Người luôn cho mình ý kiến gọi là gì năm 2024

Nếu tôi có lỡ lời làm người khác bị tổn thương, nếu tôi có hơi nặng lời làm người khác khó chịu, thậm chí tôi tìm cách lấn át người khác, thì cũng chẳng thành vấn đề, miễn là tôi phải giành được phần thắng.

Rồi một lần nọ, có người hỏi tôi: “Bạn cứ cố gắng chứng minh mình đúng để làm gì? Giữa việc chứng minh mình đúng với việc sống hạnh phúc, cái nào quan trọng hơn?”. Câu hỏi đó khiến tôi cảm thấy hết sức bực mình. Tôi tự nhủ, mình sẽ hạnh phúc hơn khi làm cho người khác nhận thấy rằng, tôi vẫn luôn luôn đúng, còn người khác thì quá sai lầm khi nghĩ như vậy.

Nhưng dần dần, tôi nghiệm lại và nhận ra lâu nay mình ứng xử như vậy thật là sai trái! Thật chẳng khôn ngoan chút nào khi cứ cố gắng chứng minh cho người khác thấy rằng mình luôn đúng. Khi làm như vậy, bản thân mình sẽ được gì? Mình có thể đúng, nhưng kết quả là mình ngày càng cô độc, ít bạn, dễ có khả năng mất việc làm, thiếu vắng tình yêu thương, hay ít nhất nó cũng làm cho mình ít cảm thấy hạnh phúc.

Luôn muốn chứng minh mình đúng, cũng có nghĩa bạn là người hiếu thắng. Với bạn, nhất định người khác phải thua. Tuy nhiên, khi đã thắng rồi, điều đó cũng chẳng làm cho bạn khỏe mạnh hơn, cảm thấy hạnh phúc hơn trong công việc, chẳng làm cho gia đình bạn giàu có hơn… Và nếu xét ở ý nghĩa sâu xa hơn, việc luôn chú ý đến cái đúng sẽ làm cho chúng ta luôn có nhu cầu phải thắng người khác, phải phát hiện cái sai của người khác. Lúc nào chúng ta cũng thích tranh luận. Trong mọi vấn đề lớn nhỏ, chúng ta đều muốn tranh luận để giành phần thắng.

Thế thì, làm sao để hạn chế tật thích tranh luận, thích tỏ ra mình đúng? Tự bản thân mỗi người phải biết cam kết với chính mình rằng, mình sẽ cư xử với người khác bằng tấm lòng yêu thương, bằng sự nhẫn nại, lắng nghe và đôi khi là phải biết chấp nhận cả những cái mình cho là không đúng. Không phải mọi cái sai của người khác đều là có hại! Có những cái sai vì trình độ nhận thức còn non nớt, có những cái sai do hồn nhiên và quá vô tư, có những cái sai do cẩu thả, có những cái sai vì chưa tìm rõ nguyên nhân, có những cái sai do chứng cứ đã bị một kẻ khác ngụy tạo… và còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa mà chúng ta không thể nào liệt kê ra hết. Do vậy, một khi chúng ta thấy rằng, ngay cả bản thân mình cũng chưa có khả năng nhận thức đúng đắn hết mọi điều, thì tại sao ta lại tìm cách moi móc, bắt bẻ những cái sai của người khác. Đành rằng, chúng ta có trách nhiệm, bằng cách nào đó, chỉnh sửa cái sai của những người xung quanh để tránh gây ra những tổn hại cho bản thân hoặc cho xã hội, nhưng lúc nào cũng tìm mọi cách “vạch lá tìm sâu” là điều không nên.

Giúp người khác nhận ra và sửa chữa lỗi lầm là điều không dễ dàng chút nào. Chúng ta phải luôn tự hỏi điều gì là quan trọng trước khi tìm cách góp ý phù hợp. Cần biết nhẫn nại lắng nghe mới có thể tìm thấy câu trả lời khiến người khác thỏa mãn mà bản thân mình cũng hài lòng. Trong mọi mối quan hệ của con người, để tạo ra một môi trường sống tốt đẹp, lành mạnh và êm ấm luôn là điều rất khó, còn gây ra xung đột, mâu thuẫn, ghen ghét lẫn nhau thì thật là dễ!

Có hai người bạn cùng tham gia vào một kế hoạch kinh doanh. Thế nhưng, mỗi người lại có một ý tưởng khác nhau và người nào cũng nhất định cho rằng ý tưởng của mình là đúng còn người kia là sai. Tôi đành phải hỏi cả hai người về điều mà họ quan tâm nhất khi cùng tham gia kinh doanh với nhau là gì. Từng người bắt đầu nói với tôi về những dự định, những điều họ ấp ủ cho kế hoạch kinh doanh sắp tới, những hoạt động cụ thể mà họ sẽ tiến hành ngay khi bắt đầu công việc. Sau khi lắng nghe cả hai người, tôi bảo với họ rằng: “Ý tưởng của hai bạn đều rất tốt, khả năng thành công là khá cao. Thế nhưng, nếu bạn nào cũng chỉ tìm cách bảo vệ chủ kiến riêng của mình thì chắc chắn kế hoạch của cả hai sẽ thất bại. Các bạn phải xác định điều gì là quan trọng để cả hai sẽ cùng hợp sức làm nên thành công. Vì một lẽ, điều chúng ta quan tâm ở đây là hiệu quả kinh doanh chứ không phải là ý tưởng của ai đúng hơn”. Nếu người nào cũng khăng khăng cho rằng ý tưởng của mình là tốt hơn ý tưởng của người khác, thì cả hai sẽ chẳng bao giờ có thể góp sức cùng nhau để làm nên điều gì cả.

Một khi chúng ta biết nhìn nhận mọi vấn đề tương tự trong cuộc sống với một cái nhìn như vậy, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn lên rất nhiều. Chúng ta ít khi phải bực bội vì sự sai sót của người khác, chúng ta cũng không làm cho những người xung quanh lánh xa mình chỉ vì họ… ngại nghe những lời bắt bẻ, chỉ trích của chúng ta.

Những điều tốt đẹp ta cư xử với người khác trong ngày hôm nay, sẽ là hạt giống để hoa hạnh phúc nở rộ ở ngày mai. Đừng bao giờ quên điều đó. Đừng bao giờ tự mình gieo những hạt giống xấu, kém phẩm chất để rồi ngày mai sẽ phải gặt hái những hậu quả không mong đợi từ những điều mình đã làm.

Khi bạn cố làm hài lòng người khác, cố để xây dựng một hình ảnh “người tốt", bạn không thực sự “tốt".

Đọc điều này có làm bạn thấy khó chịu hay có cảm giác nhức nhối không? Nếu có thì bài viết này dành cho bạn - bởi bạn có khả năng cao đang rơi vào bẫy “cố làm người tốt" hay vướng phải xu hướng “cố làm hài lòng người khác" (people-pleaser).

Việc làm hài lòng người khác không có gì xấu cả. Việc thể hiện sự quan tâm tới những người đang cần quan tâm, giúp đỡ mọi người, làm mọi người hạnh phúc lên - dĩ nhiên có thể tác động ngược lại tới bạn - khiến bạn thêm vui và hạnh phúc. Tuy nhiên, khi bạn “cố làm hài lòng người khác" thì mọi chuyện không còn vui vẻ như vậy nữa.

Bạn thấy mệt mỏi vô cùng, nhưng vẫn cố gắng mỉm cười và hỗ trợ đứa bạn - khi nó gọi bạn làm điều gì đó mà bên trong bạn cực kỳ không muốn.

Bạn luôn cảm thấy có gì đó nhức nhối trong cảm xúc của bạn, cảm thấy mình không được quan tâm, coi trọng một cách xứng đáng - nhưng ngoài mặt bạn vẫn thể hiện rằng mình ổn để tránh gây phiền hà tới mọi người, dù sâu bên trong bạn chỉ muốn bùng ra vỡ oà, giận dữ.

Việc cố làm hài lòng người khác, dù là người thân, bạn bè, hay một tập thể trong xã hội - thể hiện mong muốn được chấp nhận, được là một phần của tập thể chung, khao khát được yêu thương. Dường như những người luôn cố làm hài lòng người khác tin rằng: Khi họ xoá đi ranh giới về cái tôi của họ, khi họ bỏ bê chính mình để làm hài lòng cảm xúc của người khác, thì họ sẽ đạt được nhu cầu bản thân về việc được yêu thương, được công nhận - điều mà họ luôn cảm thấy thiếu thốn từ tận sâu bên trong. Họ không nhận ra rằng - càng bỏ bê, lờ đi chính mình để chạy theo người khác, người khác càng không tôn trọng họ - vì chính họ đã không hề tôn trọng chính bản thân họ.

Về bản thân mình - một người có xu hướng làm hài lòng người khác từ bé - hiểu rõ điều này vô cùng. Nỗi sợ về việc bị bạo hành khi mình làm mọi thứ không đủ tốt, sự e ngại cái nhăn mày, cau có từ người khác, nỗi sợ bị nói xấu, bị đặt điều, công kích - đã làm mình từng có xu hướng sẵn sàng bỏ bê đi những mong cầu thực sự của bản thân - để thể hiện ra bộ mặt dịu dàng, nhẹ nhàng trước mọi hành động của người khác (dù trong lòng thấy hết sức uất ức, căm phẫn, ức chế).

Đặc biệt, trong mối quan hệ tình cảm, hoặc mối quan hệ với những người quan trọng với mình, mình lại càng dễ vướng vào vấn đề “cố làm hài lòng người khác" này - bất chấp những sự thật và nhu cầu, mong muốn của bản thân. Ranh giới về “tôi là ai?” hoàn toàn bị xoá nhoà trong những mối quan hệ tình cảm, mình quên mất mình thực sự muốn gì, và bị điều khiển bởi những năng lượng, những cảm xúc, mong muốn của thế giới bên ngoài áp đặt lên mình. Qua cả một hành trình dài đằng đẵng về việc tìm kiếm sự thật, mong muốn của bản thân - vượt lên trên những áp đặt và mong đợi từ người ngoài, mình đã nghiên cứu và tìm hiểu được những phương pháp để tạo ranh giới cho bản thân (về cả mặt tâm lý và năng lượng), để có những mối quan hệ lành mạnh hơn với mọi người và với cả chính bản thân mình, và sẽ được chia sẻ với mọi người thông qua bài viết này.

* Trước khi đi sâu hơn vào phương pháp chữa lành hội chứng “cố làm hài lòng người khác", dưới đây là những dấu hiệu bạn đang vướng phải hội chứng này một cách nặng nề (theo trang Lonerwolf):

1. Bạn gặp khó khăn để nói "không"

2. Bạn cảm thấy khó quyết đoán và nói lên ý kiến của mình

3. Bạn quá cảnh giác về sự từ chối của người khác (luôn đề phòng)

4. Bạn sợ những cảm xúc tiêu cực (emotophobe)

5. Bạn vị tha/nhân từ đến mức quá đáng

6. Bạn thường phải chịu thiệt thòi khi giúp đỡ người khác

7. Bạn có ý thức thấp về bản thân và có ranh giới nhập nhằng trong các mối quan hệ với người khác

8. Bạn trở nên dựa dẫm về mặt tình cảm/ bị phụ thuộc vào đối phương khi ở trong các mối quan hệ tình cảm/ tình bạn

9. Bạn khao khát sự chấp thuận của người khác

10. Bạn mong cầu được người khác thích bạn - dù vì bất kể điều gì đi nữa

11. Bạn cảm thấy tan nát trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần khi ai đó chỉ trích bạn

12. Bạn có giá trị bản thân thấp

13. Bạn hành động dựa trên những gì “người khác nghĩ” về bạn

14. Bạn luôn đặt mình vào vị trí của người khác, nhưng bạn hiếm khi thể hiện lòng trắc ẩn đối với bản thân

15. Bạn tin tưởng một cách mù quáng vào “lòng tốt” của người khác ngay cả khi họ rõ ràng đang lăng mạ/bạo hành/ngược đãi bạn

16. Bạn sợ mất kiểm soát bản thân vì bạn kìm nén quá nhiều

Bạn vướng phải bao nhiêu điều trong 16 dấu hiệu trên?

Một ảnh hưởng đầu tiên và rõ ràng nhất - đấy là bạn sẽ luôn mang trong mình những cảm xúc phẫn uất, khó chịu.

Khi cố làm hài lòng bất cứ ai khác (đến mức chối bỏ sự thật của mình), bạn sẽ luôn cảm thấy mình bị lợi dụng, bị chèn ép, bị đối xử không công bằng. Những suy nghĩ này sẽ châm lên ngòi lửa cho những cảm xúc giận dữ, phẫn uất - đấy là phản ứng vô cùng tự nhiên của cảm xúc, nhắc nhở bạn cần đứng lên bảo vệ cho quyền lợi, ranh giới đang bị chèn ép, chà đạp của chính bạn. Bạn càng làm ngơ và kìm nén những cảm xúc này càng lâu, thì nó sẽ càng bị ẩn giấu sâu trong tiềm thức, trong cơ thể của bạn, gây ra những vấn đề về tinh thần và thể chất (căng thẳng, âu lo, mệt mỏi, thiếu năng lượng, v.v.)

Một ảnh hưởng tiêu cực khác của xu hướng tính cách này đó là bạn sẽ dễ thấy mệt mỏi, căng thẳng, luôn trong tình trạng phải kiểm soát, phải sẵn sàng cho những yêu cầu của đối phương. Điều này dẫn đến việc bạn không còn thời gian, hoặc ít thời gian để chăm sóc, quan tâm cho các nhu cầu của bản thân, bỏ bê, lơ là công việc riêng - từ đó trở nên mất định hướng và thấy lạc lối, mịt mù cho chính mình.

Việc cố làm vừa lòng mọi người còn đẩy bạn vào trạng thái của những âu lo, những sợ hãi không hồi kết - sợ rằng mình bị phán xét, sợ rằng có ai đó không ưa mình, sợ rằng mình bị coi là “kẻ xấu" khi không làm vừa lòng người khác, khi không đáp ứng những hình mẫu, những mong chờ của những người xung quanh. Và hơn cả, đấy là nỗi sợ bị chối từ, bị bỏ rơi bởi người mà mình quan tâm. Điều này sẽ khiến bạn luôn luôn phải xây dựng một vỏ bọc “nice guy, nice girl" - một chàng trai, cô gái tốt bụng, để luôn luôn được chấp nhận và không bị từ chối. Những nỗi sợ sẽ sinh thói quen kiểm soát - kiểm soát bản thân quá mức, nhằm để kiểm soát phản ứng của đối phương, đảm bảo đối phương sẽ đối xử với mình theo cách mình muốn “vì mình đã tốt với họ mà". Sự giả tạo luôn gây cảm giác ngột ngạt, khó chịu - và đấy sẽ là điều cản trở bạn có những mối quan hệ thực sự chân thật, viên mãn, kết nối thực sự sâu sắc.

Còn vô vàn, vô vàn những sự bất mãn mà bạn sẽ mang theo từ thói quen “cố làm hài lòng người khác này" - mà bạn có thể chia sẻ thêm bên dưới phần bình luận.

Cần lưu ý rằng, việc là một người thực sự tốt bụng, quan tâm tới người khác một cách chân thành - khác xa việc cố phải tốt bụng và đè nén bản thân như một thói quen chỉ để làm hài lòng người khác - cụ thể hơn là ở ý định làm điều tốt của bạn là gì? (bạn giúp đỡ người khác vì bạn muốn làm và có năng lực để làm, vì bạn muốn giúp đỡ bởi giúp đỡ đem lại niềm vui - hay chỉ vì bạn muốn được công nhận, tránh việc bị từ chối?). Việc quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người khác từ trái tim và lòng nhiệt thành của bản thân khác xa việc phải cố gắng tạo một hình ảnh “người tốt" chỉ để nhận được sự đồng thuận, chấp nhận từ một đối phương hay nhóm người nào đó. Trong khi việc xây dựng những tính cách ấm áp, yêu thương thực sự mang lại sự gắn kết và hoà hợp trong các mối quan hệ cá nhân, thì việc bỏ bê chính mình để sao cho vừa ý người lại đến từ những tổn thương, cảm xúc tiêu cực (nỗi sợ, âu lo, chấn thương tâm lý) từ tận sâu tiềm thức.

Nhìn chung, việc cố làm hài lòng bất kỳ ai - đến mức đánh mất sự chân thật vốn có, để tạo ra một vỏ bọc giả tạm, đều đến từ những nỗi sợ và những cảm xúc âu lo từ tận sâu bên trong mà chưa được đối diện và giải quyết:

- Đấy có thể là nỗi sợ bị bỏ rơi, bị chối từ. Khi bạn đang theo đuổi một crush nào đó, hay cố tạo ấn tượng tốt đẹp với một người, bạn có xu hướng muốn tạo dựng hình ảnh thật phù hợp với mong cầu của người ta - để được họ yêu thích và chấp nhận

- Đấy có thể là nỗi sợ bị phán xét, bị chỉ trích. Với những người đã quá quen với việc bị chỉ trích từ bé, đấy có thể là nỗi sợ kinh hoàng khi họ không được yêu thương, được chấp nhận như là chính họ, và luôn phải cố làm mọi điều thật hoàn hảo để được sự công nhận từ mọi người. Những nỗi sợ này là nguồn gốc gây ra xu hướng “cố làm hài lòng người khác" trong quá trình lớn lên và khi trưởng thành

- Đấy có thể là cảm giác “tôi không đủ tốt, tôi không xứng đáng (với tình yêu thương, sự công nhận,...). Cảm giác tự ti ẩn sâu bên trong tâm lý sẽ đẩy người ta luôn phải cố gắng để chứng minh bản thân với thế giới bên ngoài, với một hình tượng “người cầm quyền" (authority figure) nào đó, có thể là bất kỳ ai (cha mẹ, sếp, nhóm bạn bè, crush, người yêu, v.v.) - với mong cầu chứng nhận là “tôi xứng đáng" - I'm worthy. Nhưng khi những niềm tin tận sâu bên trong về việc “không đủ, không đáng” này chưa được giải quyết, thì cá nhân mãi mãi cảm thấy mình không đủ với thế giới bên ngoài, dù cố gắng thế nào đi nữa.

- Và hơn cả, nguyên nhân của hội chứng này còn có thể bắt nguồn từ những tổn thương, chấn động tâm lý trong quá khứ. Nếu trong quá khứ, một người từng bị lạm dụng, bị ngược đãi trong bất kỳ mối quan hệ nào (trong gia đình hay trong mối quan hệ) khi bộc lộ và thể hiện những nhu cầu thật của bản thân, họ sẽ cảm thấy không an toàn khi thiết lập, duy trì những ranh giới trong các mối quan hệ cá nhân. Xu hướng “thuận theo người khác", hay cố làm vừa lòng đối phương trở thành một thói quen sinh tồn của họ - nhằm để không bị tấn công, không bị làm tổn thương, và cảm thấy được an toàn, được chấp nhận.

Thói quen bỏ bê mình để làm vừa lòng người khác bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân ẩn sâu - từ mặt tâm thức, tâm lý, đến năng lượng. Để giải quyết tận gốc thói quen cố hữu này, việc thấu hiểu những nguyên nhân gây ra vấn đề, và từ đó thực hành các bài tập chữa lành là điều hết sức cần thiết, và cần cả sự kiên nhẫn từ người thực hành để thói quen/vấn đề này không còn là một nỗi ám ảnh - ám ảnh của việc cố trở thành người tốt, cố gắng để làm hài lòng một ai khác, đến mức đánh mất sức mạnh và sự thật của cá nhân mình.

Những bài tập dưới đây được thiết kế nhằm đem đến những thay đổi trong tâm lý và năng lượng của người thực hành, bao gồm cả những phương pháp chữa lành về cả mặt tâm lý và tâm linh (năng lượng). Bạn hãy xem xét những phương pháp thực sự dễ thực hành và phù hợp với bạn, để bắt đầu hành trình giải phóng bản thân khỏi vòng lặp chạy theo làm vừa lòng người khác nhé:

Trước khi đi vào bất kỳ phương pháp chữa lành nào - hãy luôn bắt đầu bằng câu hỏi: “Tại sao?”. Quan sát lại bản thân và hỏi chính mình:

Tại sao tôi luôn cảm thấy bị thúc đẩy để chạy theo làm hài lòng cảm xúc của người khác?Tại sao tôi luôn cảm thấy ức chế và nín nhịn - nhưng không dám bộc lộ bản thân?

Bạn có thể sẵn một cái bút và một cuốn sổ trên tay, và thoải mái xả ra tất cả những gì bên trong bạn, để nhận thức được vấn đề/cảm xúc nguyên thuỷ nào từ tận sâu trong tiềm thức đang thúc đẩy bạn không dám sống thành thực với những gì mình thực sự muốn.

Đấy có thể là nỗi sợ bị bỏ rơi, là khao khát được yêu thích, được chấp nhận,... - là nguyên nhân gây ra hội chứng này trong bạn. Việc đào thật sâu tìm ra sự thật của bản thân, đối diện với nỗi sợ/mong cầu nguyên thuỷ - và lựa chọn giải phóng bản thân khỏi những ám ảnh này - sẽ tạo tiền đề để bạn có thể chữa lành thật sâu những ẩn ức trong bạn.

Khi nhận ra nguyên nhân gây ra vấn đề rồi, bạn có thể thực hành Nghi lễ buông bỏ sau - để buông đi những nỗi sợ đó (lưu ý: đây là phương pháp giúp thúc đẩy việc giải phóng vấn đề trong tiềm thức, nhưng để giải phóng vấn đề tận gốc thì luôn cần các phương pháp thực hành bổ trợ):

Việc vạch rõ ranh giới của bản thân - những “có” và “không" của bạn thể hiện sự tôn trọng những nhu cầu, mong muốn của cá nhân bạn. Để có thể nói “không", điều đó yêu cầu sự tôn trọng đối với thời gian, năng lượng và cảm xúc của chính bạn, cũng như một sự thấu hiểu nhất định với những gì bản thân thực sự mong muốn.

Để biết lúc nào bạn cần vạch ranh giới, khi ai đó dẫm vào ranh giới năng lượng của bạn và bạn cần “đặt họ về đúng chỗ", bạn cần tập thói quen lắng nghe cơ thể, lắng nghe cảm xúc của chính mình. Cụ thể, về việc nói “không" thế nào cho phù hợp (với người không quen với việc từ chối người khác) - bạn có thể đọc thêm ở bài viết này: https://mysticcatlady.wordpress.com/2020/08/15/vach-ro-gioi-han/

Tập nói “không" thường xuyên hơn, cũng như cho phép bản thân được chia sẻ những gì mình muốn - đặc biệt đối với những người mà trước nay bạn luôn muốn “làm vừa lòng", sẽ giúp bạn thấy tự tin, đầy sức mạnh và được là chính mình hơn trong các mối quan hệ này.

Tuy nhiên, sự thật là khi đối diện với những người mà bạn “muốn làm vừa lòng", hẳn bạn sẽ có những sợ hãi, âu lo nhất định với họ. Vậy trước khi bộc lộ bản thân trước những đối phương này - bạn có thể sử dụng những câu khẳng định (affirmations) ở bước 3 này - để thêm sức mạnh và niềm tin cho chính mình.

Một vài câu khẳng định mà bạn có thể đọc ra thật to, rõ tiếng với bản thân - nhằm giúp chính mình lấy lại sức mạnh và tiếng nói của chính mình:

- Tôi xứng đáng được đối xử một cách công bằng và tôn trọng

- Tôi mạnh mẽ, đầy sức mạnh

- Tôi bộc lộ và nói lên sự thực của chính mình

- Tôi vạch rõ không gian của riêng mình

- Tôi là chủ nhân của cơ thể tôi

- Tôi là người chỉ huy của cuộc đời tôi

- Tôi tôn trọng nhu cầu và mong muốn của tôi

- Tôi bộc lộ nhu cầu và mong muốn của tôi mà không thấy xấu hổ hay tội lỗi

Với những người luôn “cố làm hài lòng người khác", việc nói “có" trước những đề nghị của người khác có thể quá mức nhanh chóng, hồ hởi - trước khi thực sự suy nghĩ kỹ rằng bản thân mình có khả năng hỗ trợ không, và hỗ trợ thế nào cho phù hợp. Việc dành thêm thời gian suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra một lời đồng ý nào, đặc biệt với những vấn đề cần nhiều thời gian và công sức bỏ ra - vừa sẽ giúp bạn có thể hỗ trợ đối phương một cách tốt nhất, vừa lại sắp xếp được thời gian và công việc của riêng mình, hạn chế để bản thân bị ảnh hưởng quá nhiều trong quá trình giúp đỡ người khác.

Khi bạn bè hay người khác hỏi sự giúp đỡ của họ, đặc biệt những mong cầu trợ giúp cần nhiều thời gian và sức lực, bạn có thể nói họ bạn cần thời gian suy nghĩ, để sắp xếp thời gian sao cho phù hợp và tìm phương pháp hỗ trợ đối phương một cách tốt nhất.

Việc hiểu rõ ưu tiên trong cuộc sống hiện tại của bạn là gì, biết mục tiêu mà mình theo đuổi, giá trị quan cuộc sống (personal values) - giúp bạn xây dựng, định hình cho mình một nhân cách rõ ràng, một cá tính cho riêng mình - và từ đó thêm tự tin bảo vệ quan điểm của bản thân, và buông đi dần việc phải “cố làm hài lòng ai khác" một cách thái quá.

Để biết rõ bản thân muốn điều gì - đòi hỏi thời gian tự suy ngẫm, đối chiếu, lắng nghe và quan sát chính mình. Một vài câu hỏi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những ưu tiên quan trọng trong cuộc sống của bạn hiện tại, và định hình rõ hơn về bản thân bạn (hãy trả lời chúng bằng cách viết ra giấy câu trả lời nhé):

- Ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống cá nhân của tôi hiện tại là gì?

- Nếu không vì bất kỳ ai cả, chỉ vì chính tôi - thì tôi muốn một cuộc sống như thế nào?

- Ai là người truyền cảm hứng cho tôi - và ở họ có điều gì mà tôi ngưỡng mộ, mong muốn trở thành?

- Chọn ra năm giá trị mà bạn muốn theo đuổi nhất trong cuộc đời mình: An toàn, thành công, phiêu lưu, thoải mái, trọn vẹn, thông minh, trung thực, cái đẹp, sáng tạo, tự do thời gian, đam mê, phục vụ, giúp đỡ, mối quan hệ, sức khỏe, niềm vui, dũng cảm, phát triển cá nhân, tình bạn, sự tôn trọng, người giỏi nhất, lãnh đạo, dẫn dắt, truyền cảm hứng...?

Đây chỉ là những câu hỏi bắt đầu - giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, về điều mình mong muốn, và dần vượt ra khỏi thói quen đánh mất chính mình trong các mối quan hệ. Khi bạn định hình được một nhân cách cá nhân rõ ràng, và đồng thời không ngừng tập trung tiến hoá, phát triển bản thân, khám phá những ưu tiên, giá trị quan trọng với bản thân bạn trong cuộc sống, bạn sẽ dần tìm lại được sự độc lập về mặt cảm xúc, tinh thần và dần buông bớt việc phải dựa vào sự công nhận từ bên ngoài để tìm thấy giá trị của chính mình.

Bài tập tạo ranh giới về năng lượng đặc biệt phù hợp với những bạn đã quen thiền hoặc quán tưởng (visualization).

- Để bắt đầu thực hành, bạn hãy ngồi ở tư thế thiền, nhắm mắt lại và hít thở sâu, để tìm lại sự tĩnh tâm

Tiếp đó, quán tưởng xung quanh bạn được bao bọc bởi quả cầu năng lượng màu vàng sáng chói- ngăn cản bạn hấp thu những năng lượng, cảm xúc, suy nghĩ - từ người khác vào trong trường năng lượng của bạn. Tưởng tượng bạn hoàn toàn ấm áp, an ổn, được bảo vệ bởi qủa cầu năng lượng màu vàng này.

- Tưởng tượng tiếp rằng có những ý kiến, cảm xúc từ người khác tiến tới gần bạn, nhưng không thể xuyên qua quả cầu. Giá trị của bản thân bạn, nhân cách của bạn hoàn toàn an toàn - không bị ảnh hưởng bởi những ý kiến từ bên ngoài.

- Bạn có thể thiết lập thêm cho quả cầu năng lượng - là bạn sẽ có thể tiếp thu những ý kiến phù hợp giúp bạn thêm hoàn thiện bản thân, nhưng giá trị cá nhân của bạn tuyệt đối được bảo vệ bởi quả cầu năng lượng và là do bạn định rõ giá trị của bạn - chứ không phải ai khác.

Giá trị bản thân ở đây chính là việc cảm thấy bản thân đủ, xứng đáng với việc được quan tâm, được yêu thương, được nâng niu, được trân trọng - rằng bạn xứng đáng với những điều tuyệt vời trong cuộc đời này.

Việc thực hành bài thiền quán tưởng trên giúp bảo vệ bản thân, giá trị của bạn khỏi những sự tấn công, và bảo vệ ranh giới cá nhân của bạn khỏi mọi sự thao túng từ thế giới bên ngoài, để bạn có thể vững vàng sống thật với chính mình - thay vì luôn phải chạy theo làm hài lòng người khác để cảm thấy được an toàn.

Trên đây là một số bài tập thực hành sẽ giúp bạn vượt qua hội chứng “cố làm hài lòng người khác" này, để sau cùng, khi bạn làm “hài lòng người khác" hay thể hiện lòng tốt của mình - nó sẽ không đến từ nỗi sợ hay những cảm xúc ẩn ức trong tâm lý, mà đến từ trái tim yêu thương thực sự của bạn - yêu thương người và cùng với đó, yêu thương và trân trọng thời gian và mong muốn thực sự của riêng chính mình.

Chúc bạn bình yên trong giây phút này!

Quỳnh Anh - Mystic Cat Lady

Ghé thăm nếu bạn quan tâm đến vấn đề Phát triển/ Thấu hiểu bản thân, Chữa lành, Tâm linh, Tâm lý học nhé.

Bạn có thể donate cho Mèo theo stk sau - nếu bạn mong muốn thể hiện lòng biết ơn tới các bài viết và sự ủng hộ dành cho tác giả <3