Phương mai ở đâu

Quy Nhơn Tourist kính chào Quý khách 

Phương mai ở đâu

Đừng bỏ lỡ những chương trình khuyến mãi cùng quà tặng hấp dẫn từ Quy Nhơn Tourist

Mô Tả:

Hôm nay có rất nhiều người tìm hiểu về địa chỉ

Phố Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm đường đi đến vị trí

Phố Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội

thì bạn nên chú ý một số thông tin về địa chỉ ở đâu, tuyến đường xe máy, tuyến xe hơi, tuyến xe buýt cũng như các thông tin đánh giá từ những người đã đến địa chỉ

Phố Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội

này có chất lượng và đáng tin cậy hay không.

Bán đảo Phương Mai là bán đảo thuộc địa phần thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam. Đây là một bán đảo xinh đẹp và hoang sơ với nhiều cảnh đẹp có tiềm năng lớn về du lịch.

Mục lục

  • 1 Địa lý
    • 1.1 Vị trí
    • 1.2 Địa hình
  • 2 Dân cư
  • 3 Kinh tế
  • 4 Di tích lịch sử
  • 5 Danh lam thắng cảnh
  • 6 Liên kết ngoài

Địa lýSửa đổi

Vị tríSửa đổi

Bán đảo Phương Mai nằm về phía đông đầm Thị Nại như một tấm bình phong khổng lồ án ngữ phía biển cho thành phố Quy Nhơn. Bán đảo Phương Mai là đoạn cuối cùng của dải núi Triều Châu.

Địa hìnhSửa đổi

Đây là một vùng núi thấp có nhiều ngọn nhấp nhô. Cao hơn cả là hòn Chớp Vung, hòn Mai, hòn Diệp Chữ… Nhìn từ xa, Phương Mai như đầu một con rồng thân nằm dài về phía bắc, đến tận cửa Đề Gi. Tận cùng phía nam của bán đảo là một lưỡi nhọn hình mũi mác với nhiều hốc đá hiểm trở, chim Yến thường kéo về làm tổ. Dân trong vùng gọi nơi đây bằng hai cái tên Mũi Mác và Mũi Yến. Dãy núi phía tây bắc Mũi Mác có một nhánh nhỏ, nhọn sắc như nanh cọp, chĩa về phía tây, tục gọi Gành Hổ, trong các sách cổ gọi là Hổ Ki. Nằm kẹp giữa hai dải núi này là một động cát, trên có bàu nước ngọt khá lớn. Bán đảo Phương Mai được nối với dãy Triều Châu bằng một dải núi dài chừng 2km, bề ngang chỉ hẹp độ 1/2km có tên là Eo Vược.

Dân cưSửa đổi

Bán đảo Phương Mai núi dăng hiểm trở, nhưng xen vào các vách đá và ở dìa chân núi có những thung lũng và những khoảng trống để hình thành các điểm dân cư, tụ tập chủ yếu thành ba xã Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Hải và một phần phường Hải Cảng. Dân ở đây sống bằng nghề biển và nghề nông, quanh năm chài lưới và làm ruộng.

Kinh tếSửa đổi

Hiện nay, dự án cầu đường Quy Nhơn – Nhơn Hội đang thi công, vùng đất này trong tương lai sẽ phát triển với cảng nước sâu, các khu công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

Di tích lịch sửSửa đổi

Do địa thế hùng hiểm, bán đảo Phương Mai còn dấu mình những di tích kỳ bí. Hiện còn những ngôi chùa tên dân gian là chùa Phật Lồi. Chùa ở Hải Giang, xã Nhơn Hải. Trong chùa hiện có thờ một pho tượng bằng đá sa thạch, cao bằng hình người, sau lưng có bốn chữ Phạn, dân quen gọi là chữ bùa.

Danh lam thắng cảnhSửa đổi

  • Làng biển Hải Minh
  • Đồi cát Nhơn Lý
  • Mũi Yến
  • Eo Gió

Liên kết ngoàiSửa đổi

Phố Phương Mai dài 800m, nối đường Giải Phóng với phố Lương Định Của. Đi từ Bệnh viện Việt-Pháp đến ngõ 41 Đông Tác. Nay thuộc: phường Phương Mai, Q. Đống Đa, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 4km (hướng 7h). Trạm bus lân cận: Bv Da Liễu TW (vị trí: 2R3Q+H9 Đống Đa, xe 18, 23, 99).

Phố và phường Phương Mai

Đoạn đường cong cong đi từ Bệnh viện Việt-Pháp đến nhà tôi tình cờ trùng tên con gái của hoàng hậu Nam Phương: phố Phương Mai. Thực ra đó là kết quả của việc ghép tên Phương Liệt và Bạch Mai - hai ngôi làng cổ trên đất Thăng Long - để lập ra một phường mới. Không may hiện nay chỉ có mỗi phố này và phố Lương Định Của cắt ngang qua phường thôi, trong khi mật độ giao thông và dân cư rất cao. Phường Phương Mai có diện tích 0,6 km², dân số năm 1999 là 18.154 người, cho nên mật độ lên tới 30.257 người/km².

Trên phố Phương Mai đang tập trung rất nhiều cửa hiệu bán dược phẩm và thiết bị y tế, đa số nằm ngay bên dưới các dãy chung cư đối diện mấy bệnh viện trung ương đông nghịt bệnh nhân và người nhà. Lẽ ra phải gọi đây là phố Hàng Thuốc hoặc phố Nhà Thương. Tắc đường là chuyện hàng ngày, mặc dù ở quanh phường liên tục có xe bus chạy dọc các phố Giải Phóng, Trường Chinh, Phạm Ngọc Thạch, Đào Duy Anh.

Đoạn đầu phố Phương Mai. Photo NCCong ©2016

Con phố Phương Mai tạo nên một huyết mạch giao thông với các tuyến xe bus 18, 23, 99 ở phía đông-nam khu tập thể Kim Liên, nơi cũng có mật độ dân cư dày đặc. Khu đó gồm mấy chục dãy chung cư cấp thấp được xây dựng vào đầu những năm 1960. Các mảnh ruộng thuộc địa phận của hai ngôi làng cổ Trung Tự và Kim Liên cứ dần dần bị đô thị hóa, đến cuối thế kỷ XX thì biến mất hoàn toàn. Phố Phương Mai hình thành trong quá trình mở rộng Khu tập thể Kim Liên rồi được nâng cấp và chính thức có tên vào năm 1996.

Phần lớn đất của phường này vốn là cánh đồng trồng cỏ để nuôi những con bò làm vật thí nghiệm của Bệnh viện Thú Y Đông Dương có từ đầu thế kỷ trước, mang tên Pháp HOPITAL VETERINAIRE DE L´INDOCHINE, dân ta gọi là "nhà thương chó". Trụ sở chính vẫn còn di tích ở ngã tư phố Lò Đúc - Nguyễn Công Trứ, sau 1954 từng là trụ sở Tổng cục Lâm nghiệp, nay đang xây lại.

Đoạn giữa phố Phương Mai đi dọc một con rạch, xưa kia tháo nước từ hồ Bảy Mẫu ra sông Lừ rồi chảy qua Cống Vọng. Xung quanh đó cho đến cuối thời Nguyễn hầu như vắng bóng cư dân, ngoài mấy gia đình trong xóm Trại Cam Đường của làng cổ Trung Tự, thuộc phường Đông Tác có từ thời Lê. Xóm Trại nằm ở phía đông sông Lừ. Phía tây sông, từ giữa thế kỷ XX mới mọc lên Khu tập thể Khương Thượng và trường Đại học Y khoa Hà Nội.

Đoạn giữa phố Phương Mai. Photo NCCong ©2016

Thời tôi còn ở tuổi chăn trâu câu cá, nơi đây vẫn gồm các ruộng lúa và ao rau muống trải dài dọc con rạch ở phía sau bệnh viện Bạch Mai. Mặt nước hiện lên rất rõ trên một tấm ảnh do thám được không quân Mỹ chụp trước đây hơn nửa thế kỷ (để chuẩn bị đưa chiến tranh ném bom ra Hà Nội và toàn bộ miền Bắc Việt Nam). Về sau con rạch đã bị thu hẹp dền và cuối cùng phải đặt ống cống ngầm, dấu vết độc nhất còn sót lại của vùng trũng này là hồ Kim Liên.

Tham khảo các bản đồ vẽ Hà Nội thời trước, có thể thấy mấy khu tập thể nói trên nằm trong một vùng nhiều đầm lầy bên ngoài đê La Thành, chỉ thông với đường quốc lộ QL1A tại nơi người Pháp gọi là Porte Mandarine (“ô Ông quan”). Chỗ đó ở gần đầu phố Phương Mai mà theo sách sử thì từ thời Lê chính là cửa ô Kim Hoa, sau đổi tên thành Kim Liên dưới triều Nguyễn. Nhưng dân ta vẫn quen gọi là "ô Đồng Lầm", nghe nói vì hai làng Kim Liên, Đông Tác từng có nghề nhuộm vải và họ đã dùng bùn để nhuộm nâu.

Đoạn cuối phố Phương Mai. Photo NCCong ©2016

Các công trình lớn

Có một di tích lịch sử và kiến trúc đáng chú ý với cổng hậu mở ra phố Phương Mai. Đó là bệnh viện Hôpital René-Robin, một tổ hợp công trình dân sự phân tán trên diện tích rất rộng và được xây năm 1931 theo phong cách nghệ thuật Art Deco, do kiến trúc sư người Mỹ nổi tiếng Charles Christian Hook (1870-1938) thiết kế.

Hôpital René-Robin sau năm 1954 được đổi tên thành bệnh viện Bạch Mai. Máy bay Mỹ từng ném bom dã man nơi đây trong mùa Giáng Sinh năm 1972. Một Đài tưởng niệm các bệnh nhân, nhân viên y tế và dân sở tại bị chết oan uổng vào ngày ấy đã được dựng bên cạnh toà nhà trụ sở cũ. Hiện nay bệnh viện này đã được mở rộng và hiện đại hoá rất nhiều.

Trụ sở cũ của BV Bạch Mai. Photo NCCong ©2017

Ngoài hai khối chung cư C, E thuộc khu tập thể Kim Liên đã được sử dụng từ cuối thập niên 1960, dọc phố Phương Mai còn có các tòa nhà mới xây vào đầu thế kỷ XXI như: bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh viện Lão khoa, bệnh viện Việt-Pháp, v.v..

Di tích lân cận

©NCCong 2016-2017, Phuong Mai street