Phổ tai tiếng nhật là gì

Những thứ rau trên mặt đất giàu Vitamin bao nhiêu thì các loại rong biển lại chứa nhiều chất khoáng bấy nhiêu. Vì thế đối với người ăn chay không thể bỏ qua các loại rong biển để bổ sung chất khoáng.

Các loại rong biển có thể ăn được và dùng một cách phổ thông: rong biển phổ tai (Kombu) và rong wakame…các loại rong biển này giầu cacbonhydrat, đạm, các loại vitamin, và đặc biệt các khoáng chất (chiếm tối đa 30% dung lượng). So sánh với các loại thực phẩm bơ sữa thì rong biển cung cấp lương canxi và sắt nhiều gấp 10 lần và nó chứa các khoáng chất căn bản quan trọng khác. Qua hàng ngàn năm các cư dân miền Viễn Đông đã nhận ra tầm quan trọng của rong biển trong thực phẩm, và họ đã ăn rong biển theo truyền thống để làm khoẻ máu, tim và hệ tuần hoàn. Các nghiên cứu khoa học mới đây đã bắt đầu chứng thực việc áp dụng này và họ nhận thấy trong rong biển có các tác dụng chống vi khuẩn, chống nấm, kháng vi rút và chống ung thư.

Tại một số phòng thí nghiệm ở Nhật người ta đã phát hiện phổ tai, wakame, rong nori và các loại rong biển thông thường khác làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự phát triển của chứng cao huyết áp và xơ vữa động mạch, cải thiện sự chuyển hoá mỡ. Vài loại rong biển khác cũng được khám phá là có chất kháng đông máu tương tự như chất kháng đông trong tế bào gan.

Tại Nhật, ảnh hưởng cao nhất của sự trường thọ được tìm thấy trong ngôi làng của đảo Oki mà các cư dân của nó ăn với số lượng lớn các loại rong biển, ở đó nền kinh tế địa phương phụ thuộc chính vào đó. So sánh với những miền khác của Nhật, các ngôi làng này cũng có tỉ lệ đột quỵ thấp khác thường. Tại Ohinawa, người ta ăn rất nhiều rong biển, và ở nhóm đảo Tây nam này phụ nữ sống lâu hơn bất cứ quận nào của Nhật.

Rong biển cũng ban tặng sự bảo vệ chống lại sự phóng xạ hạt nhân. Tại đại học McGill ở Canada, các nhà nghiên cứu y học đã báo cáo trong những năm 1960 và 1970 rằng rong biển chứa một chất mà nó giúp loại trừ chất sitronti phóng xạ ra khỏi cơ thể. Chất Sidium alginate được bào chế từ phổ tai…, các nhà nghiên cứu đã kết luận trong một bài báo trong tờ tạp chí Hiệp hội Y học Canada rằng: việc đánh giác hoạt động sinh học của các loại rong biển khác nhau quan trọng bởi tính thực tiễn của chúng trong việc ngăn cản sự hấp thụ những sản phẩm phóng xạ của sự phân rã nguyên tử cũng như trong việc dùng chúng như là các nhân viên khử độc tự nhiên khả dĩ”

Rong biển là một loại thực phẩm tuyệt vời, người Nhật gọi nó là “loại rau nước quí báu” và là “nguồn hạnh phúc của biển cả” và coi rong biển như món ăn chính trong bữa ăn, ăn rong biển nấu thành món xúp với miso làm cho ruột bạn thấy khoan khoái hơn. Người thời Pythagoras đã nói về rong biển và người Aztect, là những người từ thời xa xưa đã biết ăn rong biển, có nhiều loại rong biển, chúng là nguồn dự trữ phong phú các loại khoáng chất kiềm. Chúng tái tạo hệ thống thần kinh. Nó là loại huyền dược cho tiêm mao, đặc biệt là tiêm mao trong đường tiêu hoá, những tế bào nhỏ li ti như tiêm mao xếp đầy ruột và bao tử. Sự kết hợp giữa rong biển và miso hình thành nên những hỗn hợp kỳ diệu giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Chúng ta nên biết việc rất hữu ích này. Chúng tôi khuyến cáo các bạn hãy sử dụng rong biển trong bữa ăn hàng ngày.

Rong biển có khả năng tái lập sự hài hoà cơ bản giữa máu và ruột. Rong biển chứa nhiều loại chất khoáng hiếm rất cần cho cơ thể. Nó giúp kiềm hoá môi trường a xit và giúp loại bỏ các chất độc, xúp rong biển và tương giúp cơ thể loại bỏ các muối phóng xạ, kim loại nặng, nicotine và nhiều chất độc tự nhiên và chất độc tổng hợp nữa.

Theo tiên đoán của các nhà nghiên cứu về thực phẩm thì chỉ khoảng vài thập niên nữa thì một nửa nhân loại sẽ sống bằng thực phẩm thiên nhiên đặc biệt là rong biển. Rong biển được dùng nhiều cho phái nữ nhất là đang và sau khi bị hành kinh vì nó bổ xung protein và sắt rất tốt. Ngoài ra nó còn là loại thuốc có dược tính kỳ lạ - là “thuốc chữa cáu gắt” rất là hữu hiệu. Rong biển có nhiều chất khoáng tạo điều kiện kiềm cho máu, có vi lượng như magiê, kali, liti, sắt, côban… Hỗn hợp này có tác dụng chữa bệnh thần kinh quá căng thẳng, sinh ra cáu gắt, suy nhược thần kinh do lao tâm. Bởi vậy các vị giám đốc chủ xí nghiệp, các vị chủ gia đình, các bà các cô chưa chồng ở các nước châu Âu rất thích sử dụng loại “thuốc” trên.

Ngoài ra, rong tảo biển còn có hàm lượng iốt cao, chữa bệnh béo phì, bạch huyết, kích thích động mạch, chống suy nhược cơ thể. Nó có nhiều vitamin A, E chữa bệnh thiếu máu, các protein trong tảo biển có tác dụng làm đẹp da, tốt răng lưỡi, bồi dưỡng xương cốt, chống lão suy. Tảo biển còn có chất kháng sinh, rất hiệu quả trong việc phòng chống vi khuẩn, làm bớt đau nhức xương vì có hàm lượng canxi rất lớn.

Ngày nay nhiều người Việt Nam đã biết ăn và biết chế biến thức ăn từ rong biển, đặc biệt trong quyển “Cách nấu ăn phòng chống ung thư theo phương pháp Thực Dưỡng”, NXB KHKT, 2003, có nhiều món ăn sử dụng rong biển.

Đặc biệt ở vùng Đà Nẵng nước ta có loại rong biển mầu xanh gọi là mứt biển hay rong tanh (người Nhật gọi loại rong đó là Nori) là loại rong giàu dinh dưỡng, có vị ngọt như mì chính. Cho nên nếu mua được loại đã rửa sạch cát sạn, ốc con để dùng rất tốt. Chúng tôi rất mong các nhà dinh dưỡng hay thương nhân ở vùng biển Đà Nẵng (Việt Nam chỉ có Đà Nẵng có loại rong này và cũng chỉ có một mùa trong năm) khai thác, chế biến thật sạch để phổ biến cho thị trường, vì những người ăn theo phương pháp dưỡng sinh đang ngày một phát triển ở nước ta.

Rong biển rất giầu chất khoáng (calcium, photpho, sắt, muối) vitamin A, B1, B12, C không có protein và làm tiêu hoá dễ dàng các chất cacbonhydrat.

Rong biển thanh lọc cơ thể chúng ta bằng cách loại trừ các tác dụng a xít của thức ăn hiện đại, và nó giúp thiết lập chất kiềm của máu. Hơn nữa nó có thể dùng để ngừa và cải thiện nhiều loại bệnh tật đời nay: áp huyết cao, xơ cứng động mạch, dị ứng, viêm khớp, phong thấp, rối loạn, thần kinh. Rong biển còn giúp làm tan chất mỡ và chất nhầy lắng đọng do dùng quá nhiều thịt, sản phẩm của sữa và đường.

Nhiều loại rong biển được dùng trong việc ăn kiêng dưỡng sinh.

Rong biển Phổ Tai tiếng Nhật là Kombu - theo truyền thống của Nhật, người ta dùng phổ tai để làm đen tóc. Nó cũng làm tăng tuổi thọ, thông minh và trong sáng nếp nghĩ. Phổ tai nấu với xốt tamari được biết đến do làm tăng hoạt động tình dục và bồi bổ sức khoẻ. Người Nhật dùng rong phổ tai để ninh lấy nước ngọt tự nhiên của nó như là việc ninh xương để lấy nước ngọt vậy.

________Ngọc Trâm_________


Page 2

Phổ tai - ngọt lịm hồn!Mỳ chính hay bột ngọt chính là Glutamate – một trong 5 vị cơ bản mà ta vẫn cảm nhận được trong các món ăn hàng ngày:- Ngọt (đường) – năng lượng;- Chua (giấm, chanh) – thức ăn bị hư hỏng;- Mặn (muối) – các chất khoáng;- Đắng (bia Hoblon, mướp đắng);- Và glutamate hay còn được gọi là vị umami.Vị umami khá độc đáo, có vị ngọt lợ, vị ngon của nước thịt (còn gọi là vị ngọt thịt, vị của phức hợp nước dùng, cà chua, măng tây, phomat và thịt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các món ăn ngon. Trong văn hóa ẩm thực, vị uammi rất quen thuộc và tạo cho món ăn có vị ngọt và ngon. Chính vị ngọt thịt trong ẩm thực của Việt Nam là vị umami.

Vị umami hay glutamate hiện diện trong nhiều thực phẩm mà ta ăn hàng ngày. Hàm lượng glutamate tự do trong 100g thực phẩm ăn được: Kombu - phổ tai (2340mg), phomat (1200), trà xanh (668), cá mòi (280), cà chua (246), cải xanh (171), bắp (106), đậu Hà Lan (106), hành củ (51), cải bắp (50), măng tây (49), cải bó xôi (48), bí đỏ (47), nấm rơm (42), cà-rốt (33), khoai tây (10)…; sò điệp (140), cua Hoàng đế Alaska (72), cua xanh (43), tôm bạc (20), cua tuyết (19), trai (41), thịt gà (22), thịt bò (10), thịt lợn (9)… Trong 100ml nước mắm có 1370 mg glutamate tự do. Sữa mẹ có nhiều glutamat hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác.

Glutamate là một trong 20 acid amin, có trong tự nhiên (các thực phẩm tự nhiên, các thực phẩm lên men từ cá, tôm tép, đậu nành… chẳng hạn, có nhiều acid amin trong đó thường nhiều nhất là glutamate), tham gia cấu thành protein, tồn tại trong phần lớn các mô cơ, được tạo ra trong cơ thể và đóng một vai trò thiết yếu tạo nên vị umami.Sự kết hợp hài hòa các loại nguyên liệu giàu glutamate cho ta các món ăn ngon mà nước dùng là một ví dụ. Nước dùng được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Vị umami là vị cơ bản của nước dùng Pháp, Trung Quốc (nước dùng Tan), Nhật Bản (nước dùng Kombu dashi). Tuy nguyên liệu tạo ra nước dùng ở mỗi nước có khác nhau: nước dùng Tan (Trung Quốc) được chế biến từ gà, xương lợn, tỏi tây và gừng; nước dùng Pháp (bouillon) được chế biến từ gà và rau củ; nước dùng Nhật Bản (dashi) sử dụng tảo biển và cá ngừ khô…) nhưng đều có hàm lượng glutamate cao hơn các acid amin khác và đều có chung công dụng: bổ sung vị ngọt cho món ăn. Nước dùng cũng là thành phần không thể thiếu trong các món ăn ở nước ta: phở, bún thang, bún riêu (ở miền Bắc), bún cá, bún chả cá, bùn bò Huế (ở miền Trung), bánh canh, hủ tiếu (miền Nam)… đều có vị umami đậm đà.Mỳ chính, thực chất là Mono Natri Glutamate (MSG: Na Glutamate-H2O), được sản xuất bằng phương pháp lên men vi sinh, nguyên liệu chủ yếu là tinh bột hay mật mía làm từ cây mía, lúa mì, bắp, sắn tàu, củ cải đường, cây cọ; được sử dụng dưới các tên gọi: mỳ chính, bột ngọt, hạt nêm.Những thứ này đều làm theo PP hóa học... cho nên không nên sử dụng, cách tốt nhất là sử dụng trực tiếp Kombu - phổ tai.

________Ngọc Trâm_________


Page 3

Phổ tai tiếng nhật là gì
Bạn của mọi người

Phổ tai tiếng nhật là gì
Phổ tai tiếng nhật là gì
Phổ tai tiếng nhật là gì

Nhóm: Administrators

Bài viết: 14,768 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5



Rong biển rất giầu chất khoáng (calcium, photpho, sắt, muối) vitamin A, B1, B12, C không có protein và làm tiêu hoá dễ dàng các chất cacbonhydrat; đặc biệt là rong nori có thành phần B12 rất tốt cho người ăn chay trường; nhưng không nên mua tại cửa hàng có hiểu biết, không mua loại sợ nhỏ như cái đũa ăn sẵn vì họ tẩm ướp hóa chất ăn vào dễ làm nát phân…loại trừ các tác dụng a xít của thức ăn hiện đại, và nó giúp thiết lập chất kiềm của máu. Hơn nữa nó có thể dùng để ngừa và cải thiện nhiều loại bệnh tật đời nay: áp huyết cao, xơ cứng động mạch, dị ứng, viêm khớp, phong thấp, rồi loạn, thần kinh. Rong biển còn giúp làm tan chất mỡ và chất nhầy lắng đọng do dùng quá nhiều thịt, sản phẩm của sữa và đường.nên sử dụng rong biển hàng tuần, mỗi tuần 2-3 lần, hãy coi thức ăn như là thuốc…


Cách sử dụng rong Phổ tai
để ninh lấy nước ngọt là chủ yếu:

Không phải rửa rong vì mầu trắng ở bề mặt là chất muối…Rong phổ tai ngọt gấp 100 lần thịt gà để làm ngon ngọt thức ăn, và làm mềm thức ăn, nên người ta thường dùng để ninh đỗ, ninh hầm bất cứ gì cho mau mềm…Lý tưởng là ngâm 4 miếng phổ tai bằng bao diêm với 1 nấm đông cô (hoặc 1-2 sợi nấm đông trùng hạ thảo) để ngăn mát qua đêm chắt lấy nước dùng thấy tuyệt vời nhất, bã sử dụng vào việc nấu ăn… Nếu đem ninh với nấm đông cô (hoặc 1 sợi nấm đông trùng hạ thảo) cùng chút muối, hành tây (muốn có mùi thơm thì nướng hành tây trước khi nấu), cùng ngưu bàng và tamari, vài giọt dấm mơ muối… thành một thứ nước dùng hảo hạng… có thể sử dụng nước dùng Thực dưỡng đó để làm tất cả các món ăn trở nên ngon lành dễ chịu thư giãn hệ thống thần kinh…Rong phổ tai cũng có thể đem nướng ăn ngon gần như mực nướng và đem tán nhỏ rắc cơm ăn trị được nhiều bệnh… tìm đọc “Y học thường thức trong gia đình” có nhiều món ăn trị bệnh…Phổ tai có thể đem cắt nhỏ như quân cờ đem ninh và kho nhiều món ăn ngon… đặc biệt với món “Phổ tai kho”: rong phổ tai thái sợi nhỏ kho với chút gừng, muối, tamari, dầu ăn, cuối cùng rắc vừng đồi rang sẵn, làm khô giống như ruốc để được 15 -20 ngày mang đi du lịch ăn lẫn với cơm ngon tuyệt vời. (ngâm phổ tai qua đêm, rồi kho lửa liu riu…), món này trẻ con rất thích ăn với cơm, cháo, cho các cháu mang đi nhà trẻ hay mẫu giáo ăn lẫn với cơm…

Cách sử dụng rong biển nấu canh Wakame:


Rong này rất ngon, chủ yếu sử dụng để nấu canh, làm nộm, rim chua và bỏ vào hầu hết các món ăn chay mặn, làm kiềm hóa món ăn ngon lành… rim chua thì them riềng, sả, hành giã rồi chưng với tương cổ truyền, giấm mơ muối, kỷ tử… bỏ rong vào đun sôi bắc ra vắt thêm chanh và cho thêm hành phi và vừng đồi rang! Món này có thể dung tiến vua vì nó ngon đẹp thơm… Chỉ cần cắt nho nhỏ hoặc vò nát trong túi rồi thả vào nồi canh lúc chuẩn bị nhấc nồi ra khỏi bếp…Bạn có thể thả món rong này vào hầu hết các món ăn, người Nhật thường sử dụng nấu món xúp miso nổi tiếng gồm nước dùng phổ tai ở trên và thả thêm miso, đậu phụ, rong wakame và chút hành (nếu không nấu với đậu phụ thì nấu với củ cải thái vát như vót bút chì đun chín với chút phổ tai trước rồi bỏ miso và rong wakame sau cùng, món này ăn rất ngon.

Cách sử dụng rong biển lá vuông Nori:

- Đem nướng rồi bóp nhỏ ăn với cơm cháo…- Xé nhỏ bỏ vào các loại canh súp đang sôi trước khi nhấc nồi ra khỏi bếp, nó nở lên và ròn ròn, hơi giống một miếng mộc nhĩ… - Xé nhỏ rồi ướp với chút dầu ăn, muối, nước tương, hoặc hòa miso với chút nước… sau đó đem rang sơ trên bếp cho ròn, là một loại món ăn cực kỳ khoái khẩu với các em bé, cần bỏ thêm vừng đồi (vừng đã tróc vỏ rang sẵn) vào với món rong biển rang này.- Đem làm vỏ của món rong cuốn sushi nổi tiếng của người Nhật.- Cũng có thể thay thế miếng bánh đa nem cho món nem cuộn hoặc cắt một miếng bằng lòng bàn cuốn lẫn vào món nem cuộn…Bạn trải một miếng bánh đa nem, rồi trải lên trên miếng rong nori nhỏ cỡ lòng bàn tay.. rồi bỏ thêm cơm, thức ăn… vào rồi cuộn lên…

Trong các loại rong biển thì hijiki mang năng lượng dương - là một kho báu cung cấp chất sắt, các khoáng chất và chất xơ xenlulozơ rất tương xứng với konnyaku (thạch củ nưa) mang nhiều năng lượng âm. Cả hai nguyên liệu này đều rất tốt trong việc hỗ trợ chức năng tiêu hóa của đường ruột. Ngày nay salad này là món ăn kèm rất được yêu thích của nhiều người. Đặc biệt là nó không thể thiếu cho những người đang bị hoa mắt thiếu máu, bị bệnh trĩ, người mắc chứng sa ruột, thoát vị. Nếu muốn thành món ngon đẳng cấp thì làm theo cách sau, nếu muốn giản tiện thì xào với củ sen cũng tốt.

Sau đây là chia sẻ của chị Nhi: Con thích rong Hijiki sau Miso, Natto, mơ muối. Đó là 4 thực phẩm con sử dụng chủ đạo trong bữa ăn hàng ngày từ 14 năm nay, sau khi sinh sống ở Nhật. Nhờ nó mà con không sợ thiếu chất và dễ dàng chuyển qua chế độ trường chay, ngay cả khi mang bầu và nuôi thằng út.Hijiki rang lên rồi tẩm tamari trộn với lạc rang để ăn với cháo và cơm gạo xát dối. Theo thông tin của Nhật, Hijiki được xem là dinh dưỡng nhất và dương nhất so với các loại rong biển thông thường của Nhật (canxi cao hơn sữa bò 12 lần, sắt cao hơn 7 lần trong gan gà, và giàu khoáng chất nhất). Người Nhật dùng thường trong các hộp cơm bento, đặc biệt mấy phần cơm TD Nhật con thấy hiếm khi thiếu Hijiki.Nổi tiếng và thường thấy nhất trong hộp cơm Nhật là rong Hijiki ninh cùng Củ sen bào (ngâm và xào Hijiki với dầu vừng, củ sen, sau đó cho nước dùng vào ninh cùng, nêm muối và tamari), kế đó là món rong Hikiki xào cùng đậu phụ chiên cắt sợi và củ cải đỏ cắt sợi (cách làm cũng vẫn là xào rong Hijiki với dầu cho bớt mùi), món thứ 3 là cơm trộn có Hijiki và đậu phụ chiên. Chị Nhi tâm sự: trẻ con nhà con rất thích Hijiki. Mười mấy năm nay nhà con rất thường ăn rong này, gần như ngày nào cũng dùng rong Hijiki trong các món xào như Kinbira (trẻ con nhà con thích nhất) hay ngô nếp bào xào rong Hijiki, món kho, salad, chả, cơm trộn kiểu Nhật, đôi lúc rang lên rồi tẩm tamari trộn với lạc rang để nấu cháo và cơm gạo xát dối.Con biết món này nhưng thấy cầu kỳ không nấu thường được nên hiếm khi nấu, nhanh gọn nhất là xào kinbira và cơm trộn. Ngon và dễ làm.Kinbira Hijiki Củ Sen (Hijiki Renkon): Món ăn được xem là món bổ dưỡng làm tăng sức đề kháng phòng trị bệnh cảm cúm. ■Nguyên liệu: Hijiki 25g; Củ sen 100g; Nước tương 3 thìa to; Dầu ăn (dầu hạt cải) ■Cách làm: 1. Rửa nhanh rong hijiki qua dây lọc, củ sen cắt làm 4, sau đó cắt lát theo chiều ngang) 3. Cho dầu vào chảo, đầu tiên xào củ sen. Khi củ sen chuyển màu, cho Hijiki vào xào, thêm nước cho xăm xắp mặt nguyên liệu. 4. Đậy vun, ninh trong 20 phút. 5. Kiểm tra xem có bị thiếu nước. 2. Củ sen cắt lát hình rẻ quạt không bỏ vỏ (theo chiều nguyên liệu mềm thì thêm nước tương, ninh cho đến khi cạn nước. ※Có thể thêm ngưu bàng, carrot, đậu gà luộc (đậu nành) để tạo thành nhiều loại Kinbira khác nhau, có thể sử dụng củ sen khô ngâm nước cho nở rồi chế biến. Salad Hijiki Nguyên liệu (khẩu phần cơ bản), dùng cho 10 người ăn Rong Hijiki 25g (hay còn gọi là tảo mơ); Konnyaku 70g (thạch củ nưa, mua tại các siêu thị Nhật Bản); Dầu vừng 1 thìa to; Nước tương Nhật (hoặc một nửa là tamari):1-2 thìa to; Nước 4 cốc (để ngâm).Nước dashi 2 cốc (nước ngâm rong biển phổ tai và nấm đông cô trên 10 tiếng để ngăn mát tủ lạnh, tỉ lệ 4 miếng phổ tai +1 cái nấm đông cô nhỏ).Củ sen, cà rốt, đậu phụ cắt lát mỏng chiên vàng (có thể thay thế bằng mì căn ống thái mỏng), đỗ nành tươi xanh bỏ vỏ hoặc đậu Hà Lan tươi (tùy xem có đủ nguyên liệu hoặc hoặc không cần thiết phải có hết, đều thái sợi vừa ăn, nấu chín), trọng lượng từng thứ tùy ý. Cách làm: Ngâm rong Hijiki trong nước 30', sau đó đổ vào rổ và rửa rong dưới vòi nước đang chảy.Thạch củ nưa (xem lại dòng 1-2 của bài): cắt thành sợi dài vừa ăn, có thể đập dập chút, rồi bỏ vào nồi đun với nước khoảng 3' để loại bỏ mùi. Cà rốt, củ sen cắt thành sợi dài vừa ăn, xào chín với dầu. Trộn đều tất cả nguyên liệu và đun trong nước dashi 30'. Thêm đỗ nành tươi xanh hoặc hạt đậu Hà Lan tươi. Tiếp tục đun và để mở vung cho cạn nước, bày ra đĩa và dùng. Đơn giản hơn: ngâm củ sen khô với chút nước, đun lên với rong hijiki và nước tương tamari hay tương cổ truyền…Tìm đọc: “Thiền Ăn: 96 món ăn chay bổ dưỡng theo pp Ohsawa”, “Đạm chay Vegan”, “Tía tô xanh – vừng ngà hooc sao giờ ta mới biết?” “Kho Phin”, “Vị đạo sĩ có thể chữa khỏi mọi thứ bệnh”.

--------------------

________Ngọc Trâm_________


Page 4

Đức Phật dạy: thân thể do 4 thứ tác động là nghiệp (karma), tâm, vật thực và thời tiết

Nói đến việc thành đạo của Đức Phật là phải nói đến một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Đó là bát cháo sữa đã giúp sức cho Ngài tu tập đạt thành chánh quả. Trong buổi sáng trước ngày Thành đạo, lúc Bồ tát ngồi dưới gốc cây Bồ đề bên bờ sông Neranjarà, một phụ nữ tên Sujata đã dâng đến Ngài bát cháo sữa mà nàng đã tự tay nấu lấy. Sau khi thọ xong bữa ăn có nhiều chất dinh dưỡng ấy, Đức Phật nhịn đói luôn suốt bảy tuần nhật. Có lẽ nhờ bát cháo Sujata, mà cháo đã trở thành một món ăn quan trọng thường được Đức Thế Tôn nhắc đến trong kinh điển.Trong kinh tạng Pàli chúng ta thấy các vị Phật Độc Giác, Phật Bích Chi, Tỷ kheo… thọ dụng cháo rất thường xuyên. Một vị Bích Chi Phật thường đến khất thực tại nhà một người chăn bò và được ông nấu dâng rất nhiều cháo và xúp, mỗi khi thọ nhận Ngài đều dành cho con chó của người chăn bò một phần cháo nên nó cứ quấn quýt bên Ngài.

Lợi ích thực tiễn của cháo: Với cái nhìn siêu việt của bậc Đạo sư, Đức Phật đã nhận ra năm lợi ích của cháo là: trị đói, trừ khát, điều hòa phong, làm sạch bàng quang (và huyết quản) và tiêu hóa các đồ ăn sống còn lại. Năm điều này đã được Ngài nói đến trong Tăng Chi Bộ Kinh (chương 5, phần Cháo).


Thực dưỡng khuyên ăn cháo gồm những thứ như sau:
- Gạo lứt, nếp cẩm, kê, đỗ đỏ, đỗ đen, yến mạch, đậu gà, đậu lăng, hạt sen, phổ tai, mơ muối (hoặc dấm mơ muối), muối vừa ăn…- Ca la thầu, muối vừng (bỏ vào ngày từ đầu hoặc ăn với cháo - đã nấu xong!)…- Người khỏe có thể bỏ thêm vài hạt lạc…- Có thể ăn cháo với miso, tamari…Người ốm thì cần có thêm ngưu bàng, cà rốt….Mùa đông thì tăng kê lên, mùa hè tăng đỗ đen; Muốn mát gan thường ăn cháo bữa sáng với chút rau xanh!Chỉ cần có những nguyên liệu nấu cháo (in đậm) cũng được, có nhiều càng tốt, không có cũng không sao…

Nồi nấu cháo lý tưởng: nồi cơm điện lõi sứ (Thái Lan,…) chỉ cần đặt nồi cháo trước khi đi ngủ, đặt chế độ ninh (stewing), ngủ dậy có nồi cháo lý tưởng…

Chư tăng chùa Thiếu Lâm tự của Trung Quốc thường ăn cháo nên đã có bài thơ như sau:Thiếu Lâm sư tăng ngày 3 bữaSáng thường cháo đặc 2 bát đầyTrưa thì cháo loãng với bánh bộtChiều dùng nửa bát đúc trộn rauSáng ăn bằng 8 phần ăn trưaBữa tối lại càng ít hơn nữaBột trộn luôn luôn phải đổi bữaNgô gạo chớ phí hoài nửa hạtVào bữa đều phải chú tâm ănTức giận đừng đụng đến bát đũaSuốt năm phải kiêng thịt, rượu, thuốc

Nếu ai sai phạm chùa đuổi cút.


[/size][b]

________Ngọc Trâm_________


Page 5

Trợ lí