Nguyên liệu may là gì


6



Trên cơ sở các định nghĩa nêu trên, khái niệm nguyên liệu có thể được

định nghĩa như sau: "nguyên liệu là yêu tố vật chất và được sử dụng như là

đấu vào của một quá trình biến đôi vật chất nào đó nhu sắn xuất hay chê

tạo để tạo ra vật thể mà con người có thể sử dụng vào mục đích nhất định."

Nội hàm của khái niệm này cho thấy nguyên liệu phải gắn liền với một

hoạt động sản xuất hoặc chế tạo. Với mỗi một ngành công nghiệp sẽ có các

loại nguyên liệu khác nhau và ngay trong một ngành công nghiệp, các hoạt

động sản xuất và chế tạo khác nhau cũng sẽ có các yếu tố nguyên liệu khác

nhau. Một sản phẩm cuối cùng được chế tạo tỉ nguyên liệu A của quá trình

sản xuất B lại cũng có thế là yếu tố nguyên liệu đầu vào của quá trinh sản xuất

c nào đó để tạo ra sản phẩm D. Ví dụ quặng sắt là nguyên liệu cho ngành sản

xuất phôi thép, phôi thép là nguyên liệu của quá trình sán xuất thép tấm, và

thép tấm lại là nguyên liệu đê sản xuất ra ó tô, tủ lạnh, máy giặt v.v

"Dệt may", ngược lại, là một tỉ ghép thuần Việt của hai tỉ đơn "dệt" và

"may". Nó có ý nghĩa chỉ hoạt động dệt vải tỉ sợi và may quần áo tù vải. Dệt

may, theo đó, là khái niệm chỉ mọi hoạt động liên quan đến dệt vải và may đồ

đế mặc.

Kết hợp lại, ta có thể có một định nghĩa hoàn chỉnh về nguyên liệu dệt

may như sau: "Nguyên liệu dệt may là các yếu tố vật chất đẩu vào của hoạt

động dệt và may nhằm tạo ra các sừn phẩm có cóng dụng cho con người là

các loại vừi vóc và quần áo, đồ dùng từ vừi."

Trong thực tế đời sống và thương mại quốc tế, các sản phẩm của ngành

dệt may được phán biệt thành hai nhóm cơ bản là nguyên phụ liệu dệt may

(textiles và accessories) và sản phẩm may mặc cuối cùng (clothing/garment

hoặc apparel), trong đó nhóm nguyên phụ liệu dệt may gồm tất cả các yếu tố

đầu vào của ngành may, cụ thể như nguyên liệu thô bao gồm bông, xơ, tơ tằm

để kéo sợi, các sản phẩm của ngành dệt như sợi các loại đế dệt vải, vải và tất



7



cả các phụ kiện khác như chỉ, khuy, cúc, khóa kéo v.v dùng cho ngành may.

Tuy nhiên, trong số các yếu tố đầu vào kể trên, người ta thường phân biệt rõ

ràng hai nhóm "nguyên liệu" và "phụ liệu, phụ kiện" dệt may.

Nguyên liệu dệt may được dùng để chỉ các yếu tố đầu vào có tính chất

cấu tạo và là vật chất căn bản đế tạo ra sản phẩm dệt may gồm bông, xơ, sợi

và vải dệt các loại. Các loại vật liệu đó chính là các yếu tô tạo nên các đặc

điểm cơ, lý, hóa của sản phẩm dệt may. Nếu đối chiếu về ý nghĩa ngôn ngừ thì

rõ ràng chúng rất phù hợp và sát với khái niệm đã nêu phía trên.

Phụ liệu và phụ kiện dệt may được dùng đế chỉ các loại yếu tố đầu vào

phụ trợ, mang tính chất trang trí, tiện ích và không cấu thành nên tính chất,

đặc điểm cơ bản của sản phẩm dệt may, gồm có như chỉ may, khuy, cúc, khóa

v.v

Trong phạm vi của luận văn này, khái niệm nguyên liệu dệt may sẽ

được sử dụng đúng theo ý nghĩa ngôn ngừ của từ "nguyên liệu", tức là chỉ các

yếu tỏ vật chất cơ bản tạo nên tính chất, đặc điếm của các sán phẩm dệt may

cuối cùng. Cụ thế, nguyên liệu dệt may sẽ bao gồm các loại nguyên liệu thô

như bông tự nhiên, các loại xơ tổng hợp để kéo sợi dùng cho dệt vái, cũng như

các loại vải phục vụ ngành may mặc, và không bao gồm các loại phụ liệu và

phụ kiện dệt may.



1.1.2 Phân loại các nguyên liệu dệt may chủ yêu

Như đã nêu, các loại nguyên liệu dệt may chủ yếu bao gồm: các loại

nguyên liệu thô dùng cho kéo sợi bao gồm bông, tơ tằm, đay hay các loại xơ

tổng hợp, sợi các loại dùng cho dệt vải và vải các loại dùng cho may mặc.

Trong các loại nguyên liệu nêu trên, sợi có thể được coi là loại nguyên liệu thô

đã qua chế biến căn bản nhất của ngành dệt may bởi sợi chính là yếu tố vật

chất quyết định nên tính chất và đặc tính của các sản phẩm dệt may cuối cùng.



8



Đ ể phân loại các loại nguyên liệu dệt may, ta có thể dựa vào một số tiêu

chí, trong đó có hai tiêu chí phổ biến: theo nguồn gốc vật chất và theo hoạt

động sử dụng nguyên liệu.

Căn cứ theo nguồn gốc vật chất, nguyên liệu dệt may có thể chia làm

hai nhóm chính: loại có nguồn gốc tự nhiên và loại có nguồn gốc hóa học.

Nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên gồm có như bỏng, đay (nguồn gốc thực

vật), tơ tằm, lông cảu (nguồn gốc động vật). Nguyên liệu có nguồn gốc hóa

học là các loại sợi tổng hợp hóa học được chế tạo tả ngành công nghiệp hóa

dầu như xơ polyester, nylon dùng để kéo ra các loại sợi hóa học và các loại vải

dệt tả các loại sợi đó, hoặc loại sợi nhân tạo xen-Iu-lô có cấu tạo vật chất tự

nhiên nhưng được sản xuất nhân tạo thông qua việc xử lý hóa họe bột gỗ như

sợi rayon, acetate, modal, visco



Trong lịch sử và theo xu hướng phát triển



của ngành dệt may, tỷ lệ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên ngày càng giảm

so với nguyên liệu có nguồn gốc hóa học. Nguyên nhân chính của xu thế này

l bởi tính chất khan hiếm và hữu hạn của tài nguyên tự nhiên không cho phép

à

đáp ứng và theo kịp được sự phát triển liên tục và mạnh mẽ của nhu cầu con

người, điều này đòi hỏi phải tìm ra và phát triển các loại nguyên liệu m à con

người có thể sản xuất hàng loạt với khôi lượng lớn để bổ sung và thay thế cho

nguyên liệu tự nhiên. Ngoài ra, các loại nguyên liệu hóa học ngày càng có khá

năng đáp ứng được nhiều hơn các yêu cầu khắt khe, phức tạp của con người về

tính chất và đặc điểm sản phẩm nhằm thỏa mãn những công dụng đặc biệt do

vậy sự phát triển và chiếm ưu thế của nguyên liệu hóa học so với nguyên liệu

tả nhiên là xu thế tất nhiên.

Căn cứ theo hoạt động cụ thể m à nguyên liệu được sử dụng, nguyên liệu

dệt may cũng có thế phân nhỏ thành hai nhóm gồm: nguyên liệu trong ngành

sợi (textile) và nguyên liệu trong ngành may mặc (garment). Nguyên liệu

trong ngành sợi bao gồm tất cả các loại nguyên liệu dùng đế kéo sợi, cho dù

có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo, như bông, tơ tằm, lông cảu, đay, lanh, xơ



9



tổng hợp v.v



và các sản phẩm sợi cuối cùng. Nguyên liệu trong ngành may



là vải các loại dùng để may. Sản lượng, chất lượng sợi và vải có m ố i quan hệ

tương quan bởi trong thực tế, sợi chính là yếu tố đẩu vào để tạo ra vải. Việc

phân loại theo tiêu chí này chủ yếu có ý nghĩa đê có thể tách bạch xem xét và

phân tích hai ngành hoạt động căn bán là công nghiệp kéo sợi và công nghiệp

dệt vải và hoàn tất vải. M ộ t điều cần lưu ý là ngành sợi (textile) trong thực tế

được phân làm 2 chuyên ngành nhỏ là ngành sợi phục vụ may mỉc và ngành

sợi phục vụ cồng nghiệp. Trong luận văn này, khái niệm ngành sợi hay sản

xuất sợi sẽ chỉ được giới hạn trong phạm vi phục vụ ngành may mạc.



1.2 Khái niệm về sản xuất nguyên liệu dệt may



1.2.1 Khái niệm sản xuất và sản xuất nguyên liệu dệt may

Sán xuất được hiểu là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm

tạo ra một sản phẩm có giá trị sử dụng nhất định. Theo Giáo trình K i n h tế

Chính trị Mác - Lê N i n của Nhà Xuất Bản Chính trị Quốc gia, tái bản năm

2003, "sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác

động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra

của cái vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người" [ 1 ] .

Hoạt động sản xuất, như vậy, là một phạm trù gắn liền với con người và là đỉc

trưng đế phân biệt giữa xã hội loài người và xã hội loài vật. Các hành động của

loài vật chủ yếu mang tính chất bản nâng hoỉc nếu cao hơn là những hành

động phản xạ tự nhiên và bắt chước, trong k h i hoạt dộng sản xuất của con

người là hành động có chủ đích, có đối tượng tác động và có khả năng cải biến

tự nhiên.

Sản xuất nguyên liệu dệt may, theo đó, có thể được hiểu là các hoạt

động có chủ đích của con người nhằm tạo ra các nguyên liệu dệt may. Cụ thể.

con người thông qua các công cụ lao động của mình để biến đổi các yêu tô

trong vật chất tự nhiên thành các loại nguyên liệu dùng cho ngành dệt may.



10



Sản xuất nguyên liệu dệt may như vậy là một nội dung và bộ phận của

khái niệm sản xuất dệt may nói chung, trong đó sản xuất dệt may gồm hai

mảng hoạt động chính là sản xuất nguyên liệu và hoạt động may mặc tạo ra

các sản phẩm thời trang cuối cùng cho người tiêu dùng.



1.2.2 Phân loại hoạt động sản xuất nguyên liệu dệt may

Căn cứ theo khái niệm nêu trên của sản xuất nguyên liệu dệt may, hoạt

động sản xuất nguyên liệu dệt may rất đa dạng và bao gồm nhiều loại hoạt

động sản xuất cụ thể khác nhau như trồng bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm vải

hay các hoạt động chế tạo và sản xuất các loại phụ liệu, phụ kiện của ngành

dệt may. Tuy nhiên, trong phạm v i của luận văn này, khái niệm sản xuất

nguyên liệu dệt may sẽ tương ứng vằi khái niệm nguyên liệu dệt may đã được

nêu phía trên, nghĩa là nó được hiểu và giằi hạn bao gồm các hoạt động cụ thể

sau: sản xuất các nguyên liệu thô để kéo sợi (trồng bông, trồng đay, lanh,

chăn cừu, chế xơ sợi nhân tạo...), hoạt động kéo sợi, hoạt động dệt vải, nhuộm

và hoàn tất vải.



- Sản xuất nguyên liêu thô

Hoạt động sản xuất nguyên liệu thô trong ngành dệt may là các hoạt

động sản xuất và phát triển các loại nguyên liệu được sử dụng để kéo sợi, bao

gồm như trồng bông, trồng đay, nuôi tằm lấy tơ, chăn nuôi cừu, dê lấy lông đế

sản xuất sợi len, chế biến các loại xơ sợi tổng hợp từ sản phẩm của công

nghiệp hóa dầu. V ằ i đặc thù của nguyên liệu đầu vào, việc sản xuất các loại

nguyên liệu thô thường đòi hỏi phải có sự quy hoạch và tập trung thành các

vùng sản xuất chuyên và riêng biệt. Bông, đay, tơ tằm hay các loại cây nguyên

liệu khác thường được canh tác trong các đồn điền; cừu, dê và các loài vật lấy

lông khác cũng thường được chăn nuôi trong các trang trại gia súc tập trung.

Việc canh tác và chăn nuôi tập trung cho phép con người có khả năng tăng