Phương pháp phòng và thoát hiểm ngộ độc khí CO

Phương pháp phòng và thoát hiểm ngộ độc khí CO

Để tránh bị ngộ độc, bạn nên dùng khăn bịt mũi và chạy khỏi nơi rò rỉ khí càng xa càng tốt. Ảnh minh họa: istock

Xử trí khi ngộ độc khí amoniac

Theo GS Nguyễn Lân Dũng, khí amoniac rất nguy hiểm, không màu, mùi hăng khai, nhẹ hơn không khí, dễ dàng hòa tan trong nước. Ở môi trường ẩm ướt nó chuyển thành dạng hơi nước nặng hơn không khí, hoặc lan ra trên mặt đất và những vùng thấp. Hầu hết nạn nhân ngộ độc khí amoniac là do hít phải, một số trường hợp nuốt hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da. Khi bị tiếp xúc với khí amoniac, nạn nhân có thể nhận biết ngay vì nó có mùi, vị nồng, khó chịu và gây kích ứng da, mắt, mũi và họng…

Dấu hiệu ngộ độc amoniac rất nhiều, nhưng về hô hấp sẽ thấy ho sặc sụa, đau thắt hoặc nặng ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè. Chảy nước mắt, đau nhức mắt, thậm chí không nhìn thấy gì. Đau họng nặng, phù nề họng. Môi xanh lợt màu, da bỏng nặng nếu tiếp xúc lâu. Tim mạch đập nhanh nhưng mạch yếu, sốc. Nạn nhân lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, ngẩn ngơ…

Vì khí độc, phát tán nhanh nên chỉ cần thấy mùi khai đặc trưng, bạn cần nhanh chóng bịt mũi bằng khăn ướt, khẩu trang… để hạn chế hít phải khí độc rồi nhanh chóng di chuyển khỏi nơi bị nhiễm amoniac. Nếu đang ở trong nhà cần đi ra ngoài. Nếu mùi amoniac ở bên ngoài thì vào nhà, đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ, tắt máy điều hòa. Nếu quần áo dính amoniac cần cởi ra (áo chui đầu thì cắt bỏ, tránh cởi qua đầu mà tiếp xúc với hóa chất), rồi bỏ vào túi nhựa buộc kín, bỏ nơi an toàn cách xa mọi người để tránh nhiễm sang người khác.

Sơ cứu khi ngộ độc khí CO

Dấu hiệu bị ngộ độc khí CO không đặc hiệu, tản mạn. Thể nhẹ thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn, mệt mỏi, da đỏ… dễ nhầm là bị nhiễm virus. Thể ngộ độc vừa sẽ thấy đau ngực, khó tập trung, nhìn mờ, khó thở khi gắng sức nhẹ, mạch nhanh, thở nhanh, hoại tử cơ. Thể ngộ độc nặng sẽ thấy đau ngực, hồi hộp, mất định hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, ngất, tím ở môi, chân tay co cứng, có những động tác bất thường, nạn nhân khó thở, thở trào bọt hồng.

Nếu thấy có người bị một hay nhiều triệu chứng ngộ độc trên, trong 24 giờ đầu cần đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

Phòng ngạt khí

Theo PGS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội, để phòng ngạt khí, bạn cần lưu ý:

- Không nổ xe máy, ô tô, chạy máy phát điện, động cơ diezel, thiết bị đốt gas, lò than củi… ở nơi không gian kín như tầng hầm, gara, phòng đóng kín cửa.

- Tránh tụ tập những nơi như tầng hầm, bãi đỗ xe kín.

- Các tòa nhà phải thiết kế hệ thống thông gió, đảm bảo lượng ôxy lưu thông.

- Nếu hầm khí biogas có hiện tượng đóng váng (màng sinh học dày lên) cần báo cho cơ quan chuyên môn xử lý, hoặc mở nắp hầm, chọc phá màng sinh học để khí mêtan bay bớt… chờ vài giờ hãy làm việc. Tuyệt đối không tự xuống hầm ủ khí nếu không có hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

- Khi vào giếng sâu, hầm sâu, hầm chứa, thùng chứa kín lâu ngày... phải mở toang nắp, đeo mặt nạ dưỡng khí mới được vào. Hoặc thả xuống bó đuốc, ngọn nến, hay con gà để kiểm tra. Nếu lửa tắt, gà chết thì không xuống, vì nhiều khí độc.

Cách xử lý khi bị ngộ độc khí khác

Phần lớn hít phải khí độc sẽ kích thích các phế quản lớn gây co thắt, các phế quản nhỏ làm tăng tiết, tắc nghẽn, sung huyết và phù nề dẫn đến bội nhiễm nhanh chóng.

Biểu hiện cấp tính thường thấy:

- Nhức đầu, tức ngực, buồn nôn, chóng mặt, nặng hơn là rối loạn ý thức, co giật, hôn mê… Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, khí độc sẽ gây thiếu máu lên não, tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn hệ hô hấp và dẫn đến tử vong.

Nếu có người bị ngộ độc khí, cần bình tĩnh làm như sau:

- Mở hết tất cả các cửa (nếu là phòng kín), tìm cách đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc, đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt.

- Nếu nạn nhân còn tỉnh, nên để nạn nhân nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí. Hà hơi, thổi ngạt nếu nạn nhân thở yếu hoặc có dấu hiệu ngừng thở.

- Nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời hồi sức, hỗ trợ hô hấp, chống co giật, hôn mê, đề phòng tụt huyết áp…

- Chú ý người cấp cứu nạn nhân phải chú ý đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, tránh bị trúng độc khí khi tham gia cứu nạn.

- Nếu nạn nhân bị ngất, ngưng tim, ngưng thở, cần hô hấp nhân tạo tại chỗ, gọi 115, hoặc dịch vụ cấp cứu chuyên nghiệp. Hoặc nhờ tổng đài y tế hướng dẫn sơ cấp cứu, và sớm đưa nạn nhân tới bệnh viện.

Nơi dễ xảy ra nhiễm độc khí

Ngộ độc, nhiễm độc khí hay xảy ra ở các không gian kín, tầng hầm, hầm khí, hầm mỏ, hố sâu, giếng khơi - nơi hay tích tụ và bốc lên nhiều khí, hợp chất độc.

- Khí CO hay gặp là dùng bếp than sưởi ấm trong phòng kín, nhiều xe máy nổ trong tầng hầm… mà không thông khí rất dẫn đến ngộ độc khí CO sau vài phút, đến vài giờ.

- Khí Mêtan thường tích tụ nhiều ở đáy giếng, cống rãnh, đầm, ao, hầm mỏ, nơi có nhiều cây cối, xác động vật, các hợp chất hữu cơ đang phân hủy, lòng đại dương…

- Khí Clo (Cl2) có trong các chất tẩy trắng, khử trùng. Ngoài ra hút thuốc lá trong phòng kín, ngủ trong ô tô đóng kín cửa cũng làm trao đổi ôxy trong máu bị hạn chế, nạn nhân dễ lơ mơ tri giác rồi lịm dần.

Uyển Hương

Ngày: 11/11/2020 lúc 22:35PM

Ngộ độc khí CO là dạng ngộ độc hết sức phổ biến và cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tử vong của con người khi không may hít phải.

Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của loại khí này cũng như những biểu hiện, cách sơ cứu và cách phòng tránh chúng ta hãy cùng Garan.vn tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

1. Biểu hiện của người nhiễm độc khí CO

Khi không may nhiễm loại khí này thì tùy theo từng nạn nhân mà chúng sẽ có những dấu hiệu khác nhau và thường không đặc hiệu. Dấu hiệu ngộ độc khí CO từ nhẹ đến trung bình cụ thể như sau:

Phương pháp phòng và thoát hiểm ngộ độc khí CO

  • Phổ biến nhất là đau đầu.
  • Khó chịu, buồn nôn.
  • Chóng mặt.
  • Yến người.
  • Đau ngực.
  • Khó tập trung.
  • Khó thở.
  • Thị lực giảm sút
  • Môi ửng đỏ.
  • Chân tay hơi xanh.
  • Chảy máu võng mạc

Phương pháp phòng và thoát hiểm ngộ độc khí CO

Nếu nặng có thể xảy ra tình trạng thay đổi về tinh thần như hôn mê, lơ mơ, không tỉnh táo. Có thể nói những triệu chứng trên khá giống với triệu chứng của một số bệnh thông thường khác như bệnh cúm. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì nếu như hít phải nồng độ khí CO quá lớn thì sẽ dẫn tới hiện tượng bị ngất hoặc là mất mạng.

Đã có rất nhiều trường hợp khi đang say hoặc đang ngủ, nạn nhân hít phải loại khí độc này dẫn tới tử vong mà không có bất cứ biểu hiện nào. Chính vì thế hiểu được khí CO độc thế nào chính là cách để giúp bạn có những biện pháp phòng chống cụ thể, rõ ràng hơn.

2. Nguyên nhân gây ngộ độc khí CO

Khi nhiên liệu đốt cháy không triệt để sẽ tạo ra khí CO. Nếu như trong không khí có quá nhiều khí CO sẽ khiến cho cơ thể con người hấp thụ loại khí này thay cho khí oxy và khi đó ngộ độc khí CO rất dễ xảy ra.

Các nguồn thải phát sinh ra khí CO mà chúng ta hay gặp trong cuộc sống hằng ngày bao gồm:

Phương pháp phòng và thoát hiểm ngộ độc khí CO

  • Các nhiên liệu đốt than làm nóng không gian như: lò nấu, lò luyện kim, bếp than, lò sưởi, máy phát điện, máy tắm nước nóng,...
  • Các thiết bị giao thông vận tải: ô tô, xe máy, tàu hỏa…
  • Các đám cháy.

3. Sơ cứu người nhiễm độc khí CO

Để giúp người nhiễm độc loại khí CO này có thể một phần nào đó tránh được tình trạng nguy hiểm thì chúng ta cần phải biết những 3 bước sơ cứu như sau:

Bước 1: Nhanh chóng mở cửa để lưu thông và làm thoáng không khí sau đó tìm mọi cách đưa nạn nhân ra khỏi vị trí bị nhiễm độc nhanh nhất. Trong quá trình di chuyển phải chú ý đến sự an toàn của người cấp cứu.

Phương pháp phòng và thoát hiểm ngộ độc khí CO

Bước 2:

  • Trong trường hợp phát hiện nạn nhân có hiện tượng thở yếu hoặc ngừng thở thì cần thổi ngạt bằng phương pháp hô hấp nhân tạo cho miệng - miệng hoặc miệng - mũi.

Phương pháp phòng và thoát hiểm ngộ độc khí CO

  • Trong trường hợp nạn nhân không tỉnh táo thì phải đặt nạn nhân nằm nghiêng trong tư thế an toàn.

Bước 3: Gọi người hỗ trợ và gọi ngay cho cấp cứu 115.

Phương pháp phòng và thoát hiểm ngộ độc khí CO

Trong quá trình sơ cứu cần chú ý an toàn và phòng chống việc hít phải khói độc bằng cách sử dụng loại mặt nạ chống khí độc nếu như đã được trang bị từ trước hoặc lấy khăn ẩm thấm nước che kín vùng miệng và vùng mũi.

Nếu như có đám cháy và muốn thoát ra một cách an toàn thì ngoài việc dùng khăn để che mũi như đã hướng dẫn ở trên cần phải dùng thêm mền, chăn được nhúng nước để trùm lên toàn bộ cơ thể. Việc làm này sẽ giúp bạn tránh bị bỏng da do cháy quần áo khi chạy qua đám cháy.

4. Cách phòng tránh ngộ độc khí CO

Để phòng tránh hiện tượng ngộ độc khí CO thì chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Không tiếp xúc với các xưởng sản xuất hay gara khép kín hoàn toàn khi máy móc vận hành.

Phương pháp phòng và thoát hiểm ngộ độc khí CO

  • Kiểm tra và thường xuyên bảo trì đúng cách bếp gas, lò sưởi, bếp nướng và bất kỳ loại thiết bị nào hoạt động bằng than, gas, dầu trong gia đình.

Phương pháp phòng và thoát hiểm ngộ độc khí CO

  • Cài đặt các loại máy có khả năng báo động nồng độ khí CO tại nơi làm việc và trong gia đình.
  • Mua các thiết bị sử dụng gas như lò sưởi, bếp gas, bình đun nước...tại những nơi uy tín, chất lượng.
  • Thường xuyên kiểm tra và có biện pháp làm sạch đường dẫn khói hàng năm.
  • Không sử dụng lò sưởi hoặc bếp gas để sưởi ấm vì rất dễ dẫn đến tình trạng khí CO tích tụ tại nhà bạn.
  • Không được đốt than trong nhà vì khi cháy than sẽ sản sinh khí CO.
  • Không dùng máy phát điện tại tầng hầm, trong nhà, nhà để xe hoặc tại vị trí cách cửa sổ, cửa ra vào hay lỗ thông gió nhỏ hơn 6m.

Vậy là Garan.vn vừa chia sẻ xong với các bạn một số thông tin về triệu chứng, cách phòng tránh cũng như sơ cứu khi xảy ra tình trạng ngộ độc khí CO. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ an toàn tính mạng cho bản thân và những người xung quanh.