Nhà nước có hình thức cấu trúc liên bang

Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc của nhà nước. Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang

Nhà nước có hình thức cấu trúc liên bang

1 – Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc của nhà nước

a – Hình thức cấu trúc nhà nước là gì?

Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau.

b – Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc của nhà nước

Định nghĩa trên cho thấy, xem xét hình thức cấu trúc của nhà nước là xem xét cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ, cụ thể là xem xét cách thức cấu tạo nhà nước thành các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương, xác định địa vị pháp lý của chính quyền mỗi cấp cũng như quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau.

Theo đó, hình thức cấu trúc nhà nước có thể được chia thành hai dạng cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang, ngoài ra có thể có một dạng cấu trúc nhà nước không cơ bản là nhà nước liên minh.

– Nhà nước đơn nhất là một nhà nước duy nhất trong phạm vi lãnh thổ của đất nước, nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia.

Nhà nước đơn nhất có các đặc trưng sau:

+ Chủ quyền quốc gia do chính quyền trung ương nắm giữ;

+ Địa phương là những đơn vị hành chính – lãnh thổ không có chủ quyền;

+ Cả nước có một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật;

+ Chính quyền gồm hai cấp cơ bản là trung ương và địa phương, quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới…

– Nhà nước liên bang là một nhà nước do nhiều nhà nước hợp thành, trong đó có một nhà nước chung cho toàn liên bang và mỗi bang thành viên có một nhà nước riêng.

Nhà nước liên bang có các đặc trưng:

+ Chỉ có nhà nước liên bang mới có chủ quyền hoàn toàn, mới được đại diện cho toàn quốc gia, dân tộc để thực hiện chủ quyền quốc gia và mới là chủ thể độc lập của luật quốc tế. Các nhà nước thành viên phải phụ thuộc vào nhà nước liên bang;

+ Trong nhà nước liên bang có nhiều hệ thống cơ quan nhà nước, trong đó một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có thẩm quyền tối cao trên toàn lãnh thổ, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi bang đó;

+ Liên bang cũng có nhiều hệ thống pháp luật, nhiều bản hiến pháp, trong đó một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có hiệu lực pháp lý cao nhất và trên phạm vi toàn lãnh thổ liên bang, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống pháp luật, một bản hiến pháp riêng và chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi bang đó;

+ Sự phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang với các nhà nước thành viên được thể hiện rõ trong cả ba lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.

– Nhà nước liên minh là một nhóm các nhà nước có chủ quyền hoàn toàn liên kết với nhau để thực hiện những mục đích chung nhất định nhưng mỗi nhà nước vẫn giữ chủ quyền riêng (Ví dụ: Liên minh châu Âu). Nhà nước liên minh có các đặc trưng sau:

+ Nhà nước liên minh do nhiều nhà nước hợp thành, có thể có 1 bộ máy nhà nước và 1 hệ thống pháp luật chung cho toàn liên minh, còn mỗi nhà nước thành viên lại có bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật riêng.

+ Tính độc lập của các nhà nước thành viên cao hơn so với trong nhả nước liên bang vì mỗi nhà nước thành viên vẫn là chủ thể độc lập của luật quốc tế.

2 – Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang

Nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang khác nhau ở một số điểm cơ bản sau:

Nhà nước đơn nhấtNhà nước liên bang
- Nhà nước đơn nhất là một nhà nước duy nhất và nắm giữ toàn bộ chủ quyền nhà nước trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.- Nhà nước liên bang là một nhà nước do nhiều nhà nước hợp thành trong đó có một nhà nước chung cho toàn liên bang và mỗi bang thành viên có một nhà nước riêng.
- Chủ quyền quốc gia do chính quyền trung ương nắm giữ; địa phương là những đơn vị hành chính - lãnh thổ không có chủ quyền.- Chỉ có nhà nước liên bang mới có chủ quyền hoàn toàn, mới được đại diện cho toàn quốc gia, dân tộc để thực hiện chủ quyền quốc gia và mới là chủ thể độc lập của luật quốc tế. Các nhà nước thành viên phải phụ thuộc vào nhà nước liên bang.
- Cả nước có một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật, một bản hiến pháp.- Trong nhà nước liên bang có nhiều hệ thống cơ quan nhà nước, trong đó một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có thẩm quyền tối cao trên toàn lãnh thổ, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi bang đó. - Liên bang cũng có nhiều hệ thống pháp luật, nhiều bản hiến pháp, trong đó một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có hiệu lực pháp lý cao nhất và trên phạm vi toàn lãnh thổ liên bang, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống pháp luật, một bản hiến pháp riêng và chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi bang đó.
- Chính quyền bao gồm hai cấp chính là trung ương và địa phương. Quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới...- Chính quyền bao gồm ba cấp chính là liên bang, bang và địa phương. Sự phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang với các nhà nước thành viên được thể hiện rõ trong cả ba lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Tuy nhiên, sự phân biệt trên chỉ có ý nghĩa tương đối vì thực tế, trong nhà nước đơn nhất có thể có yếu tố liên bang, ngược lại, trong nhà nước liên bang có thể có yếu tố đơn nhất. Chẳng hạn, ở một số nhà nước liên bang, một số khu vực lãnh thổ đặt dưới sự cai quản trực tiếp của chính quyền liên bang, ở đó chỉ có một hệ thống chính quyền, công dân chỉ chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật (ví dụ, Washington. D.c của Mỹ). Ngược lại, ở một số nhà nước đơn nhất, có những địa phương, quyền lực nhà nước được tổ chức tương tự như một bang trong nhà nước liên bang, riêng vấn đề chủ quyền quốc gia, an ninh lãnh thổ thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương (Hồng Kông, Macao của Trung Quốc).

Trên thế giới có nhiều nhà nước liên bang như: Cộng hòa liên bang Nga, cộng hòa liên bang Đức, cộng hòa liên bang nam tư,… những nhà nước liên bang này có gì khác so với các nhà nước còn lại như Việt Nam, Lào,… Để hiểu rõ về vấn đề trên, Công ty Luật ACC sẽ khái quát vấn đề liên bang là gì trong bài viết sau đây.

Nhà nước có hình thức cấu trúc liên bang
Liên bang là gì? (Cập nhật 2022)

Liên bang là một hình thức nhà nước xét theo hương diện hình thức cấu trúc nhà nước. Trong đó, hình thức cấu trúc nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau. Hiện nay hình thức cấu trúc nhà nước được chia làm hai loại cấu trúc cơ bản đó là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. Về khái niệm liên bang là gì, có thể đúc rút như sau:

“Liên bang là hình thức cấu trúc nhà nước bao gồm những nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại. Trong nhà nước liên bang không chỉ có liên bang có dấu hiệu chủ quyền quốc gia mà trong từng bang thành viên đều có dấu hiệu chủ quyền. Ở nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và hai hệ thống cơ quan quản lý: một hệ thống chung cho toàn liên bang và một cho từng nhà nước thành viên.”

Một số nhà nước liên bang tiêu biểu: Cộng hòa Ấn Độ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Liên bang Malaysia, Liên bang Nam Tư, Mexico, Đức…

Từ cách hiểu về liên bang là gì ta có thể rút ra một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, chủ quyền quốc gia vừa do chính quyền liên bang vừa do chính quyền các bang nắm giữ

Thứ hai, có sự phân chia quyền lực giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang. Sự phân chia này có thể diễn ra trên một số hoặc cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp

Thứ ba, Các bang tự tổ chức chính quyền của bang mình, tự ban hành pháp luật của bang minh

Thứ tư, cả nước tồn tại nhiều hệ thống pháp luật, nhiều hệ thống pháp luật song song, một của liên bang, một của mỗi bang

Nhằm khái quát thêm sâu sắc vấn đề liên bang là gì, ta có thể tiếp cận khái niệm này dưới góc độ phân biệt nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang cụ thể:

  • Về số lượng: Nhà nước đơn nhất chỉ là một nhà nước duy nhất so với nhà nước liên bang, gồm một quốc tịch và nắm giữ toàn bộ chủ quyền nhà nước trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Còn nhà nước liên bang là một nhà nước do nhiều nhà nước hợp thành trong đó có một nhà nước chung cho toàn bang và mỗi bang thành viên có một nhà nước riêng.
  • Về chủ quyền quốc gia: Đối với nhà nước liên bang mới có chủ quyền hoàn toàn trên mọi lãnh thổ bao gồm cả các nhà nước đơn nhất trong một phạm vi quyền lực chung vì lợi ích chung. Mọi công việc, nhiệm vụ được giao sẽ phục vụ cho toàn quốc gia, dân tộc để thực hiện chủ quyền quốc gia và mới là chủ thể độc lập của luật quốc tế. Các nhà nước đơn nhất phải tuân thủ theo những nội dung yêu cầu của nhà nước liên bang. Còn đối với nhà nước đơn nhất thì chủ quyền quốc gia sẽ được toàn vẹn hơn, cả nước chỉ chịu một hệ thống pháp luật duy nhất, một bản hiến pháp. Bên cạnh đó, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ về mặt quyền lãnh  không bị chia tách hay chịu sự chi phối, quản lý của một hệ thống nhà nước duy nhất. Còn nhà nước liên bang thì lại chịu sự quản lý của hệ thống pháp luật của nhà nước chung và bị chia cắt thành nhiều quốc gia thành viên.
  • Về quốc tịch: Đối với công dân của nhà nước đơn nhất có quốc tịch chung thống nhất còn công dân của nhà nước liên bang lại mang hai quốc tịch, 1 quốc tịch chung, 1 quốc tịch của nhà nước đơn nhất hoặc của từng bang.
  • Về cấp chính quyền: Chính quyền của nhà nước liên bang bao gồm ba cấp chính là liên bang, bang và địa phương. Sự phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang với các nhà nước thành viên được thể hiện rõ trong cả ba lĩnh vực là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Còn đối với nhà nước đơn nhất thì gồm hai cấp chính là trung ương và địa phương. Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền trung ương là quan hệ địa phương là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật ACC về vấn đề liên bang là gì. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề gì vướng mắc, chưa rõ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo cách thức:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail: