Nguyên nhân sữa mẹ ít đi

Mẹ luôn có cảm giác con bú không đủ hoặc sữa mẹ chảy về không đủ đáp ứng nhu cầu của con? Những chia sẻ dưới đây sẽ giải tỏa lo lắng của mẹ nhé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, thiếu sữa là vấn đề luôn được các mẹ quan tâm khi cho con bú. Để đảm bảo luôn có đủ sữa cho con bú, các ống dẫn sữa không bị tắc và đảm bảo vệ sinh cho bé yêu, mẹ nên nắm rõ những điều dưới đây.

Hiện tượng thiếu sữa mẹ

Trong thời gian cho con bú, hầu hết các bà mẹ đều có tâm lý chung là sợ không đủ lượng sữa cung cấp cho bé phát triển tốt, đặc biệt là trong thời gian đầu khi cho con bú.

Làm thế nào để bạn có thể cảm nhận rằng cơ thể đang không cung cấp đủ sữa cho bé? Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi độ căng của vú giảm đi hay không có hiện tượng rò rỉ sữa trong vài tuần đầu cho con bú. Tuy nhiên, những dấu hiệu này là sự điều hòa của cơ thể để đáp ứng theo nhu cầu của bé. Đối với những bé lớn hơn, cơ thể bé cũng cần nhiều sữa hơn để phát triển tốt. Trong trường hợp mẹ cho bé bú thường xuyên thì hiện tượng căng vú ở mẹ cũng hạn chế hơn.

Đôi khi, nguyên nhân khiến vú của mẹ không còn căng sữa có thể là do bé bú quá nhiều hoặc mẹ không sản xuất nhiều sữa hoặc đồng thời cả hai. Để hạn chế nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở trẻ, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân mẹ thiếu sữa

Hiện tượng thiếu sữa mẹ xảy ra do nhiều nguyên nhân tác động đến. Nguồn sữa mẹ cung cấp cho bé có thể bị giảm tạm thời nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên vì bị đau núm vú, bị hôm mê… Nếu mẹ đang bị bệnh hay sử dụng thuốc tránh thai, điều này cũng gây ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể và làm giảm lượng sữa. Một vài rối loạn trong cơ thể phụ nữ hay phẫu thuật ngực cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Điều quan trọng là cơ thể bé cần được cung cấp và hấp thụ đủ lượng sữa. Có nhiều trường hợp, cơ thể mẹ cung cấp đủ lượng sữa cho con, nhưng trong quá trình cho con bú vì một số vấn để bé không hấp thụ được đủ lượng sữa mẹ tiết ra nên vẫn có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng.

Làm thế nào để kích thích tuyến sữa sản xuất nhiều hơn?

Nếu đang gặp phải vấn đề như trên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để kích thích cơ thể sản xuất đủ lượng sữa cần thiết cho trẻ.

  • Luôn luôn kiểm tra tình trạng hoạt động của tuyến sữa, bạn có thể theo dõi cân nặng của bé yêu và các phương pháp để kích thích tuyến sữa phát triển;
  • Bạn chớ nhầm lẫn rằng cho bé bú nhiều sẽ hết sữa. Ngược lại, bạn cần cho bé bú thường xuyên hơn để kích thích cơ thể sản xuất nhiều sữa. Mẹ nên cho bé bú đều hai vú để điều hòa lượng sữa cho hai bên;
  • Khi cho bé bú, bạn cần chú ý đến lượng sữa bé hấp thụ vào cơ thể. Bạn nên cho bế bé bú ở tư thể thoải mái, phù hợp nhất cho cả mẹ và con. Khi thấy bé bú chậm lại, bạn có thể dùng dụng cụ để tạo áp lực giúp tăng lượng sữa cho bé và bạn không còn cảm giác căng vú nữa. Khi lượng sữa một bên giảm, bạn làm tương tự với bên còn lại. Trong lúc cho bé bú, bạn nên thay đổi vị trí nằm bú của bé giữa hai bên cho đến khi con bạn cảm thấy no và không bú nữa;
  • Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, bạn tuyệt đối không cho bé ăn thêm các thực phẩm bổ sung hay hạn chế cho bé uống thêm sữa bình, trừ khi có yêu cầu của bác sĩ;
  • Mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng núm vú giả. Thay vào đó, hãy khuyến khích con bạn bú nhiều hơn để kích thích tuyến sữa phát triển.

Nếu bạn đã cố gắng nhưng không có kết quả, bạn có thể đến khám bác sĩ, đề nghị dùng thuốc để tăng tạo sữa.

Bạn có thể xem thêm:

  • 11 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
  • Cách vắt và bảo quản sữa mẹ cực hiệu quả
  • 4 thực phẩm đơn giản giúp làm giàu nguồn sữa mẹ

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Công Ty Cổ Phần Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long

Địa chỉ: Lô 20, Khu dân cư Phú An, KV Thạnh Thuận, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ, Việt Nam.

Điện thoại: (0292) 3 917 901 Email:

Số GCNĐKDN: 1800553823, ngày cấp: 16/04/2004, nơi cấp: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Cần Thơ
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 63/BYT-GPHĐ do Bộ Y Tế cấp ngày 27/9/2013.

Nguyên nhân sữa mẹ ít đi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Bùi Đức Hoàn - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên duy trì cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng có thể giữ được nguồn sữa dồi dào như những ngày đầu sau sinh. Nhiều yếu tố trong sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm tiết sữa mẹ.

Những yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ có thể bao gồm:

1. Căng thẳng, mệt mỏi

Phụ nữ sau sinh không thể tránh khỏi những căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình chăm sóc trẻ, đối mặt với sự thay đổi lớn trong cuộc sống hay áp lực từ vấn đề tài chính. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng giảm tiết sữa ở mẹ sau sinh. Vì thế, người mẹ cần giữ cho tinh thần thoải mái, không nên làm việc quá sức, thường xuyên trao đổi và tâm sự với người thân trong gia đình, đặc biệt là người chồng của mình để tránh bị stress, nặng nề về tâm lý.

2. Sức khỏe không ổn định

Sức khỏe của mẹ giảm sút cũng là nguyên nhân làm giảm tiết sữa mẹ. Ví dụ như: ốm sốt, cảm cúm, viêm họng hay các bệnh lý nghiêm trọng khác. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể, người mẹ nên đi khám bác sĩ và có các biện pháp cải thiện sức khỏe kịp thời, vừa không khiến mẹ mệt mỏi, vừa đảm bảo lượng sữa, chất lượng sữa cho con bú.

3. Dùng quá nhiều caffein

Caffein là thủ phạm gây giảm tiết sữa mẹ. Nếu người mẹ sử dụng đồ uống chứa caffein như: cà phê, trà, socola... với lượng vừa phải thì không gây ra ảnh hưởng gì rõ rệt. Nhưng nếu sử dụng với lượng nhiều và liên tục sẽ khiến cơ thể bị mất nước, đồng thời tiết ít sữa hơn.

Ngoài ra, caffein có thể truyền từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ, khiến trẻ bị mất ngủ và quấy khóc. Do đó, người mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.

Nguyên nhân sữa mẹ ít đi

Caffein có thể truyền từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ, khiến trẻ bị mất ngủ và quấy khóc

4. Hút thuốc lá

Thuốc lá gây cản trở quá trình giải phóng oxytocin khỏi cơ thể. Đây là một loại hormon kích thích phản xạ xuống sữa, giải phóng sữa từ ngực của mẹ.

Tốt nhất, người mẹ trong thời gian cho con bú không nên hút thuốc, đặc biệt là khi hút thuốc gần con hoặc tiếp xúc với con ngay sau khi hút thuốc có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

5. Uống nhiều rượu, bia

Cồn trong rượu, bia cũng là một trong những nguyên nhân mẹ ít sữa. Ngoài ra, cồn cũng làm thay đổi vị của sữa, có thể khiến trẻ chán ăn, bú ít đi. Cồn thông qua sữa mẹ truyền sang con có thể khiến trẻ bị chậm phát triển.

6. Sử dụng một số loại thuốc

Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ có thể kéo dài từ 1 - 2 năm. Trong khoảng thời gian đó, rất có thể người mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe cần uống thuốc. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa như: testosteron, pseudoephedrin, estrogen, progestin, và các dẫn xuất ergot như bromocriptin, ergotamin, cabergolin...

Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và khuyến cáo của nhà sản xuất dành cho phụ nữ đang cho con bú. Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc bừa bãi.

7. Các loại thảo dược và đồ cay nóng

Một số loại thảo dược thông dụng như: rau thơm, rau mùi tây, rau bạc hà... tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể khiến lượng sữa của mẹ tiết ra giảm một cách đáng kể.

8. Sử dụng thuốc tránh thai

Chị em sau sinh thường sử dụng thuốc tránh thai để không mang thai quá sát nhau. Thuốc tránh thai có chứa estrogen có thể gây giảm tiết sữa mẹ, chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai progesterone.

Nguyên nhân sữa mẹ ít đi

Thuốc tránh thai có chứa estrogen có thể gây giảm tiết sữa mẹ

9. Có thai

Phụ nữ có thai trong thời kỳ cho con bú sẽ khiến hormon thay đổi. Sự thay đổi này có thể làm giảm tiết sữa.

10. Chế độ ăn uống không hợp lý

Nhiều bà mẹ vẫn có đủ sữa cho con bú ngay cả khi ăn uống không đầy đủ. Nhưng việc thiếu chất dinh dưỡng và nước có thể làm giảm tiết sữa mẹ ở rất nhiều trường hợp khác. Tốt nhất, chị em nên có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo sức khỏe của mẹ và nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ cho con.

Có thể bà mẹ đau vú do tắt sữa, trầm cảm sau sinh, tập quán nuôi con..... Khi có hiện tượng đau vú, không đủ sữ cho bé cần khám tại các cơ sở y tế uy tín. Hiện nay, Vinmec đã có dịch vụ tư vấn nuôi còn bằng sữa mẹ, thông tia sữa do tắt sữa. Để được điều trị tắc sữa sau sinh an toàn và hiệu quả, các bạn có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được các bác sĩ chỉ định điều trị cụ thể cho từng trường hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Có nên uống thuốc tránh thai hàng ngày khi cho con bú?

XEM THÊM:

  • Mẹ nâng ngực có nên cho trẻ bú?
  • Vệ sinh miệng cho trẻ để tránh tưa lưỡi, sữa vón cục
  • Hướng dẫn cách vắt sữa và hút sữa đúng