Quy định về tăng học phí đại học

  • Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình về tăng học phí, sách giáo khoa

Về học phí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP (quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo), Chính phủ quy định khung, trần học phí cho từng địa phương, đơn vị quyết định mức cụ thể học phí cho từng năm học trong phạm vi khung, trần học phí do Chính phủ quy định. Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ đã tham mưu và được Chính phủ, đồng ý giữ nguyên không tăng học phí năm học 2021-2022.

Nhưng bắt đầu từ tháng 9 của năm học 2022-2023, sẽ có lộ trình tăng học phí theo quy định. Với lộ trình này, giáo dục mầm non công lập tăng khoảng 75%, đại học tăng khoảng 12,5%. Tuy nhiên, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, giá dịch vụ giáo dục điều chỉnh sẽ tác động tới CPI bình quân cả nước năm 2022 tăng khoảng 0,55 -1,05% và học phí năm học 2022-2023 dự kiến tác động tới CPI tăng 1,5-2,8%.

Thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 5, Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đánh giá tác động tăng giá dịch vụ giáo dục, sách giáo khoa để báo cáo Chính phủ trong tháng tới. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhất trí với giải pháp của Bộ Tài chính tiếp tục giữ nguyên, không tăng giá dịch vụ giáo dục năm học 2022-2023.

Quy định về tăng học phí đại học
Nhà nước sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ để giữ mức học phí ổn định, chưa tăng học phí trong năm học 2022-2023.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương thông tin, giá dịch vụ giáo dục trong quyền số tính CPI rất cao (5,45%) và dự kiến sẽ có tốc độ tăng từ 10 – 19%. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên vẫn còn hỗ trợ. Vấn đề đặt ra là, khi không còn được Nhà nước hỗ trợ, phải có giải pháp để các tỉnh, thành phố không đồng thời tăng giá dịch vụ giáo dục.

Nhấn mạnh cần hết sức thận trọng khi tăng học phí, các cơ sở giáo dục công lập cần tính toán kỹ tác động và có lộ trình, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu con số, theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giá dịch vụ giáo dục năm học 2022-2030 dự kiến tăng 40 – 90%, tác động đến CPI chung năm 2022 từ 0,55-1,05% là rất lớn. Cùng với tác động của giá xăng dầu và một số mặt hàng khác cộng hưởng vào sẽ rất khó cho công tác điều hành.

Cho rằng không phải tăng giá dịch vụ giáo dục là giải pháp cuối cùng, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, trên cơ sở nguồn lực ngân sách Nhà nước, có thể đề xuất tiếp tục có mức hỗ trợ phù hợp, trong một thời điểm nhất định.

Trước đó, nhiều tỉnh, thành phố đang lên kế hoạch tăng học phí bậc học phổ thông trong năm học tới theo khung học phí mới tại Nghị định 81/2021 của Chính phủ. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa công bố dự thảo Nghị quyết về việc quy định mức thu học phí với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026. Mức học phí được phân chia theo 4 vùng thay vì 3 vùng như năm ngoái. Trong đó, vùng 1 gồm trẻ em mầm non, học sinh phổ thông trên địa bàn các quận và các phường trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Vùng 2 là địa bàn thị trấn thuộc các huyện của thành phố Hà Nội. Vùng 3 bao gồm xã thuộc thị xã Sơn Tây và các xã thuộc huyện của thành phố Hà Nội (trừ các xã miền núi). Vùng 4 gồm các xã miền núi thuộc các huyện của thành phố Hà Nội. Với các trường chưa đảm bảo chi thường xuyên, học phí vùng 1 và vùng 2 dự kiến 300.000 đồng/tháng trong năm học 2022 - 2023. Hai vùng còn lại thấp hơn, dao động 100.000 - 200.000 đồng (vùng 3) và 50.000 - 100.000 đồng (vùng 4). Tiêng bậc Tiểu học được miễn học phí. Như vậy, năm học tới học phí dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với 2021-2022.

Trong đề án tuyển sinh năm học 2022-2023, nhiều trường đại học từ công lập chưa tự chủ, công lập tự chủ đều có điều chỉnh tăng học phí, trong đó có những trường tăng tới 70% so với năm học 2021-2022. Việc điều chỉnh này được các trường thực hiện theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Cụ thể, từ năm học 2022-2023, mức trần học phí các khối ngành: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên 12,5 triệu đồng/năm (tăng 2,7 triệu đồng); Nghệ thuật là 12 triệu đồng/năm (tăng 0,3 triệu đồng); Kinh doanh và quản lý, pháp luật là 12,5 triệu đồng/năm (tăng 2,7 triệu đồng); Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật là 14,5 triệu đồng/năm (tăng 2,8 triệu đồng); Y Dược 24,5 triệu đồng/năm (tăng 10,2 triệu đồng)... Như vậy, so với năm học 2021-2022, mức học phí của các cơ sở giáo dục đại học chưa tự chủ tăng từ 0,3-10,2 triệu đồng/năm, tùy từng khối ngành. Trong đó, tăng nhiều nhất là khối ngành Y Dược và các khối ngành sức khỏe khác với mức tăng từ 4,2 - 10,2 triệu đồng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí với các cơ sở chưa tự chủ, tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.  

Việc học phí công lập dự kiến được điều chỉnh tăng mạnh ở tất cả các cấp học đã khiến nhiều người lo lắng sẽ ảnh hưởng đến cơ hội học tập của bộ phận học sinh nghèo, học sinh có điều kiện khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài đã khiến cho thu nhập của đại bộ phận người dân đều bị ảnh hưởng.

Hùng Quân

Tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4.6, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hoàng Minh Sơn đã trao đổi với báo chí liên quan tới việc tăng học phí.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, theo quy định trong Luật, Bộ GDĐT đã chủ trì tham mưu Chính phủ ban hành nghị định, quy định về khung học phí.

Cụ thể, năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81 quy định về khung học phí của những đơn vị, cơ sở giáo dục công lập từ năm 2021-2022 trở đi. Vào thời điểm chuẩn bị ban hành, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, Bộ GDĐT đã đề xuất và có văn bản cuối cùng trình Chính phủ, đề nghị giữ nguyên học phí năm học 2021-2022 như năm 2020-2021.

Về khung học phí các năm học tiếp theo, với giáo dục phổ thông từ năm 2022, Bộ GDĐT đã đưa cụ thể theo Nghị định 81.

Cụ thể, từ các năm sau, các địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể về điều kiện kinh tế - xã hội, về chỉ số giá tiêu dùng, đặc điểm địa phương, khả năng đóng góp thực tế của người dân để quyết định khung học phí, mức học phí áp dụng tại địa phương. Mức tăng này không quá 7,5%/năm.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ GDĐT, các địa phương sẽ quyết định mức học phí. Năm 2022, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, nhưng việc phục hồi kinh tế xã hội còn khó khăn.

Theo đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn ngày 23.5.2022 gửi các bộ, ngành, chỉ đạo các đơn vị giáo dục trực thuộc có mức học phí phù hợp tùy tình hình từng địa phương, chia sẻ khó khăn với người dân.

Bộ cũng tăng cường thanh tra kiểm tra với các khoản thu học phí, các cơ sở giáo dục để bảo đảm đúng quy định tránh xảy ra tình trạng lạm thu.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ GDĐT đã được giao tiếp tục nghiên cứu xây dựng lộ trình tăng học phí. Đặc biệt, nghiên cứu một cách toàn diện tác động của việc tăng học phí này tới các đối tượng khác nhau đặc biệt với các học sinh, sinh viên, các gia đình khó khăn. Trên cơ sở đó, đề xuất với Chính phủ có những biện pháp hỗ trợ cần thiết.

Trà My   -   Thứ bảy, 02/07/2022 19:36 (GMT+7)

Quy định về tăng học phí đại học
Năm 2022, học phí nhiều trường đại học tăng mạnh. Ảnh minh họa: Lao Động

Học phí tăng mạnh 

Ấp ủ giấc mơ trở thành một phóng viên chuyên nghiệp, em Nguyễn Hồng Sơn, học sinh lớp 12 trường THPT C Bình Lục (Hà Nam) dự định thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Theo dõi đề án tuyển sinh của trường, Sơn đã ngỡ ngàng khi nhận thông tin tăng học phí cho khóa mới. 

"Học phí tăng 60% so với năm ngoái cộng thêm mức chi tiêu ở Hà Nội rất đắt đỏ, gia đình em không gồng gánh được. Em dự tính một con đường khác là học nghề vì chỉ cần 1-2 năm là có thể kiếm tiền" - Sơn bộc bạch.

Năm học 2022 - 2023, mức học phí dự kiến của nhiều đại học tăng cao so với năm học trước.

Tại Học phí Học viện Tài Chính, mức học phí hệ đại học chính quy năm 2022 - 2023 là 15 triệu đồng. Cũng trong năm học tới, học phí được điều chỉnh theo quy định hiện hành của Nhà nước nhưng không vượt quá 10% mỗi năm học. Chương trình chất lượng cao là 45 triệu đồng/sinh viên/năm học.

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có mức học phí dự kiến với sinh viên hệ chính quy tăng lên là 4,2 triệu đồng/tháng, tương ứng 42 triệu đồng/năm.

Trong khi mức học phí áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2021 là 3,5 triệu đồng/tháng, tương ứng 35 triệu đồng/năm. Như vậy tân sinh viên năm học sắp tới phải đóng học phí cao hơn 7 triệu so với khóa tuyển sinh năm 2021.

Với các năm học tiếp sau khóa 2022, mỗi năm học phí của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tiếp tục tăng lên 2 triệu so với năm học đầu tiên.

Mong chờ chính sách hỗ trợ

Em Vũ Thị Thuý, sinh viên năm 3 Trường Đại Học Y Hà Nội chia sẻ, với tiền học phí, tiền ăn ở sinh hoạt 5 triệu đồng/tháng, tiền giáo trình, dụng cụ học tập là 4-5 triệu đồng/năm cùng với các chi phí phát sinh khác thì trung bình mỗi tháng gia đình phải chu cấp cho em khoảng 10 triệu đồng.

“Quãng đường học y 6 năm thực sự rất dài. Với mức học phí như vậy cũng khá áp lực cho sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tăng học phí là tăng gánh nặng của gia đình em” - Thúy nói.

Học phí tăng, chi phí ăn ở, sinh hoạt đắt đỏ khiến nhiều sinh viên không trụ nổi, buộc phải từ bỏ ngành học và trường ước mơ, tìm kiếm công việc để trang trải cuộc sống và lo cho gia đình. 

So với bạn bè cùng trang lứa, em Trịnh Minh Thuận, sinh viên năm 2 trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội có phần đỡ vất vả hơn bởi trong 2 năm học vừa qua, em đã nỗ lực rất nhiều lần và được nhận các khoản học bổng. Tuy nhiên, khi chứng kiến không ít bạn bè vì hoàn cảnh quá khó khăn, không đủ khả năng chi trả khiến việc học bị gián đoạn, nam sinh không khỏi xót xa.

"Em mong không có ai vì học phí tăng, chi phí sinh hoạt tăng mà phải bỏ học" - Minh Thuận bày tỏ.

Học phí vốn luôn là nỗi trăn trở của nhiều sinh viên. Trong thời điểm vật giá đắt đỏ như hiện nay, nhiều trường đồng loạt tăng học phí khiến không ít sinh viên, nhất là những sinh viên phải sống xa nhà, thuê trọ trên thành phố rất lo lắng.

“Việc sống xa nhà và phải vừa đi học đi làm khiến em cảm thấy rất khó khăn. Ngoài xin tiền học phí thì em không dám đòi hỏi bất kỳ khoản khác từ bố mẹ" - em Phạm Thị Mỹ Hằng, sinh viên năm 2 trường Đại học Y Hà Nội, tâm sự.

Nữ sinh cho biết trường mình luôn có sẵn các quỹ học bổng để hỗ trợ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn và học bổng khuyến khích học tập dành cho các bạn có thành tích xuất sắc. Hà đang cố gắng từng ngày để đạt được học bổng nhằm giảm bớt phần nào áp lực học phí. 

Mong mỏi lớn nhất của hầu hết sinh viên viên hiện nay là khi học phí tăng thì cơ sở vật chất ngày càng chất lượng hơn để sinh viên phát triển toàn diện. Đồng thời, sẽ có thêm nhiều chính sách hỗ trợ các em để việc học trở nên "nhẹ nhõm" hơn.