Phụ nữ đến tháng có nên đi chùa

Bị hành kinh có được thắp hương không ? Đến tháng có nên đi chùa không? Điều nữ giới rất quan tâm, bởi nó liên quan đến việc thờ cúng lễ bái.

Đa phần chị em nữ giới đều tránh những việc liên quan đến lễ bái hoặc đi chùa khi đang đến kỳ kinh nguyệt. Nhưng cũng có không ít người cảm thấy khó hiểu; không biết tại sao bị hành kinh lại không được thắp hương hay đi chùa ? Nó tác động như thế nào đến chuyện tâm linh và quan niệm của người dân nước ta. Cùng đọc bài viết sau để hiểu hơn nhé.

Quan niệm dân gian về chuyện hành kinh

Theo như những thông tin được truyền miệng trong dân gian từ xưa kể lại; thì kinh nguyệt của nữ giới được xem là một thứ ô uế, không sạch sẽ. Cũng bởi vậy mà nữ giới khi đến ngày thường bị ngăn cấm tới những nơi linh thiêng như: đền chùa, bàn thờ tổ tiên, hay đi viếng mộ…

Quan niệm dân gian về chuyện hành kinh của phụ nữ

Không những thế, trong thời gian này chị em cũng không được tiến hành những việc đại sự quan trọng. Bởi người ta lo lắng sẽ xảy ra chuyện đen đủi làm hỏng chuyện lớn.

Chính vì những tập tục, quan niệm truyền miệng bao đời này; mà nhiều bạn gái cảm thấy lo lắng, không biết bị hành kinh có được thắp hương không? Nếu lỡ có thắp hương thì có sao không ? có khiến cho gia đình, người thân gặp những điều không may hay không ?

Trên thực tế, nữ giới đến ngày kinh nguyệt thắp hương có sao không ? là một vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi. Những người đồng tình với ý kiến trên cho rằng cơ thể nữ giới khi đó vướng bẩn; thắp hương lúc này là hành động bất kính, không được làm.

Còn bên phía phản đối thì khẳng định kinh nguyệt là tình trạng sinh lý bình thường ở nữ giới; không ảnh hưởng gì đến việc thắp hương cả.

Bị hành kinh có được thắp hương không ?

Những tranh cãi về việc phụ nữ bị hành kinh thắp hương có sao không ? được các nhà nghiên cứu về tôn giáo và tâm linh trả lời rằng: “chị em không nhất thiết phải kiêng kị việc này”.

Trên thực tế, những gì lưu truyền trong dân gian xưa nay chỉ chính xác với những quỷ thần cấp thấp. Hiểu đơn giản thì món khoái khẩu của những quỷ thần này là máu tươi.

Phụ nữ bị hành kinh có được thắp hương không

Thế nhưng, máu kinh của nữ giới khi đến kỳ lại không phải máu tươi. Bởi vậy mà quỷ thần sẽ trở nên nóng giận; vì nghĩ bản thân đang bị hạ thấp.

Chính vì thế, nếu đang trong thời gian bị hành kinh; chị em nên chú ý tránh không tới những địa điểm thờ cúng quỷ thần cấp thấp. Bởi có thể sẽ mang theo những điều không may mắn về nhà.

Còn đối với việc thắp nhang hay đi lễ chùa thì bạn có thể yên tâm; không cần phải lo lắng hay tránh né nhé. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành của bạn khi thờ cúng mà thôi.

Mặc dù vậy, nếu đang đến ngày đèn đỏ, chị em cũng cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi thắp nhang hoặc đi lễ chùa. Điều này thể hiện lòng thành, cũng như sự tôn kính của bạn đến bề trên.

Đến tháng có nên đi chùa không ? 

Cũng tương tự như việc thắp hương, chị em cũng không cần phải quá khắt khe trong việc đi chùa khi đến tháng. Bởi vì những điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa được ghi chép trong kinh Phật, cũng như các sổ sách khác của nhà Phật; hoàn toàn không nhắc đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Chu kỳ kinh nguyệt là quy luật không thể thay đổi. Một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường; bất cứ người phụ nữ nào cũng phải trải qua trong đời. Bởi vậy, việc đến ngày chẳng phải điều gì quá ô uế cả.

Đến tháng có nên đi chùa không ?

Ngoài ra, trong Phật giáo cũng có nhắc đến việc thân thể là bất tịnh. Bởi vậy, một khi gặp phải vấn đề về sức khỏe và thân thể; thì cũng sẻ ảnh hưởng đến việc tu hành, tụng kinh…

Do đó, khi đến “ngày dâu”, tốt nhất chị em hãy cố gắng duy trì những việc vẫn làm thường ngày như tụng kinh, ngồi thiền hay đi lễ chùa (nếu đúng dịp). Làm được như vậy thì việc tu hành của mỗi người sẽ trở nên trọn vẹn nhất.

Thắp hương, đi lễ chùa ngày kinh nguyệt cần lưu ý gì ?

Ai cũng biết chùa chiền, đền miếu đều là những nơi rất linh thiêng. Đi viếng chùa mỗi dịp mùng một, ngày dằm hoặc lễ tết là một phong tục ý nghĩa mà ông cha ta để lại. Chính vì thế, mỗi khi đi chùa bạn cần chú ý tránh mắc phải những điều cấm kỵ sau đây; đặc biệt là khi đến ngày hành kinh.

  • Để thể hiện lòng thành kính của bản thân đối với các bậc bề trên. Trước khi thắp nhang, các bạn hãy lau sạch bàn thờ trước nhé.
  • Mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ đang bị hành kinh cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi thắp nhang. Làm sao để luôn giữ được sự thanh tịnh khi hành lễ.
  • Khi thắp hương, hành lễ, bạn cần thể hiện sự chân thành, tôn kính gửi gắm tới các bậc bề trên, ông bà tổ tiên.
  • Khi thực hiện lễ bái cần ăn mặc lịch sự, kín đáo để thể hiện sự tôn kính của bản thân với đức phật, tổ tiên. Bạn không cần thiết phải mặc quá sang trọng; nhưng tuyệt đối không được mặc quần đùi áo cộc khi thắp hương.

Trên đây là những thông tin về câu hỏi phụ nữ bị hành kinh có được thắp hương không ? đến tháng có nên đi chùa không ? mà Tuti Health muốn gửi đến bạn. Trên thực tế, bạn không cần thiết phải quan trọng hóa vấn đề này. Thứ quan trọng nhất khi thắp hương, đi lễ chùa bạn cần có đó là sự chân thành. Tất mong rằng những thông tin trên đây có thể giúp các chị em đang đến kỳ kinh yên tâm hơn trong việc lễ bái.

Theo quan niệm từ xưa của ông bà ta trong dân gian thì vào những ngày đèn đỏ phụ nữ không nên đi chùa lễ Phật, vì như thế sẽ phạm phải điều câm kị, ô uế chốn tôn nghiêm. Vậy thực hư là như thế nào? Cùng đi lí giải nguyên nhân và tìm ra câu trả lời nhé chị em.

Quan niệm dân gian Từ lâu người xưa cho rằng: phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt tuyệt đối không được đến cúng kiến váy lại ở đền miếu, điện thờ, chùa vì như vậy sẽ gây mất tôn nghiêm chốn linh thiêng. Nhưng thật ra đây là điều kiêng kị của hàng quỹ thần cấp thấp. Vì quỷ thần sợ máu bẩn nên hễ thấy máu bẩn thì dễ nổi giận. Quỷ thần nghiện ăn máu, thấy máu là dấy lòng tham, nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên quỷ thần có phản ứng như bị người ta đùa bỡn làm nhục. Do vậy, phụ nữ khi hành kinh vào các đền, miếu, điện thờ quỷ thần thì có thể bị hậu quả không tốt. Dù là những phật tử lâu năm, trung thành với điện thờ, bàn phật và tràng kinh nhưng đến những ngày “cấm kị” của con gái các tín đồ Phật tử nữ điều không dám đến chùa lễ Phật, chỉ được tự khấn vái ở nhà và thậm chí là họ không dám đến trước bàn thờ Phật để thắp hương, tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật.. Thực tế thì như thế nào? Trên thực tế sự kiêng kị này chỉ là về mặt tâm linh. Về mặt khoa học thì hoàn toàn không có vấn đề hay trở ngại gì cả chị em phụ nữ nhé. Theo đó trong Luật Phật không hề có quy định ngăn cấm điều này. Vì kinh nguyệt là hiện tượng sinh lí tự nhiên của phụ nữ, là một định lí tự nhiên mà không một người phụ nữ nào tránh khỏi, cũng chẳng ai muốn mình phải trải qua 3 ngày “đau đớn” đó. Nên chẳng việc gì các chị em Phật tử lại lo ngại cả. Nếu một lòng thành tâm hướng Phật chị em cứ thoải mái đi chùa vào những ngày “đèn đỏ”. Chỉ sợ chị em viện cớ những ngày này mà lười nhang khói cầu kinh mà thôi. Nếu có ai đó nói với bạn rằng, kinh nguyệt của phụ nữ là những bài tiết dơ dáy của cơ thể thì xin thưa trên cơ thể còn rất nhiều thư bài tiết dơ dáy gấp ngàn lần khác ạ. Ngoài ra chẳng phải Phật đã dạy rằng: Phật dạy, thân nầy vốn là bất tịnh kia mà! Thế nên chẳng lẽ vì sự bất tịnh này mà chúng ta lại sao nhãng việc tu hành hay sao? Rõ ràng là không thể và không có căn cứ đúng không nào. Kết luận: Chị em phật tử cứ yên tâm đi chùa vào những ngày đèn đỏ và chẳng cần lo sợ gì cả. Mọi hoạt động sinh hoạt, tụng kinh, cúng bái cứ làm như thường lệ và hoàn toàn chẳng có lỗi lầm già cả. Một số lưu ý khi đi cúng bái là: niệm Phật nên rửa tay, súc miệng, giữ vệ sinh thân thể thân thể sạch sẽ, y phục nghiêm trang để thể hiện nhất tâm thành kính. "Ngày đèn đỏ" đến chùa cũng có hai khả năng gây nhân quả" Chuyên gia Hoàng Dương Bình cho biết: "Ngày đèn đỏ" đến chùa cũng có hai khả năng gây nhân quả" - Trường hợp vô tâm vô tứ: Người nữ không có ý gì nhưng trong vô thức cũng không tin, không muốn hiểu, cho rằng chùa cũng như nhà nên coi nhẹ việc “đèn xanh đèn đỏ”. Lần đến chùa trong tình trạng “đèn đỏ”, lần thì đến chùa bày lễ hoa quả vẫn đầy đất bẩn không rửa. Các rung chấn nặng nề ấy cản trở việc hành pháp của người khác, là ảnh hưởng đến chân khí. Trường hợp thế này nhiều lắm và có thể gây nghiệp nên để đề phòng, ông bà ta khuyên tốt nhất cứ “đỏ” là ở nhà. Có kiêng có lành, có nhà còn cấm tiệt. - Trường hợp biết nhưng cố tình: Cố tình ở đây ý nói thái độ ngạo mạn. Đôi khi mình hay dựa vào quan điểm nào đó mà mình cho là đúng, bác lại quan điểm “đèn đỏ” không được đến chùa và cứ thế mang “cái bẩn” đến để “xem có làm sao không?”. Theo tôi biết khi ấy nhân quả rất nặng và không những kiếp này và trong nhiều kiếp vẫn bị phạt. Nhân quả xảy ra mạnh mẽ ngay từ khi khởi ý chứ chưa nói đến chùa. Tẩy rửa nghiệp lực này rất vất vả và mất thời gian. Thế nên phụ nữ đèn đỏ không phải là vấn đề, cái cần quan tâm là ý thức. Ngày đèn đỏ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và tâm trạng thanh thản là hoàn toàn yên tâm đến chùa.

Tổng hợp

Video liên quan Phụ nữ đến ngày đèn đỏ có được đi chùa?//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/07/KGx3IosjAz-480x360.jpg

Bài viết liên quan //www.webtretho.com/forum/f3649/tet-nhat-dung-cam-nhung-loai-hoa-nay-len-ban-tho-kieng-ki-day-2413312/ //www.webtretho.com/forum/f3649/tet-nhat-dung-cam-nhung-loai-hoa-nay-len-ban-tho-kieng-ki-day-2413312/ //www.webtretho.com/forum/f4623/kieng-ki-phong-thuy-cho-me-bau-de-sinh-con-khoe-manh-thong-minh-2490992/#post35903168

Video liên quan

Chủ đề