Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại

Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại

Khoảng giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Việt Nam trở thành thuộc địa và từ đó, các thương giá người Pháp bắt đầu chiếm lĩnh thị trường Việt Nam (các nhà máy đường, nhà máy sợi, nhà máy dệt,…). Trong bối cảnh ngày càng phát triển thị trường, trên lãnh thổ Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện hệ thống ngân hàng hiện đại, gồm có ngân hàng Đông Dương với tư cách là ngân hàng phát hành và một số ngân hàng thương mại của người nước ngoài và của người Việt Nam như ngân hàng Pháp – Hoa, ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải, Địa ốc ngân hàng,… để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh thương mại.

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bắt đầu được xây dựng từng bước. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ đây có thể chia làm hai thời kỳ.

Từ năm 1951 đến năm 1987, chúng ta có hệ thống ngân hàng một cấp. Lúc này, hệ thống ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tiền thân là ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập vào năm 1951 – giai đoạn cuói của cuộc chiến tranh chống Pháp và trong điều kiện nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Chức năng chủ yếu của ngân hàng quốc gia Việt Nam là: phát hành giấy bạc và quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng và quản lý tiền tệ. Chức năng này được thực hiện thông qua một mô hình tổ chức gọn, nhẹ, phù hợp với điều kiện thời chiến gồm 3 cấp quản lý: trung ương, liên khu, tỉnh và thành phố.

Sau thời gian này, do sự thay đổi của nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, hệ thống ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được mở rộng và hoàn thiện về cơ chế tổ chức và hoạt động nghiệp vụ. Tuy nhiên cho đến năm 1987, hoạt động của ngân hàng Việt Nam vẫn mang tính chất lưỡng tính. Nó vừa thực hiện chức năng quản lý và điều tiết lưu thông tiền tệ, vừa thực hiện chức năng của các ngân hàng trung gian và được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống cơ cở. Mặc dù đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước song ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã bộc lộ những hạn chế của nó, đặc biệt trong thập kỷ 80, vừa không thể kinh doanh theo đúng nghĩa đồng thời lại không làm tròn chức năng quản lý Nhà nước các hoạt động tiền tệ ngân hàng, nó đã làm cho nền kinh tế Việt Nam trong những năm 80 rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, vừa thiếu tiền mặt, vừa lạm phát.

Vì thế, cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế quản lý hành chính và trực tiếp sang việc sử dụng các biện pháp kinh tế theo cơ chế thị trường, từ năm 1988 đến nay, hệ thống ngân hàng đã được cải cách từng bước. Hệ thống ngân hàng hai cấp ra đời.

Bước sơ khai của hệ thống ngân hàng 2 cấp được thể hiện trong Nghị định 53 ngày 26-3-1988. Theo đó hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm: ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Nhà nước hoạt động với tư cách là ngân hàng độc quyền phát hành, là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước. Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước tháng 5-1990 thực sự đánh dấu bước đổi mới căn bản trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam và khẳng định lại sự đúng đắn của việc cải cách ngân hàng trong Nghị định 53. Các ngân hàng thương mại, ngân hàng chuyên doanh, công ty tài chính,… thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ – tín dụng. Đặc biệt các ngân hàng thương mại phát triển mạnh và đa dạng. Chúng có vai trò là người môi giới trung gian nhằm tập trung tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay các doanh nghiệp và dân chúng.

Với một hệ thống gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hoàn toàn có thể khẳng định rằng, cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh doanh thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công cuộc đổi mới ngân hàng nói chung và sự tồn tại, phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng đã thành công ở Việt Nam. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã thực sự làm đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại phù hợp với tình hình ngày càng phát triển về kinh tế của đất nước.

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 092.4477.999 - Mail :

✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại

Cho đến nay, chúng ta không tìm thấy bất cứ một tư liệu nào mô tả về các hoạt động mang tính chất Ngân hàng từ 3500 năm trước công nguyên trở về trước. Trong khoảng thời gian sau đó, 3500 năm trước công nguyên cho đến 1800 năm trước công nguyên, tư liệu lịch sử đã ghi dấu một vài hoạt động mang tính chất của hoạt động Ngân hàng, xuất hiện đầu tiên và tập trung chủ yếu ở Hy Lạp, khởi đầu cho giai đoạn lịch sử của các “Ngân hàng sơ khai”. Tổ chức thực hiện các hoạt động Ngân hàng thời kỳ này chưa có tên. Hoạt động Ngân hàng sơ khai gồm có: bảo quản, giữ hộ tiền, đổi tiền hưởng hoa hồng. Chính những người thợ vàng đã giữ hộ của cải cho dân chúng. Ngân hàng sơ khai luôn duy trì mức dự trữ 100% tổng tài sản, bởi vậy chưa hề manh nha các hoạt động tạo tiền [49].
Theo dòng lịch sử, năm 323 trước công nguyên, sau cái chết của Alexander Macedoine, đế quốc Hy Lạp tan rã, nghệ thuật Ngân hàng sơ khai được du nhập vào La Mã. Trước Thiên Chúa giáng sinh, hoạt động này đã được gọi tên là “Ngân hàng” (Bank – xuất phát từ chữ La tinh Bancus – chỉ chiếc bàn dài, nhiều ngăn hộc, được những người nhận tiền gửi và cho vay tiền thời đó sử dụng để giao dịch, cất giữ tài sản và sổ sách) [49].

Sự phát triển của những con đường thương mại xuyên lục địa mới và những biến chuyển trong ngành hàng hải từ thế kỷ 15-17 đã dịch chuyển trung tâm thương mại của thế giới từ Địa Trung Hải sang Châu Âu và đặc biệt tại quần đảo Anh, nơi hoạt động của các NH đã rất phát triển. Chính giai đoạn lịch sử này đã gieo mầm cho cuộc cách mạng công nghiệp với yêu cầu về một hệ thống tài chính phát triển. Trong thế kỷ 17, các Ngân hàng đều có quyền tạo ra những tờ giấy bạc có hiệu lực pháp lý như nhau trong lưu thông. Đương nhiên, các Ngân hàng đã lạm dụng điều này và dẫn đến hậu quả cản trở quá trình giao lưu và phát triển kinh tế. Từ đó, chính phủ tại các quốc gia bắt đầu có ý thức can thiệp vào hoạt động Ngân hàng để hạn chế việc lạm dụng phát hành.

Sau khi các chính phủ lần lượt giới hạn quyền phát hành tiền về cho một số Ngân hàng và cuối cùng là một Ngân hàng duy nhất vào cuối thế kỷ 17, sự phân tách hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện cho đến tận năm 1945 của thế kỷ 20 – khi các chính phủ thực sự quốc hữu hoá Ngân hàng Trung ương và độc quyền phát hành giấy bạc pháp định1. Như vậy, tuy Ngân hàng đã có lịch sử phát triển lâu đời, nhưng phải đến tận thế kỷ 20, sự phát triển hệ thống Ngân hàng hai cấp trong từng quốc gia mới tương đối hoàn thiện [49].

Ngày nay, trong hầu hết các quốc gia, hệ thống Ngân hàng hai cấp bao gồm một Ngân hàng trung ương với chức năng phát hành tiền và quản lý nhà nước về tiền tệ; và các Ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh tiền tệ. Sự kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng thương mại đã được phát triển và hoàn thiện trên nhiều phương diện, bao gồm việc kinh doanh giá trị của tiền tệ, giá trị sử dụng của tiền tệ và quyền sử dụng tiền tệ. Hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng thương mại đã phát triển ở phạm vi đa quốc gia và quốc tế, vượt qua nhiều giới hạn về không gian và thời gian, luôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong các hoạt động tài chính của từng nền kinh tế quốc gia và cả nền kinh tế toàn cầu

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 092.4477.999 - Mail :

✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Trên thế giới, lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế đã đòi hỏi sự phát triển của Ngân hàng và đến lượt mình sự phát triển của Ngân hàng lại thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế.

Nguồn gốc ra đời của nghiệp vụ Ngân hàng được bắt đầu từ nhiều cách song nhìn chung lại Ngân hàng ra đời là một tất yếu khách quan và đã trở thành một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế bất kỳ. Có thể định nghĩa Ngân hàng, tuỳ thuộc vào chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện song càng ngày các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi nên khái niệm để phân biệt Ngân hàng với các hình thức khác chỉ mang tính tương đối.

Trong đề tài nghiên cứu này đứng từ giác độ xem xét các tổ chức này trên phương diện các hoạt động của Ngân hàng thì “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế ”.

Trong quá trình phát triển trải qua nhiều thất bại và dưới sự tác động của nhiều yếu tố: công nghệ, điều kiện cụ thể của mỗi nước... mà hoạt động của ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh: đa dạng hoá các loại hình Ngân hàng và các hoạt động Ngân hàng. Sự tách rời giữa các chức năng điều tiết, quản lý với các chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng là một bước tiến mới của ngành Ngân hàng. Và quá trình phát triển của Ngân hàng đang tạo ra mối liên hệ ràng buộc ngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các Ngân hàng trên tầm quốc tế.

ở Việt nam ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam, với tổng giám đốc đầu tiên là cố phó Chủ Tịch Nguyễn Lương Bằng, chính thức khai sinh một ngành kinh tế rất trọng yếu của Nhà nước - ngành Ngân hàng. Ngân hàng quốc gia Việt nam ban đầu có những nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý kho bạc nhà nước, huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, quản lý các hoạt động tín dụng bằng biện pháp hành chính, quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Ngày 21/1/1960 Ngân hàng quốc gia Việt nam được đổi tên thành Ngân hàng nhà nước Việt nam, đến năm 1975 các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế cũng như hệ thống tiền tệ -Ngân hàng theo mô hình ở miền Bắc đã áp dụng thống nhất trong cả nước. Song do nhiều nguyên nhân mà trong nhiều năm liên tục, cán cân thanh toán quốc tế bội chi rất lớn, kinh tế vĩ mô mất cân đối nghiêm trọng, tình hình tài chính tiền tệ căng thẳng, lạm phát phi mã tới 3 con số (774%), sản xuất đình trệ ... Đại hội Đảng lần thứ 6 đã đề ra đường lối đổi mới cho đất nước, 2 pháp lệnh ngân hàng đươc công bố ngày 24/5/1990 là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ của ngân hàng: Từ Ngân hàng một cấp thành Ngân hàng hai cấp. Ngân hàng nhà nước Việt nam là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng và là ngân hàng Trung Ương, hệ thống Ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh. Hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, qua thực tiễn đã yêu cầu đưa hoạt động Ngân hàng vào khuôn khổ pháp luật cao hơn, hai pháp lệnh Ngân hàng đã được tổng kết, nâng lên thành hai luật được thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998. Từ đây, ngành Ngân hàng đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc và phát triển ngày càng lớn với 4 ngân hàng thương mại quốc doanh 31chi nhánh của 26 Ngân hàng nước ngoài, 4 Ngân hàng liên doanh, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 959 quỹ tín dụng nhân dân và một số công ty tài chính khác. Các nghiệp vụ Ngân hàng đã trở nên sâu rộng, đa dạng, phong phú và tăng lên nhanh chóng, huy động vốn tăng gấp trên 1000 lần so với năm 1986 và gấp 21lần so với năm 1990, cho vay nền kinh tế tăng gấp 28 lần so với năm 1990