Hướng dẫn cách sử dụng nấm linh chi hàn quốc

Dược sĩ chuyên khoa 1 Trương Thành Trong cho biết một trong những dược chất quý hiếm của nấm linh chi đỏ là germanium, có tác dụng loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Ngoài ra nấm giàu polysaccharide giúp khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy, thúc đẩy quá trình tiết insulin, giảm đường huyết trong máu ở người bệnh tiểu đường.

Nấm linh chi đỏ được coi là thảo dược.

Người bình thường dùng nấm linh chi giảm mệt mỏi, thư giãn thần kinh và cơ thể. Linh chi còn trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress gây lo âu, căng thẳng, ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch. Chất adenosin trong nấm được chứng minh có tác dụng chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng xơ vữa động mạch vành, loại trừ cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông tuần hoàn máu…

Nhóm sterois trong nấm linh chi đỏ có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan. Thành phần axit ganodemic làm trẻ hóa các mô cơ thể và tế bào, bài tiết độc tố, khắc phục rối loạn da, làm đẹp da, ngăn ngừa bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá…

Với người thừa cân, dùng linh chi đỏ mỗi ngày chống béo phì, đồng thời giảm cân một cách tự nhiên. Người ta tìm thấy hàm lượng germanium hữu cơ trong loại nấm này cao hơn 5-8 lần so với nhân sâm. Germanium có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu, tăng oxy trong hệ thống máu, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ.

Để bảo toàn dược chất và phát huy tối đa công dụng, bạn cần dùng linh chi đỏ đúng cách. Nấm nấu lấy nước, hãm như trà, ngâm rượu hoặc xay nhuyễn để nấu canh, hầm với xương thịt tạo thành món súp. Món ăn này rất tốt cho người vừa trải qua bạo bệnh, người già yếu hay trong quá trình hóa xạ chữa ung thư.

Lưu ý: Nấm linh chi nên dùng vào mỗi buổi sáng, lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu thải độc của nấm. Khi sử dụng có biểu hiện đi tiểu nhiều lần chứng tỏ nấm tác dụng thanh lọc chất độc trong cơ thể.

Khi đun, hãm linh chi có thể kết hợp thêm cam thảo, táo tàu, atiso, hoặc cỏ ngọt để giảm bớt vị đắng, giúp dễ uống mà không làm ảnh hưởng đến dược tính. Nên kết hợp thêm vitamin C khi uống linh chi vì sẽ làm tăng hấp thu dược chất trong nấm.

Sau 2-3 ngày dùng linh chi đỏ, có thể xuất hiện những triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, mẩn ngứa. Bệnh nhân ung thư, tiểu đường có cảm giác bệnh nặng lên. Đó là dấu hiệu bình thường, không đáng ngại. Bạn có thể giảm lượng dùng hoặc ngừng hẳn 4-5 ngày, sau đó sử dụng trở lại, triệu chứng trên sẽ không còn. Người bị huyết áp thấp có thể bị chóng mặt, vì vậy chỉ nên sử dụng nấm linh chi sau khi ăn no và không uống vào buổi tối.

Khi bạn mua nấm linh chi tốt nhưng cách sử dụng sai thì hiệu quả, tác dụng của nấm linh chi cũng không có tác dụng. Vì vậy, rất nhiều người phân vân không biết cách sử dụng như thế nào cho đúng cách đạt hiệu quả mà không phí đi tiền của. Y tế Đông Đô sẽ đưa ra một số cách sử dụng để quý khách sử dụng đúng cách nấm linh chi đạt hiệu quả cao.

Nấm linh chi chữa bệnh gì?

- Nấm linh chi có tên khoa học là Genoderma Lucidum. Nấm linh chi còn có những tên khác như nấm tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung... Nấm linh chi còn quý hơn cả nhân sâm có tác dụng bảo vệ gan, giải độc, bổ trí não, tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày), tác dụng phòng chống ung thư, chống lão hóa tăng tuổi thọ.

Trong nấm linh chi có hàm lượng nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như đồng, kẽm, sắt, kalium, magie...

Nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng, tráng dương, an thần, tăng trí nhớ. Germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn, tăng sự miễn dịch trong cơ thể, làm mát gan, diệt tế bào ung thư, chống dị ứng, chống viêm.

Liều dùng nấm linh chi

- Dùng liều cao để chữa bệnh cấp tính, chữa ngộ độ, dùng 1 ngày liều 120g chia thành 3 lần.

- Liều thấp: 3g/ngày. Hỗ trợ tăng tác dụng của các loại thuốc khác như tiểu đường, viêm loét dạ dày. Dùng nhiều để nâng cao tuổi thọ, hết liệu trình của thuốc thì dùng thường xuyên hằng ngày.

- Liều trung bình: 6-10g/ngày chia 2 hoặc 3 lần. Liệu trình trung bình 2 -3 tháng, riêng với ung thư thì dùng thường xuyên đến khi khỏi bệnh.

Vì có nhiều cách sử dụng nấm linh chi khác nhau như: nấu nguyên tai trên bếp, thái lát mỏng hãm với nước sôi giống cách pha trà, hoặc theo đông y khuyên nên xay nhuyễn nấm linh chi thành bột mịn rồi hãm với nước.

Các cách sử dụng nấm linh chi đạt hiệu quả tốt nhất

1. Nghiền linh chi thành bột mịn

- Nghiền toàn bộ cây nấm thành bột mịn. Nấm linh chi lâu năm rất khó nghiền vì rất khó nghiền vì nó sẽ bông lên giống gỗ. Bảo quản bột linh chi vào túi ni lông để dùng dần. Khi sắc bột thì cho vào túi lọc, uống lấy nước. Phần bã nấm linh chi không nên uống như nhân sâm vì phần tác dụng của nấm chỉ là phần bào tử nên phần còn lại chỉ là phần gỗ không có tác dụng gì, ngược lại nó lại còn làm phản tác dụng.

2. Thái lát

- Nấm linh chi Hàn Quốc đa số đều được thái lát rồi sắc uống hoặc đun lên bếp để lửa nhỏ để uống.

Lưu ý: không nên rửa nấm linh chi vì lớp nâu mịn của nấm là lớp bào tử. Nấu nấm linh chi thường khá lâu mới lấy hết được chất của nấm. Nấm linh chi Hàn Quốc phải nấu lâu hơn Nấm ở Việt Nam vì nó lâu năm hơn, tai to và bị hóa gỗ. Nấm linh chi Hàn Quốc thường được thái lát mỏng sơ chế rồi bán.

Nếu nấu nấm linh chi thì bạn nên dùng nỗi bằng gốm, sứ để nấu chứ không dùng nồi nhôm hay inox vì sẽ gây phản ứng hóa học, không tốt cho sức khỏe.

3. Hãm bằng bình cách thủy

Nấm linh chi thái lát có thể hãm với nước thật sôi để hãm trong 10 phút để uống dần thay nước. Mỗi ngày dùng khoảng 10-15g nấm linh chi mỗi ngày, pha giống như pha trà, uống hết nước thì thay nước mới, khi nào nhạt vị thì bỏ đi giống như pha trà. Hiện nay, có nhiều loại trà linh chi bán sẵn rất tiện lợi phù hợp với người bận rộn, không có thời gian sắc thuốc uống.

4. Nấu soup linh chi, chè, cháo linh chi

Nấm linh chi có thể chế biến thành nấu soup hay chè cháo cho người ốm, suy nhược cơ thể, hậu phẫu.

Những món chế biền từ nấm linh chi rất ngon, bổ dưỡng lại dễ ăn như là cháo linh chi, gà hầm linh chi, ...

Nấm linh chi có thể dùng để nấu với táo tàu, cháo hạt sen giúp thanh lọc cơ thểm ngủ ngon hơn, bồi bổ cơ thể.

5. Ngâm rượu

Các ông cha ta từ xưa thường ngâm cả cây linh chi với rượu để lấy tinh chất của nấm để uống. Tuy nhiên theo cách này thường không tốt. Theo khuyến cáo thì không nên dùng nấm linh chi ngâm rượu vì nấm linh chi có tính hàn nên khi ngâm với rượu có tính nóng làm mất hết tác dụng của nấm linh chi.

Bạn nên dùng nấm Linh chi tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống kết hợp với nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm, giúp cơ thể thải ra những chất độc.

Trên đây là một số cách dùng nấm linh chi mà Banhangcongnghe.com muốn chia sẻ cho các bạn. Hi vọng đây là thông tin hữu ích dành cho quý vị để sử dụng nấm linh chi hiệu quả tốt nhất.

Chủ đề