Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ

Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố tối qua (13/7), chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,9% so với tháng 5 và 5,4% so với 1 năm trước. Nếu loại bỏ các yếu tố biến động mạnh như giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI lõi tăng 4,5% so với tháng 6/2020 – mạnh nhất kể từ tháng 11/1991.

Xe cũ chiếm hơn 1/3 mức tăng CPI của tháng này. Ngoài ra các mặt hàng liên quan đến những thứ liên quan đến tái mở cửa nền kinh tế như giá phòng khách sạn, thuê ô tô, hàng may mặc và giá vé máy bay cũng tăng mạnh.

Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ

Sở dĩ Fed cho rằng lạm phát chỉ là tạm thời là bởi kỳ vọng những yếu tố này sẽ sớm quay trở lại trạng thái bình thường. "Lạm phát bất ngờ tăng mạnh trong tháng 6, nhưng một lần nữa lại là do đà tăng của một số nhóm cá biệt", Michelle Meyer, chuyên gia của Bank of America nhận xét. "Điều này củng cố ý tưởng rằng lạm phát chỉ là tạm thời".

Tuy nhiên, trên thị trường trái phiếu, một số nhà đầu tư lại nhận định dữ liệu này sẽ gây thêm nhiều áp lực cho Fed. Đường cong lợi suất trái phiếu đã bị làm phẳng vì các trader đặt cược Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ vào đầu năm 2023.

Theo John Ryding, cố vấn tại Brean Capital, "Fed nói rằng câu chuyện lạm phát chỉ là tạm thời nhưng đà tăng giá cả ngày càng nhanh hơn và lâu hơn. Chúng ta vừa mới có 1 tháng mà lạm phát tăng khoảng gấp đôi so với dự báo".

Trước đó trung bình các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg dự đoán CPI tháng 6 chỉ tăng 0,5% so với tháng trước và 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số S&P 500 sụt giảm sau khi báo cáo lạm phát được công bố.

Số liệu lạm phát mới nhất cũng tăng thêm những thách thức mà chính quyền Biden phải đối mặt khi đang nỗ lực hết sức để được Quốc hội phê duyệt các gói kích thích tài khoá trị giá hàng nghìn tỷ USD trong những năm tới. Các nghị sĩ đảng Cộng hoà nhấn mạnh lạm phát tăng là 1 lý do chính đáng để bác bỏ những kế hoạch này.

Một phần nguyên nhân khiến lạm phát tăng vọt trong những tháng gần đây là do yếu tố màu vụ - CPI đã giảm mạnh trong thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 năm ngoái do các lệnh phong toả. Mặc dù các con số điều chỉnh theo năm được dự báo là đã đạt đỉnh, chưa rõ trong những tháng tới lạm phát sẽ hạ nhiệt đến đâu. Tính tổng 3 tháng quý II, chỉ số CPI lõi tăng hơn 8% so với cùng kỳ - mạnh nhất kể từ đầu những năm 1980.

Làn sóng các hộ gia đình mạnh tay chi tiêu (mà một phần là nhờ có những gói kích thích của chính phủ) đã thôi thúc các doanh nghiệp đổ xô tích trữ hàng hoá trong khi những nút thắt trên chuỗi cung ứng khiến nhiều mặt hàng khan hiếm và nhân công cũng khan hiếm. Nghịch lý này làm chi phí tăng vọt và cũng sẽ được phản ánh lên giá tiêu dùng.

Trong khi đó, việc dỡ bỏ các lệnh giới hạn giúp sức mua trong các ngành dịch vụ như du lịch và vận tải tăng vọt. Đây là 1 nguyên nhân khác làm tăng áp lực lạm phát. Giá xe (cả mới và đã qua sử dụng) tăng kỷ lục. Mặt hàng này chiếm tỷ trọng chưa đến 4% trong chỉ số CPI. Giá thực phẩm tăng 0,7% so với tháng trước, mạnh nhất kể từ năm 1981.

Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ

Giá chỗ ở (chiếm tỷ trọng đến 1/3 chỉ số CPI và được coi là thành tố cơ bản) đã tăng 0,5% trong tháng trước, mạnh nhất kể từ tháng 10/2005. Lực tăng chủ yếu đến từ giá phòng khách sạn với mức tăng 7,9%.

Trong báo cáo quý, nhiều doanh nghiệp như PepsiCo và Conagra Brands đã nhấn mạnh áp lực chi phí mà chuỗi cung ứng của họ đang phải gánh chịu. Mới đây Conagra đã tăng giá bán và cho biết sẽ tiếp tục làm như vậy để cải thiện biên lợi nhuận.

Giới phân tích đang quan sát liệu áp lực giá cả có lan sang cả các yếu tố khác ngoài những mặt hàng chỉ đang hồi phục sau khi chính phủ dỡ bỏ các lệnh phong toả hay không.

Tiền lương đã tăng trưởng tốt trong quý II, nhưng chỉ số CPI tăng mạnh khiến người lao động gặp khó. Trung bình thu nhập theo giờ đã điều chỉnh theo lạm phát của người lao động Mỹ giảm 1,7% trong tháng 6 sau khi giảm 2,9% trong tháng trước.

47% lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ cho biết họ đã tăng giá bán trong tháng 6. Đây là tỷ lệ cao kỷ lục kể từ năm 1981.

Tham khảo Bloomberg

Thứ sáu, 14/10/2022 17:01 (GMT+7)

(ĐCSVN) – Ngày 13/10, Bộ Lao động Mỹ công bố dữ liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong tháng 9 đã tăng cao hơn so với mức dự báo, do chi phí nhà ở, thực phẩm và các dịch vụ chăm sóc y tế tăng cao bất chấp việc giá xăng giảm.

Theo báo cáo, chỉ số CPI trong tháng 9/2022 tiếp tục duy trì ở mức cao, tăng 0,4% so với tháng 8 và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không tính giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI tại Mỹ tăng 0,6% trong tháng 9.  

Chỉ số giá thực phẩm tháng 9 tăng 0,8% so với tháng trước đó và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá năng lượng lại giảm 2,1%, bao gồm mức giảm 4,9% của giá xăng nhưng vẫn không giúp làm giảm lạm phát. Mặt khác, giá năng lượng đã leo dốc trở lại trong tháng 10, khi giá xăng tăng khoảng 20 xu so với tháng trước đó.

Chi phí nhà ở, vốn chiếm 1/3 CPI tại Mỹ tăng 0,7% so với tháng trước đó và tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Dịch vụ vận tải tăng 1,9% so với tháng trước đó và 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí chăm sóc y tế cũng tăng 1% trong tháng 9/2022.

Đà tăng của giá cả hàng hóa, dịch vụ là một tin xấu với người lao động Mỹ vì thu nhập trung bình mỗi giờ giảm 0,1% so với tháng trước và giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các mức tăng này đều cao hơn so với mức dự báo của các chuyên gia kinh tế. Đây là tháng thứ hai liên tiếp Mỹ ghi nhận lạm phát gia tăng. Lạm phát tại Mỹ hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 40 năm qua trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, giá nhiên liệu cùng một số hàng hóa gia tăng do cuộc khủng hoảng tại Ukraine và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Giá cả tăng nhanh có thể sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục phải nâng lãi suất cơ bản, điều có thể khiến nền kinh tế Mỹ bị suy giảm hoặc thậm chí rơi vào suy thoái.

Để ứng phó với lạm phát tăng kỷ lục trong hơn 40 năm, chỉ riêng trong năm nay, FED đã tăng lãi suất 5 lần. Ngày 22/9 vừa qua, sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của FED đã quyết định lần thứ 3 liên tiếp tăng lãi suất thêm 0,75%, đưa lãi suất cơ bản liên bang lên mức 3% - 3,25%, mức cao nhất kể từ đầu năm 2008.

Quyết định trên phù hợp với dự đoán của hầu hết giới quan sát trước khi cuộc họp diễn ra. Trong một tuyên bố, FED cho biết, FOMC đã kết luận rằng không thể mạo hiểm để lạm phát tiếp tục leo thang, gây tổn hại đến người lao động và doanh nghiệp.

Chủ tịch FED Jerome Powell cam kết Mỹ sẽ kiểm soát được tình hình lạm phát, đồng thời phát tín hiệu trong thời gian tới lãi suất có thể tăng mạnh hơn nữa so với dự báo của các nhà đầu tư.

Ông Jerome Powell tuyên bố giới chức nước này sẽ tiếp tục hành động dứt khoát để “hạ nhiệt” nền kinh tế, đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% hàng năm, ngay cả khi điều đó có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và nguy cơ suy thoái trong ngắn hạn./.

H.Hà (Theo CNBC, NBC News)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM