Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2022

Tốc độ tăng trưởng của thị trường mua sắm trực tuyến Việt Nam không được duy trì như các năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Tỷ lệ người mới tham gia shopping online tăng mạnh là tín hiệu mừng cho thị trường.

Giá trị, quy mô thị trường cùng tăng

Sách trắng thương mại điện tử 2021 vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phát hành, cung cấp nhiều thống kê về thị trường thương mại điện tử thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2022

Theo đó, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD. So với năm 2019 (10,08 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 18%, thấp nhất từ năm 2016 đến nay. Dịch bệnh được cho là nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng về quy mô thị trường không cao như các năm 2019 (tăng trưởng 25%), 2018 (30%), 2017 (24%), 2016 (23%).

Tuy vậy, số lượng người mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng mạnh, đạt 49,3 triệu năm 2020 so với con số của 44,8 triệu người năm trước đó và gấp hơn 1,5 lần so với 2016 (32,7 triệu người).

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2022

Giá trị mua sắm trực tuyến của người Việt cũng tăng mạnh lên mức 240 USD trong năm 2020, từ mức 170 USD của năm 2016. Năm 2017, 2018, 2019, chi phí trung bình cho shopping online của người Việt đạt lần lượt 186 USD, 202 USD, 225 USD.

Thị trường năng động nhất khu vực

Việt Nam là thị trường thương mại điện tử năng động nhất ở Đông Nam Á. Báo cáo cho biết tỷ lệ người mua sắm trực tuyến mới tại Việt Nam lên tới 41%, đứng số 1 khu vực, cao hơn mức của Indonesia, Philippines (cùng 37%) và mức trung bình của các quốc gia Đông Nam Á (36%).

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2022

Tỷ lệ người sử dụng Internet tham gia mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 77% năm 2019 lên con số 88% vào năm 2020.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2022

Một điểm thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng năm qua là sự chuyển dịch kênh mua sắm trực tuyến. Theo đó, thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy khách hàng tại Việt Nam chuyển dịch sang mua sắm chủ yếu trên các website, sàn giao dịch thương mại điện tử. Cụ thể, năm 2020 có tới 74% người mua sắm trên kênh website, sàn giao dịch thương mại điện tử trong khi mua trên diễn đàn và các mạng xã hội đạt 33%.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2022

Tỷ lệ này chênh lệch đáng kể so với con số năm 2019 là 52% trên kênh thương mại điện tử và 57% trên mạng xã hội. Như vậy chỉ sau 1 năm, thói quen shopping của người Việt thay đổi chóng mặt với sự tin tưởng đặt vào các website thương mại điện tử (tỷ lệ người mua tăng từ 52% lên 74%). Ngược lại, người dùng quay lưng với việc mua hàng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Tại đây, năm 2019, 57% khách hàng có giao dịch nhưng giảm nhanh còn 33% trong năm 2020.

Thói quen thanh toán tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển ở Việt Nam với nhiều phương tiện như thẻ ATM, thẻ tín dụng hay ví điện tử, thẻ cào… Tuy vậy, người dùng mua hàng trực tuyến ở Việt Nam vẫn duy trì cách thanh toán qua tiền mặt với tỷ lệ cao 78% năm 2020 so với 86% của năm 2019.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2022

Tỷ lệ người chấp nhận trả tiền qua thẻ ATM, thẻ tín dụng thấp hơn với lần lượt 39% và 20% năm 2020 gần như không thay đổi so với năm 2019. Hình thức thanh toán qua ví điện tử có sự tăng trưởng 5%, từ 18% lên 23% trong năm 2020.

Giá trị mua sắm trực tuyến trung bình của một người trong năm 2020 tăng trưởng tốt. 29% người shopping đơn hàng hơn 5 triệu đồng trong 2020, so với tỷ lệ 25% của năm 2019. Trong khi đó, tỷ lệ người mua hàng trực tuyến giá trị dưới 1 triệu đồng trong 1 năm giảm mạnh, từ 26% xuống 16%.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2022

Nguồn: Bizline

Việt Nam tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Từ những tháng đầu của năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh, thành phố đã đặt ra không ít thách thức cho việc phát triển kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội. Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế” .1 Đồng hành với những thách thức, khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh, giai đoạn 2020-2021 Việt Nam chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực từ thói quen mua sắm, kinh doanh trực tuyến của cộng đồng người tiêu dùng và doanh nghiệp trong cả nước, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử bán lẻ năm 2020 ổn định ở mức 18%, với doanh thu bán lẻ đạt 11,8 tỷ USD.

Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025; theo đó, các giải pháp hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử để các doanh nghiệp có khả năng chống chọi với dịch bệnh Covid – 19 đang là nhóm giải pháp được ưu tiên triển khai từ quý IV/2020. Để có bức tranh tổng quan về tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong cộng đồng và doanh nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương tiếp tục xây dựng ấn phẩm Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021. Sách trắng là tài liệu được xuất bản thường niên nhằm tổng hợp, cập nhật thông tin, số liệu toàn cảnh về thương mại điện tử Việt Nam từ môi trường hạ tầng chính sách đến mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong cộng đồng/doanh nghiệp. Ấn phẩm năm nay sẽ cung cấp dữ liệu thống kê về thương mại điện tử từ nhiều góc độ khác nhau đặt trong bối cảnh tương quan Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và toàn cầu. Nội dung Sách trắng được xây dựng từ nguồn điều tra thống kê chính thức năm 2020 của Bộ Công Thương với mẫu của hơn 8.000 doanh nghiệp và 1.000 người tiêu dùng trong cả nước; năm nay Sách trắng cũng tập hợp số liệu của các tổ chức uy tín trên thế giới về nghiên cứu thị trường thương mại điện tử, từ đó cung cấp cho người đọc bức tranh tương quan về tình hình phát triển thương mại điện tử của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực và toàn cầu.

Các bạn có thể xem chi tiết tài liệu: TẠI ĐÂY

Quy mô thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt gần 40 tỷ USD vào năm 2025

VTV.vn - Việt Nam đang trên đường vượt qua Thái Lan, trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia, trong vài năm tới.

Dự báo này nhận được đồng thuận tại hội nghị quốc tế về thương mại điện tử vừa diễn ra cuối tuần qua tại Singapore.

Báo cáo mới cho thấy sau 2 năm dịch, hơn 50% người dùng tại Đông Nam Á tìm kiếm trực tiếp sản phẩm trên sàn thương mại điện tử mà không qua trung gian cho thấy kênh này ngày càng phổ biến.

Xu hướng dịch chuyển lên trực tuyến của các doanh nghiệp, thương hiệu lớn tiếp tục diễn ra. Số lượng thương hiệu ghi nhận trên một sàn tại khu vực đã lên đến hơn 32.000 doanh nghiệp

"Khi kinh tế mở cửa trở lại sau dịch, chúng tôi suy nghĩ về chiến lược bán trực tuyến cũng nhiều như bán trực tiếp vậy. Đây cũng sẽ là hướng đi lâu dài của chúng tôi, phát triển song song cả hai kênh, nếu không muốn nói là đa kênh - omni-channel", bà Cecile Courbon - Giám đốc Phát triển Kinh doanh Trực tuyến, Estée Lauder Đông Nam Á, cho biết.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2022

Sự phát triển của thương mại điện tử đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ ngày càng nhiều hơn. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)

"Các thương hiệu lớn giờ phải duy trì sự hiện diện hàng ngày trên trực tuyến để có thể tương tác được với người dùng, đặc biệt là đối với nhóm người dùng trung thành", ông Ken Yamada, Tổng Giám đốc Thương mại số, Nike Đông Nam Á và Ấn Độ, cho hay.

Sự phát triển của thương mại điện tử đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ ngày càng nhiều hơn. Điển hình như ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường trong mua sắm mỹ phẩm trực tuyến đã giúp tỷ lệ chuyển đổi ghi nhận trên 1 sàn tăng hơn 3 lần. Còn giá trị đơn hàng trung bình cũng tăng hơn 10%.

Theo Statista, tỷ lệ thâm nhập của người dùng thương mại điện tử ở Đông Nam Á sẽ đạt hơn 60% vào năm 2025, tăng 10 điểm % so với hiện nay, tương ứng với hơn 410 triệu người mua sắm trực tuyến.

Đây cũng là thời điểm theo Metric, Việt Nam sẽ đạt quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ lên gần 40 tỷ USD, đứng thứ 2 khu vực chỉ sau Indonesia.

"Đến thời điểm này, tỷ trọng của thương mại điện tử trong ngành bán lẻ vẫn còn thấp, Mỹ là hơn 20%, Trung Quốc là 30%. Việt Nam là khoảng 10% và sẽ còn tăng hơn nữa nếu so với bình quân GDP đầu người và sức tiêu dùng. Tôi tự tin rằng thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ tăng trưởng rất nhanh trong vài năm tới", ông James Dong, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lazada, đánh giá.

Dù nhận định chung lạc quan, nhưng giới phân tích cho rằng ngành bán lẻ nói chung và thương mại điện tử nói riêng đang chịu rủi ro từ áp lực lạm phát tại nhiều quốc gia lớn, nguy cơ suy thoái ảnh hưởng đến sức tiêu dùng của người dân. Doanh nghiệp cần tính kế hoạch dự phòng rủi ro kỹ càng hơn.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2022
Sàn thương mại điện tử nước ngoài phải bổ sung giấy phép kinh doanh

VTV.vn - Các sàn thương mại điện tử có vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam phải bổ sung Giấy phép kinh doanh trước ngày 1/1/2023 nếu chưa có đủ theo quy định.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

thương mại điện tử, thị trường thương mại điện tử, quy mô thương mại điện tử, quy mô thị trường thương mại điện tử, Đông Nam Á, kinh doanh trực tuyến, mua sắm trực tuyến, mua sắm online