Ngọc không mài không sáng người không học không hiểu lí lẽ

Tổng hợp những bài làm văn giải thích và chứng minh câu tục ngữ "Người không học như ngọc không mài" hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích và chứng minh cho câu ca dao thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Người không học như ngọc không mài – Bài làm 1

Sống trong một xã hội đang ngày một phát triển thì vấn đề học tập, tiếp thu tri thức để hoàn thiện bản thân, để phục vụ cho công việc. Không một ai ngay từ khi sinh ra đã mang tri thức trong đầu, đã giỏi ngày được mà còn cần phải trải qua thời gian học tập, rèn luyện. Điều đó đã được ông cha ta thể hiện trong câu tục ngữ: “Người không học như ngọc không mài”.

Câu tục ngữ hình thành dựa trên sự ví von, so sánh giữa “Người không học” với hình ảnh “Ngọc không mài”. “Không học” tức là bỏ qua quá trình tiếp thu tri thức ở cả trường học và xã hội. Khi ấy trong đầu ta sẽ có những gì? Họa chăng là những kí tự hỗn độn giống như một loại mật mã nào đó. Tại sao ta nói vậy? Bởi, không học chúng ta sẽ không biết đến ý nghĩa của ngôn ngữ, biết những lý lẽ, lí luận không những của khoa học mà còn ngay ở đời sống thực tiễn. Việc ấy giống như một viên ngọc thô không được mài giũa, đẽo gọt thì chúng cũng chỉ là một viên đá bình thường, không thể hiện được vẻ đẹp cũng như giá trị của nó. Muốn thấy được giá trị đó thì mỗi viên ngọc khi lấy từ tự nhiên cần trải qua bàn tay mài giũa, gọt đẽo tạo thành hình khối. Giống như vậy, mỗi chúng ta khi sinh ra giống như một trang giấy trắng tinh và trang giấy sẽ mang những nét vẽ nghệch ngoạc hay những bức tranh đầy màu sắc về cuộc sống thì còn tùy thuộc vào quá trình học tập, rèn luyện mở mang kiến thức của mỗi người.

Với con người, ngay từ nhỏ chúng ta đã nhận được sự giáo dục của gia đình, rồi ở trường lớp và cả trong xã hội. Hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp còn do sự cố gắng rèn luyện của bản thân. Quá trình này cần diễn ra liên tục bởi nếu chúng ta dừng lại, đứt quãng một thời gian thì rất dễ bị những cái xấu ảnh hưởng. Điều đó giống như viên ngọc khi đã mài giũa toát lên vẻ đẹp nhưng sau đó lại không được bảo quản tốt, vứt xó vạ vập đâu đó thì chúng sẽ bị hư hỏng, bị bao phủ bởi lớp bụi của thời gian. Con người cũng như vậy, không một ai có thể khẳng định khi nhỏ chúng ta chăm ngoan, học giỏi thì lớn lên cũng vậy, hay nắm chắc về những người từ bé lười biếng, tiếp thu chậm thì lớn lên họ không thành công, thành tài được cả. 

Có câu nói: “Thiên tài chỉ có một phần trăm là trời phú còn chín mươi chín phần trăm còn lại là mồ hôi nước măt”. Nhưng tài năng trời phú đấy cũng còn phải có điều kiện, có sự tu dưỡng rèn luyện, tài năng đi đôi với phẩm chất đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội, trở thành thiên tài được mọi người thừa nhận, tung hô. Ngược lại khi dựa vào tài năng của mình để ỷ lại, coi thường những người xung quanh, cho rằng như thế là quá đủ mà không cần rèn luyện thêm khi ấy chắc chắn một ngày nào đó thì cái thiên phú ấy cũng sẽ bị quên lãng, lụi tàn. Ngoài một phần trăm bẩm sinh thì những thiên tài còn lại họ đạt được danh xưng này nhờ điều gì? Đó chính là nhờ mồ hôi nước mắt, nhờ siêng năng học hỏi, nghiên cứu, là sự tư duy, sáng tạo. Nhờ những vấp ngã, thất bại để đúc rút kinh nghiệm để thành công. Tài phải đi liền với đức có như vậy mới bền lâu và có vị thế trong xã hội, được mọi người tin yêu. 

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề

Đứng ở vai trò của một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần tích cực, ham học hỏi, tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt. Nếu ta có đủ sự kiên trì cần mẫn, có đủ lòng quyết tâm thì ắt hẳn có một ngày chúng ta sẽ trở thành viên ngọc sáng của gia đình, trường lớp và cả xã hội. Nếu muốn thành công, muốn tương lai trên đường đời đỡ vất vả thì học tập, mài giũa bản thân là điều vô cùng cần thiết.

“Người không học như ngọc không mài” là bài học rất đúng đắn và sâu sắc cho thế hệ ngày nay và mai sau. Mỗi chúng ta nguyên bản đều là viên ngọc quý nếu muốn phát huy được giá trị, vẻ đẹp cần phải có ý thức rèn luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi để phát huy những cái tốt sẵn có, bổ sung cho những khiếm khuyết. Từ đó trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Người không học như ngọc không mài – Bài làm 2

Con người chúng ta thấy được việc học rất cần thiết và không có một việc nào có thể thay đổi được. Cha ông ta cũng đã có câu tục ngữ rất hay đó chính là câu “Người không học như ngọc không mài” và nó cũng thật đúng đắn cho đến tận ngày hôm nay.

Ta dường như cũng thấy được khi chúng ta sống trong xã hội, ta như cũng thấy được rằng chính con người cần có quá trình học tập để nhận thức về xã hội và ý thức về bản thân mình. Ta như thấy được việc học cũng đã nhằm mục đích hoàn thiện nhân cách sống của mỗi con người trong cộng đồng. Đồng thời ta như thấy được ngày nay khi mà con người sống trong xã hội hiện đại nhưng con người cũng mang bản năng tự nhiên. Thực sự ta như thấy được bản năng tự nhiên thì ít mang tính xã hội mà nó mang tính cá nhân. Có lẽ chính vì thế cũng như ngọc phải mài giũa mới thể hiện được hết vẻ đẹp lung linh cũng như chính những giá trị của nó thì con người cũng phải học tập, đồng thời cũng chính là để thực hành trong lao động sáng tạo.. sẽ thể hiện được những vẻ đẹp của chính mình, đồng thời như cũng thấy được những giá trị của mình trong xã hội. Đúng như câu tục ngữ đã từng nói đó chính là “Người không học như ngọc không mài”.

Ngọc không mài thì sẽ chẳng bao giờ sáng được. Ta như thấy được chính những viên ngọc, đá quý… nếu như mà không được mài giũa, cũng như không được đẽo gọt thì không thể làm cho nó thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. Thực tế ta như thấy được chính từ một viên đá quý, như một viên ngọc lấy trong tự nhiên nếu không có bàn tay gọt đẽo, và cũng không có những sự mài giũa của con người thì không thành những sản phẩm trang sức đẹp, quý giá có giá trị được.

Từ đó mà ta suy ra ý nghĩa của câu tục ngữ ở vế đầu đó chính là “ Người không học” có nghĩa là nếu con người không được học hành đầy đủ. Việc học ở đây được bao gồm đó chính là việc học cả ở trường lớp và trường đời. Con người không học thì chắc chắn không biết đến những lí luận, hiểu biết… về tất cả những sự vật hiện tượng được. Qủa thật ta như thấy được chính người không có học thì làm sao có những hiểu biết. Con người chúng ta mà lại không có hiểu biết thì không có những lí lẽ, lập luận, bàn luận… về tất cả mọi vấn đề của đời sống con người và xã hội.

Xem thêm:  Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Học thầy không tày học bạn

Có lẽ chính vì thế nếu là ngọc thì phải có sự gọt đẽo, viên ngọc cũng phải như được mài giũa mới thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. Có lẽ rằng chính con người cũng như ngọc phải được học tập thật bài bản cũng như học thật đầy đủ những kiến thức về tự nhiên, xã hội thì lúc này đây thì chúng ta cũng mới trở thành người hoàn thiện về nhân cách. Là một con người có được những kiến thức về những hiểu biết và quan trọng hơn đó chính là con người chúng ta cũng biết vận dụng những hiểu biết ấy trong cuộc sống bản thân và xã hội.

Chúng ta đã biết được rằng chính những viên ngọc được xem chính là đáng quý và thực sự có giá trị. Còn con người là đáng quý nhất trong cuộc sống này. Nhưng dường như nếu không có sự học tập, mài giũa, cũng như không có được sự rèn luyện thì không trở thành hữu ích cho chính cuộc sống của chính họ và cho xã hội nơi mà họ đang sống. Cho nên chúng ta cũng phải hiểu được rằng khi đã là ngọc thì phải mài giũa, đã là người thì phải học tập và rèn luyện thì mới có thể thành tài được. Không có một thần đồng nào không trải qua sự tôi luyện mà lại có thể thông thạo được, làm chủ kiến thức được. Tất cả phải trải qua quá trình rèn luyện khó nhọc thì mới có được thành công.

Cũng thật không sai khi chúng ta như có thể ví người tài là một viên ngọc quý. Mỗi con người cũng như cần phải học tập nhiều, cần phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức, rèn luyện để cho trí tuệ nhiều thì ta như thấy được chính viên ngọc ấy ngày càng thành công. Hơn nữa việc học như đã càng khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của mình đối với xã hội. Nếu như con người chúng ta sinh ra đã là thông minh nhưng không biết rèn luyện tu dưỡng thì không thể nào có được thành công được. Bởi kiến thức của nhân loại là bao la, chúng ta nên học tập để có thể trở thành ngọc và là một viên ngọc sáng.

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Người không học như ngọc không mài – Bài làm 3

Ngày nay xã hội phát triển, nhu cầu công nghệ ngày càng tăng, việc học hỏi ngày càng đòi hỏi cao hơn. Vì vậy mà nhân dân ta có câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

Học tập là nhiệm vụ suốt đời của con người “người không học như ngọc không mài”. Đúng vậy nếu không học tập con người sẽ không có tri thức, không tiếp thu, theo kịp được những tiến bộ của thế giới.

Viên ngọc càng được va chạm và mài thì càng sáng và đẹp. Việc học được sánh với viên ngọc sáng.

Tuy nhiên để học tập một cách khoa học và hiệu quả cần phải xác định được mục đích đúng đắn của việc học. Hiểu được điều đó UNESCO đã từng đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống “trường đời”. Nếu không học thì sẽ mãi mãi không biết, chúng ta phải học mọi nơi, mọi lúc, trong nhà trường và ngoài xã hội để nâng cao hiểu biết của bản thân.

Học để biết: “Học để biết” là mục đích đầu tiên của việc học. “Biết” là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống.Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc… Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, “biết người”, “biết mình”, biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho hay và thu hút. Học để làm: “Học để làm” là mục đích tiếp theo của việc học. “Làm” là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – “Học đi đôi với hành”.

Xem thêm:  Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn

Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội. Ví dụ: Người nông dân, kĩ sư, bác sĩ… đều mang kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.

Học để chung sống: Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. “Chung sống” là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử… để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Đây là hệ quả tất yếu của việc “biết”, “làm”.

Bởi lẽ, “con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.

Học để tự khẳng định mình: Là mục đích sau cùng của việc học. “Tự khẳng định mình” là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống. Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất…

Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn diện. Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay. Mục đích này không chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên mà còn dành cho tất cả những ai là người học.

Vì  thế, có thể coi đây là mục đích học tập chung, có tính chất toàn cầu. Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình.

Mục  đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học: không chỉ học ở một giai đoạn mà phải học suốt đời; không chỉ học trong nhà trường mà cần phải học ngoài xã hội; người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy “làm người”…

Học không bao giờ là lãng phí, luôn học hỏi xây dựng bản thân, học bất cứ đâu để bản thân được hoàn thiện.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích và chứng minh câu tục ngữ "Người không học như ngọc không mài" hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn giải thích và chứng minh cho câu tục ngữ thật hay và đạt được kết quả cao.