Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân của xã hội sẽ bị xử lý như thế nào

Tại Điều 24, 25 Luật Hiến pháp 2013 ghi nhận về quyền tự do của công dân gồm:

- Quyền tự do ngôn luận: Được hiểu là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

- Quyền tự do báo chí: Quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí;

- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào nhất định.

- Quyền tự do hội họp: Được hiểu là quyền tự do họp nhóm để trao đổi ý kiến về các lĩnh vực và vấn đề nhất định.

- Quyền tự do lập hội: Tự do tổ chức ra các hội nhất định nhằm phục vụ sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

- Các quyền tự do dân chủ khác như: Quyền được bầu cử, quyền ứng cử, quyển khiếu nại, tố cáo…

Trong đó, cũng như các quyền khác của công dân, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải trong khuôn khổ pháp luật quy định.

Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác.

Ví dụ như quyền tự do báo chí, tại Điều 9 Luật Báo chí quy định các nhóm hành vi bị nghiêm cấm như:

- Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.

- In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính...

Hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập Hội... để xâm phạm đến các lợi ích (về kinh tế, chính trị…) của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân được coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Mức phạt Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Mức phạt Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ 

Tại Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể về mức phạt với Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như sau:

- Khung 01:

Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp:

Lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Khung 02:

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, bất cứ hành vi nào có dấu hiệu lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân... đều phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật.

Mức phạt tù cao nhất với hành vi phạm tội này có thể lên đến 07 năm tù.

Trên đây là giải đáp về mức phạt Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ. Nếu gặp vướng mắc bất kỳ vấn đề liên quan nào, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

- Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;

- Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

- Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;

- Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;

- Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Mức phạt cao nhất với tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích người khác (Ảnh minh họa)

1. Thế nào là quyền tự do dân chủ?

Quyền tự do dân chủ của công dân Việt Nam được quy định tại Điều 24, 25 Hiến pháp 2013. Cụ thể, công dân có các quyền tự do cơ bản sau:

- Quyền tự do ngôn luận: Được hiểu là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

- Quyền tự do báo chí: Quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí;

- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào nhất định.

- Quyền tự do hội họp: Được hiểu là quyền tự do họp nhóm để trao đổi ý kiến về các lĩnh vực và vấn đề nhất định.

- Quyền tự do lập hội: Tự do tổ chức ra các hội nhất định nhằm phục vụ sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

- Các quyền tự do dân chủ khác như: Quyền được bầu cử, quyền ứng cử, quyển khiếu nại, tố cáo…

Các quyền tự do cơ bản trên được thực hiện theo nguyên tắc trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong đó, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác.

2. Mức phạt Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ

Căn cứ Điều 331 Bộ luật Hình sự, mức phạt đối với Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định như sau:

- Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy, công dân có các quyền tự do dân chủ cơ bản như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp các quyền tự do đó xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật. Mức phạt cao nhất của tội danh này lên đến 7 năm tù giam.

Như Mai

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân (điều 331)

Theo điều 331, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân  như sau:

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy, đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân  thì mức phạt tù cao nhất lên đến 07 năm.

Bình luận

1. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do, dân chút khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Các yếu tố cấu thành tội lợi dụng các quyền tự do dân chút xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

* Khách thể

 Tội phạm này xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thông qua việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ của mình do Hiến pháp quy định.

* Khách quan

Người phạm tội có hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tội giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Các quyền tự do, dân chủ nêu trên là những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Đa số mọi công dân đều sử dụng các quyền này để bảo vệ lợi ích của mình nhưng không xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác.

Tuy nhiên, cũng có người vì động cơ cá nhân hay những động cơ khác đã “lợi dụng” các quyền đó để xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác. Có thể người phạm tội viết báo để đả kích cơ quan Nhà nước, tung tin không có thật gây hoang mang trong nhân dân, khiếu nại, tố cáo,…gây mất uy tín cho cán bộ công chức,…

Điều luật không quy định “xâm phạm” là như thế nào và ở mức độ nào thì mới cấu thành tội phạm. Việc đánh giá trong những trường hợp cụ thể sẽ là cần thiết. – Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi trên và xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Cần phải có hướng dẫn cụ thể thế nào là “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong quá trình triển khai áp dụng, từ đó tránh ngăn chặn sự tuỳ tiện từ phía các cơ quan chức năng, xâm hại đến quyền tự do dân chủ của cá nhân.  Bởi cấu thành của tội này rất định tính, các quyền tự do dân chủ của cá nhân có thể bị xâm hại bất cứ lúc nào, đặc biệt trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta chủ trương tăng cường dân chủ và phản biện xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước.

Tội phạm này cần phân biệt với tội vu khống (Điều 156). Ở tội vu khống, người phạm tội nhận thức được tin mà mình loan truyền là bịa đặt, không có thật và nhằm xâm phạm đanh dự, nhân phẩm của đối tượng cụ thể. Trong tội phạm này, người phạm tội không biết tin mình loan truyền là sai sự thật (có thể sai sự thật nhưng người phạm tội không biết), những thông tin không được công khai, thuộc bí mật Nhà nước, tuy nhiên người phạm tội đã loan truyền ra ngoài.

* Chủ quan

Là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp).  Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Vì thế, nếu hành vi này kèm theo mục đích “chống chính quyền nhân dân” thì phải bị truy cứu về tội phạm tương ứng.

* Chủ thể

Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

3. Hình phạt

- Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Nếu tội phạm này gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.