Pha lê tự nhiên là gì

Phân biệt pha lê tự nhiên và pha lê nhân tạo

Có 2 loại pha lê cơ bản là: pha lê tự nhiên (có sẵn trong thiên nhiên) và pha lê nhân tạo (do con người tạo ra).

Pha lê tự nhiên

Đây là một dạng thạch anh silic dioxit. Nó thuộc dạng tinh thể, trong suốt, sáng trong và nhìn tổng thể có hình dáng như băng nên trong tiếng Hi Lạp pha lê còn được gọi là krystanllos (băng).

Pha lê tự nhiên là gì

Pha lê tự nhiên vì hiếm nên có giá trị và thường dùng làm đồ trang sức

Pha lê tự nhiên là một tinh thể khó tìm trong tự nhiên nên nó rất có giá trị và chỉ được ưu tiên dùng làm đồ trang sức. Trong pha lê tự nhiên còn lẫn một số tạp chất nên một số loại được tìm thấy có màu trắng đục. Pha lê có độ tinh khiết càng cao thì giá trị của nó càng lớn.

Một số mỏ pha lê tự nhiên trên thế giới như ở Thụy Sỹ, Pháp, Nga, Braxin cho ra pha lê có độ trong suốt cao. Còn ở Việt Nam, người ta cũng tìm ra một số nơi có mỏ pha lê như ở Thanh Hóa, Gia Lai nhưng chất lượng lại không bằng.

Pha lê nhân tạo

Năm 1676, một người Anh tên George Ravenscroft đã người phát minh ra pha lê nhân tạo bằng cách thêm chì vào thủy tinh nóng chảy. Pha lê và thủy tinh thực chất là một dạng hợp chất như nhau vì vốn dĩ pha lê được tạo ra từ thủy tinh (silicat kali) khi cho vào một lượng ôxít chì II (PbO) và ôxít bari (BaO). Thông thường, pha lê chứa từ 12-28% chì trong toàn bộ tinh thể của mình.

Có 3 loại pha lê nhân tạo, là:

+Pha lê nhân tạo cao cấp: hoàn hảo. Có nghĩa là nó không có tì vết, sớ sọc và độ tinh khiết là 100%. Khi ánh sáng chiếu vào sẽ tán sắc và tạo ra màu cầu vồng đẹp mắt.

+Pha lê nhân tạo trung bình: không hoàn toàn tinh khiết, nhưng những tì vết và sớ sọc không nhiều.

+Pha lê kém chất lượng: không hoàn hảo. Khi quan sát bằng mắt chúng ta sẽ thấy màu hơi ngả vàng hoặc xanh lá cây bên trong, có nhiều đường quằn quện và bong bóng nước, độ sáng bóng cũng giảm đi rất nhiều.

Nên chọn pha lê nhân tạo hay pha lê tự nhiên?

Câu trả lời là tùy vào mục đích sử dụng. Nếu muốn làm đồ trang sức quý giá thì pha lê tự nhiên là một lựa chọn hoàn hảo (vì chúng rất hiếm, sáng, trong và tinh khiết). Còn muốn làm quà tặng hoặc trang trí thì nên dùng pha lê nhân tạo. Tùy theo chất lượng pha lê mà có những mức giá khác nhau để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn.

Pha lê có nguồn gốc từ đâu? Sự ra đời của Pha Lê

Facebook twitter linkedin

Pha Lê là chất liệu gì?

Pha lê là gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, vì có khá nhiều nguyên liệu có giáng vẻ cũng khá giống nhau, nên việc bạn hiểu được pha lê là như thế nào rất cần thiết, bạn có thể hiểu được thành phần cấu tạo, cách bảo quan ra sao, phân biệt với một số loại khác.

Bạn có biết không pha lê được con người biết đến cũng khá là lâu trước đó rồi và được dùng để thể hiện cho sự quý phái, sang trọng, và với tính chất này mà trong thời xưa còn vua chúa, quan quyền thì hầu như trong nhà ai cũng có pha lê cả.

Còn vào thời hiện nay thì pha lê lai là biểu tượng đại diện cho tấm lòng biết ơn, sự trân trọng và thể hiện cho sự giỏi dang hơn người, và cũng là một món quà tặng mang lại nhiều ý nghĩa dặc biệt mà bạn có thể lựa chọn.

Xem các mẫu Vòng Thạch Anh Trắng Pha Lê: https://kimtuthap.vn/san-pham/vong-tay-da-thach-anh-trang/

Pha lê tự nhiên là gì

Việc phân biệt được pha lê cũng khá độc đáo đó nha, pha lê thường tồn tại dưới hai dạng đặc trưng nhất đó là loại có trong tự nhiên và loại được con người làm theo cách nhân tạo. Vì nếu là pha lê tự nhiên thì hiện nay vô cùng hiếm hoi, cùng với đó là số lượng lại ít. Nếu là pha lê tự nhiên thì khi bạn cầm chúng dơ lên vùng có ánh sáng đèn, bạn nên nhắm một mắt lại thì sẽ thấy được một vài hiện tượng sau đây:

Nếu bạn thấy có rất nhiều những đường viền sọc, tương tự như là độ đặc của cháo, cùng với nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy có một màu hơi ngả vàng hay có thể là màu xanh lá nhưng rất ít thôi, thì đây là loại pha lê kém nhất trong các loại.

Còn nếu bạn cũng thấy các đường vân nhưng có số lượng kém hơn loại ở trên, và cũng có lúc bạn lại không thấy hay là khó để thấy, nhưng bạn hãy cố gắng là nhìn cho thật kỹ vào, còn phần màu sắc cũng không hẳn là thuần khiết thì đây là loại pha lê ở mức trung bình.

Loại pha lê mà bạn không thấy các đường sớ ở bên trong, không có thấy bất cứ gì hết, kể cả là những sớ dọc cũng không có, phần ánh sáng tỏa ra hoàn toàn là thuần khiết, thì đây là loại pha lê thuộc hàng cao cấp nhất, vì khi mà có nguồn ánh sáng được soi vào, thì tại các góc sẽ có hiện tượng tán sắc và bạn sẽ thấy được bảy màu sắc cơ bản thuộc quang phổ, giống như là cầu vồng. Nhưng nếu chúng có xuất hiện thêm các dấu bong bóng thì bị đẩy xuống thành loại pha lê trung bình.

Pha lê có cấu tạo tương tự một khối thủy tinh, với thành phần chính là sillic kali và có thêm một chút thành phần là ôxit chì 2 cùng với ôxit bari trong quá trình người ta chế tạo. Trong lúc mà thủy đang được làm nóng chảy ra người ta sẽ bỏ vào đó ôxit chì với tác dụng làm cho việc tán sắc được cao hơn nguyên liệu thủy tinh bình thường và khi bạn nhìn vào sẽ thấy chúng bắt mắt hơn, và đồng thời để cho việc gia công được dễ dàng hơn nhiều.

Pha lê này được sản xuất từ thủy tinh có thêm khoảng 28% chì hoặc có thể là nhiều hơn đôi chút, nếu bạn sử dụng quá ít hoặc quá nhiều thì pha lê sẽ mất đi mức độ đẹp và có thể làm cho công đoạn thổi trở nên khó khăn hơn nhiều. Còn đối với ôxit bari thì có tác dụng trong việc tăng thêm độ chiết xuất cho thủy tinh.

Một lưu ý là các bạn không nên sử dụng những loại vật dụng pha lê nào mà có lượng chì cao để đựng thức ăn hoặc là đồ uống, vì chúng sẽ là chất độc hại đối với cơ thể của chúng ta.

Phương pháp để bạn cất giữ pha lê sao cho sáng và đẹp: đây là việc cần phải làm dù là bạn sử dụng loại vật dụng nào đi chăng nữa thì bạn cũng muốn chúng luôn được bóng, mới, đối với pha lê cũng có một số phương pháp để làm được điều này. Bạn có thể dùng cồn 90 độ pha chung với một lượng nước ấm, và dùng chúng để rửa pha lê thì chúng sẽ trở nên sáng bóng như mới mua về. Hoặc bạn có thể dùng khăn thấm dung dịch này và chà đều lên cũng được, hoặc bạn có thể dung một khăn có kem đánh răng lau lên bề mặt, chà sát nhẹ, và sau đó lau lại bằng nước sạch thì chúng cũng sẽ sáng bóng ngay thôi.

Xem thêm về Quả Cầu Thạch Anh Trắng:

https://kimtuthap.vn/tong-hop-nhung-thong-tin-can-biet-ve-qua-cau-thach-anh-trang/

Pha lê tự nhiên là gì

Nhiều người lại cũng thắc mắc pha lê và thủy tinh thì làm sao biết được: pha lê thì cũng tương tự như thủy tinh, và có pha thêm dung dịch chì tùy liều lượng. Có một số ý kiến thì cho rằng nếu mua pha lê thì mua loại mỏng thì là thiệt, nhưng đây là suy nghĩ sai lầm. Mà nên chọn ngược lại mới chính xác, chọn những mặt hàng có phần bề dày nhiều, có nhiều phần được mài sâu và có các rãnh cũng sâu thì mới được coi là chất lượng. Nên một vật mỏng thì trong quá trình sản xuất người ta mài đi mà thôi. Với những loại chất lượng thì phần ánh sánh đi qua mới tạo nên vẻ đẹp bắt mắt được.

Chính vì vậy để bạn có thể mua được loại hàng được làm từ pha lê thì bạn có thể tham khảo thêm một số ý kiến như là pha lê thường có cảm giác nặng tay hơn là thủy tinh, và đương nhiên các phần gọt màu cũng được tỷ lỉ hơn nhiều để việc khúc xạ ánh sáng được tốt và tạo ra nhiều màu sắc. Bạn gõ và pha lê thật thì phần tiếng vang tạo ra hay thanh.

Pha lê tự nhiên là gì

Lúc mà chọn lựa thì cần xem xét kỹ lưỡng có vết gì hay không, có bọt khí hay không, hiệu ứng có đẹp không. Và những vật bằng pha lê thì thường để làm trang trí thôi chứ để đựng thức ăn là không nên.

Pha lê luôn thể hiện ra bên ngoài là một loại vẻ đẹp vô cùng lấp lánh như những viên kim cương thực thụ và nằm sâu bên trong là một vài ý nghĩa liên quan tới sự thành công của một người, và thể hiện cho sự tinh khiết. Nếu nhìn vào vẻ bề ngoài bạn cảm giác như chúng rất mong mảnh và rất dễ vỡ, nhưng chứa đựng bên trong là một nguồn năng lượng mạnh mẽ và vĩnh cửu. Thường thì những chuyên gia về pha lê thì mới có hiểu được giá trị thật sự của chúng là như thế nào, nhưng bạn cũng có thể tìm hiểu để trở thành một chuyên gia về pha lê.

Tham khảo Đồng Xu Phong Thủy Việt Nam: https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Pha lê tự nhiên là gì

Pha lê tự nhiên là gì

Pha lê tự nhiên là gì

Bài viết liên quan

  • Pha lê tự nhiên là gì
    418. Lý giải “tương nghênh bất tương thuận” như thế nào?
  • Pha lê tự nhiên là gì
    Đồng Tiền Hoa Mai Việt Nam là gì? Gợi ý địa chỉ cung cấp uy tín
  • Pha lê tự nhiên là gì
    Tổng quan về Vòng Đá Mã Não Đỏ
  • Pha lê tự nhiên là gì
    Tổng quan về Âm Dương

Bình luận

comments

PHA LÊ, THỦY TINH VÀ CÁCH PHÂN BIỆT

  • Trang chủ
  • Chi tiết

Khi nói đến pha lê và thủy tinh thì ta cần phải nhắc đến 3 khái niệm: pha lê tự nhiên, pha lê nhân tạo và thủy tinh vì bình thường người ta cứ nghĩ pha lê là tự nhiên còn thủy tinh thì được con người tạo ra hoàn toàn nhân tạo 100%.

Pha lê tự nhiên thì được hình thành trong tự nhiên bởi quá trình biến đổi của vỏ trái đất trong điều kiện đặc biệt.

Trong lĩnh vực làm quà tặng, đồ trang trí, đồ dùng hiện nay có lẽ ta chỉ nói đến pha lê nhân tạo và thủy tinh. Bởi pha lê tự nhiên hiện nay rất hiếm nên chỉ được dùng để làm những món đồ trang sức cao cấp và cực đắt tiền. Vì vậy nếu ai nói với bạn là pha lê không thôi thì cần phải biết đó là pha lê nhân tạo.

Thủy tinh là gì?

Thủy tinh được sản xuất từ 3 hợp chất chính: silicat SiO2, soda NaCo3, đá vôi CaCo3 và các loại oxit kim loại để cho màu hoặc độ cứng tùy sản phẩm muốn chế tạo. Các vật liệu trên được nấu nóng ở nhiệt độ 1500°C, carbon C bốc hơi còn lại sodium silicate Na2SiO3 và calcium silicate Ca2SiO4. Dung dịch được để nguội hơn ở nhiệt độ 1000°C, chất hơi đặt sệt này được dùng để chế biến các vật dụng thủy tinh như thổi thành chai, ly, tráng mỏng làm kiếng cửa sổ, kiếng soi, v.v..

Pha lê nhân tạo là gì?

Pha lê nhân tạo về bản chất cũng là một loại thủy tinh như thành phần cấu tạo thì có khác. Pha lê nhân tạo là thủy tinh silicat kali có trộn thêm một lượng ôxít chì II (PbO) và có thể là cả ôxít bari (BaO) khi người ta sản xuất nó. Ôxít chì được thêm vào thủy tinh nóng chảy làm cho thủy tinh có chiết suất cao hơn và như vậy độ tán sắc ánh sáng cũng cao hơn so với thủy tinh thông thường, nghĩa là trông nó lấp lánh hơn. Sự có mặt của chì cũng làm cho thủy tinh mềm và dễ cắt hơn.

Pha lê là các mặt hàng được sản xuất từ thủy tinh chứa chì này. Thủy tinh pha lê thường chứa từ 12-28% chì, nhưng có thể chứa tới 33% chì. Tại hàm lượng này nó tạo ra độ lấp lánh cao nhất.

Pha lê được chia làm 4 loại:

+ Loại 1: Là pha lê chứa 5% chì.

+ Loại 2: Là pha lê chứa 14% chì thường được dùng làm hạt đèn chùm.

+ Loại 3: Là pha lê chứa 24% chì thường được làm các vật dụng hằng ngày.

+ Loại 4: Là pha lê chứa 33% chì được làm các sản phẩm quà tặng, kỷ niệm chương, cúp, gạt tàn, lọ hoa…

Tuy nhiên, những sản phẩm có độ chì cao trông long lanh và đẹp như vậy lại dễ có hại cho sức khoẻ con người. Vì thế người ta chỉ dùng các loại pha lê có hàm lượng chì vừa phải ở ngưỡng 24% để làm đồ dùng hằng ngày, ly , tách ….cách phân biệt pha lê và thủy tinh, thủy tinh là gì, pha lê là gì, cách bảo quản pha lê, cách chọn mua pha lê, quà tặng pha lê, quà lưu niệm pha lê,

So sánh giữa Thủy tinh và Pha lê:

Do có chì nên xét về trọng lượng, pha lê nặng hơn thủy tinh rất nhiều. Khi cầm 1 vật làm bằng pha lê, bạn sẽ cảm giác rất chắc tay nhưng bản thân nó cũng dễ vỡ như thủy tinh.

Độ tán sắc của Pha lê cao hơn thủy tinh, nên Pha lê trong suốt, sáng loáng và có màu sắc óng ánh chiếu ra từ bên trong sản phẩm khi soi dưới đèn đơn sắc hoặc xuyên qua ánh sáng mặt trời. Có lẽ cũng vì thế người ta dùng pha lê cho trang trí nội thất là nhiều.

Cách phân biệt pha lê và thủy tinh:

Pha lê càng dày, càng nặng, càng có nhiều chỗ mài rãnh sâu, càng tốt. Tuy nhiên, ly uống nước thì pha lê mỏng tốt hơn vì tản nhiệt tốt nên khó nức bể

Pha lê khi chạm vào nhau sẽ có tiếng ngân kéo dài,lanh lảnh và vang xa, nghe rất trong và thanh hơn thủy tinh với âm thanh đục.

Khi mua ly, dĩa, tô, chén pha lê nên xem kỷ sự đều đặn của vật thể, không có chổ dầy chổ mỏng và chọn lựa cái không có bọt hay bị tì vết. Những vật thể pha lê có mài những rãnh sâu sẽ thấy những ánh bạc phát ra từ đó. Khi búng tay vào pha lê, nghe được âm thanh như po …o …o …o …ong, trong khi búng vào thủy tinh chỉ nghe được tiếng pong.

Cách chọn và bảo quản:

Khi mua, nên nâng sản phẩm pha lê lên xem có nặng không so với thủy tinh cùng loại, vì nhẹ là không phải. Nhìn kỹ xem có bị tì vết hay bị bọt không, có chiếu lấp lánh dưới ánh sáng đèn đơn sắc (bóng đèn tròn) hay ánh sáng trời không. Do trong thành phần nguyên liệu của pha lê có chì (loại tốt hàm lượng chì khoảng 18%), nếu bạn dùng chén, tô, đĩa… bằng pha lê đựng thức ăn đưa vào lò vi ba nấu, hầm sẽ nguy hại. Các kỹ sư hóa điện cho biết, sóng của lò vi ba sẽ tách chì ra, gây độc cho thức ăn. Với nhóm đồ pha lê trang trí, chỉ cần dùng nước ấm và xà phòng rửa nhẹ. Riêng các bình chưng hoa, lâu ngày có thể bị vết cặn và mờ thì dùng giấm tẩy rồi sau đó rửa lại bằng xà phòng.

Tổng hợp

Bài viết khác

  • DINH DƯỠNG CÁC SĨ TỬ CẦN BỔ SUNG TRONG MÙA THI.
  • CÁC LOẠI THỰC PHẨM NÊN ĂN TRƯỚC KHI UỐNG RƯỢU BIA
  • CÀ PHÊ - GIẢM CÂN HAY KHÔNG?
  • THUỶ TINH - CÁCH CHỌN VÀ SỬ DỤNG AN TOÀN
  • MẸO LÀM SẠCH ĐỒ THỦY TINH LÚC NÀO CŨNG TRÔNG NHƯ MỚI - KHÓ MÀ DỄ ÒM!
  • BẢO QUẢN VÀ VỆ SINH ĐỒ DÙNG PHA LÊ

Mục lục

  • 1 Tính chất
  • 2 Lịch sử
  • 3 Men chì
  • 4 Pha lê
  • 5 Vấn đề an toàn
  • 6 Xem thêm
  • 7 Tham khảo

Tính chấtSửa đổi

Việc bổ sung oxide chì vào thủy tinh làm tăng chỉ số khúc xạ của nó và làm giảm nhiệt độ làm việc và độ nhớt của nó. Các tính chất quang học hấp dẫn của thủy tinh chì là do hàm lượng cao của chì kim loại nặng. Số lượng nguyên tử chì cao cũng làm tăng mật độ của vật liệu, vì chì có trọng lượng nguyên tử rất cao là 207,2, so với 40,08 đối với calci. Mật độ của ly soda là 2,4g/cm3 hoặc thấp hơn, trong khi tinh thể chì điển hình có mật độ khoảng 3,1g/cm3 và kính chì cao có thể trên 4,0g/cm3 hoặc thậm chí lên tới 5,9g/cm3 [1]

Sự sáng chói của tinh thể chì phụ thuộc vào chỉ số khúc xạ cao gây ra bởi hàm lượng chì. Thủy tinh thông thường có chiết suất n = 1,5, trong khi việc bổ sung chì tạo ra phạm vi lên tới 1,7 [1] hoặc 1,8.[7] Chỉ số khúc xạ tăng cao này cũng tương quan với độ tán sắc tăng, đo mức độ mà môi trường phân tách ánh sáng thành quang phổ thành phần của nó, như trong lăng kính. Kỹ thuật cắt pha lê khai thác các tính chất này để tạo ra hiệu ứng lấp lánh rực rỡ khi mỗi khía cạnh cắt phản xạ và truyền ánh sáng qua vật thể. Chỉ số khúc xạ cao rất hữu ích cho việc chế tạo ống kính, vì có thể đạt được độ dài tiêu cự nhất định với ống kính mỏng hơn. Tuy nhiên, độ phân tán phải được hiệu chỉnh bởi các thành phần khác của hệ thống thấu kính nếu nó bị mờ.

Việc bổ sung oxide chì vào thủy tinh kali cũng làm giảm độ nhớt của nó, khiến nó lỏng hơn thủy tinh soda thông thường trên nhiệt độ làm mềm (khoảng 600°C hay 1.112°F), với điểm làm việc là 800°C (1.470°F). Độ nhớt của thủy tinh thay đổi hoàn toàn theo nhiệt độ, nhưng thủy tinh chì nhỏ hơn khoảng 100 lần so với kính soda thông thường trong phạm vi nhiệt độ làm việc (lên tới 1.100°C hay 2.010°F). Từ quan điểm của thợ làm kính, điều này dẫn đến hai sự phát triển thực tế. Đầu tiên, thủy tinh chì có thể được chế tạo ở nhiệt độ thấp hơn, dẫn đến việc sử dụng nó trong việc tráng men, và thứ hai, các mạch rõ ràng có thể được làm sạch khỏi bọt khí bị kẹt với độ khó thấp hơn đáng kể so với kính thông thường, cho phép chế tạo các vật thể hoàn hảo, rõ ràng.

Khi gõ, pha lê chì tạo ra âm thanh vang lên, không giống như kính thông thường. Người tiêu dùng vẫn dựa vào đặc tính này để phân biệt với kính rẻ hơn. Vì các ion kali liên kết chặt chẽ hơn trong ma trận chì-silica so với thủy tinh soda soda, nên trước đây hấp thụ nhiều năng lượng hơn khi bị tấn công. Điều này làm cho tinh thể chì dao động, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng của nó.[1] Chì cũng làm tăng khả năng hòa tan của thiếc, đồng và antimon, dẫn đến việc sử dụng nó trong men và men màu. Độ nhớt thấp của thủy tinh chì nóng chảy là lý do cho hàm lượng oxide chì cao trong các chất hàn thủy tinh.

Sự hiện diện của chì được sử dụng trong kính hấp thụ bức xạ gamma và tia X, được sử dụng trong việc che chắn bức xạ (ví dụ trong các ống tia catốt).

Bán kính ion cao của ion Pb 2+ làm cho nó bất động cao trong ma trận và cản trở sự di chuyển của các ion khác; Do đó, kính chì có điện trở cao, cao hơn khoảng hai bậc so với thủy tinh soda soda (10 8,5 so với 10 6,5 Ohm · cm, DC ở 250°C hay 482°F).[8] Do đó, thủy tinh chứa chì thường được sử dụng trong các thiết bị chiếu sáng.

sử dụng PbO (wt.%)
Kính pha lê "pha lê" 18 - 38
Men gốm và men thủy tinh 16 - 35
Kính quang học chiết suất cao 4 - 65
Che chắn bức xạ 2 - 28
Điện trở cao 20 - 22
Người bán kính và chất bịt kín 56 - 77