Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy là gì

Huyện ủy là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ cấp huyện, theo đó Huyện ủy chịu trách nhiệm trước cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh; đảng bộ và nhân dân trên địa bàn về tình hình mọi mặt của địa phương và những quyết định của mình, căn cứ theo Quyết định 202-QĐ/TW 2019 chức năng, nhiệm vụ của huyện ủy, ban thường vụ cấp huyện.

Trong đời sống ngày nay, vai trò các cơ quan nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hệ thống cơ quan nhà nước phục vụ tốt nhất các công việc hành chính sự nghiệp của nhân dân.

Những khái niệm như Tỉnh ủy, Thành ủy hay Huyện ủy chắc hẳn ít nhiều chúng ta đều đã từng nghe qua. Tuy nhiên, để hiểu rõ thì chưa hẳn nhiều người đã biết. Huyện ủy là gì? chắc hẳn là câu hỏi nhiều người thắc mắc.

Bài viết dưới đây sẽ trình bày một số nội dung giúp độc giả hiểu hơn về vấn đề này.

Huyện ủy là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ cấp huyện, theo đó Huyện ủy chịu trách nhiệm trước cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh; đảng bộ và nhân dân trên địa bàn về tình hình mọi mặt của địa phương và những quyết định của mình, căn cứ theo Quyết định 202-QĐ/TW 2019 chức năng, nhiệm vụ của huyện ủy, ban thường vụ cấp huyện.

Để đưa ra một khái niệm chính xác và cụ thể về Huyện ủy theo chúng tôi đánh gia là rất khó. Chúng tôi đưa ra một cách hiểu về khái niệm huyện ủy một cách dân giã, nôm na dân giã để các bạn có thể hiểu như sau:

+ Huyện ủy là một cơ quan của Nhà nước.

+ Huyện ủy không làm việc trực tiếp với người dân.

+ Huyện ủy có trụ sở riêng, độc lập với cơ cấu, bộ máy tổ chức độc lập.

+ Đảm nhận những quyết định quan trọng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy là gì

Chức năng của Huyện ủy

Khi đã có những hình dung và hiểu biết nhất định về Huyện ủy là gì chúng tôi xin đưa ra chức năng cơ bản của Huyện ủy để bạn đọc có thể nắm được, cụ thể:

– Huyện ủy có chức năng lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình

–  Thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của cấp trên và chính sách, pháp luật của Nhà nước;

– Đề xuất, kiến nghị với cấp ủy cấp tỉnh những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của cấp ủy cấp tỉnh đối với địa phương.

– Quản lý Đảng viên với các hoạt động của chi đảng bộ cơ sở

Cơ cấu, tổ chức bộ máy hoạt động của Huyện ủy

Thông thường, cơ cấu bộ máy hoạt động của Huyện ủy bao gồm các bộ phận sau:

– Văn phòng Huyện ủy

+ Là bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếp Thường trực, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Huyện ủy

+ Văn phòng Huyện ủy có chức năng giúp Huyện uỷ, trực tiếp là Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ và Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của huyện uỷ.

 Đồng thời Văn phòng huyện uỷ là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo của huyện uỷ.

– Ban Tổ chức Huyện ủy là cơ quan tham mưu, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức và công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng của Huyện uỷ và Ban Thường vụ Huyện uỷ.

– Ban Tuyên giáo là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ, giúp Huyện uỷ chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ về công tác tuyên giáo trên địa bàn Huyện.

– Ban Dân vận Huyện ủy là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ, trực tiếp giúp Ban Thường vụ Huyện uý về công tác Dân vận, bao gồm cả công tác tôn giáo.

+ Nghiên cứu, cụ thể hoá những chủ trương, nghị quyết của Trưng ương và Thành uỷ về công tác dân vận, đề xuất, chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các kế hoạch công tác và văn bản chỉ đạo của Huyện uỷ Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác dân vận

– Ủy ban Kiểm tra. là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban chấp hành Đảng bộ huyện thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn do Điều lệ Đảng quy định và các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong toàn Đảng bộ huyện.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà chúng tôi muốn mang đến cho Quý khách hàng. Với những thông tin này chắc hẳn Quý khách hàng cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về Huyện ủy là gì?

Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc gì liên quan tới vấn đề Huyện ủy là gì? quý khách đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp.

Câu hỏi 1: Phó Bí thư phụ trách xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở cấp tỉnh, thành ủy; huyện ủy, quận ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh có những nhiệm vụ gì?
Trả lời:

Theo Hướng dẫn số 28-HD/BTCTW, ngày 27/5/2009 của Ban Tổ chức Trung ương, phó bí thư tỉnh ủy, thành uỷ; phó bí thư huyện ủy, thị uỷ, quận uỷ, thành uỷ thuộc tỉnh phụ trách xây dựng tổ chức cơ sở đảng là thành viên thường trực cấp ủy, cùng bí thư và các phó bí thư chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của tập thể thường trực cấp ủy theo quy định; đồng thời chịu trách nhiệm chính và trực tiếp về việc chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng; phối hợp chỉ đạo xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở.

Phó Bí thư phụ trách xây dựng tổ chức cơ sở đảng có những nhiệm vụ cụ thể sau:

(1) Nhiệm vụ chung cùng với thường trực cấp ủy: Tham gia và chịu trách nhiệm về các hoạt động chỉ đạo chung của tập thể thường trực cấp ủy theo Điều 2, Quy định số 51-QĐ/TW ngày 19/4/2007 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy (đối với cấp huyện được vận dụng thực hiện theo Quy định của Ban Bí thư).

(2) Nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh:

- Chủ trì chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung, chương trình, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp ủy về xây dựng tổ chức cơ sở đảng, các nhiệm vụ được cấp ủy phân công phụ trách.

- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan tham mưu của cấp ủy để nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên và cấp ủy cấp mình về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và công tác đảng viên.

- Chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở trong sạch, vững mạnh, thực hiện các nhiệm vụ theo Điều lệ Đảng và các quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của chi bộ, đảng bộ cơ sở. Tập trung củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức cơ sở đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cấp ủy viên, bí thư chi bộ và cán bộ chủ chốt ở cơ sở; thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình, cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy cơ sở.

- Chỉ đạo việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Chỉ đạo các cơ quan của cấp uỷ tham mưu, đề xuất về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật tổ chức cơ sở đảng, đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương.

- Chỉ đạo nghiên cứu, sơ kết, tổng kết, nhân rộng những điển hình tiên tiến về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh.

(3) Nhiệm vụ phối hợp chỉ đạo xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở vững mạnh:

- Phối hợp với đồng chí phó bí thư thường trực cấp ủy trong công tác chỉ đạo hoạt động xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Phối hợp tham mưu, đề xuất với cấp ủy bảo đảm các điều kiện để phục vụ công tác chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng, xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở; phối hợp chuẩn bị chương trình, nội dung hội nghị của ban chấp hành, ban thường vụ và các cuộc họp thường trực cấp ủy liên quan đến nhiệm vụ được phân công.

- Phối hợp với đồng chí chủ tịch hội đồng nhân dân và đồng chí chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp trong công tác chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ở cơ sở; phối hợp chỉ đạo giải quyết các vấn đề khó khăn, bức xúc về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, xóa đói giảm nghèo, quản lý đất đai, tài chính v.v... ở cơ sở.

(4) Thực hiện một số nhiệm vụ khác: Ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy và đồng chí bí thư cấp ủy có thể phân công thêm một số nhiệm vụ khác phù hợp với vị trí thành viên thường trực cấp ủy và năng lực, sở trường, kinh nghiệm công tác của đồng chí phó bí thư phụ trách xây dựng tổ chức cơ sở đảng.

Câu hỏi 2: Phó Bí thư phụ trách xây dựng tổ chức cơ sở đảng có những quyền hạn gì? Trả lời:
Theo Hướng dẫn số 28-HD/BTCTW, ngày 27/5/2009 của Ban Tổ chức Trung ương, thì các đồng chí phó bí thư tỉnh ủy, thành uỷ; phó bí thư huyện ủy, thị uỷ, quận uỷ, thành uỷ thuộc tỉnh phụ trách xây dựng tổ chức cơ sở đảng có những quyền hạn sau:

(1) Chủ trì hội nghị, phê duyệt các đề án, chương trình, kế hoạch của cấp ủy về xây dựng tổ chức cơ sở đảng; trực tiếp chỉ đạo giải quyết những công việc liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được phân công. Những vấn đề phức tạp và vượt quá thẩm quyền thì báo cáo đồng chí bí thư cấp ủy hoặc tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy xem xét, quyết định.

(2) Được yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong phạm vi phụ trách báo cáo, cung cấp thông tin có liên quan để chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng và bảo đảm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

(3) Thay mặt ban thường vụ ký các văn bản theo quy chế làm việc của cấp ủy và theo sự phân công của đồng chí bí thư./.

PV (Nguồn: Hướng dẫn số 28-HD/BTCTW, ngày 27/5/2009 của Ban Tổ chức Trung ương)