Nước cam là hỗn hợp gì

I. Chất tinh khiết và hỗn hợp

Vật thể xung quanh ta có thể chứa một chất duy nhất hoặc nhiều chất khác nhau.

Nước cam là hỗn hợp gì

Nước cất dùng pha thuốc tiêm chỉ có một chất duy nhất là nước, một chiếc thìa bạc cũng chỉ được tạo thành từ một chất là bạc, bình khí oxygen cũng chỉ chứa một chất là oxygen. Nước cất, bạc, oxygen nói trên là những ví dụ về chất tinh khiết.

Chất tinh khiết chỉ có một chất duy nhất và có những tính chất xác định. Ví dụ nước tinh khiết sôi ở 100°C, nóng chảy ở 0°C, oxygen hoá lỏng ở -183°C , hoá rắn ở -218°C.

Nước cam là hỗn hợp gì

Khác với nước cất, trong cốc nước đường ngoài nước còn có đường. Trong cốc nước cam còn có nhiều thành phần hơn nữa, ngoài nước, đường còn có thêm các acid hữu cơ, tinh dầu,… Trong nước biển cũng có nhiều chất khác nhau như nước, muối ăn,... Nước đường, nước cam và nước biển là các ví dụ về hỗn hợp.

Hỗn hợp chứa từ hai chất trở lên. Tính chất của hỗn hợp thay đổi tùy thuộc thành phần của các chất có trong hỗn hợp.

@1621287@

II. Dung dịch

Tiến hành pha đường vào nước:

Nước cam là hỗn hợp gì

Trong thí nghiệm này, đường bị tách ra thành những hạt vô cùng nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được, chúng phân bố đồng đều trong nước, tạo thành hỗn hợp đồng nhất chứa nước và đường. Trong quá trình này, đường là chất tan, nước là dung môi còn nước đường là dung dịch.

Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

@1621380@

III. Huyền phù và nhũ tương

Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng. Ví dụ nước phù sa, nước bột màu,...

Nước cam là hỗn hợp gì

Hỗn hợp nước và cát là huyền phù

Nhũ tương gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác, ví dụ sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khi được khuấy trộn),...

Nước cam là hỗn hợp gì

Huyền phù và nhũ tương là những hỗn hợp không đồng nhất. Chúng thường không trong suốt.

@1630869@

IV. Sự hòa tan các chất

1. Khả năng tan của các chất

Các chất rắn, chất lỏng và chất khí đều có thể hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch. Khi hoà tan các chất khác nhau vào cùng một dung môi thì có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan.

Đường tan nhiều trong nước, muối ăn, bột nở tan khá nhiều; còn thạch cao, đá vôi hầu như không tan trong nước.

Nước cam là hỗn hợp gì

Rượu, giấm ăn là các dung dịch mà chất tan là các chất lỏng.

Khi mở chai nước ngọt, ta thấy các bọt khí sủi lên. Đó là khí carbon dioxide đã hoà tan khi nén vào nước ngọt, giờ mới thoát ra.

Nước cam là hỗn hợp gì

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hòa tan

Cho từng thìa đường vào một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh, khuấy đều đến khi đường không tan được nữa. Ta thấy trong cốc nước nóng, đường tan nhanh và nhiều hơn so với trong cốc nước lạnh.

Thông thường, các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, với các chất khí thì ngược lại.

Ngoài ra, quá trình hoà tan một chất rắn sẽ xảy ra nhanh hơn nếu chất đó được khuấy, trộn hoặc nghiền thành hạt nhỏ mịn.

1. Chất tinh khiết chỉ có một chất, hỗn hợp có từ hai chất trở lên.

2. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất.

3. Huyền phù là hỗn hợp rắn - lỏng không đồng nhất.

4. Nhũ tương là hỗn hợp lỏng – lỏng không đồng nhất.

5. Các chất có khả năng tan trong nước khác nhau.

6. Khi tăng nhiệt độ, chất rắn tan nhiều và nhanh hơn trong nước, ngược lại chất khí tan ít hơn.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Mở đầu trang 56 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nước biển có chứa những chất gì mà lại có vị mặn?

cố định

Lời giải:

Nước biển chứa các chất muối hòa tan làm cho nó có vị mặn. Đó là những loại chất hòa tan chủ yêu là natri clorua ,kali nitrat và bicarbonate. Muối được lắng đọng trong đại dương thông qua nhiều cách khác nhau từ hàng tỷ năm trước. Muối được tích lũy đều đặn cho đến khi nước biển gần như bão hòa với hàm lượng muối.

cố định

Câu hỏi 1 trang 56 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị nước cam thay đổi thế nào? Từ đó cho biết tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào thành phần không?

cố định

Lời giải:

Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu nước cam nhạt dần, và vị cũng nhạt dần.Từ đó ta thấy được tính chất hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần các chất trong hỗn hợp đó.

cố định

Câu hỏi 2 trang 56 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy kể một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.

cố định

Lời giải:

Một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.

– Chất tinh khiết: nước cất, bạc,vàng, oxygen,…

– Hỗn hợp: gang, thép, không khí, nước chanh,…

cố định

Câu hỏi 3 trang 57 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Khi hòa tan đường vào nước, đường có bị biến đổi thành chất khác không?

cố định

Lời giải:

Khi hòa tan đường vào nước ,đường không bị biến đổi thành chất khác

cố định

Câu hỏi 4 trang 57 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó.

cố định

Lời giải:

Dung môi trong các trường hợp đó là nước

Các chất tan là muối, acetic acid, đường hóa học, …

cố định

Câu hỏi 5 trang 57 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình 16.1 và hãy chỉ ra loại nước nào là hỗn hợp đồng nhất, không đồng nhất?

Nước cam là hỗn hợp gì

cố định

Lời giải:

Hỗn hợp đồng nhất:nước cất tiêm, nước đường

Hỗn hợp không đồng nhất: nước cam

cố định

Hoạt động 1 trang 57 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Tính chất của chất tan trong dung dịch có khác với ban đầu không?

Chuẩn bi: 1 cố, 1 thìa, muối ăn, nước

Tiến hành: Pha 3-5 thìa nhỏ muối ăn vào cốc đựng 20ml nước ấm, khuấy đều.Nếm thử vị dung dịch thu được. Nhỏ vài giọt dung dịch lên thìa inox, hơ trên lửa đến khi nước bay hơi hết.Để nguội, quan sát màu sắc và nếm thử vị của chất rắn thu được trên thìa.

Em hãy: nhận xét về màu sắc, vị của chất rắn thu được và so sánh với muối ăn ban đầu.

cố định

Lời giải:

– Dung dịch thu được có vị mặn

– Khi cô cạn, chất rắn thu được có màu trắng, vị mặn là muối ăn ban đầu

cố định

Câu hỏi 6 trang 57 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì có tạo thành huyền phù không?

cố định

Lời giải:

Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì không tạo thành huyền phù. Vì huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong lòng chất lỏng.

cố định

Câu hỏi 7 trang 57 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.

cố định

Lời giải:

Một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.

Nhũ tương: sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khí được khấy trộn),…

Huyền phù: nước phù sa, nước bột màu, nước bùn,…

cố định

Hoạt động 2 trang 57 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Phân biệt huyền phù với dung dịch

Chuẩn bị: 2 cốc nước, đường, bột sắn dây

Tiến hành: Cho một thìa đường vào cốc thứ nhất, cho một thìa bột sắn dây vào cốc thứu hai.Khuấy đều hai cốc.Để yên 2-3 phút.

Quan sát và trả lời câu hỏi:

1. Nước đường và nước bột sắn dây có cùng trong suốt không?Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù?

2. Sau 30 phút, ở mỗi cốc có sự thay đổi nào không?

cố định

Lời giải:

1. Nước đường và nước bột sắn dây không cùng trong suốt, nước đường thì trong suốt, tuy nhiên nước sắn dây có màu trắng đục. Do đó cố nước đường là dung dịch, cốc nước sắn dây là huyền phù.

2. Sau 30 phút ta thấy:

– Cốc nước đường không hiện tượng

– Cốc nước sắn dây thấy có bột sắn lắng xuống đáy cốc

cố định

Câu hỏi 8 trang 58 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu vài ví dụ trong thực tế cho thấy chất rắn, chất lỏng, chất khí tan trong nước.

cố định

Lời giải:

cố định

Hoạt động 3 trang 58 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Sự hòa tan của một số chất rắn

Chuẩn bị: 3 ống nghiệm,thìa, muối ăn, đường, bột đá vôi, nước

Tiến hành:

– Rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 ml) vào 3 ống nghiệm.

– Thêm vào mỗi ống nghiệm 1 thìa chất rắn lần lượt là muối ăn, đường và bột đá vôi (mỗi thìa khoảng 1 gam) và lắc đều ống nghiệm khoảng1-2 phút. Quan sát.

Quan sát và trả lời câu hỏi:

1.Trong số các chất đã dùng, chất nào đã tan, chất nào không tan trong nước?

2. Không làm thí nghiệm, hãy dự đoán bột mì, bột gạo có tan trong nước không?

cố định

Lời giải:

1.

– Chất tan trong nước: muối ăn,đường

– Chất không tan trong nước: đá vôi

2. 

Dự đoán bột mì và bột gạo không tan trong nước

cố định

Câu hỏi 9 trang 59 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng hay nước lạnh? Vì sao?

cố định

Lời giải:

Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng. Vì các chắn rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, do khi nhiệt độ cao, các phân tử muối và nước chuyển động nhanh hơn, dẫn đến số lần va chạm tăng nên chất rắn được hòa tan đều trong nước.

cố định

Em có thể 1 trang 59 Bài 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hiểu được tại sao trên vỏ hộp đựng một số sản phẩm như sữa có ghi dòng hướng dẫn: “Lắc đều trước khi sử dụng”

cố định

Lời giải:

cố định