Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hiện nay

(HBĐT) - Những năm qua, tỉnh quan tâm thực hiện công tác quản lý Nhà nước (QLNN) đối với doanh nghiệp (DN) sau đăng ký thành lập, tạo thuận lợi cho DN kinh doanh có hiệu quả, nâng cao công tác QLNN bằng pháp luật đối với DN, tạo cơ sở pháp lý giúp DN tiếp cận với các chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy DN phát triển.

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hiện nay

Công ty CP Lạc Thuỷ (Lạc Thủy) tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 4.200 DN với tổng số vốn đăng ký gần 60.000 tỷ đồng. Năm 2021, có 461 DN thành lập mới và 199 đơn vị trực thuộc. UBND tỉnh đã xây dựng, ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng đối với các DN sau đăng ký thành lập; triển khai chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa, trong đó chú trọng việc tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn về chuyển đổi số cho DN; ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động kinh doanh của DN; thành lập tổ công tác hỗ trợ DN thực hiện thủ tục hành chính; tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, DN…

Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho DN, hàng năm, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại DN với sự tham gia của các DN, HTX, nhà đầu tư đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. 

Các cấp, ngành tăng cường hoạt động hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường cho DN; quảng bá, xúc tiến đầu tư, vận động đầu tư vào tỉnh theo cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn; tư vấn cho các tổ chức, cá nhân đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh về thành lập DN, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư, xây dựng chiến lược kinh doanh, sản phẩm, ứng dụng KHCN, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quy định.

Là cơ quan đầu mối, Sở KH&ĐT thường xuyên trao đổi, cung cấp, công khai thông tin đăng ký DN và thông tin về tình trạng hoạt động của DN như đăng ký thành lập, thay đổi nội dung đăng ký DN và danh sách các DN giải thể, DN vi phạm, DN bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN đến các cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các sở, ngành và các đơn vị có liên quan chủ động phối hợp trong công tác quản lý DN trên địa bàn tỉnh, đồng thời hướng dẫn DN hoạt động đúng quy định. 

Các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng, thống kê dữ liệu về các DN do ngành quản lý. Trong năm 2021, ngành thuế đã cung cấp thông tin khoảng gần 800 DN bỏ địa chỉ kinh doanh, trốn thuế, các DN tạm ngừng hoạt động, đơn vị bị cưỡng chế về thuế cho Sở KH&ĐT để xử lý theo quy định của pháp luật; cơ quan công an thường xuyên phối hợp các sở, ngành, huyện, thành phố đấu tranh, phòng ngừa các loại tội phạm về kinh tế liên quan đến hoạt động của DN. Có 790 DN bị đề nghị thu hồi đăng ký DN; Sở KH&ĐT đã ra quyết định thu hồi 402 DN và cảnh báo vi phạm trên hệ thống đăng ký DN quốc gia 233 DN, thông báo xóa tên 155 DN giải thể do vi phạm.

Cùng với đó, công tác thanh tra, kiểm tra đối với DN được chú trọng. Năm 2021, các cơ quan chức năng đã phối hợp kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về môi trường tại 3 DN tại huyện Kim Bôi, Lạc Thủy; kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật đối với 21/51 DN có liên quan đến dịch vụ cầm đồ, hỗ trợ kinh doanh tài chính; qua kiểm tra phát hiện 4 đơn vị vi phạm, yêu cầu 6 đơn vị dừng hoạt động. 

Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho công tác hậu kiểm DN sau đăng ký thành lập còn hạn chế, công tác hậu kiểm hàng năm chưa thực hiện được nhiều; sự phối hợp giữa cơ quan QLNN cấp tỉnh với cơ quan QLNN cấp huyện chưa đồng bộ, nhịp nhàng; việc xử lý các DN vi phạm đối với cơ quan cấp huyện trách nhiệm chưa cao; công tác QLNN đối với DN trong thời gian qua còn hạn chế; các DN khi thực hiện đăng ký thường đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh, nhưng khi hoạt động chỉ một số ngành nghề gây khó khăn trong công tác quản lý về ngành nghề kinh doanh có điều kiện… 

 Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với DN sau đăng ký thành lập, trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp trong quản lý DN. Thường xuyên trao đổi, phối hợp cung cấp, công khai thông tin, tạo thuận lợi cho DN trong tiếp cận thông tin, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Ðồng thời, tăng cường đối thoại giữa các cơ quan QLNN với DN, hộ kinh doanh để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động của DN. Tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra DN sau đăng ký kinh doanh, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin về đăng ký DN, tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng, trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN đối với DN.

 Đinh Thắng

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nướcTrong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế độclập hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Hệ thống các doanh nghiệp tạo rasức mạnh của nền kinh tế, là nơi tạo việc làm và thực hiện các chính sách kinh tếcủa Nhà nước. DNNN là một loại hình doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước đầu tưvốn, trực tiếp quản lý với mục tiêu lợi nhuận hoặc thực hiện những nhiệm vụ cótính công ích do Nhà nước giao.Trên thế giới, DNNN có mặt ở tất cả các nước mặc dù chế độ chính trị, môhình và cơ chế quản lý rất khác nhau. Tuy nhiên, quan niệm về DNNN có sự khácbiệt rõ rệt. Ở nhiều nước, DNNN được quan niệm đồng nghĩa với sở hữu nhà nước,bao gồm cả các doanh nghiệp kinh doanh và các tổ chức sự nghiệp quản lý các tổchức dịch vụ công và các tài sản sở hữu công cộng. Ở những nước khác lại chỉ coicác đơn vị sở hữu nhà nước hạch toán kinh doanh theo Luật Công ty (Luật Doanhnghiệp) mới là DNNN. Cho đến nay, khái niệm DNNN vẫn có sự khác nhau khánhiều ở các nước khác nhau tùy theo cách tiếp cận rộng hay hẹp về khái niệm này.Tuy nhiên, điểm chung là các nước đều coi sự hiện diện của DNNN trong nền kinhtế là cần thiết, và tùy theo thể chế và quan điểm chính sách mà từng nước có quanniệm rộng hẹp khác nhau. Về tỷ trọng sức mạnh của DNNN cũng có sự khác biệtgiữa các nước: ở những nước tỷ trọng thấp, các DNNN chỉ chiếm 3-10% GDP;ngược lại ở những nước có tỷ trọng cao, DNNN chiếm trên 20% GDP; những nướccó tỷ trọng trung bình có DNNN chiếm từ 10-20% GDP.Việt Nam là một nước chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sangnền kinh tế thị trường định hướng XHCN, DNNN là một bộ phận quan trọng tronghệ thống doanh nghiệp, chiếm giữ những vị trí kinh tế trọng yếu trong nền kinh tếquốc dân. Trước đây, DNNN được coi là một tổ chức kinh tế đặc thù của Nhànước, chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối ở hầu hết các ngành công nghiệp, xây dựngvà giao thông, sau chuyển sang thành các doanh nghiệp hoạt động có tư cách phápnhân độc lập và tự chủ về tài chính theo Luật DNNN. Từ năm 2005, theo tinh thầnLuật Doanh nghiệp 2005, đã chính thức coi DNNN là một loại hình doanh nghiệptrong nền kinh tế Việt Nam, hoạt động bình đẳng với các loại hình doanh nghiệpkhác. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, DNNN là doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữutrên 50% vốn điều lệ. Như vậy, DNNN không còn được coi là một tổ chức kinh tếriêng biệt của Nhà nước có cơ chế quản lý và quy chế hoạt động riêng, lệ thuộc vàotài chính nhà nước, DNNN phải được thành lập, phát triển và hoạt động theo khungkhổ pháp luật chung về doanh nghiệp và kinh doanh. DNNN là một tổ chức kinh tếthuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư thành lập 100% vốn hoặc chiếm giữtỷ lệ cổ phần khống chế, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật về doanh nghiệpnhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ do Nhà nước giao.Như vậy, DNNN vừa là một loại hình doanh nghiệp hoạt động bình đẳng vớicác loại hình doanh nghiệp khác, vừa là một loại hình doanh nghiệp đặc thù do Nhànước sở hữu vốn và trực tiếp quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ doNhà nước giao. Tính chất hai mặt này của DNNN quy định sự đặc thù trong quảnlý, quản trị DNNN và cũng là căn nguyên của mọi sự phức tạp và tranh luận về cơchế quản lý chúng trong quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường địnhhướng XHCN ở nước ta.DNNN ở Việt Nam đến nay sau nhiều lần tổ chức lại và đổi mới cơ chế quảnlý mặc dù đã giảm mạnh về số lượng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơcấu GDP, chiếm giữ nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng, có nhiều đặc quyền đặc lợi.DNNN cũng là nơi phát sinh nhiều vấn đề về quản lý, gây thất thoát và lãng phí lớnvề vốn và tài nguyên, gây bất bình trong nhân dân. Trong suốt quá trình đổi mớiDNNN luôn là trung tâm của các đợt đổi mới cơ chế quản lý, là tâm điểm chú ý củaxã hội. Về mặt pháp lý, để nhận diện DNNN ở Việt Nam có 3 tiêu chí cơ bản sauđây:- DNNN trước hết phải là doanh nghiệp: DNNN phải được thành lập và hoạtđộng như một doanh nghiệp độc lập theo Luật Doanh nghiệp dưới hai hình thứcpháp lý phù hợp: Công ty TNHH nhà nước một thành viên; Công ty cổ phần nhànước.- Nhà nước sở hữu vốn điều lệ từ 51% trở lên. - Mục tiêu hoạt động: trên nguyên tắc tự chủ tài chính DNNN cũng theo đuổimục tiêu bảo toàn vốn, đạt lợi nhuận cao, thực hiện các mục tiêu phát triển do Nhànước giao. Riêng đối với các doanh nghiệp chuyên thực hiện các dịch vụ, nhiệm vụmang tính công ích do Nhà nước giao, mục tiêu của doanh nghiệp là hoàn thành cácnhiệm vụ công ích trên nguyên tắc hạch toán và tự chủ tài chính.Cần phân biệt DNNN với kinh tế nhà nướcTrong lý luận cũng như thực tiễn, rất dễ nhầm lẫn và đánh đồng khái niệmDNNN với khái niệm kinh tế nhà nước là một khái niệm rất quan trọng trong lýluận kinh tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Cần phân định và hiểu rõ mối liênhệ giữa hai khái niệm này.Kinh tế nhà nước là một khái niệm kinh tế chính trị học để chỉ quan hệ và xácđịnh vài trò của các thành phần (khu vực) kinh tế trong nền kinh tế nói chung.Trong khi đó DNNN là khái niệm để chỉ các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) hạchtoán kinh doanh, tự chủ tài chính, tham gia vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh.DNNN chỉ là một bộ phận của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước có nội hàm rộnghơn, phản ánh sức mạnh và quy mô kinh tế của Nhà nước khi tham gia hoạt động,điều tiết nền kinh tế dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức thành lập cácDNNN để kinh doanh.Kinh tế nhà nước có ít nhất bốn bộ phận cấu thành sau đây:- DNNN: những tổ chức kinh tế hạch toán độc lập tham gia vào lĩnh vực kinhdoanh. - Dự trữ quốc gia: lực lượng kinh tế - tài chính được sử dụng với mục đíchbình ổn thị trường và giữ an ninh kinh tế ở các lĩnh vực cần thiết như lương thực,vật tư chiến lược, hàng tiêu dùng ứng phó với thiên tai, ngoại tệ, vàng - Tài chính nhà nước1: lực lượng tài chính của Nhà nước tham gia hoạt độngcấp vốn cho các doanh nghiệp dưới hình thức các quỹ tài chính (ngân hàng đặcbiệt) chuyên cấp vốn có hoàn trả để thực hiện các mục tiêu đầu tư phát triển cácngành và lĩnh vực trọng điểm hoặc hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên.Hiện nay, tài chính nhà nước ở nước ta hoạt động thông qua 2 định chế tài chính cơbản là Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách.- Vốn và tài sản của Nhà nước có tham gia vào hoạt động kinh doanh: baogồm vốn của Nhà nước tham gia vào các công ty cổ phần dưới mức 50%, các tàisản của Nhà nước được sử dụng vào hoạt động kinh tế, kinh doanh.Nhận thức sự khác biệt giữa DNNN và kinh tế nhà nước có ý nghĩa rất quantrọng. Cần nhận thức rằng, trong nền kinh tế thị trường, kinh tế nhà nước có vai tròchủ đạo như Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định, tuy nhiên sự chủ đạocủa kinh tế nhà nước không đồng nghĩa với việc coi DNNN cũng phải có vai tròchủ đạo. DNNN chỉ là một bộ phận của kinh tế nhà nước, do vậy, nó không nhấtthiết và thậm chí không cần thiết phải có vai trò chủ đạo (thể hiện ở tỷ trọng lớn vàchiếm giữ các vị trí trọng yếu) ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương. Vềtổng thể, do đặc điểm và khả năng của mình, DNNN chỉ cần có tỷ trọng cần thiết ởnhững ngành và lĩnh vực cần thiết. Ở các ngành và lĩnh vực cạnh tranh và ở cấp độkinh tế địa phương, DNNN chỉ cần có một tỷ trọng vừa phải, thậm chí thấp. Tuyvậy DNNN không hoạt động biệt lập mà luôn hoạt động phối hợp với các bộ phậnkhác của kinh tế nhà nước, bảo đảm cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trongnền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, do lịch sử để lại, khuvực DNNN đang chiếm tỷ trọng quá cao ở cả những lĩnh vực không cần thiết. Dovậy, Nhà nước đang có biện pháp giảm mạnh các DNNN cả về số lượng và tỷtrọng. Điều đó không hề ảnh hưởng đến việc duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhànước.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam1 Tài chính nhà nước ở đây là thuật ngữ chỉ bộ phận của kinh tế nhà nước tham gia vào hoạt động kinh tế dưới hình thức cấp vốn cho các doanh nghiệp thông qua kênh tài chính – tín dụng quay vòng có hoàn trả. Khái niệm này khác với khái niệm tài chính nhà nước theo nghĩa rộng trong tiếp cận tài chính công như một hệ thống các quan hệ tài chính của Nhà nước với nền kinh tế.Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, DNNN là côngcụ của Nhà nước trong kinh doanh, nó thường được gán cho quá nhiều kỳ vọng vàvai trò. Chính vì vậy, trên thực tế, các DNNN thường không thực hiện đầy đủ vaitrò mà xã hội và Nhà nước kỳ vọng. Đây là lý do tại sao DNNN luôn là tâm điểmchú ý của các cuộc tranh luận về đổi mới kinh tế.Ở các nước khác, dù là đang phát triển, đã phát triển hoặc chuyển đổi, vai tròcủa DNNN cũng là đề tài gây tranh luận. Từ khi lý thuyết can thiệp vào thị trườngtheo trường phái J. Keynes được chấp nhận rộng rãi và áp dụng vào điều hành kinhtế, các nước đều có xu hướng coi trọng các DNNN, gán cho nó rất nhiều sứ mệnh,vai trò về kinh tế, chính trị, xã hội. Hàng loạt biện pháp quốc hữu hóa rầm rộ ởnhững ngành mà tư nhân tỏ ra kém hiệu quả mà tập trung ở các ngành dịch vụcông, dịch vụ kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, qua nhiều năm thực hiện, khu vựcDNNN ở các nước nói chung đều chứng tỏ rằng, DNNN hoạt động không hiệu quảbằng khu vực tư nhân. Do vậy, trong 30 năm trở lại đây, các nước lại có phong tràotư nhân hóa hàng loạt DNNN. Hệ quả là các nước thường có những biện pháp tráingược nhau ở các giai đoạn khác nhau: lúc thì rầm rộ quốc hữu hóa, tăng tỷ trọngvà vai trò của các DNNN; lúc thì tư nhân hóa hàng loạt, giảm mạnh tỷ trọng và vaitrò của khu vực này. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, DNNNcó ba vai trò rõ rệt:- Vai trò kinh tếVai trò kinh tế của DNNN thể hiện ở bốn nội dung sau:+ Là bộ phận chủ lực của kinh tế nhà nước tham gia vào các lĩnh vực kinhdoanh cần thiết, góp phần để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tếquốc dân. Để thực hiện vai trò này, các DNNN được thành lập và phát triển vớiđịnh hướng, quy mô đủ lớn ở những lĩnh vực kinh doanh cần thiết cho việc thựchiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Đó là các lĩnh vực mũi nhọn về kinh tếmà khu vực tư nhân chưa có khả năng hoặc không muốn đầu tư như điện lực, viễnthông, khai thác dầu khí, khoáng sản, sản xuất dầu khí, hóa chất, phân bón, vận tảihàng không, đường sắt Ở những lĩnh vực này DNNN chiếm tỷ trọng tuyệt đốihoặc áp đảo nhằm khẳng định vai trò của kinh tế nhà nước trong các ngành chủ lựccủa nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, khi chiếm giữ vị trí chủ đạo ở những ngànhchủ lực, DNNN vừa phải thể hiện tính hiệu quả của mình vừa phải đóng vai trò làmđầu mối liên kết các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Khi các doanh nghiệpthành phần khác đã phát triển tốt, các DNNN có thể rút vốn giảm dần tỷ trọng đểtập trung sang các ngành khác quan trọng hơn. Vì vậy, danh mục các ngành, cáclĩnh vực mà DNNN phải có vai trò chủ đạo luôn biến động và có xu hướng giảmdần về số lượng. Trước đây, khi mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, cácDNNN phải chiếm tỷ trọng cao, giữ vai trò chủ đạo trong hầu hết các ngành củanền kinh tế. Đến nay, nhiều ngành đã có khu vực tư nhân đủ mạnh và có khảnăng kinh doanh tốt hơn, Nhà nước thực hiện thoái vốn và các DNNN giảmmạnh tỷ trọng. Ví dụ, các ngành như kinh doanh xuất nhập khẩu, thương nghiệpbán buôn, kinh doanh lương thực, dệt may, điện tử, ngân hàng, xây dựng trướcđây các DNNN giữ vị trí độc quyền, đến nay chỉ còn giữ vai trò thứ yếu. Điềuđó hoàn toàn không làm thay đổi vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói chungvà DNNN nói riêng ở các ngành cần thiết.+ Chiếm giữ những vị trí kinh tế trọng yếu của nền kinh tế quốc dân liên quanđến an ninh kinh tế, chính trị, quân sự. Để thực hiện vai trò này, các DNNN phảiđầu tư, phát triển và khẳng định hiệu quả ở những ngành và lĩnh vực trọng yếu vềmặt kinh tế, an ninh, quốc phòng đối với quốc gia. Đó là các nhà máy có vị tríchiến lược như điện hạt nhân, chế biến dầu khí, sản xuất vũ khí, quản lý về khaithác cảng biển, sân bay, đường sắt, quản lý và khai thác hệ thống phân phối điện,mạng truyền thông, vận tải hàng không, sản xuất vũ khí, chất nổ Ở những lĩnhvực này, DNNN thường được Nhà nước giao cho quyền kinh doanh độc quyền vàphải chịu trách nhiệm phát triển ngành, phát huy hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên,khi giữ các vị trí trọng yếu và độc quyền, nhiều DNNN thường lơ là mục tiêu hiệuquả, chạy theo lợi ích riêng, xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng và xã hội. Dovậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương không đồng nhất độc quyền nhànước với độc quyền doanh nghiệp. Ở nhiều lĩnh vực độc quyền nhà nước, Nhànước cho phép nhiều DNNN cùng tham gia kinh doanh cạnh tranh nhau, tạo môitrường cạnh tranh để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và phục vụ tốt hơn nhucầu của thị trường.+ Là lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô đối với nềnkinh tế. Thực hiện vai trò này, các DNNN ở những ngành liên quan đến các cân đốivĩ mô quan trọng của từng thời kỳ phải có quy mô và tiềm lực đủ lớn, khi cần thiếtlàm công cụ thực hiện mục tiêu điều tiết các cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Cácđiều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước cần có sự góp sức của các DNNN baogồm: điều tiết tổng cung - tổng cầu, điều tiết về giá, điều tiết lãi suất, điều tiết cânđối tiền - hàng, điều tiết cung - cầu các mặt hàng chủ lực trong những thời điểmnhạy cảm hoặc tình huống thiên tai Khi thực hiện vai trò là lực lượng vật chất đểNhà nước điều tiết vĩ mô, các DNNN được Nhà nước hỗ trợ về các điều kiện vậtchất, tài chính và cơ chế, nhưng các doanh nghiệp phải triệt để và nỗ lực phối hợpvới Nhà nước để đạt mục tiêu về điều tiết vĩ mô.+ DNNN là công cụ điều chỉnh dài hạn trong phát triển kinh tế. Thực hiện vaitrò này, các DNNN được đầu tư, phát triển ở các ngành, các lĩnh vực mới có triểnvọng chiến lược nhưng khu vực tư nhân chưa có đủ khả năng phát triển hoặc dohiệu quả ban đầu quá thấp. Đến khi phát triển tốt, hiệu quả cao, đủ sức hấp dẫn cácthành phần khác đầu tư, DNNN lại chuyển giao cho khu vực tư nhân để đầu tư vàonhững lĩnh vực mới khác - Vai trò xã hộiVai trò xã hội của DNNN thể hiện ở hai nội dung sau:+ Đảm nhận sản xuất, cung ứng dịch vụ ở một số lĩnh vực liên quan đếncung cấp hàng hóa công cộng, các hoạt động kinh tế gắn với an ninh - quốcphòng, gắn với chiến lược phát triển vùng của quốc gia.+ Tham gia thực hiện một số chính sách xã hội mà Nhà nước cần có doanhnghiệp thực hiện như cung cấp nhu yếu phẩm cho đồng bào dân tộc, cung cấp vốncho các chương trình chính sách xã hội, phát triển nông thôn - Vai trò chính trịTrong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò chính trị của cácDNNN thể hiện ở chỗ toàn bộ hệ thống DNNN phải là lực lượng quan trọng gópphần củng cố và phát triển hệ thống chính trị, giúp Nhà nước thực hiện những mụctiêu chiến lược và bảo vệ chủ quyền quốc gia.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nướcBản thân DNNN có những đặc điểm rất riêng, trong đó đặc điểm sở hữu côngvừa không rõ ràng vừa không phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.Từ đó, dẫn đến cơ chế quản lý công ty (Cooporate Governance) của các DNNN rấtđặc thù khác hẳn với khu vực kinh tế tư nhân, hệ quả là DNNN có một loạt đặcđiểm về kết quả hoạt động khác biệt cần nhận thức rõ.Sau đây là năm đặc điểm quan trọng của DNNN liên quan đến quản lý:Thứ nhất, tính chất sở hữu của các DNNN không rõ ràng về chủ thể. DNNNcó chủ sở hữu là Nhà nước hoặc toàn dân (sở hữu công), nhưng Nhà nước hoặctoàn dân là những chủ thể không rõ ràng về người đại diện pháp lý, càng không rõràng khi đảm nhận tư cách chủ sở hữu các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh.Chính vì tính chất không rõ ràng về chủ sở hữu nhà nước nên cơ chế quản lý côngty đối với DNNN luôn có khiếm khuyết, không có mô hình tối ưu và phù hợpmang tính cạnh tranh. Đặc điểm không rõ ràng về sở hữu là nguyên nhân của mọinguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, yếu kém về hiệu quả và năng lực của các DNNN. Thứ hai, cơ chế quản lý đối với DNNN mang tính hành chính, quan liêu,không ổn định. Đặc điểm này là hệ quả trực tiếp từ đặc điểm về chủ sở hữu đã nêuở trên. Do Nhà nước là chủ thể sở hữu không rõ ràng, lại chuyên về thực hiện cácchức năng quyền lực nhà nước đối với toàn xã hội theo nguyên tắc hành chínhcông quyền nên khi thực hiện quản lý các DNNN, tính chất hành chính, quan liêuvẫn không thể khắc phục được. Đã có rất nhiều cải cách (ở Việt Nam cũng như ởcác nước) về mô hình quản lý đối với DNNN để khắc phục tình trạng hành chính,quan liêu nhưng đều không thể đi đến sự hoàn thiện cuối cùng. Cũng chính vì vậy,cơ chế quản lý đối với DNNN thường hay thay đổi để khắc phục những điểm yếucủa cơ chế cũ. Đặc điểm này góp phần làm năng lực cạnh tranh của DNNN thườngyếu kém hơn doanh nghiệp tư nhân cùng điều kiện.Thứ ba, sự chồng chéo, cồng kềnh trong quản lý của Nhà nước đối với cácDNNN. Do Nhà nước là chủ thể bao gồm rất nhiều cơ quan khác nhau nên khi thựchiện quản lý các DNNN, thường phân công cho các cơ quan (chủ yếu thuộc ngànhhành pháp) thực hiện quản lý theo chức năng của mình. Điều này làm cho các quanhệ quản lý đối với DNNN trở nên chồng chéo, cồng kềnh vừa có nguy cơ gây rốiloạn quản lý, vừa làm kìm chế quyền tự chủ, sự năng động, sáng tạo của các doanhnghiệp.Thứ tư, dù thiết lập mô hình quản trị nào thì quản trị các DNNN cũng kémnăng động do chế độ quyền hạn – trách nhiệm không rõ ràng, sòng phẳng, khôngcó sự giám sát thiết thực và hiệu quả, do vậy trách nhiệm giải trình của lãnh đạodoanh nghiệp không rõ ràng. Đặc điểm này bắt nguồn từ ba đặc điểm đã nêu ở trênvề quản lý của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước.Các DNNN trong bối cảnh không rõ về chủ sở hữu, quản lý chồng chéo, quan liêu,nên không thể có mô hình quản trị năng động, sáng tạo, rõ ràng về trách nhiệm nhưkhu vực tư nhân. Các giám đốc (hoặc chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thànhviên) ở các DNNN thường phải theo đuổi quá nhiều mục tiêu, chiều lòng quá nhiềucơ quan quản lý nhà nước và chủ quản, do vậy không thể toàn tâm toàn ý vào mụctiêu hiệu quả của doanh nghiệp, mặt khác, quyền chủ động về quản trị, quyết địnhkinh doanh luôn bị hạn chế, do vậy không phát huy hết khả năng sáng tạo trongkinh doanh. Mặt khác, giám đốc doanh nghiệp cũng không chịu áp lực và ràngbuộc rõ ràng về trách nhiệm giải trình trước chủ sở hữu về kết quả sản xuất kinhdoanh, dễ dẫn đến nguy cơ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Thứ năm, các DNNN thường chậm đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc,sử dụng tài nguyên, nhân lực kém hiệu quả, kết quả là hoạt động sản xuất kinhdoanh kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác cùng điều kiện. Đặc điểm nàylà hệ quả trực tiếp từ các đặc điểm đã nêu.1.4. Phân loại doanh nghiệp nhà nướcDNNN ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại. Phổ biến có các cách phân loại sauđây để nhận diện:- Phân theo tỷ trọng sở hữu của Nhà nước: Có hai loại:+ DNNN 100% vốn nhà nước. Các doanh nghiệp loại này được đăng ký dướihình thức pháp lý công ty TNHH nhà nước một thành viên. Loại này áp dụng chocác doanh nghiệp quy mô lớn, quan trọng, hoặc các doanh nghiệp đặc biệt mà Nhànước có chủ trương nắm giữ sở hữu 100% lâu dài.+ DNNN có vốn nhà nước từ 51% đến dưới 100%. Loại này được đăng kýdưới hình thức công ty cổ phần, trong đó vốn sở hữu của Nhà nước từ 51% trở lên,phần còn lại do các thể nhân và pháp nhân tư nhân sở hữu. Loại doanh nghiệp nàyáp dụng cho các doanh nghiệp mà Nhà nước chủ trương cổ phần hóa (thường ở cácngành cạnh tranh), nhưng Nhà nước vẫn phải giữ cổ phần chi phối hoặc các doanhnghiệp chưa bán được đủ tỷ lệ cổ phần để chuyển sang khu vực tư nhân.- Phân theo quy môViệc phân loại theo quy mô rất quan trọng để áp dụng các mô hình tổ chức,mô hình quản trị, tiêu chuẩn và chế độ cán bộ lãnh đạo Tiêu chí để phân hạngdoanh nghiệp theo quy mô bao gồm: quy mô vốn, doanh thu, lao động, trình độcông nghệ (áp dụng có phân biệt giữa các ngành). Có 4 loại quy mô sau:+ DNNN hạng đặc biệt: đây là các doanh nghiệp có quy mô rất lớn, bao gồmcác tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn, do Thủ tướng Chính phủ quyết địnhthành lập và quản lý.+ DNNN hạng A (hạng I): bao gồm các doanh nghiệp có quy mô vốn, doanhthu, lao động vào loại lớn, do cấp bộ hoặc UBND tỉnh quyết định thành lập và quảnlý.+ DNNN hạng B (hạng II): bao gồm các doanh nghiệp có quy mô vừa về vốn,doanh thu, lao động.+ DNNN hạng C (hạng III): bao gồm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ vềvốn, doanh thu, lao động.Chủ trương của Nhà nước ta là chỉ giữ lại các DNNN quy mô đặc biệt và lớn.Các doanh nghiệp hạng B hoặc C chỉ tồn tại ở các lĩnh vực đặc biệt như in tiền, chếtạo vũ khí, chất nổ, sổ xố kiến thiết…- Phân theo mô hình tổ chức và quản trịPhân theo tiêu chí này có các loại DNNN sau:+ Tập đoàn kinh tế nhà nước: bao gồm các DNNN quy mô lớn, tổ chức toànngành, theo mô hình công ty mẹ - con. Mô hình quản trị đối với các tập đoàn có hộiđồng thành viên và tổng giám đốc điều hành.+ Tổng công ty: bao gồm các Tổng công ty 91 do Thủ tướng quyết định thànhlập và các Tổng công ty 90 do cấp bộ, UBND tỉnh quyết định thành lập. Mô hìnhquản trị các tổng công ty có hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành.+ Công ty độc lập: bao gồm các DNNN quy mô vừa và lớn hoạt động độc lập.Mô hình quản trị các doanh nghiệp này hoặc có hội đồng quản trị (nếu quy mô lớnhoặc là công ty hỗn hợp nhà nước sở hữu dưới 100% vốn), hoặc có chủ tịch côngty (nếu quy mô vừa). Các doanh nghiệp này do bộ và UBND tỉnh thành lập vàquản lý.+ Công ty thành viên của một DNNN khác: bao gồm các doanh nghiệp trựcthuộc (công ty con) của DNNN khác (công ty mẹ). Các doanh nghiệp này do côngty mẹ quyết định thành lập và quản lý.- Phân theo tính chất độc quyền của doanh nghiệpTheo tiêu chí độc quyền có hai loại:+ DNNN độc quyền: bao gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước giao nhiệm vụđộc quyền kinh doanh một ngành nào đó. Những doanh nghiệp này phải có đủ sứcmạnh, quy mô đảm nhận cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi toàn ngành chonền kinh tế.+ DNNN cạnh tranh: bao gồm các doanh nghiệp ở các ngành cạnh tranh vớicác doanh nghiệp khác. Loại này lại gồm 2 loại nhỏ: cạnh tranh trong khuôn khổđộc quyền nhà nước (chỉ có các DNNN cạnh tranh với nhau) và cạnh tranh bìnhđẳng với các doanh nghiệp khu vực khác.2. QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀNƯỚC2.1. Phân định quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh đối với doanhnghiệp nhà nướcTrước hết, cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của Nhà nước vàchức năng quản trị kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Điều này xuất phát từđặc điểm của DNNN vừa là một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước vừa là mộtdoanh nghiệp độc lập về tài chính, có quyền tự chủ trong kinh doanh, tự chịu tráchnhiệm về kết quả kinh doanh. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng có 2 chức nănglà vừa quản lý nhà nước đối với các DNNN vừa là chủ sở hữu đối với các doanhnghiệp này. Trên thực tế quản lý, rất dễ nhầm lẫn hai nội dung này. Đảng và Nhànước ta đã nhiều lần lưu ý đến sự phân định này nhưng cho đến nay mới chỉ sáng tỏmột phần.Sự phân định này được thể hiện ở ba nội dung sau:Thứ nhất, phân định rõ về bộ máy tổ chức quản lý: các cơ quan quản lý nhànước phải tách bạch về bộ máy, nhân sự, tiền lương đối với các DNNN.Thứ hai, phân định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm: bằng thể chế, phảiquy định rõ ràng, minh bạch về quyền hạn, trách nhiệm của lãnh đạo các DNNN từhội đồng thành viên, hội đồng quản trị đến tổng giám đốc điều hành. Mặt kháccũng phải quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quảnlý nhà nước và người đứng đầu các cơ quan này khi thực hiện hai chức năng: quảnlý nhà nước và thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với DNNN. Nếu không phânđịnh rõ ràng chức năng, trách nhiệm, quyền hạn sẽ dễ dẫn đến tình trạng hoặc làchồng chéo về quản lý, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc làtình trạng buông lỏng quản lý, vô trách nhiệm, trục lợi, tham nhũng Thứ ba, thực hiện quản lý nhà nước đối với DNNN, Nhà nước phải bảo đảmnguyên tắc bình đẳng; không phân biệt đối xử giữa DNNN với các loại hình doanhnghiệp khác. Việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quản lý nhà nước có ýnghĩa rất quan trọng. Trước hết, nó giúp xác định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệmcủa các cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện 2 chức năng quản lý đã nêu. Nócòn bảo đảm cho DNNN không thể dựa dẫm, ỷ lại nhà nước, phải nỗ lực nâng caonăng lực cạnh tranh để đạt hiệu quả kinh doanh cao. Mặt khác, sự bình đẳng trongquản lý có tác dụng kích thích các doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển, đónggóp cho sự phát triển kinh tế, tạo áp lực để các DNNN kinh doanh tốt hơn.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nướcQuản lý nhà nước đối với các DNNN có hai nội dung chính, mỗi nội dung lạicó các chức năng, nhiệm vụ cụ thể:2.2.1. Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nóichungDNNN là một loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Vìvậy chúng phải chịu sự quản lý của Nhà nước theo thể chế quản lý chung đối vớicác doanh nghiệp nói chung.Chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung, trong đó cóDNNN có các nội dung chính sau đây:- Ban hành khung khổ pháp lý để doanh nghiệp hoạt động. Theo đó, Nhànước ban hành khung khổ pháp lý chung tạo môi trường pháp lý cho doanh nghiệphoạt động. Hệ thống luật tạo môi trường pháp lý cho doanh nghiệp bao gồm bốnloại: Thứ nhất, luật pháp điều chỉnh quá trình thành lập, hoạt động, giải thể - phásản doanh nghiệp bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Phá sản. Thứhai, các luật chung quy định về quyền kinh doanh và môi trường kinh doanh nóichung như: Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Phá sản, Luật Đất đai, Luật Laođộng Thứ ba, các luật riêng điều chỉnh quá trình thành lập, hoạt động của cácdoanh nghiệp ở các ngành và lĩnh vực đặc thù như kinh doanh ngân hàng, tài chính,dầu khí, khai thác tài nguyên, xuất khẩu lao động. Thứ tư, các luật điều chỉnh quanhệ tài chính với Nhà nước bao gồm các luật thuế liên quan đến doanh nghiệp là đốitượng nộp thuế. Đối với riêng DNNN, mặc dù không có văn bản luật dành riêng nhưng Nhànước ủy quyền cho Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy dưới luật quy địnhvề điều kiện thành lập, cơ chế quản lý, mô hình quản trị, cơ chế trả lương cho lãnhđạo doanh nghiệp - Ban hành và thực hiện các chính sách đối với doanh nghiệp. Theo đó, Nhànước tùy theo mục tiêu và định hướng chiến lược của mình ban hành các chínhsách liên quan đến doanh nghiệp. Hệ thống chính sách này bao gồm các chính sáchưu đãi, các chính sách hạn chế và chính sách hỗ trợ theo tiêu chí ngành, lĩnh vựcmà Nhà nước thấy cần thiết phải áp dụng chính sách. Các chính sách này phải bảođảm nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệpkhu vực tư nhân.Đối với các DNNN, Nhà nước không có chính sách riêng nhưng có thể cóchủ trương và biện pháp điều hành dành riêng cho các doanh nghiệp này trongđầu tư ban đầu, thoái vốn và bổ sung vốn kinh doanh, ưu tiên một số đơn hàngđặc biệt của Nhà nước liên quan đến an ninh - quốc phòng hoặc chính sách xãhội - Tổ chức bộ máy thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến doanhnghiệp. Ở nội dung này, quan trọng nhất là giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh.Theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2005, thủ tục đăng ký kinh doanh phảichuyển đổi từ cơ chế xin - cho trước đây sang cơ chế đăng ký hiện nay. Ngoài ra,yêu cầu các cơ quan nhà nước phải chuyển sang cơ chế một cửa. Về thời hạn, rútngắn thời gian làm thủ tục xuống còn 7 ngày. Ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh,Nhà nước còn phải thực hiện các thủ tục khác cho doanh nghiệp như giải quyết thủtục đầu tư và xây dựng, cấp các chứng chỉ quản lý nhà nước về quyền sở hữu, bảnquyền, sở hữu trí tuệ, tranh chấp, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản - Tổ chức các hoạt động đào tạo phục vụ cho doanh nghiệp. Các hoạt độngđào tạo ở đây có hai mảng rõ rệt: trước hết, Nhà nước phải đào tạo về nghiệp vụ vàkỹ năng cho bộ máy của Nhà nước về quản lý các doanh nghiệp, bảo đảm thực hiệnđúng luật pháp và các định hướng phát triển của đất nước. Ngoài ra, Nhà nước tổchức các hoạt động đào tạo hỗ trợ các doanh nghiệp về kiến thức luật pháp, pháttriển các kỹ năng kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp, phát triển tay nghềcho công nhân lành nghề - Kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp. Việc kiểm tra, thanh trahoạt động của doanh nghiệp phải được tiến hành thường xuyên nhưng không đượcchồng chéo, gây cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích củakiểm tra, thanh tra doanh nghiệp là kiểm tra sự tuân thủ pháp luật, tuân thủ hệthống tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm tra các vụ việc đột xuất. Việc kiểm tra, thanhtra thường được tiến hành theo các chuyên ngành chức năng của quản lý nhànước như tài chính, lao động, tiền lương, an toàn, an ninh trật tự Để tránhchồng chéo trong kiểm tra, các cuộc kiểm tra thanh tra phải có kế hoạch rõ ràng,thông báo trước cho doanh nghiệp, tiến hành nhanh chóng, chuyên nghiệp vàhiệu quả. Các cuộc kiểm tra phải được kết luận với những đánh giá rõ ràng,minh bạch, bảo đảm mục tiêu của kiểm tra và công bằng, dân chủ đối với doanhnghiệp.2.2.2. Thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nướcĐối với DNNN, ngoài việc quản lý nhà nước với doanh nghiệp nói chung,Nhà nước còn phải thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.Về mặt nguyên tắc, Nhà nước có thể thực hiện quyền sở hữu của mình thôngqua hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty như Luật Doanhnghiệp 2005 quy định. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện quyền sở hữu thôngqua các định chế này và đã khá thành công trong quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên,ở Việt Nam hiện nay, các định chế nêu trên hoạt động chưa hiệu quả. Các định chếnày trên thực tế thể hiện như là thủ trưởng trực tiếp hơn là người đại diện chủ sởhữu tại DNNN. Hội đồng quản trị và thành viên hưởng lương hoặc phụ cấp trựctiếp từ DNNN theo kết quả kinh doanh và chế độ phân phối thu nhập của doanhnghiệp, do vậy họ có xu hướng theo đuổi mục tiêu lợi ích nhóm của DNNN, xa rờicác lợi ích chung của xã hội mà Nhà nước đại diện. Do vậy, ở Việt Nam, việc thựchiện chức năng chủ sở hữu đối với các DNNN đòi hỏi phải bổ sung nhiều nhiệm vụcủa cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều hành, giám sát hoạt động củaDNNN.Thực hiện chức năng này, Nhà nước tiến hành các công việc sau đây:- Hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển các DNNN trong hệ thốngdoanh nghiệp của quốc gia. Đây là công việc rất quan trọng quyết định định hướngphát triển hệ thống DNNN và có tác dụng định hướng dài hạn cho các DNNN pháttriển. Để thực hiện công việc này, Nhà nước phải xác định rõ mục tiêu phát triểndài hạn của các DNNN về ngành nghề, phạm vi, quy mô, tốc độ. Đồng thời, cânđối đủ các nguồn lực cần thiết, xác định rõ lộ trình thực hiện các mục tiêu. Xuhướng chung về chiến lược phát triển DNNN là ngày càng thu hẹp về số lượng vàphạm vi, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm cần thiết, tăng quy mô và sứcmạnh của các doanh nghiệp cụ thể. Việc bảo đảm vốn đầu tư và phát triển mới chocác DNNN phải dựa trên nguyên tắc tự tích lũy từ chính hoạt động của các DNNN,cộng với quyền điều chuyển, thoái vốn của Nhà nước từ các doanh nghiệp cạnhtranh có hiệu quả thông qua cổ phần hóa, bán cổ phần nhà nước.- Thực hiện các thủ tục thành lập, quản lý và bổ nhiệm cán bộ đối với cácdoanh nghiệp. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước phải tiến hành các thủ tục cầnthiết về thành lập mới doanh nghiệp nhà nước và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạoquản lý doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, Nhà nước thực hiện các nghiệpvụ quản lý cán bộ lãnh đạo DNNN thuộc diện Nhà nước bổ nhiệm hoặc tuyểndụng, tiến hành các thủ tục về bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới, miễn nhiệm, kỷ luật đốivới các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp thuộc diện quản lý của cơ quan chủ quản.Khi DNNN không còn cơ sở để tiếp tục hoạt động, Nhà nước tiến hành thủtục giải thể doanh nghiệp hoặc cho tiến hành thủ tục phá sản theo luật định.- Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện nội dung nàythông qua các nghiệp vụ xác định vốn hoặc đánh giá lại vốn nhà nước tai doanhnghiệp, giao vốn, quyết định đầu tư tăng vốn, giảm vốn, điều chuyển vốn tại cácDNNN. Cần lưu ý là Nhà nước chỉ nên quản lý vốn chứ không quản lý tài sản tạidoanh nghiệp. Quyền sử dụng vốn, quản lý tài sản trong kinh doanh thuộc về bộmáy quản trị doanh nghiệp.- Xác lập các mô hình quản lý công ty (Cooporate Governance) phù hợp vàhiệu quả. Mô hình quản lý công ty thích hợp sẽ quyết định hiệu quả quản lý đối vớidoanh nghiệp. Trên thế giới đã có nhiều mô hình quản lý khác nhau với những ưunhược điểm khác nhau. Một số quốc gia chỉ áp dụng một mô hình quản lý công tyđối với các DNNN và đã rất thành công trong thực tế như Singapore, Đức.Ở Việt Nam, do các DNNN quá nhiều về số lượng, lại rất đa dạng về ngànhnghề, tính chất, quy mô, chủ quản, không thể máy móc áp dụng một mô hình quảnlý công ty. Thực tiễn cũng đã hình thành nhiều mô hình quản lý công ty khác nhau.Cho đến nay Nhà nước vẫn tiếp tục áp dụng, nghiên cứu tiếp để áp dụng các môhình quản lý khác nhau để khẳng định những mô hình phù hợp và hiệu quả.Các mô hình quản lý công ty áp dụng ở Việt Nam hiện nay bao gồm:+ Mô hình tập đoàn: thông qua tập đoàn để quản lý bản thân tập đoàn vàcác công ty con của tập đoàn. Mô hình tập đoàn kinh tế là mô hình thí điểm vàđến nay vẫn chưa được hoàn thiện cả về thể chế lẫn phương thức quản lý.+ Mô hình tổng công ty: áp dụng cho các doanh nghiệp lớn có cấu trúc mẹ -con kinh doanh đơn ngành hoặc đa ngành. Mô hình này lại có 2 loại nhỏ: Tổngcông ty lớn do Thủ tướng Chính phủ quyết định và quản lý (áp dụng theo Quyếtđịnh 91/Ttg) và Tổng công ty do cấp ngành hoặc địa phương quyết định và quản lý(áp dụng theo Quyết định 90/Ttg).+ Mô hình công ty kinh doanh và đầu tư vốn nhà nước. Theo mô hình này,thông qua một công ty chuyên quản lý vốn (Holding) để quản lý các DNNNkhác. Hiện nay mô hình này mới áp dụng ở Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanhvốn Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (Tổng công ty SCIC).+ Mô hình công ty chuyên ngành trực thuộc bộ hoặc địa phương. Mô hình nàyáp dụng cho các công ty chuyên ngành kinh doanh mặt hàng đặc biệt (xổ số, giảitrí) và các dịch vụ công ích như cấp thoát nước, cây xanh, môi trường, khai thácthủy lợi, quốc phòng - Thực hiện các đợt sắp xếp lại (từ cấu trúc) các DNNN. Việc sắp xếp, tổ chứclại các DNNN thường được làm theo đợt, theo nhu cầu đổi mới của cơ chế quản lývà thực trạng hoạt động của các DNNN và nền kinh tế nói chung. Theo đó, Nhànước chủ động đề ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch tổ chức, sắp xếp lại (tái cấutrúc) các DNNN để định hướng phát triển các DNNN theo mục tiêu của Nhà nước.Mục tiêu của các cuộc tái cấu trúc DNNN là thông qua việc sáp nhập, giải thể, cổphần hóa tổ chức lại các doanh nghiệp theo hướng tăng năng lực cạnh tranh, giảmbớt các đầu mối quản lý doanh nghiệp, giảm mạnh về số lượng kết hợp với việcthay đổi cơ chế quản lý và giám sát. Nhiệm vụ sắp xếp lại thường trong thực hiệnthường gặp rất nhiều trở ngại do đụng chạm đến quyền lợi, của rất nhiều ngườitrong các DNNN và trong bộ máy quản lý nhà nước.- Giám sát các DNNN. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của chủ sở hữu nhànước để đảm bảo sự giám sát chặt chẽ các hoạt động của DNNN. Sự giám sát nàycó thể tiến hành lồng ghép với nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra chung đã nêu ở phầntrên. Tuy nhiên, giám sát DNNN còn có những tính chất và nội dung riêng. Trướchết, phải giám sát sự thực hiện các mục tiêu chiến lược của Nhà nước liên quan đếndoanh nghiệp. Thứ hai, giám sát tài chính DNNN phải theo nguyên tắc định kỳ (ítnhất hàng năm) để các cơ quan quản lý nhà nước và công chúng hiểu rõ tình hìnhphát triển và hiệu quả của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện các lệch chuẩn về quảnlý và vi phạm pháp luật. Thứ ba, giám sát cán bộ do Nhà nước bổ nhiệm làm lãnhđạo doanh nghiệp phục vụ cho các nghiệp vụ quản lý cán bộ.3. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANHNGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY3.1. Quá trình đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước3.1.1. Các giai đoạn đổi mớiĐổi mới các DNNN ở Việt Nam bao gồm hai quá trình lồng ghép và đan xennhau. Quá trình thứ nhất là đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp từ cơ chế tậptrung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường hạch toán kinh doanh. Quá trìnhthứ hai là tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp từ một hệ thống trên 12.000 doanhnghiệp trước đây đến nay chỉ còn trên 2.000 và sẽ còn tiếp tục giảm mạnh về sốlượng và lĩnh vực độc quyền.Trong hơn 30 năm qua, đã có ba giai đoạn đổi mới quản lý DNNN như sau:- Giai đoạn 1981-1990Đổi mới quản lý DNNN theo cơ chế mới bắt đầu từ năm 1981 với các Quyếtđịnh 25/CP và 26/CP trao một phần tự chủ về kế hoạch và tài chính cho các DNNNtheo cơ chế kế hoạch 3 phần A, B và C, trong đó kế hoạch A là làm theo kế hoạchNhà nước giao, kế hoạch C là kế hoạch tự chủ theo nhu cầu thị trường, kế hoạch Bkết hợp giữa kế hoạch nhà nước và nguồn lực thị trường. Đây chính là bước thí điểmđể khẳng định sự đúng đắn của cơ chế mới áp dụng cho các DNNN, làm căn cứ đểĐại hội VI khẳng định đường lối đổi mới từ năm 1986.Thực hiện Nghị quyết của Đại hội VI (Đại hội khẳng định đường lối đổi mới),với Quyết định 217/HĐBT (1987) đã khẳng định cơ chế tự chủ kế hoạch và tàichính, chuyển hẳn các DNNN sang hạch toán kinh doanh, đồng thời giảm mạnhcác chỉ tiêu kế hoạch từ trên 20 chỉ tiêu xuống chỉ còn 1 chỉ tiêu nộp ngân sách.Việc thành lập DNNN cũng được nới lỏng, cho phép cả cấp chính quyền địaphương tỉnh, huyện ra quyết định thành lập doanh nghiệp với điều kiện rất cởi mở.Kết quả là các DNNN có năng lực sản xuất được "bung ra" chiếm lĩnh thị trường,đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, số lượng DNNN tăng lên nhanh chóng và đạt consố đỉnh cao vào năm 1990 trên 12.300 doanh nghiệp, trong đó hơn 60% là doanhnghiệp địa phương quy mô nhỏ. Tuy nhiên, đến đầu năm 1991, khi đất nước thựcsự phải chuyển sang cơ chế thị trường, không còn nguồn bao cấp từ các nướcXHCN nữa, hàng loạt DNNN tỏ ra yếu kém và tan rã.- Giai đoạn 1991-2005Đây là giai đoạn đổi mới triệt để toàn bộ hệ thống DNNN nói chung. Đầutiên, bằng Nghị định 388/HĐBT (1991) các DNNN phải đăng ký lại, chuyển đổitên gọi thành các công ty, tổng công ty theo cơ chế thị trường. Qua đăng ký lại,Nhà nước thực hiện xóa tên, giải thể, sáp nhập hàng loạt doanh nghiệp nhỏ, yếukém, chồng chéo chức năng, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nănglực xây dựng thương hiệu kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường. Kết quả là đãgiảm số lượng DNNN từ 12.300 xuống còn 6.050. Tuy số lượng giảm mạnh nhưngcác DNNN vẫn tăng lên về quy mô, tỷ trọng, đảm nhận tốt vai trò của mình trongnền kinh tế.Đến năm 1995, với việc ban hành Luật DNNN đánh dấu bước đổi mới quantrọng về quản lý DNNN. Theo tinh thần Luật DNNN, tiếp tục khuyến khích cácdoanh nghiệp quy mô lớn và có hiệu quả phát triển, hình thành các tổng công ty,tập đoàn kinh tế toàn ngành. Đồng thời rà soát theo Luật DNNN để giải thể, sápnhập những doanh nghiệp yếu kém. Trong giai đoạn này, đáng chú ý là Chính phủđã có hàng loạt biện pháp về sắp xếp lại các DNNN kết hợp với các biện pháp triểnkhai cơ chế quản lý mới theo khung khổ của Luật DNNN 1995. Kết quả là cácDNNN tiếp tục giảm mạnh về số lượng (đến năm 2005 chỉ còn 4011 doanhnghiệp), nhưng hệ thống DNNN vẫn có sự tăng trưởng khá về tổng thể, phát huyđược vai trò của mình về tỷ trọng, thu nộp ngân sách, đảm nhận những ngành trọngyếu Tuy nhiên, các DNNN vẫn còn quá nhiều về số lượng, phát triển ở quá nhiềungành, lĩnh vực, không cần thiết, nhiều doanh nghiệp tỏ ra không hiệu quả, môhình quản lý vẫn tỏ ra lúng túng - Giai đoạn từ 2006 đến nayVới việc ban hành và thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005 đã chính thức bãi bỏLuật DNNN 1995, các DNNN từ năm 2006 phải chuyển sang hoạt động theo LuậtDoanh nghiệp chung. Trong giai đoạn này, về mặt cơ chế quản lý, yêu cầu phảitách hẳn quản lý nhà nước với quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp tụckhẳng định quyền tự chủ của doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty,nhưng cũng tăng cường và đổi mới quản lý và giám sát của Nhà nước. Về tổ chức,sắp xếp lại, tiếp tục thực hiện các đề án sắp xếp lại, tái cấu trúc, thực hiện cổ phầnhóa quy mô lớn, thí điểm mô hình công ty kinh doanh và đầu tư vốn nhà nước(SCIC) Đây cũng là giai đoạn mà mô hình quản trị các tập đoàn, tổng công ty tỏrõ các điểm yếu, nhiều doanh nghiệp lớn như Vinashin, Vinalines không nhữngkhông khẳng định được vai trò liên kết ngành, hiệu quả cao mà còn làm lãng phí,thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư của Nhà nước.Đến nay, về cơ chế và mô hình quản lý, Nhà nước tiếp tục nghiên cứu đểkhẳng định, áp dụng cơ chế và các mô hình phù hợp. Về tổ chức, sắp xếp lại, đangthực hiện đề án tái cấu trúc lại các DNNN, theo đó sẽ thu hẹp mạnh đầu mối cácdoanh nghiệp lớn và toàn bộ hệ thống các DNNN, giảm mạnh lĩnh vực độc quyềnnhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa để áp dụng cơ chế quản trị công ty hiện đại chocác doanh nghiệp sau cổ phần hóa 3.1.2. Đánh giá chung về quá trình đổi mới quản lý doanh nghiệp nhànướcNhững thành công đã đạt được- Trong gần 30 năm qua, bằng sự nỗ lực, sáng tạo của Đảng, Nhà nước và cácdoanh nghiệp, đã chuyển đổi thành công cơ chế quản lý doanh nghiệp từ tập trung,quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường. Với cơ chế mới, mặc dù còn đang tiếptục hoàn thiện, đã phát huy được sức mạnh, năng lực của các DNNN giữ được vaitrò của mình trong nền kinh tế, DNNN đã cùng với các bộ phận khác của kinh tếnhà nước để giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đảm nhận nhữngngành kinh doanh trọng yếu, giữ mức tăng trưởng khá, nhiều doanh nghiệp đãkhẳng định năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.- Trong quá trình đổi mới, đã tìm tòi, thử nghiệm và bước đầu khẳng định mộtsố mô hình quản lý công ty đối với DNNN, trong đó có những mô hình khá thànhcông trong việc phát huy nguồn lực công trong phát triển kinh tế, làm đầu mối liênkết với khu vực tư nhân cùng phát triển.- Chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với DNNN có nhiều thay đổinhưng luôn định hướng đến mục tiêu phát huy tiềm năng, thế mạnh, hiệu quả củakhu vực DNNN trong hệ thống kinh tế nhà nước. Trong quá trình đó, Nhà nướcđã thành công trong việc đổi mới cơ chế, kết hợp với các đợt mạnh dạn sắp xếp,tổ chức lại để giảm mạnh về số lượng DNNN nhưng vẫn không làm suy yếu nănglực sản xuất và gây ra những biến động xã hội lớn. - Trong những năm gần đây, đã mạnh dạn áp dụng Luật Doanh nghiệp chungvà chuyển đổi các DNNN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005. Bước thực hiệnLuật Doanh nghiệp chung kết hợp với Luật Đầu tư chung đã góp phần đáng kể tạolập môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy các thành phần kinh tế và toàn bộnền kinh tế phát triển.- Đã mạnh dạn cổ phần hóa, xã hội hóa hàng loạt DNNN với quy mô lớn,mạnh dạn áp dụng các hình thức quản trị công ty cổ phần vào các DNNN sau cổphần hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy sự hình thành và pháttriển của thị trường chứng khoán.- Bước đầu xác lập cơ chế quản lý cán bộ và thử nghiệm những mô hình tuyểndụng, bổ nhiệm và quản lý cán bộ quản lý, lãnh đạo các DNNN; đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý ở các DNNN đã có sự trưởng thành nhất định về năng lực quảnlý, đảm nhận được vị trí, vai trò của mình. Những khuyết điểm, tồn tại- Về quan điểm, nhận thức: vẫn chưa có sự thống nhất về quan điểm, nhậnthức về vị trí, vai trò, phạm vi, phương thức quản lý đối với các DNNN, nhất làđối với các DNNN đặc thù ở các lĩnh vực quân sự, công ích, kinh doanh một sốngành đặc biệt. Còn có sự lầm lẫn về vai trò, vị trí giữa DNNN với kinh tế nhànước nói chung. Chưa có sự phân định rõ ràng về hình thức tổ chức, cơ chế quảnlý của các tổ chức sự nghiệp có thu khi thực hiện chuyển đổi sang doanh nghiệp Những điều đó dẫn đến sự chậm trễ, thậm chí sai lầm trong hoạch định và thựchiện chiến lược phát triển DNNN nói chung cũng như từng DNNN nói riêng.- Đến nay vẫn duy trì một khu vực DNNN quá lớn về tỷ trọng, số lượng,phạm vi, do vậy, vẫn lúng túng và không áp dụng được mô hình và cơ chế quản lýphù hợp, thống nhất. Điều này dẫn đến sự tùy tiện, lạm dụng sự phát triển cácdoanh nghiệp phục vụ cho lợi ích cá nhân hoặc thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm.- Chưa phân định thật rành mạch quản lý của Nhà nước với quản trị kinhdoanh đã phân quyền cho doanh nghiệp. Việc thực hiện vai trò chủ sở hữu đối vớiDNNN còn lúng túng về mô hình và phương pháp dẫn đến sự buông lỏng giám sátcủa Nhà nước.- Khi áp dụng những mô hình quản lý công ty kiểu mới học tập từ kinhnghiệm nước ngoài còn làm hời hợt, không có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽgiữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau. Hậu quả là nhiều mô hình bị lợi dụngtheo hướng phục vụ lợi ích nhóm hoặc lúng túng, thiếu hiệu quả.- Trong thực hiện cổ phần hóa và xã hội hóa, vừa thiếu sự thống nhất trong chỉđạo, vừa lúng túng về phương pháp, lộ trình. Kết quả là mục tiêu về cổ phần hóađạt thấp, nhiều doanh nghiệp chỉ cổ phần hóa hình thức làm mất tác dụng thực sựcủa biện pháp này, hoặc bị lợi dụng trục lợi cá nhân - Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý cán bộ ở các DNNN, đặc biệt là cánbộ lãnh đạo thuộc diện Nhà nước bổ nhiệm còn lúng túng cả về mô hình, phươngpháp và lộ trình thực hiện. Hậu quả là đến nay khu vực này vẫn chưa có một cơ chếminh bạch trong bổ nhiệm và quản lý cán bộ, không thu phục được người tài ở cảcấp lãnh đạo lẫn cấp quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề. Công tác quản lý vàgiám sát cán bộ còn buông lỏng, không gắn kết chặt chẽ với kết quả kinh doanh,kết quả phát triển doanh nghiệp, hệ quả là tình trạng lạm dụng chức vụ, thamnhũng có nguy cơ phát triển ở các DNNN.3.2. Giải pháp đổi mới quản lý đối với doanh nghiệp nhà nướcĐến nay, đổi mới quản lý DNNN vẫn là một nội dung rất phức tạp, nan giảicần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ, nhiều mặt. Sau đây là các giải pháplớn mang tính định hướng ở các nội dung quan trọng.3.2.1. Tổ chức, sắp xếp lại (tái cấu trúc) các doanh nghiệp nhà nướcTổ chức, sắp xếp lại các DNNN luôn là giải pháp trọng tâm và đã làm nhiềulần, nhưng lần này, với tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, khóa XI, giải pháp nàyđược đặc biệt chú trọng với tên gọi mới là tái cấu trúc/ tái cơ cấu với tinh thần, nộidung mới. Thứ nhất, tái cấu trúc lần này phải kết hợp giữa tái cấu trúc toàn bộ hệ thốngDNNN trên 5 phương diện (ngành nghề, tài chính, quản lý công ty, quản lý nhànước, khung khổ pháp lý) với tái cấu trúc theo thực thể DNNN ở từng tập đoàn,tổng công ty, công ty, gắn với mô hình mới về tăng trưởng và phát triển kinh tế.Thứ hai, về mục tiêu, tái cấu trúc lần này đề cao mục tiêu nâng cao năng lựchoạt động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của từng DNNN nói riêngvà toàn bộ hệ thống DNNN nói chung sao cho tương xứng với nguồn lực của khuvực này. Ngoài ra, mục tiêu lành mạnh hóa năng lực tài chính, thiết lập cơ chế giámsát tài chính hiệu quả, bảo đảm cho các DNNN phát triển và hoàn thành nghĩa vụtài chính đối với Nhà nước. Thứ ba, tái cấu trúc DNNN phải gắn với bảo đảm một môi trường cạnh tranhbình đẳng giữa DNNN với các loại hình doanh nghiệp khác. Thứ tư, tiếp tục xây dựng các DNNN quy mô lớn dạng tập đoàn, với số lượngkhông nhiều nhưng phải thực sự mạnh, cùng với các tập đoàn kinh tế thuộc cácthành phần khác giữ vai trò đầu tàu, dẫn dắt, điều tiết kinh tế ở phạm vi quốc gia.Thứ năm, về giải pháp, áp dụng mạnh những giải pháp chính sau đây:- Dựa trên các tiêu chí như tầm quan trọng, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động,hiệu quả hoạt động, phân định rõ ba loại DNNN: loại Nhà nước giữ 100% vốn sởhữu, loại từ 75-99%, loại từ 51-74%. Các doanh nghiệp không thuộc diện giữ tưcách pháp lý DNNN phải chuyển đổi sang khu vực tư nhân. - Tập trung phát triển các DNNN trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, cóý nghĩa then chốt trong nền kinh tế quốc dân.- Kiên quyết thu hẹp, giải thể, phá sản các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả,không cần thiết, không còn cơ sở tồn tại.- Xác lập mô hình quản lý công ty và quản trị doanh nghiệp theo hướng chủyếu chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, hạn chế mô hình công tytrách nhiệm hữu hạn, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Các doanh nghiệp hoạtđộng công ích phải bãi bỏ cơ chế bao cấp về tài chính, chuyển sang cơ chế đặthàng, đấu thầu, giao kế hoạch theo nguyên tắc thị trường.- Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động thông qua tăng cường vànâng cao chất lượng giám sát tài chính các DNNN, đặc biệt là đối với các tập đoàn,tổng công ty trong những lĩnh vực độc quyền.- Đẩy mạnh cổ phần hóa và xã hội hóa các DNNN ở các lĩnh vực mà Nhànước không cần nắm giữ 100% vốn sở hữu, các lĩnh vực cần chuyển giao cho khuvực tư nhân.Trong cổ phần hóa, phải kết hợp các biện pháp thực hiện cổ phần hóa của bảnthân doanh nghiệp với những biện pháp thúc đẩy, hỗ trợ, giám sát của Nhà nước,kết hợp các biện pháp cổ phần hóa với phát triển và thúc đẩy thị trường chứngkhoán, kết hợp phương án cổ phần hóa toàn bộ doanh nghiệp với các hình thức cổphần hóa một phần (dù với tỷ lệ nhỏ) để có cơ sở pháp lý áp dụng mô hình quản trịhiện đại vào các công ty nhà nước.3.2.2. Xác lập cơ chế quản lý của Nhà nước rõ ràng, minh bạch, hiệu quả,thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và chủ sở hữu của Nhà nước, tăngquyền tự chủ cho doanh nghiệpCác giải pháp thuộc nhóm này bao gồm:- Phân định rành mạch hơn hoạt động quản lý nhà nước với hoạt động quảntrị kinh doanh thuộc quyền tự chủ của doanh nghiệp. Chế độ chủ quản phải đượcxác lập rõ ràng, không chồng chéo, không lẫn lộn về chức năng ở các cơ quan quảnlý nhà nước.- Làm rõ các nội dung, ban hành thể chế, thực hiện triệt để chế độ đại diện chủsở hữu của Nhà nước tại các DNNN thông qua cơ chế giao vốn, điều chuyển vốn,giao mục tiêu và nhiệm vụ phát triển chiến lược, mục tiêu và nguyên tắc tài chính,giám sát tài chính, hoạt động và cán bộ.- Nâng cao chất lượng công tác xác định và giám sát mục tiêu phát triển chiếnlược cho các DNNN.- Thử nghiệm và khẳng định các mô hình, cơ chế tìm nguồn, bổ nhiệm, đánhgiá các cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các DNNN.3.2.3. Ban hành các chính sách thích hợp đối với các doanh nghiệp nhànướcDù hoạt động trong môi trường bình đẳng, cạnh tranh, nhưng DNNN là cácdoanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nên Nhà nước vẫn phải có một số chính sáchđối với riêng khu vực này. Các chính sách này là các chính sách chuyên biệt khôngvi phạm môi trường kinh doanh bình đẳng. Sau đây là những chính sách điển hìnhphải ban hành và thực hiện.- Hoàn thiện và tuân thủ triệt để chính sách về bảo toàn và phát triển vốn.Phải làm rõ trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người đứng đầu, tập thể lãnhđạo và toàn bộ doanh nghiệp đối với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn. Cáctiêu chí đánh giá về mức độ bảo toàn và phát triển vốn cũng phải được soạn thảovà áp dụng.- Chính sách sử dụng các nguồn lực do Nhà nước giao, đặc biệt là nguồn lựcđất đai, tài nguyên, quyền kinh doanh, tránh tình trạng lợi dụng việc được giao sửdụng quyền lực để kinh doanh kiểm lời phục vụ lợi ích nhóm.- Chính sách đối với các DNNN kinh doanh độc quyền, đặc biệt là các doanhnghiệp độc quyền tư nhân.- Chính sách ưu đãi khi thực hiện những nhiệm vụ đầu tư cũng phát triển cácngành trọng điểm hoặc thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội, an ninh, quốcphòng.- Chính sách hỗ trợ đào tạo các ngành nghề phát triển trọng điểm quốc gianhư: điện hạt nhân, công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng 3.2.4. Nâng cao chất lượng kiểm tra giám sát doanh nghiệp nhà nước