Những truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam là gì

NHỮNG TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

TH.S. NGUYỄN THỊ HUYỀN CHI

BỘ MÔN: KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập QĐNDVN (22/12/1944 - 22/12/2018), là dịp để các thế hệ dân tộc Việt ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, truyền thống chiến đấu, những chiến công oanh liệt của quân, dân ta và chiến thắng vẻ vang của QĐNDVN trong chiến đấu, xây dựng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, là những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ, quân đội ta đã xây đắp, phấn đấu liên tục, không ngừng giữ vững và phát huy bản chất cách mạng, làm nên những truyền thống cao đẹp, xứng đáng là “Bộ đội Cụ Hồ”.

 

Những truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam là gì

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập ngày 22/12/1944 do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. (Ảnh: sưu tầm)

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), các tổ chức vũ trang được hình thành, phát triển rộng khắp và trưởng thành, đòi hỏi phong trào đấu tranh cách mạng lúc này phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức, vững mạnh về ý chí để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc. Đứng trước yêu cầu thực tiễn của cách mạng, tháng 12/1944 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (Đội VNTTGPQ) và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Sau một thời gian chuẩn bị, chiều ngày 22/12/1944, giữa lòng chiến khu Việt Bắc tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội VNTTGPQ (tiền thân của QĐNDVN ngày nay) được thành lập theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Võ Nguyên Giáp được Bác Hồ giao làm Tổng chỉ huy.

Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Trong một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi”, ngay sau 3 ngày thành lập Đội VNTTGPQ vào lúc 17 giờ ngày 25/12/1944 Đội đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (đóng tại tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình); 7 giờ sáng 26/12/1944 tiếp tục đột nhập đồn Nà Ngần (đóng tại xã Cẩm Lý, châu Nguyên Bình) giết chết hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch và thu tất cả vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần đã mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, đánh thắng ngay trận đầu của quân đội ta.

Tháng 3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng và ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất các LLVT cả nước (VNTTGPQ, Cứu Quốc quân và các tổ chức vũ trang khác...) thành Việt Nam Giải phóng quân (VNGPQ). Từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào vũ trang khởi nghĩa, khởi nghĩa từng phần đã giành thắng lợi ở nhiều nơi. Ngày 15/5/1944 đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành Tư lệnh các LLVT thống nhất, mang tên VNGPQ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và trên cơ sở đánh giá thời cơ, cũng như tình hình cách mạng trong nước, LLVT cùng các tầng lớp nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, VNGPQ được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Đến năm 1950, đổi tên thành QĐNDVN. Và ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội VNTTGPQ - Đội quân chủ lực đầu tiên của QĐNDVN được lấy làm Ngày thành lập QĐNDVN.

 Năm 1953 - 1954, cùng toàn dân giành thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ; trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về “đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”, lập lại hòa bình ở Đông Dương, kết thức thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ,... Từ năm 1954-1960, QĐNDVN từng bước xây dựng, phát triển, trưởng thành, tiến lên chính quy, hiện đại; xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN; giữ gìn, phát triển LLVT cách mạng ở miền Nam. Giai đoạn này Đảng ta xác định đó là “trụ cột bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình”, quân đội ta nhanh chóng xây dựng theo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1955-1960). Ở miền Nam, tháng 6/1954 Mỹ dựng chính phủ Ngô Đình Diệm và ráo riết thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo, gây ra những tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam. Trước tình hình đó, tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) mở rộng, đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam và vạch rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng. Ngày 28/8/1959 nhân dân nhiều xã trong huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) nổi dậy giành chính quyền. Ngày 17/1/1960 nhân dân huyện Mỏ Cày, Minh Tân, Thạnh Phú (Bến Tre) đồng loạt nổi dậy, phá thế kềm kẹp, tạo nên phong trào "Đồng khởi" lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam Bộ, Khu 5. Từ phong trào “Đồng Khởi”, LLVT và hệ thống chỉ huy quân sự các cấp của ta từng bước hình thành. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15/2/1961, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, bộ phận trực tiếp của QĐNDVN thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở miền Nam. Từ năm 1961-1965, đẩy mạnh xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta bước sang một giai đoạn mới.

 Từ năm 1965-1968, QĐNDVN vừa xây dựng, vừa chiến đấu và phát triển lực lượng, bộ đội ta trên các chiến trường miền Nam đã tổ chức các trận tiến công, bẻ gãy nhiều cuộc hành quân quy mô lớn của Mỹ - quân đội Sài Gòn, mở ra phong trào “tìm Mỹ mà diệt”, “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”, đánh bại kế hoạch hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của địch, tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước phát triển lên một bước mới, làm thất bại “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Ở miền Bắc, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, đánh trả không quân, hải quân, giành những thắng lợi lớn trong cuộc mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ. Giai đoạn này, Đảng ta quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) nhằm tạo bước ngoặt lớn, chuyển chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân Mậu Thân 1968 trên toàn chiến trường miền Nam, cùng với việc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải chấp đàm phán với ta tại Hội nghị Pari.

Năm 1969 - 1972, giai đoạn này Mỹ thất bại trên chiến trường miền Nam (1969), liền chuyển sang thi hành “Học thuyết Nichxơn” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và cũng bị thất bại một bước. Đầu năm 1972, quân và dân ta mở cuộc tấn công chiến lược trên toàn miền Nam và trước nguy cơ đổ vỡ của quân đội Sài Gòn - xương sống của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Nichxơn buộc phải huy động lực lượng quân sự Mỹ vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 6/4/1972, đế quốc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân mở cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần thứ hai, với hai chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ 1 (6/4/1972) và Lai-nơ Bếch-cơ 2 (đêm ngày 18/12/1972). Với tinh thần dũng cảm, bằng cách mưu trí, linh hoạt, quân và dân miền Bắc đã đánh thắng cuộc tập kích chiến lược lần thứ hai bằng B52 của Mỹ, lập nên trận “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội. Thắng lợi to lớn của quân và dân hai miền Nam Bắc, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (ngày 27/1/1973) về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”.

Từ năm 1973-1975, quân và dân ta tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là “Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử” (30/4/1975), kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước, Bắc - Nam sum họp một nhà. Đất nước hòa bình, QĐNDVN tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN và cùng toàn dân khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên trong giai đoạn mới. Hòa bình chưa được bao lâu, cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, LLVT cả nước một lần nữa lại cùng bước vào cuộc chiến đấu mới, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam (4/1977 - 1/1979) và cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979 -16/3/1979) và 10 năm làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn Cam-pu-chia (1979 - 1989).

Ôn lại truyền thống vẻ vang của QĐNDVN đã 74 năm trôi qua, để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong các thế hệ dân tộc Việt Nam, để giữ vững ý chí tự lực, tự cường, cùng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, là lực lượng chính trị tin cậy, đội quân chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ cách mạng mới xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế..

 Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

Những truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam là gì



a. Trung thành vô hạn với nhà nước.

b. Trung thành vô hạn với nhân dân lao động.

c. Trung thành vô hạn với nhà nước và toàn dân.

d. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

1.  Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

     Quân đội luôn chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và CNXH 

2. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng

    Quân đội luôn quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không sợ hi sinh gian khổ, xã thân vì sự nghiệp cách mạng và luôn biết sử dụng nghệ thuật quân sự trong chiến tranh.  

3. Gắn bó máu thịt với nhân dân.

    Quân đội ta từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu.

4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh

    Sức mạnh của quân đội xây dựng bởi nội bộ đoàn kết thống nhất và kỉ luật tự giác, nghiêm minh.

5. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công

   Quân đội ta luôn phát huy tinh thân khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cả trong chiến đấu, lao động sản xuất và công tác. 

6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thuỷ chung với bè bạn quốc tế.