Nguyên tắc quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

Show
  • Tài chính - Ngân hàng

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù quản lý hành chính nhà nước

Thứ Sáu, 06/08/2021 08:28:26

(BKTO) - Đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan quản lý hành chính nhà nước cần bảo đảm nguyên tắc phân định rõ chức các chức năng.

  • Quản lý tài chính dự án đầu tư PPP: Nhiều nội dung liên quan đến Kiểm toán Nhà nước

Nguyên tắc quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

Ảnh minh họa. Nguồn: Thời báo tài chính


Ngày 05/8, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 21/CT-TTg về nâng cao hiệu quả thực hiện và đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Tách bạch cơ chế quản lý của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Chỉ thị nêu rõ: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan quản lý hành chính nhà nước cần bảo đảm nguyên tắc phân định rõ chức năng quản lý nhà nước, chức năng cung ứng dịch vụ công, việc cung ứng dịch vụ phục vụ quản lý nhà nước, tách bạch cơ chế quản lý của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện thống nhất chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.

Tiếp tục phát huy kết quả tích cực của cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có nguồn tài chính hợp pháp theo quy định pháp luật (từ nguồn thu phí được để lại chi, từ nguồn thu hoạt động nghiệp vụ) bảo đảm bù đắp chi hoạt động của cơ quan; các cơ quan quản lý hành chính đã được cấp có thẩm quyền giao khoán ổn định biên chế và dự toán chi NSNN trong thời gian từ 3 đến 5 năm.

Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước được áp dụng cơ chế quản lý tài chính có trách nhiệm quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài chính được giao theo chế độ quy định, đúng quy định của Luật NSNN, Luật Phí và lệ phí và các quy định pháp luật liên quan; nêu cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài chính trong thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm sự công khai, minh bạch; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc quản lý thu, chi tài chính của cơ quan.

Năm 2022, tiếp tục tiết kiệm chi tối thiểu 15%

Chỉ thị cũng nêu rõ lộ trình và giải pháp thực hiện. Theo đó, từ năm 2021 cho tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Đối với dự toán thu, chi NSNN năm 2021, thực hiện tiết kiệm chi tối thiểu 15% so với dự toán được giao năm 2020. Đối với dự toán năm 2022, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi tối thiểu 15% so với dự toán năm 2021 (ngoài chi lương, các khoản đóng góp theo lương theo chế độ quy định) để tiết kiệm chi hoặc tăng thu NSNN.

Trước ngày 15/8/2021, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tự bảo đảm chi hoạt động từ nguồn tài chính hợp pháp theo quy định pháp luật; các cơ quan quản lý hành chính đã được cấp có thẩm quyền giao khoán ổn định biên chế và dự toán chi NSNN trong thời gian từ 3 đến 5 năm đánh giá việc thực hiện cơ chế tài chính gắn với đặc thù của cơ quan, đơn vị thời gian qua và đề xuất, kiến nghị các giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đề xuất đổi mới cơ chế tài chính gắn với đặc thù của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong giai đoạn tới, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bãi bỏ chi bồi dưỡng, các khoản chi ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành được áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù và các Bộ, ngành có các cơ quan hành chính trực thuộc được áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù đơn vị chuẩn bị các công việc cần thiết để triển khai thực hiện theo lộ trình trên, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính; sử dụng kinh phí đúng quy định, mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả, công khai, minh bạch; xử lý nghiêm các vi phạm.

Rà soát các văn bản do Bộ, cơ quan trung ương ban hành, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi hoặc sửa đổi theo thẩm quyền để bãi bỏ nội dung liên quan đến chế độ chi bồi dưỡng, các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ NSNN (như: tiền bồi dưỡng họp, đề án, hội thảo...), trong đó xác định rõ thời gian hoàn thành để bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Rà soát, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng công chức, viên chức, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; bố trí viên chức hoặc người lao động đúng chức trách, nhiệm vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.

Phân tích, đánh giá và đề xuất, kiến nghị các giải pháp, cơ chế bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị sau khi thực hiện chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW trên cơ sở quy định của pháp luật về NSNN, phí và lệ phí và các quy định pháp luật có liên quan; xây dựng dự toán NSNN năm 2022 của cơ quan, đơn vị theo cơ chế trên, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định về dự toán NSNN năm 2022 (tháng 10/2021).

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ hoàn thiện quy định về chế độ công chức, công vụ, xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức của đơn vị quản lý gắn với chức danh, chức vụ, nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách đánh giá cán bộ, công chức gắn với cải cách chính sách tiền lương để phát huy trách nhiệm và nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc./.
HỒNG NHUNG
  • TAG
  • QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

  • Nguyên tắc quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

    Phạt tiền đến 200 triệu đồng đối với hành vi báo cáo có nội dung sai lệch hoặc sai sự thật

  • Nguyên tắc quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

    16 ngân hàng đã giảm lãi 18.095 tỷ đồng

  • Nguyên tắc quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

    Kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế

  • Nguyên tắc quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

    Nợ xấu có thể tăng cao hơn nếu dịch bệnh kéo dài

  • Nguyên tắc quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

    Tăng trưởng tín dụng đạt gần 13% tính đến ngày 28/12

  • Nguyên tắc quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

    Ưu tiên sử dụng vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, môi trường

  • Nguyên tắc quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

    Quản trị ngân hàng số trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế số ở Việt Nam

  • Nguyên tắc quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

    ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á trong năm 2021 và 2022

  • Nguyên tắc quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

    Đảm bảo hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

  • Nguyên tắc quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

    Ngân hàng đồng loạt đẩy mạnh huy động vốn

Đọc nhiều nhất

  • Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển

  • Hội nghị Chính phủ với các địa phương: Đánh giá kết quả năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022

  • Chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022

  • Đoàn kết, sáng tạo, thi đua hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2022

  • Bài cuối: Những phát hiện, kiến nghị kiểm toán góp phần thay đổi nhận thức trong bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Mê Công

  • Bốn nội dung sẽ được Quốc hội khóa XV quyết định tại kỳ họp bất thường

  • Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân của Kiểm toán Nhà nước đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác

  • Hình ảnh Hội nghị Triển khai nhiệm vụ và công tác Đảng năm 2022 của KTNN

  • Đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp thiết thực cho KTNN và các đơn vị trong ngành

  • Ngày 05/01, cả nước có hơn 17 nghìn ca nhiễm Covid-19 mới, Hà Nội vẫn đứng đầu với 2.505 ca