Phân hóa học là loại phân công nghệ 10

Bài 21: Ôn tập chương 1 – Câu 8 trang 64 SGK Công nghệ 10. Nêu đặc điểm và kĩ thuật sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật.

Nêu đặc điểm và kĩ thuật sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật.

Phân hoá học

Phân hữu cơ

Phân vi sinh vật

– Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lê chất dinh dưỡng cao.

– Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng thành phần và tỉ lệ không ổn định

– Chứa vi sinh vât sống, thời hạn sử dụng ngắn

– Dễ tan, dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh

– Cần có quá trình khoáng hoá mới sử dụng được hiệu quả châm

– Mỗi loại chỉ thích hợp với 1 loại cây trồng

– Bón nhiều, liên tục làm đất hoá chua

Quảng cáo

– Không làm hại đất

– Không hại đất

– Bón thúc là chính, phân lân có thể bón lót

– ủ cho hoai mục

– Tẩm, trôn vào hạt, rễ cây trước khi trồng

Cách sử dụng

– Cần kết hợp bón vôi giảm độ chua do phân hoá học gây ra

– Dùng bón lót là chính

– Bón trực tiếp vào đất

– Nên sử dụng phân hỗn hợp NPK 


    Bài học:
  • Bài 21: Ôn tập chương 1

    Chuyên mục:
  • Lớp 10
  • Công nghệ 10

Quảng cáo

Bài 12: Đặc điểm tính chất kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường – Câu 2 trang 41 SGK Công nghệ 10. Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hóa học.

Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hóa học.

_ Đặc điểm:

+ Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lê chất dinh dưỡng cao, ví dụ (NH4)2CO chỉ có một loại chất dinh dưỡng là đạm, chứa tới 46% N nguyên chất.

+ Dễ tan (trừ lân) nên dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh.

+ Không có tác dụng cải tạo đất, bón nhiều đạm và kali đất bị chua

Quảng cáo

_ Cách sử dụng:

+ Do có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên phân đạm, kali dùng để bón thúc là chính. Phân đạm, kali cũng có thể bỏ lót nhưng phải bón với lượng nhỏ

+ Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót, để có thời gian cho phân bón hòa tan

+ Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc 

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

(trang 39 sgk Công nghệ 10): Em hãy kể tên một số loại phân hóa học mà em biết.

Trả lời:

Những loại phân hóa học mà em biết là:

– Phân hóa học bổ sung đạm: phân ure, phân amoni nitrat, phân amoni sunphat, phân amoni clorua, phân xianamit canxi, phân amoni photphat.

– Phân hóa học bổ sung lân: Photphat nội địa, phân apatit, supe lân, tecmoo photphat, phân lân kết tủa.

– Phân kali: Kali clorua, kali sunphat.

(trang 39 sgk Công nghệ 10): Em hãy kể tên một số loại phân hữa cơ thường dùng ở địa phương em.

Trả lời:

Phân hữu cơ thường dùng ở địa phương em là phân chuồng, phân bắc, phân xanh.

(trang 40 sgk Công nghệ 10): Vì sao khi dùng phân đạm, kali bón lót phải bón lượng nhỏ? Nếu bón lượng lớn thì sao?

Trả lời:

– Cần bón phân đạm, kali lượng nhỏ để cây con có thể hấp thụ được hết, nếu không sẽ bị rửa trôi mất.

– Nếu bón nhiều đạm thì cây trồng phát triển quá mức, lượng nước trong cây lớn nên cây yếu, ngoài ra cây còn bị ngộ độc nitrat.

– Bón quá nhiều phân kali cây không hấp thụ được hết, bị rửa trôi nên gây thiệt hại về kinh tế.

(trang 40 sgk Công nghệ 10): Dựa vào đặc điểm của phân hữu cơ, em hãy cho biết vì sao phân hữu cơ dùng để bón lót là chính? Dùng phân hữu cơ để bón thúc có được không?

Trả lời:

– Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính vì những chất hữu cơ trong phân phải qua quá trình khoáng hóa thì cây mới sử dụng được. Chính vì vậy nên phân hữu cơ dùng để bón lót là chính.

– Dùng phân hữu cơ để bón thúc cũng được nhưng phân phải được ủ hoai mục, nếu không hiệu quả rất thấp vì cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng đúng vào lúc ta muốn bón thúc mà phải đợi thời gian để khoáng hóa.

Lời giải:

– Phân hóa học là những hóa chất chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây, thường được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Ví dụ: phân ure, phân amoni nitrat, phân amoni sunphat.

– Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp được vùi vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất. Ví dụ: Phân chuồng, phân bắc, phân xanh.

– Phân vi sinh vật là các chế phẩm trong đó chứa các loài vi sinh vật có ích. Ví du: Vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật cố định nito, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ,…

Lời giải:

– Đặc điểm: Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng (thường là 1 hoặc 2) nhưng tỉ lệ rất cao, ngoại trừ phân lân thì đa số phân hóa học dễ hòa tan, dễ làm thoái hóa đất.

– Cách sử dụng: Do tỉ lệ dinh dưỡng trong phân hóa học cao và dễ hòa tan nên phân hóa học thường dùng để bón thúc là chính (trừ NPK có thể bón cả lót và thúc). Đối với đạm và kali chỉ nên bón lượng nhỏ để hiệu quả kinh tế và cho cây trồng.

Lời giải:

– Đặc điểm của phân hữu cơ: Thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng không ổn định, chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng, vi lượng và ở dạng khó tiêu.

– Cách sử dụng phân hữu cơ: Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính.

Lời giải:

– Đặc điểm của phân vi sinh vật (Phân chứa những vi sinh vật có ích): Phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.

– Cách sử dụng phân vi sinh vật: Để tạo môi trường thích hợp nhất cho các vi sinh vật phát triển ta thường tẩm hoặc trộn phân vào hạt, rễ cây trước khi reo, ngoài ra cũng có thể bóng trực tiếp vào đất.

Thế nào là phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật? Lấy ví dụ minh họa.

Đề bài

Thế nào là phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật? Lấy ví dụ minh họa.

Lời giải chi tiết

_ Phân hóa học là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.

VD. Phân đạm, phân kali,...

_ Phân hữu cơ là loại phân do các chất hữu cơ vùi lấp trong đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

VD: Phân xanh, Phân chuồng, Phân bắc

_ Phân vi sinh vật là loại phân chứa các loại vi sinh vật có thể cố định đạm từ không khí hoặc chuyển hoá lân hay chuyển hoá chất hữu cơ.

VD: Phân vi sinh cố định đạm, Phân hữu cơ vi sinh...

Loigiaihay.com

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 10: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để có thêm nhiều tài liệu giảng dạy và học tập môn Công nghệ 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Công nghệ 10 bài Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường

  • A/ Lý thuyết bài Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường
    • 1/ Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp
    • 2/ Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường dùng trông nông, lâm nghiệp
    • 3/ Kỹ thuật sử dụng
  • B/ Trắc nghiệm bài Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường

A/ Lý thuyết bài Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường

1/ Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp

Căn cứ vào nguồn gốc, phân bón sử dụng trong nông, lâm nghiệp được chia làm 3 loại: phân hóa học, phân hữu cơ tự nhiên và phân vi sinh vật

a/ Phân hóa học

- Định nghĩa: Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp

- Phân loại:

+ Phân đơn: chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng. Ví dụ: Phân đạm, phân lân, phân kali…

+ Phân đa nguyên tố: chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Ví dụ: Phân N-P-K, phân N-P-K-S,…

b/ Phân hữu cơ

Phân hữu cơ là tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt

c/ Phân vi sinh vật

- Định nghĩa: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ…

2/ Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường dùng trông nông, lâm nghiệp

a/ Đặc điểm của phân hóa hc

- Phân hóa học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao

- Phần lớn phân hóa học dễ hòa tan (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh

- Bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm, đặc biệt là phân đạm và phân kali dễ làm cho đất hóa chua

b/ Đặc điểm của phân hữu cơ

- Phân hữu cơ có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đại dương, trung lượng và vi lượng

- Phân hữu cơ có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định

- Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hóa cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là loại phân bón có hiệu quả chậm

- Bón phân hữu cơ nhiều năm không làm hại đất

c/ Đặc điểm của phân vi sinh vật

- Phân vi sinh vật là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn

- Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định

- Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không làm hại đất

3/ Kỹ thuật sử dụng

Để phân bón phát huy hiệu lực, khi sử dụng cần chú ý:

- Tính chất của phân bón

- Tính chất của đất

- Đặc điểm sinh học của cây trồng

- Điều kiện thời tiết

a/ Sử dụng phân hóa học

- Phân dễ tan gồm phân đạm và phân kali

+ Dùng để bón thúc là chính

+ Có thể dùng để bón lót nhưng phải bón với lượng nhỏ

+ Khi dùng nhiều năm liên tục, cần phải bón vôi để cải tạo đất

- Phân lân khó tan nên thường dùng để bón lót

- Phân N-P-K chứa 3 nguyên tố nitơ, phốt pho, kali và được sản xuất riêng cho từng loại đất, từng loại cây. Sử dụng để bón lót hoặc bón thúc

b/Sử dụng phân hữu cơ tự nhiên

Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính, nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho mục.

c/ Sử dụng phân vi sinh vật

- Phân vi sinh vật có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng

- Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất

B/ Trắc nghiệm bài Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường

Câu 1: Vì sao không nên sử dụng phân hóa học quá nhiều?

  1. Dễ tan
  2. Dễ tan cây không hấp thụ hết
  3. Không có tác dụng cải tạo đất
  4. Dễ tan, cây không hấp thụ hết → gây lãng phí, không có tác dụng cải tạo đất còn làm đất chua

Câu 2: Khi bón nhiều phân đạm và bón liên tục nhiều năm sẽ gây hiện tượng gì cho đất?

  1. Đất sẽ kiềm hơn
  2. Đất sẽ mặn hơn
  3. Đất sẽ chua hơn
  4. Đất trung tính

Câu 3: Phân không có tác dụng cải tạo đất

  1. Phân hóa học
  2. Phân hữu cơ
  3. Phân vi sinh
  4. Phân lân

Câu 4: Loại phân nào dùng bón thúc là chính?

  1. Đạm, kali
  2. Phân lân
  3. Phân chuồng
  4. Phân vi sinh vật

Câu 5: Sau khi sử dụng phân hóa học cần chú ý điểm gì?

  1. Phân đạm, kali chủ yếu dùng bón thúc là chính
  2. Phải bón vôi
  3. Phải ủ trước khi bón
  4. Ít nguyên tố khoáng

Câu 6: Sản lượng cây trồng phần lớn dựa vào nguồn phân đạm. Tuy nhiên, nếu bón nhiều phân đạm → làm bộ lá phát triển, tăng khả năng nhiễm bệnh. Vì vậy cần làm gì?

  1. Bón phân hợp lí
  2. Bón cân đối NPK
  3. Bón phân Nitragin
  4. Bón phân hợp lí, bón cân đối NPK

Câu 7: Phân hữu cơ có đặc điểm

  1. Khó hòa tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
  2. Dễ hòa tan, có nhiều chất dinh dưỡng
  3. Khó hòa tan, có chứa nhiều chất dinh dưỡng
  4. Dễ hòa tan, tỉ lệ dinh dưỡng thấp

Câu 8: Loại phân nào dùng để bón lót là chính?

  1. Đạm
  2. Phân chuồng
  3. Phân NPK
  4. Kali

Câu 9: Phân có tác dụng cải tạo đất

  1. Phân Hóa học
  2. Phân hữu cơ, phân vi sinh
  3. Phân vi sinh
  4. Phân lân

Câu 10: Phân hữu cơ trước khi sử phải ủ cho hoại mục nhằm

  1. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải và tiêu diệt mầm bệnh
  2. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải
  3. Tiêu diệt mầm bệnh
  4. Cây hấp thụ được

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

A

A

B

D

C

B

B

A

--------------------------------------------------------------

Với nội dung bài Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh chắc hẳn đã nắm vững nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho ta thấy được về các đặc điểm và tính chất của một số loại phân bón, cách sử dụng một số loại phân bón, bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 10 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo... Mời các bạn học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết nhé.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 10. Và để giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Công nghệ lớp 10, Giải bài tập Công nghệ 10, Giải SBT Công nghệ 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập, VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tài liệu về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ đề