Nhật bản đăng cai world cup năm nào năm 2024

Cùng với nền tảng giải vô địch quốc gia phát triển mạnh và ổn định, điểm chung của các nền bóng đá lớn ở châu Á kể trên là hệ thống đào tạo trẻ rất mạnh, liên tục bổ sung các lứa cầu thủ tài năng cho đội tuyển quốc gia. Họ cũng có nhiều cái tên thi đấu ở các giải bóng đá phát triển trên thế giới, chủ yếu là ở châu Âu. Đây chính là công thức cho thành công để Nhật Bản, Iran hay Australia liên tục được góp mặt tại ngày hội bóng đá thế giới.

Điển hình là Nhật Bản, quốc gia đã có bước tiến vượt bậc trong 20 năm qua để trở thành “khách quen” của các kỳ World Cup. Có rất nhiều cái tên trẻ của bóng đá Nhật Bản hiện thi đấu ở châu Âu, như Takumi Minamino (Liverpool), Takehiro Tomiyasu (Arsenal), Maya Yoshida (Sampdoria), Wantaru Endo (Stuttgart) hay Ritsu Doan (PSV Eindhoven). Để chuẩn bị cho 2 trận gặp tuyển Việt Nam và Oman ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022, huấn luyện viên Hajime Moriyasu đã cho triệu tập tới 18 cầu thủ đang thi đấu ở châu Âu. Và đó chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho thành công của đào tạo bóng đá trẻ tại xứ sở mặt trời mọc.

Tại sao các cầu thủ trẻ của Nhật Bản lại có thể chơi bóng ở các giải đấu đẳng cấp hàng đầu châu Âu? Nguyên nhân do đâu mà bóng đá Nhật Bản phát triển nhanh chóng như vậy? Câu trả lời nằm ở hệ thống phát triển bóng đá từ các cấp thấp trở lên, kể cả bóng đá học đường, khi môn thể thao này cũng được đưa vào nhà trường ngay ở các cấp học dưới.

Thể thao học đường nói chung, trong đó có bóng đá rất phát triển ở Nhật Bản.

Thể thao học đường nói chung, trong đó có bóng đá rất phát triển ở Nhật Bản.

Nhìn vào quá trình phát triển của bóng đá Nhật Bản, không thể bỏ qua các “trường học bóng đá” này. Thậm chí, quy mô của giải vô địch quốc gia bóng đá học sinh phổ thông Nhật Bản không phải là “giải đấu học đường” như nhiều người tưởng tượng, với hơn 4.000 trường trung học tham gia cuộc đua giành vé vào chung kết. Giải đấu được truyền hình trực tiếp và sân vận động luôn chật kín khán giả. Các ngôi sao mới thường xuyên được phát hiện từ giải đấu này hằng năm, và huyền thoại Keisuke Honda chính là một trong số những ngôi sao thành danh được nâng tầm từ giải đấu này.

Nhật Bản cũng có hệ thống đào tạo bóng đá trẻ rất mạnh và toàn diện.

Nhật Bản cũng có hệ thống đào tạo bóng đá trẻ rất mạnh và toàn diện.

Không chỉ vậy, hệ thống đào tạo trẻ của Nhật Bản cũng phủ đều các lứa từ U12 trở lên. JFA có riêng một học viện chuyên “săn” các tài năng trẻ để đào tạo theo các chương trình bóng đá đặc biệt kéo dài 6 năm. Trong 3 năm đầu, các cầu thủ chỉ tập trung vào kỹ năng xử lý bóng, đọc tình huống hay cải thiện tốc độ luân chuyển bóng, các kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng bóng đá Nhật Bản, trong khi đào tạo chiến thuật chỉ được tiến hành cho lứa từ 15 tuổi trở lên.

Nhưng chỉ đào tạo trẻ thôi là chưa đủ. Các cầu thủ trẻ cần được trui rèn thường xuyên ở các môi trường bóng đá có tính cạnh tranh cao để phát triển. Kể từ khi J.League được hình thành, người Nhật đã sớm nghĩ đến việc “xuất khẩu cầu thủ” để tạo cơ hội cho các cầu thủ trẻ được bơi ra biển lớn, qua đó tích lũy thêm kinh nghiệm từ các giải đấu hàng đầu thế giới.

Ryo Miyaichi từng ký hợp đồng với Arsenal khi còn học trung học và chuyển sang châu Âu thi đấu ở tuổi 18. Các cầu thủ khác như Shinji Kagawa, Yuto Nagatomo, Honda, Atsuto Uchida hay Makoto Hasebe đều trải qua giai đoạn thi đấu trong nước trước khi đầu quân cho các đội bóng châu Âu. Đó chỉ là một vài ví dụ về chính sách xuất khẩu cầu thủ mà Nhật Bản từ lâu đã áp dụng.

Minamino là một trong số nhiều ngôi sao Nhật Bản rất giàu kinh nghiệm thi đấu ở châu Âu.

Minamino là một trong số nhiều ngôi sao Nhật Bản rất giàu kinh nghiệm thi đấu ở châu Âu.

Có hệ thống đào tạo bài bàn, có triết lý phát triển bóng đá nhất quán, cộng thêm động lực, quyết tâm nâng tầm bóng đá nước nhà và tinh thần cần cù, siêng năng mà người Nhật vốn tự hào, tất cả là điều kiện cần thiết để đem đến thành công cho bóng đá Nhật Bản.

Ở Nhật Bản, không khó để bắt gặp những cậu bé hăng say chơi bóng, dành hầu như trọn thời gian trong ngày cho bóng đá để ngày càng trở nên tốt hơn. Mục tiêu của các cầu thủ trẻ là chiến thắng trong các giải đấu cấp cơ sở với đội bóng học đường, tiếp đó là cạnh tranh trong giải quốc gia và tham dự J.League trong tương lai, trước khi nghĩ đến việc được ra nước ngoài thi đấu. Đó là lý do vì sao người Nhật vẫn luôn thôi thúc ước mơ được tiệm cận trình độ bóng đá thế giới, và cũng không phải ngẫu nhiên họ đặt mục tiêu đưa đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản vào tốp 10 đội bóng xuất sắc nhất thế giới cho đến cuối thế kỷ 21.

Tương tự như vậy, tại Australia, bóng đá luôn được tập trung phát triển từ nền tảng đào tạo trẻ. Đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 gây gián đoạn các hoạt động bóng đá, việc thúc đẩy một hệ thống đào tạo trẻ phát triển mạnh hơn để hướng tới tương lai càng trở nên cần thiết. Và trong môi trường mà các câu lạc bộ bóng đá Australia không thể cạnh tranh chữ ký các cầu thủ tên tuổi với những đối thủ có tiềm lực khác, đầu tư vào các cầu thủ trẻ cũng là một phương án kinh tế để cải thiện chất lượng của đội bóng và giải đấu.

Bất cứ nơi nào bóng đá thành công, mẫu số chung đều là nền bóng đá đó, hay giải đấu hoặc các câu lạc bộ và các cầu thủ, tất cả đều phải có bản sắc riêng và họ hiểu mình là ai. Đây là điều cơ bản.

Giám đốc điều hành của Liên đoàn Bóng đá Australia (FFA), ông James Johnson chỉ ra thí dụ cho thành công về đào tạo trẻ, như ở Croatia, với dân số dưới 5 triệu người, lại được bao quanh bởi các “siêu cường” bóng đá châu Âu, rất khó để Croatia có một giải đấu tầm cỡ như Premier League, trong khi các câu lạc bộ trong nước cũng không có đủ tiềm lực kinh tế để đem về các cầu thủ giỏi. Vì vậy, họ biết vị trí và nhiệm vụ của mình là gì, đó chính là sản sinh ra các tài năng và “xuất khẩu” họ. Đó chính xác là những gì Croatia đã làm để có được một đội bóng bước lên ngôi á quân thế giới.

Chú trọng công tác đào tạo trẻ là nền tảng cho thành công của bóng đá Australia.

Chú trọng công tác đào tạo trẻ là nền tảng cho thành công của bóng đá Australia.

Australia cũng đang theo hướng phát triển như vậy để trở thành một nền bóng đá sản sinh ra nhân tài. Điều quan trọng là sự phát triển của đào tạo trẻ cũng giúp các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia phát triển đi lên. Như cầu thủ triển vọng của Sydney FC Cameron Peupion chuyển đến Premier League thi đấu cho Brighton & Hove Albion là một ví dụ về thành công của đào tạo trẻ tại Australia và xuất khẩu cầu thủ ra nước ngoài.

Cùng chung lộ trình tương tự, để có vị thế là một trong những cường quốc của bóng đá châu Á, Iran cũng phải dựa vào các thế hệ cầu thủ trẻ trưởng thành qua va chạm, tích lũy kinh nghiệm ở trời Âu.

Hiện đang có chiến dịch khá hoàn hảo ở vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á, ngôi sao đội trưởng Alireza Jahanbakhsh của Team Melli tin rằng, Iran có thể làm được nhiều hơn nữa với lứa cầu thủ hiện tại.

Chúng tôi có một số cầu thủ trẻ đến từ nhiều câu lạc bộ khác nhau và đội bóng hiện có sự kết hợp giữa các cầu thủ trẻ và các cá nhân giàu kinh nghiệm. Tất cả đều có động lực để phục vụ đội tuyển quốc gia. Tôi nghĩ sự kết hợp này có thể giúp đưa chúng tôi tiến xa hơn.

Iran có truyền thống xuất khẩu cầu thủ rất thành công sang châu Âu, bao gồm những cái tên như Ali Daei, Mehdi Mahdavikia và Ali Karimi, và thế hệ hiện tại càng tỏ ra vượt trội hơn hẳn lớp đàn anh xét về số lượng cầu thủ Iran thi đấu ở các giải đấu hàng đầu châu Âu.

Jahanbakhsh là một trong số những ngôi sao sáng giá nhất của bóng đá Iran hiện tại.

Jahanbakhsh là một trong số những ngôi sao sáng giá nhất của bóng đá Iran hiện tại.

Ngoài Jahanbakhsh vừa rời Premier League hồi đầu mùa hè qua để gia nhập gã khổng lồ Feyenoord của bóng đá Hà Lan, Team Melli cũng có những cái tên nổi bật như Mehdi Taremi và Sardar Azmoun, hiện đang chơi cho Porto và Zenit St. Petersburg, cũng như thủ môn Alireza Beiranvand đang đầu quân cho Boavista ở giải Bồ Đào Nha.

Jahanbakhsh cho rằng đây là một trong những lứa cầu thủ tốt nhất mà bóng đá Iran từng sản sinh: “Có tới 80% thành viên đội hiện đang thi đấu ở nước ngoài. Họ không chỉ chơi tốt mà còn có nhiều đóng góp quan trọng cho đội bóng. Nhìn lại 10 năm trước, bóng đá Iran chưa thực sự phát triển đến mức này. Tôi biết còn nhiều các cầu thủ rất tiềm năng ở quê nhà, và nếu họ mang tài năng của mình đến châu Âu để phát triển thêm, họ có thể tiến xa hơn”.

Nhật Bản đứng thứ mấy trên thế giới bóng đá?

Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA.

Hàn Quốc Nhật Bản tổ chức World Cup năm bao nhiêu?

Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 (hay Cúp bóng đá thế giới 2002, tiếng Anh: 2002 FIFA World Cup, tiếng Hàn Quốc: 2002 FIFA 월드컵 한국/일본, tiếng Nhật: 2002 FIFAワールドカップ 韓国/日本) là giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 17, được tổ chức từ 31 tháng 5 đến 30 tháng 6 năm 2002 tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nhật Bản tham gia World Cup bao nhiêu lần?

Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản.

Tên linh vật màu xanh của giải vô địch bóng đá thế giới Hàn Quốc Nhật Bản năm 2002 là gì?

Linh vật Giải vô địch bóng đá thế giới.