Những tác phẩm văn học hiện đại việt nam

Trụ sở chính: Tòa nhà Viettel, Số 285, đường Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Tiki nhận đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi, chưa hỗ trợ mua và nhận hàng trực tiếp tại văn phòng hoặc trung tâm xử lý đơn hàng

Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0309532909 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 06/01/2010 và sửa đổi lần thứ 23 ngày 14/02/2022

(ĐCSVN) - Nhà xuất bản Kim Đồng cho biết, nhân kỷ niệm 25 năm ra đời Tủ sách Vàng (1995-2020), 10 ấn phẩm tiêu biểu cho các dòng sách sẽ được Kim Đồng giới thiệu lại tới bạn đọc.

10 ấn phẩm gồm: Tiểu thuyết lịch sử “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và “Sừng rượu thề” của nhà văn Nghiêm Đa Văn; tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi; tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của nhà thơ Trần Đăng Khoa; tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng; tập tùy bút “Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng; hai truyện dài “Đợi mặt trời” của nhà văn Phạm Ngọc Tiến; “Bỏ trốn” của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn; tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô” (Robinson Crusoe) của nhà văn Đa-ni-en Đê-phô (Daniel Defoe); “Hoàng tử nhỏ và chú bé nghèo khổ” của đại văn hào Mác Tu-ên (Mark Twain).

Truyện dài “Đợi mặt trời” của nhà văn Phạm Ngọc Tiến là tác phẩm đoạt giải A trong cuộc vận động sáng tác do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng tổ chức năm 1993 – 1995, là cuốn sách đầu tiên được gắn logo Tủ sách Vàng. Cùng đoạt giải A trong cuộc vận động sáng tác năm đó là truyện dài “Bỏ trốn” của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Nếu “Đất rừng phương Nam” là một trong những tác phẩm văn học được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng “đặt hàng” cho NXB Kim Đồng, ra mắt ngay trong năm đầu tiên thành lập Nhà xuất bản (năm 1957), thì “Lá cờ thêu sáu chữ Vàng” là tác phẩm cuối cùng, với bao tâm huyết của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, được ông hoàn thành trên giường bệnh (năm 1960). Tiểu thuyết lịch sử “Sừng rượu thề” của nhà văn Nghiêm Đa Văn là tác phẩm để lại dấu ấn đặc biệt sâu đậm, với việc xây dựng hình tượng người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt vừa anh dũng, vừa bi tráng, tái hiện giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc khi triều đình nhà Lý bắt đầu sự nghiệp xây dựng vương quốc Đại Việt sau một ngàn năm Bắc thuộc. Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” gắn với tên tuổi của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa. “Bỉ vỏ” là tiểu thuyết đầu tay gây tiếng vang lớn của nhà văn Nguyên Hồng, được Tự Lực Văn Đoàn tặng giải Nhì năm 1937. Tùy bút “Thương nhớ mười hai” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách trữ tình Vũ Bằng. “Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô” là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của văn học Anh. “Hoàng tử nhỏ và chú bé nghèo khổ” là tác phẩm viết riêng cho độc giả thiếu nhi của đại văn hào Mark Twain, đánh dấu thể nghiệm của ông trong thể loại tiểu thuyết lịch sử...

10 tác phẩm ở các thể loại khác nhau, nhưng đều là những tác phẩm mang dấu ấn đầu tiên, đặc biệt, gắn với tên tuổi của các tác giả nổi tiếng, gắn với thương hiệu sách Kim Đồng.

Tủ sách Vàng ấn bản này do các họa sĩ tên tuổi của Việt Nam như: Nguyễn Bích, Ngô Mạnh Lân, Phan Cẩm Thượng, Lương Xuân Đoàn, Đoàn Hồng, Nguyễn Công Hoan... vẽ bìa.

Năm 1995, Tủ sách Vàng ra đời với mục đích tuyển chọn những tác phẩm văn học xuất sắc của các tác giả trong và ngoài nước giới thiệu cho độc giả thiếu nhi. Phiên bản Tủ sách Vàng đầu tiên có hình thức sách bỏ túi, phát hành mỗi tuần một tập trong suốt 6 năm, từ năm 1995 đến năm 2001.

Tủ sách Vàng khi ấy được chia thành 5 dòng sách chính, tương ứng với mỗi dòng là một màu bìa riêng: màu nâu là các tác phẩm lịch sử, truyền thống; màu xanh lá cây là các phẩm nổi tiếng; màu hồng là các tác phẩm văn học mới sáng tác; màu vàng là các tác phẩm văn học Việt Nam; màu xanh dương là các tác phẩm văn học nước ngoài. Ngoài ra, có một bộ sách đặc biệt trong Tủ sách Vàng với màu tím học trò riêng biệt, chính là bộ “Kính Vạn Hoa” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Tủ sách Vàng từng phát hành định kì, mỗi tuần một tập, trong suốt 9 năm từ khi ra mắt cho tới năm 2004. Kể từ đó, tuy không tiếp tục phát hành định kì, nhưng hàng trăm tác phẩm mới và tái bản hình thức mới vẫn tiếp tục ra mắt độc giả những năm sau đó./. Trong chương trình văn học hiện đại của lớp 9 gồm hai thể loại: - Truyện ngắn:   + Làng - Kim Lân   + Lặng lẽ Sa pa - Nguyễn Thành Long   + Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng   + Bến quê - Nguyễn Minh Châu   + Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê - Thơ:   + Đồng chí - Chính Hữu   + Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật   + Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận   + Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải   + Viếng lăng Bác - Viễn Phương   + Sang thu - Hữu Thỉnh   + Bếp lửa - Bằng Việt   + Nói với con - Y Phương

Thế nào là một tác phẩm văn học?

Tác phẩm văn học là công trình sáng tạo của nhà văn, sử dụng phương tiện là ngôn từ, hình tượng nghệ thuật để gửi gắm thông điệp về con người và cuộc đời.

Văn học Việt Nam có bao nhiêu giai đoạn?

Xét theo tiến trình thời đại, đặc trưng của văn học viết thể hiện rõ nét nhất qua 3 giai đoạn: giai đoạn từ thế kỷ thứ X đến XV (trung đại), từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX (cận đại), và văn học Việt Nam từ giai đoạn Pháp Thuộc đến thời hiện đại.

Tác phẩm là gì cho ví dụ?

Tác phẩm là sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, văn học, khoa học, công nghệ, giáo dục hoặc các lĩnh vực khác. Tác phẩm có thể là một cuốn sách, một bài báo, một bài hát, một bộ phim, một bức tranh, một phần mềm hoặc một thiết kế.

Tác phẩm văn học hiện đại là gì?

Văn học hiện đại là những tác phẩm được xảy ra vào thời kỳ hiện đại từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Những tác phẩm trong thời gian này đều hướng đến nội dung hiện thực, tinh thần yêu nước, tình cảm và tinh thần nhân đạo.

Chủ đề