Ngôi Đền Kỳ Quái review

Nếu như nói Vợ Ba là một bộ phim về những người phụ nữ thì cũng không hoàn toàn đúng, Vợ Ba giúp người xem thay đổi một khái niệm mới về việc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Khi nhắc đến việc ép hôn, phần lớn người xem sẽ nghĩ đến những cô gái trẻ bị cha mẹ áp đặt, gả đi khi không hề biết về chồng mình.
Nhưng có bao giờ bạn nghĩ với đàn ông điều đó cũng thật kinh khủng không? Phim lấy Sơn là hình tượng rõ ràng của việc ép hôn, anh bị đặt vào một cuộc hôn nhân không mong muốn và bị bắt lấy một cô gái trẻ mà mình không hề yêu, bị ràng buộc vào những gánh nặng mà không thể chối bỏ. Những cố gắng của Sơn cầu xin ba mẹ hay giọt nước mắt của Hùng – cha của Sơn. Hay tình yêu vụng trộm của cặp người hầu trong gia đình nhưng bị chia cắt. Phim đã thực sự kiến người xem phải bất ngờ vì cách dụng ý quá khéo léo từ đạo diễn.
Bi thương giá trị của người phụ nữ:
Nếu tập trung theo dõi bộ phim, bạn sẽ dễ dàng nhận ra vị trí của người phụ nữ trong xã hội Phong Kiến thật éo le, họ chỉ là công cụ để sinh nở hoặc thỏa mãn của đàn ông, giá trị của mỗi người vợ cũng chỉ xoay quanh chuyện bếp núc, chăn nuôi, cơm bưng nước rót cho những người đàn ông trong nhà.
Ngoài ra nhân vật bà cả Hà do Trần Nữ Yên Khê thủ vai cũng đóng một vai trò quan trọng vị thế của bà trong gia đình đang từ chiếu trên, ngay lập tức bị đẩy sâu vào bóng tối phía sau mỗi khung cửa ngay khi đánh mất vị trí của mình. Thay vì nhận được sự quan tâm, bà tự chấp nhận và lui mình vào bóng tối, cuộc đời của bà là minh chứng rõ nhất cho những người vợ của thế kỷ 19, sống lặng trong bóng tối sau cái bóng của chồng. Là sự bất lực khi chờ mong đứa con nhưng nỗi buồn khi mất nó khi chưa kịp chào đời.
Họ là những con tằm cả đời chỉ biết ăn dâu, nhả tơ để dệt nên những tấm lụa làm đẹp. là vật trang trí cho người đàn ông. Kết thúc nhiệm vụ hoặc không thể hoàn thành thì thứ đợi họ là cái chết, sự giải thoát duy nhất là biến thành Ngài bay đi. Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng tự do dưới ánh mặt trời.
Nghệ thuật hình ảnh cùng cảnh đẹp nơi Cố đô :
Vợ Ba có thể nói là một trong những bộ phim có hình ảnh đẹp nhất trong làng điện ảnh Việt Nam những năm trở lại đây, bằng ống kính nghệ thuật của đạo diễn hình ảnh Chananun Chotrungroj, ông lựa chọn tông màu xanh đem đến những phân cảnh xử lý hình ảnh cực kì tốt từ góc quay cho đến màu phim. Ấn tượng người xem phải thốt lên là đẹp, một vẻ đẹp đơn giản tự nhiên đến chân thật trần trụi. Tạo cho người xem cảm giác chân thực nhất về xã hội Việt Nam Phong Kiến lúc bấy giờ. Một xã hội gò bó, bí bức cứ chậm rãi trôi đi.
Đỉnh cao hơn nữa là những nghệ thuật lịch sử được sử dụng trong phim, bộ phim được quay tại vùng đất Ninh Binh – vùng đất cố đô, là quê hương của vua Đinh Bộ Lĩnh và không phải tự nhiên trong những khung hình cuối cùng của bộ phim lại xuất hiện hình ảnh cỏ lau trắng trên tràng cỏ dài khát khao mãnh liệt sự tự do. Vua Đinh Bộ Lĩnh dùng ngọn cờ lau để dẹp loạn 12 sứ quân.
Hình ảnh về dòng sông được ngụ ý một cách rõ rệt trong bộ phim. Đây là một hình ảnh mang đa lớp nghĩa. Tất cả mọi nền văn hóa đều bắt nguồn từ một con sống, sự sống luôn bắt đầu từ nước. Hình ảnh hang động gợi cho tôi nhớ đến Â.M Đ. Ạ.O của người phụ nữ. Nơi đó theo dòng nước tạo nên sự sống và cũng là cửa ngõ để sự sống đi ra đón ánh mặt trời khi cái hang mà Mây theo chiếc thuyển đi vào. Là lúc cô đắm chìm trong dòng nước và cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của Tuyết. Là tiếng nước chảy cứ xuyên suốt, nó cứ như nối tiếp nối tiếp mãi theo dòng chảy của thời gian. Là những bài vè, bài đồng ca trẻ con nhưng lại mang những niềm vui và cả nỗi buồn. Hình ảnh chiếc lá ngón cứ thoắt ẩn thoát hiện như một lời cảnh báo về cái chết có thể đến bât cứ lúc nào với bất cứ ai.
Những ánh mắt ám ảnh :
Bắt đầu bộ phim bằng ánh mắt ngây thơ, sau dần cuộc đời của của Mây đã khiến ánh mắt đó dần trở thành ánh mắt của đố kị và khủng hoảng khi biết tin mợ Hà có thai. Là ánh mắt buồn bã, cam chịu của mợ Hà, là ánh mắt chấp nhận những sự thật khi mình sinh 3 đứa con gái của mợ Xuân, ánh mắt của cha Tuyết khi không dám nhận cô về, ánh mắt của Hùng khi chứng kiến một Sơn như thế, ánh mắt đầy quan tâm lo lắng của bà Lao hay ánh mắt ngây thơ trong veo của Liên và Nhàn. Từng hành động của họ trong phim đều chân thực một cách đáng kinh ngạc. Họ lựa chọn một cách diễn mộc mạc, thôn quê, người cần lạnh lùng sẽ lạnh lùng, người cần tình cảm sẽ tình cảm. Bằng một cách nào đó phim đã khai thác tuyến nhân vật khá triệt để dù phần lời thoại rất ít.
Ánh mắt bướng bỉnh của Nhàn khi chứng kiến cái chết của con bê, của cô bé khi cầu xin ông nội một con ngựa mới khi sự quan tâm của gia đình hầu hết dành cho anh Sơn.
Hay là ánh mắt chảy máu trên tấm Poster. Ẩn trong mắt người phụ nữ trong xã hội xưa cũng chỉ là hình ảnh người chồng của mình.
Nhiều người cho rằng cái kết của mình rất hụt hẫng nhưng tôi lại không cho rằng như thế. Cái kết như là những lựa chọn mà người phụ nữ trong xã hội phải chọn. Con gái của Mây sẽ trở thành một Mây khác phiên bản của tương lai hay sẽ trở thành Tuyết. Cái chết của Tuyết nó cứ ám ảnh ám ảnh chúng ta mãi. Mây sẽ lựa chọn lá ngón kết thúc sinh mệnh hay là tiếp tục cam chịu. Còn Nhàn đã cắt đi mái tóc dài của mình. Quan niệm xưa, mái tóc là tượng trưng cho người phụ nữ, là hình ảnh gắn liền từ khi sinh ra. Quan điểm không được cắt tóc ngắn, tóc là một phần của cơ thể máu thịt, thân thể của bản thân mình là do cha mẹ ban tặng, là món quà của thánh thần. Nhàn đã cắt đi mái tóc ấy, để nó xuôi đi theo dòng sông như một cách cô bé không muốn theo cái quan niệm: Cha mẹ đặt đâu còn ngồi ấy. Một sự bướng bỉnh nhưng có lẽ đó là hình ảnh đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ xưa như hình ảnh cô bé quỳ và không chịu ăn cơm sau khi chứng kiến mợ Hà cho con bò già ăn lá ngón để nó không chết vào đám cưới cậu Sơn.
Tổng kết lại phim không dành cho số đông khán giả :
Sẽ dễ hiểu nếu Vợ Ba không dành được các lời tán dương đến từ phía người xem tại thị trường Việt Nam. Có lẽ vì ngay từ những vấn đề được nêu ra trong phim đã không còn phù hợp với đa phần người xem về cả độ tuổi lẫn phong cách.
Đa số người xem sau khi bước ra khỏi rạp sẽ nhận định phim trong ba từ “ Chẳng hiểu gì “, nếu như bạn không tìm hiểu về bộ phim Vợ Ba trước khi xem thì chắc chắn những gì phim mang lại là một nội dung chậm và khó hiểu. Và người xem sẽ cần cân nhắc thật cẩn thận về vấn đề này trước khi xem. Xin hãy cảm nhận nó bằng chính trái tim và sự hiểu biết, cảm thông của chính bạn, mở lòng mình và tận hưởng những thước phim đẹp trong đó. Nếu nó không làm thỏa mãn bạn thì cũng xin đừng buông lời lăng mạ nó. Đã lâu lắm rồi tôi mới thấy một bộ phim Việt Nam đẹp đến thế.
Review : 5/10 nếu bạn tìm một phim giải trí và 9/10 nếu bạn có thể cảm nhận dc bộ phim xem tiếp