+ Bươm tiêm gây tê tại chỗ với thuốc và kim tiêm tê riêng.

-   Thuốc sát khuẩn:

+ Bông gạc đã hấp tiệt khuẩn.+Dung dịch NaCl 0,9%, H2O2 5 thể tích, cồn Iod 4%.-         Thuốc cầm máu: ấc Iodofoc, Geslaspon vvv..,..

3. Người bệnh:

- Hỏi kỹ tiền sử gi đình, bản thân, khám toàn thân tại chỗ,… nếu cần thiết phải hội chẫn và phối hợp điều trị với khoa khác, sau đó mới nhổ răng.- Hồ sơ bệnh án phải rõ ràng, tỉ mĩ, phải có xét nghiệm máu phim x-quang tại chỗ sau ổ răng hay Panorama.

V. Các bước tiến hành:


1.  Sát khuẩn tại chỗ bằng cồn.
2.  Vô cảm bằng tê tại chỗ với thuốc tê có adrenslin1/100.000.
3.  Kỹ thuật:- Rạch tạo vạt niêm mạc theo nguyên tắc mở rộng phẫu trường hình chữ Z hoặc chữ T.- Mở xương bộc lộn răng bằng máy tốc độ cao, mở bộc lộ ½ chiều cao thân răng (nằm ngang), hoặc cắt thân, cắt chân…- Lấy răng bàng bẩy hoặc kìm.- Khâu phục hồi bằng chỉ Catgut.

VI. Theo dõi và xử trí tai biến:


1. Theo dõi.- Toàn thân: Nếu có choáng do quá sợ, ảnh hưởng hệ thần kinh giao cảm, hoặc dị ứng thuốc tê, hoặc sang chấn gây đau, mất máu… đặt đầu thấp để máu lưu thông lên não được dễ dàng, nới bớt thắt lưng, cổ cao… đắp ấm, thuốc trợ tim.- Chảy máu: Giữ bệnh nhân 15-30p để theo dõi , dùng gạc vô khuẩn cắn chặt trên ổ răng nhằm tạo sức ép, bảo vệ cục máu đông, nhét Gelaspon hay gạc cầm máu, thuốc cầm máu, sặn người baanhj tránh mút chíp miệng và ăn nhai mạnh trên huyệt ổ răng mới.- Sưng nề: chườm lạnh, kháng sinh chống viêm, nâng cao sức khỏe toàn thân và thuốc an thần.

2. Xử trí.

- Gãy chân răng: cố gắng lấy bằng bẩy hoạc mở xương .- Gãy rìa xương ổ răng: tách nốt mảng xương gẫy và làm nhẵn.- Gãy xương hàm dưới ở nhũng người già bị loãng xương: cố định xương hàm bằng máng hay kết hợp xương.- Chảy máu phải xác định rõ nguyên nhân:+ Tại chỗ ổ răng: bơm rữa thật sạch ổ răng, cho cắn gạc chặt.+ Tại niêm mạc khâu kín bằng chỉ catgut.+ Tái phát nhiều lần, kéo dài 2-3 ngày: nạo sạch cục máu đông, dùng Geslaspon hay gạc cầm máu nhết chặt huyệt ổ răng. Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn.,- Viêm ổ răng: rửa sạch ổ răng bằng H2O2 5v, dặt bấc có tẩm kháng sinh chống viêm ổ răng.- Viêm xương tủy hàm, viêm mô tế bào, viêm hạch cổ mặt… dẫn đến nhiễm khuẩn huyết: bắt buộc dùng kháng sinh liều cao, phối hợp với nâng cao thể trạng, mở dẫn lưu ổ mủ hay lấy xương mục hồi sức, chống nhiễm khuẩn nhiễm độc.