Nông nghiệp ở cần thơ chiếm bao nhiêu phần trăm

Hiện nay, thành phố Cần Thơ đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. Trong đó, vùng trồng lúa là 235.370ha, tăng 16.780 ha so với năm 2008; sản lượng lúa cả năm ước đạt 1,33 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2008.

Cần Thơ cũng đã triển khai xây dựng nhiều mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tạo điều kiện tăng cường “liên kết bốn nhà”, nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo, tăng thu nhập cho nông dân.

Thành phố cũng đã xây dựng vùng trồng rau an toàn ở một số quận, huyện; phát triển nhiều vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh theo tiêu chuẩn nông nghiệp đô thị kết hợp với du lịch sinh thái.

Mục tiêu của Đề án Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh là nhằm xây dựng và hình thành các vùng sản xuất cá tra, rau quả tươi chuyên canh an toàn ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, phát triển mô hình nông nghiệp đô thị; hình thành vùng trồng cây ăn trái tập trung gắn với du lịch miệt vườn, du lịch sông nước; xây dựng các điểm du lịch, ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, từng bước xây dựng mô hình liên kết sản xuất; vận động các doanh nghiệp và người sản xuất liên doanh, liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, góp phần nâng cao chuỗi giá trị và chất lượng nông sản. Đảm bảo nhu cầu, chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu…

Theo kế hoạch, Cần Thơ sẽ xây dựng 50 mô hình liên kết hợp tác sản xuất (20-25 hộ/mô hình) chuyên canh cây ăn trái kết hợp xây dựng điểm tham quan-du lịch sinh thái vườn. Đến năm 2020, xây dựng được từ 75 vùng sản xuất chuyên canh rau quả tươi, với diện tích từ 750 ha tại một số vùng chuyên sản xuất rau quả hiện nay của thành phố Cần Thơ; từng bước xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa trên một số sản phẩm rau, quả tươi với năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao...

Cần Thơ đang phát triển mạnh cánh đồng lớn, hình thành chuỗi giá trị từ SX đến thu mua, chế biến và XK theo hình thức khép kín. Chú trọng đến phẩm chất lúa gạo đáp ứng yêu cầu thị trường XK...

Ông Nguyễn Ngọc Hè, GĐ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết, từ vụ HT 2011, Cần Thơ bắt tay vào triển khai mô hình CĐL với diện tích 400ha tại ấp Thầy Ký, thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể.

Phát huy những kết quả đạt được ngành nông nghiệp tiếp tục mở rộng mô hình và thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên diện tích lớn, rút ngắn khoảng chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các vùng SX, nâng cao năng suất bình quân trong toàn thành phố.

Cần Thơ hiện có 87.988ha canh tác lúa, tập trung chủ yếu ở các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Ô Môn, Thốt Nốt… Mỗi năm, diện tích trồng lúa của toàn thành phố đạt trên 237.000ha, cho sản lượng gần 1,4 triệu tấn, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Riêng năm 2019 đã thực hiện 309 mô hình CĐL. Bình quân mỗi vụ lúa trong năm trên dưới 25.000ha SX lúa theo mô hình CĐL. Hình thức liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản trong mô hình chủ yếu ký hợp đồng giữa DN và các THT, HTX SX trong CĐL về cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Ngoài ra SX lúa trong CĐL nông dân được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn ghi chép sổ tay SX theo tiêu chuẩn VietGAP, tổ chức thăm đồng, kiểm tra tình hình dịch hại, hướng dẫn các giải pháp xử lý đồng ruộng.

100% diện tích được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đã góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao chất lượng hạt gạo. Song giá bán lúa của bà con nông dân trong CĐL luôn cao hơn ngoài thị trường khoảng 100 - 200 đồng/kg.

Tham gia SX lúa trong CĐL nhiều năm qua của HTX Nông nghiệp An Xuân, huyện Vĩnh Thạnh ai nấy đều phấn khởi. Bởi vì lúa làm ra đều được đặt hàng, nên đầu ra rất yên tâm, giá bán lại cao hơn vài trăm đồng/kg lúa.

Ông Phạm Hữu Bích, GĐ HTX Nông nghiệp An Xuân cho biết: HTX hiện có 233 thành viên, diện tích SX 429ha. Mục tiêu của HTX là liên kết các hộ dân lại để SX theo mô hình CĐL nhằm hình thành vùng SX lúa sạch, áp dụng quy trình “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm” giảm chi phí SX, tạo nguồn nguyên liệu lớn cung cấp cho DN, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm lúa.

Còn anh Lê Hữu Nghiệp ở xã Trường Thành, huyện Thới Lai, cho biết: Trước đây SX lúa nông dân thường gặp khó khăn đầu ra. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, khi tham gia vào CĐL, tôi SX lúa theo đơn đặt hàng của DN và được DN cung cấp lúa giống, phân bón và thuốc BVTV... ngay đầu vụ. Đến cuối vụ DN bao tiêu sản phẩm đầu ra nên nhiều vụ lúa vừa qua tôi mạnh dạn đưa các loại lúa chất lượng vào SX nên cuối vụ bán được giá cao.

Có thể thấy, kết quả thực hiện CĐL đã hình thành nên chuỗi giá trị từ sản xuất đến thu mua chế biến và xuất khẩu theo hình thức khép kín. Chú trọng đến phẩm chất lúa gạo đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu; giúp nông dân ứng dụng tốt và đồng bộ các giải pháp kỹ thuật; doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ và là cơ hội đầu tư cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất tạo đà phát triển theo hướng bền vững.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ cho biết, nông dân tham gia trong CĐL đều áp dụng quy trình SX mới như 100% sử dụng giống xác nhận, gieo sạ cùng thời gian trong cùng cánh đồng, giữa các khu vực chênh lệch từ 5 - 10 ngày, ứng dụng sạ hàng, sạ thưa tiết kiệm lúa giống so trước đây, đồng thời bón phân cân đối hơn, giúp lượng phân giảm đáng kể, nhất là phân đạm. Qua đó, chi phí SX giảm từ 4 - 10% so với ngoài mô hình. Năng suất tăng từ 0,07 - 0,4 tấn/ha, lợi nhuận của nông dân trong mô hình cao hơn so với nông dân ngoài mô hình.

Ngoài ra, CĐL tạo môi trường nâng cao trình độ SX của nông dân về tổ chức, quản lý, nắm bắt thị trường, áp dụng khoa học công nghệ…. CĐL không chỉ tạo cơ hội khai thác thế mạnh của địa phương, mà còn tạo môi trường tích cực nâng cao kỹ năng SX và ý thức kỷ luật của nông dân, giúp tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống làm tiền đề giúp DN xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ thị trường trong nước và tham gia XK.

Ngành nông nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm?

Nền nông nghiệp chiếm khoảng 66% nhân công toàn nước—cao hơn những năm 1976 và 1980. Tệ nhất vẫn là sản lượng trung bình mỗi nông nhân (thuộc nông nghiệp) sụt giảm trong thời gian đổi mới, xuống thấp hơn nhiều so với sự tăng trưởng của công nhân (thuộc công nghiệp).

Cần Thơ ở đâu trên bản đồ?

Cần Thơ nằm trên bờ phải sông Hậu, ở đồng bằng sông Cửu Long. Là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Cần Thơ cách Vĩnh Long 34km, Long Xuyên 62km, Sóc Trăng 63km, Mỹ Tho 104km, Rạch Giá 116km, Châu Đốc 117km, thành phố Hồ Chí Minh 169km và Cà Mau 179km.

Ngành nông nghiệp ra trường làm gì?

Sinh viên ngành Nông nghiệp khi ra trường bạn có thể ứng tuyển vị trí kỹ sư nông nghiệp tại các công ty chăm sóc cây trồng hoặc các trang trại, hợp tác xã nông nghiệp,... Ngoài ra, với những kỹ sư nông nghiệp có chuyên môn cao có thể làm tại nhiều quốc gia như: Lào, Campuchia, các nước Trung Đông với mức lương hấp dẫn.

Việt Nam có bao nhiêu nông dân?

Phát biểu tại lễ tôn vinh, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, nước ta có khoảng 60 triệu người đang sinh sống ở khu vực nông thôn, chiếm 2/3 dân số cả nước; trong đó có gần 19 triệu lao động nông nghiệp chiếm gần 50% lực lượng lao động toàn xã hội với hơn 10 triệu hội viên Hội Nông dân.