Ngô Quyền quê quân ở đâu

Sau đại thắng Bạch Đằng lừng danh kim cổ, đập tan hơn 2 vạn tinh binh của quân Nam Hán,Ngô Quyềnxưng vương và mở ra một thời trung hưng rực rỡ cho dân tộc. Trong sử sách, các chuyên gia sử học đã ưu ái gọi ông là vua của các vị vua. Dù quá khứ đã lùi xa trên 1000 năm, song trận Bạch Đằng lưu danh sử sách và tiếng tăm của vị vua tài ba, sách lược vẫn là đồng thời là biểu tượng sáng ngời cho ý chí, bản lĩnh của dân tộc Việt Nam trong suốt dòng lịch sử và là động lực quan trọng để khơi dậy đánh thức tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc để xây dựng đất nước hưng thịnh thời kỳ hội nhập. Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về tiểu sử cũng như những mốc son quan trọng trong cuộc đời của vị hoàng đế lỗi lạc này các bạn nhé.

1. Tiểu sử, gia đình của người hùng mảnh đất Đường Lâm -Ngô Quyền

Theo các tài liệu sử Việt có ghi chép lại, Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm 898 trong một gia đình đời đời quý tộc tại làng Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội ngày nay, cùng quê với ông vua đánh hổ Phùng Hưng.

Ngô Quyền quê quân ở đâu
Tiểu sử Ngô Quyền

Sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực và được đông đảo người dân địa phương mến mộ. Cha của ông là Ngô Mân - một thứ sử có tài đức. Sinh ra trong thời đất nước bị đô hộ, được cha dạy bảo từ tấm bé và truyền thống yêu nước của mảnh đất hai vua hun đúc, ngay từ nhỏ Ngô Quyền đã tỏ ra là con người khẳng khái, có chí lớn. Khi trưởng thành, Ngô Quyền được đánh giá là cường tráng, khôi ngô, người con Đường Lâm còn chăm rèn luyện võ nghệ để chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân đô hộ. Mô tả Đức Ngô Vương thời trẻ, sử cũ có viết vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, có chí dũng, sức có thể nhấc vạc dơ cao".

Năm 20 tuổi, ngưỡng mộ trước tinh thần yêu nước và hào hiệp của Dương Đình Nghệ, một tướng dưới trướng họ Khúc ở đất Ái Châu, người từng đánh đuổi quân Nam Hán vào năm 931 và chiếm được Đại La - bước đệm đầu tiên thúc đẩy cho phong trào đấu tranh chống lại quân đô hộ phương Bắc. Dương Đình Nghệ cũng là người xưng chức Tiết độ sứ và trấn sử Ái Châu.

Ngô Quyền quê quân ở đâu
Ngô Quyền là ai?

Ngô Quyền quyết định đi theo. Nhờ tài năng thao lược, mưu cao, mẹo giỏi và nhiệt huyết cứu đời, ông được Dương Đình Nghệ yêu mến và gả con gái là Dương Thị Ngọc cho, đồng thời trao quyền cai quản Ái Châu. Trong suốt thời kỳ từ 931 - 938, với vai trò là thủ lĩnh Ái Châu, ông đã trổ tài lực để mang lại an vui cho dân địa phương.

2. Ngô Quyền và quyết tâm ra Bắc diệt Kiều Công Tiễn báo thù cho cha vợ

Trước khi nhắc đến Ngô Quyền với tư cách là một trong những vị vua tài ba trong lịch sử hay đầu tàu tối cao của đội quân chống Nam Hán, chí khí của thủ lĩnh Ái Châu được thể hiện rõ nét qua sự kiện mang quân ra Bắc diệt Kiều Công Tiễn.

Sử có ghi lại, mùa xuân năm 937, Dương Đình Nghệ bấy giờ là tiết độ sứ Giao Châu, bị một nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức. Hành động phản trắc của Kiều Công Tiễn tạo ra một làn sóng căm giận, sục sôi trong dân chúng và vấp phải sự phản đối kịch liệt của các tướng sĩ vì soán ngôi bất minh. Hoảng sợ trước viễn cảnh đen tối, phế tướng họ Kiều hết sai lầm nay sang sai lầm khác, hắn cho quân sang cầu cứu nhà Nam Hán. Hành động cõng rắn cắn gà nhà này đã châm ngòi cho quân Nam Hán lăm le xâm phạm nước ta.

Ngô Quyền quê quân ở đâu
Ngô Quyền và quyết tâm ra Bắc diệt Kiều Công Tiễn báo thù cho cha vợ

Trước Nợ nước, thù nhà, Ngô Quyền trở thành ngọn cờ đầu chiêu mộ nghĩa quân từ khắp Ái Châu ra Bắc, tiến vào thành Đại Là để diệt trừ tên phản nghịch Kiều Công Tiễn.

Trong tiết trời mưa phùn, gió bấc vào năm 938, Ngô Quyền đưa quân lớp lớp vượt đèo Ba Dội ra Bắc để rửa thù. Trong bối cảnh, quân xâm lược đang mon men ngoài bờ cõi, đầu tên phản tướng Kiều Công Tiễn đã bị nghĩa quân treo bêu trên cổng thành Đại La. Bước đầu tiên trong đại kế diệt trừ nội phản và tiêu diệt quân xâm lược đã hoàn thành được một nửa. Thế nhưng kẻ thù lớn, hống hách và nguy hiểm là giặc ngoại xâm trước thế cầu cứu của Kiều Công Tiễn đang ngấp nghé bờ cõi, Ngô Quyền quyết định họp bàn các tướng tài lên kế sách để chống lại nhà Nam Hán. Tập hợp nghĩa quân, dàn trận như thần...Mọi điều kiện để chống Nam Hán đã chuẩn bị lên cót một cách khẩu trương để nghênh tiếp hơn 2 vạn đại quân Nam Hán.

3. Đại thắng Bạch Đằng - lưu danh sử sách

Ngay sau khi trừ khử được nội phản, Ngô Quyền vào thành tụ họp các tướng tá và bàn kế. Với tài năng thao lược hơn người, người hùng xứ Đường Lâm nhận định : Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Công Tiễn đã bị giết chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt, tất phá được Nhưng ông cũng thừa nhận quân địch có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng trước thì chuyện được thua cũng chưa thể biết được.

Ngô Quyền quê quân ở đâu
Đại thắng Bạch Đằng - lưu danh sử sách

Biết trước đước mưu đồ của nhà Hán là Xuất binh theo hướng Bạch Đằng tấn công (Tân Ngũ Đại sử), Trước thế giặc đông, hống hách và được trang bị đầy đủ về phương tiện, là người văn võ toàn tài, ông cũng nắm rõ được quy luật lên xuống của sông Bạch Đằng.

Sử cũ có chép về dòng sông này còn gọi là sông Rừng, Sông rộng hơn hai dặm, ở đó có núi cao ngất, nhiều nhánh sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân trời, cây cối um tùm che lấp bờ bến".

Đã thế, hạ lưu sông thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của thủy triều cực kỳ lớn. Lòng sông đã rộng lại sâu, nước thời điểm thủy triều rút có thể xuống đến 30 cm mỗi giờ. Trong đó mực nước chênh lệch giữa lúc cao và lúc thấp có thể vươn cao đến 2,5 - 3 mét. Dựa trên địa thế này, Ngô Quyền cho rằng Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước triều lên, tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế gì hay hơn kế ấy cả.

Trước sự ủng hộ của nghĩa quân, ông cho người lên rừng đẵn những cây gỗ lim vót thành cọc và đầu bịt sắt, sau đó cho lên thuyền và đóng xuống lòng sông và dọc theo hai bờ sông Bạch Đằng để cản sức tiến công của địch. Nhà sử học Lê Văn Hưu đã nhận định Ngô Quyền là người mưu cao, đánh cũng giỏi. Khi nước triều lên, ông cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến và rút nhanh để dụ giặc vào bãi cọc. Thuyền của địch chủ yếu thuộc vào dạng lớn, khi nước sông Bạch Đằng xuống, thuyền dễ bị mắc kẹt, nghĩa quân ta sẽ tập trung lực lượng để làm một trận nhanh chóng, triệt để.

Ngô Quyền quê quân ở đâu
Ngô Quyền lãnh đạo nghĩa quân dành chiến thắng Bạch Đằng

Nói rồi làm, vào một ngày cuối đông năm 938, hơn hai vạn tinh binh cầm đầu bởi Vạn Vương Hoằng Tháo ùn ùn tiến vào nước ta theo đường thủy lên sông Bạch Đằng. Quân ta cho thuyền nhỏ bơi ra lòng sông để nhử giặc và bãi cọc. Thuyền của đội quân Hoằng Tháo hăm hở đuổi theo vào bãi cọc ngầm mà không hề hay biết. Thủy triều đến, nước rút nhanh..những chiếc thuyền địch bị mắc kẹt, tiến không tiến, lùi không lùi được. Nhân cơ hội, nghĩa quân Việt đã mai phục hai bên đánh giáp lá cà. Một đội quân thủy mạnh đã được lên kế hoạch đi thuyền nhỏ để đánh trực diện.

Kế sách có một không hai này làm đến đội quân hùng mạnh nhà Nam Hán rơi vào thế bí, cả hơn 20.000 quân bị tổn hại đến hơn một nửa, tướng cầm đầu là Hoằng Tháo cũng bị tử trận và vùi xác trong sóng Bạch Đằng Giang.

Nhuệ khí của nghĩa quân được lãnh đạo bởi Ngô Quyền mạnh tới mức, quân địch đang đóng sát biên giới cũng không dám tiếp ứng. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm, chỉ còn cách khóc thương con và cố gắng thu nhặt tàn quân trở về nước. Bất ngờ đến kinh hoàng và không thể chấp nhận được thất bại, Vua Nam Hán đã đổ toàn bộ tội lỗi này cho trước tước tá lang Hầu Dung với tội danh Không làm cho tinh thần quân phấn chấn. Dù đã chết, vị tướng này vẫn bị đối xử một cách tàn bạo tới mức, bị quật mộ, phơi thây để hả giận không thương tiếc.

Cuối năm 938, trận sông Bạch Đằng chống giặc ngoại xâm đã dành được chiến thắng oanh liệt.

4. Ngô Quyền - Người đặt nền móng cho nhà nước quân chủ đầu tiên tại Việt Nam

Chiến thắng Bạch Đằng hiển hách, này không chỉ khẳng định được tài trí, mưu lược của Ngô Quyền mà đặc biệt là mốc son quan trọng khẳng định quyền tự chủ, vị thế của nước Nam sau hơn 1000 năm phải sống dưới trướng đô hộ của phương Bắc.

Ngô Quyền quê quân ở đâu
Ngô Quyền - Người đặt nền móng cho nhà nước quân chủ đầu tiên tại Việt Nam

Ông không chỉ được ghi vào trang sử hào hùng của dân tộc với tư cách một vị tướng tài, mưu lược mà bởi vai trò là người mở nước, xưng vương tạo đà cho sự độc lập, lâu dài của đất nước. Nhà sử học Lê Văn Hưu đã nhận định về công trạng của ông cũng như vai trò của trận chiến Bạch Đằng như sau : Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy.

Sau khi chấm dứt hơn 1000 Bắc thuộc và trận chiến làm quân xâm lược phải bạt vía, ông bắt tay vào xây dựng giang sơn, xã tắc. Ông xưng Vương, dân gian còn gọi là Ngô Vương, bãi bỏ chức tiết độ sứ và lựa chọn vùng đất Cổ Loa làm kinh đô. Ông cũng đặt ra nhiều chức quan văn võ và các nghi lễ trong triều và mở ra thời đại trị vì theo chế độ quân chủ. Nhưng tiếc thay, thời gian Ngô Quyền lên ngôi và cai quản đất nước rất ngắn ngủi chỉ 6 năm, kéo dài từ năm 939 đến 944. Ông mất vào tháng giêng năm Giáp Thìn, khi chỉ tròn 47 tuổi.

Ngô Quyền quê quân ở đâu
Lăng của Đức vua Ngô Quyền tại Đường Lâm

Để tưởng nhớ công lao của Ngô Quyền, nhân dân đã xây dựng lăng và đền thờ cho ông trên mảnh đất Đường Lâm. Ngày nay, đây chính là một trong những di tích lịch sử hút sự quan tâm của giới người yêu sử.

Trên đây chính là toàn bộ những thông tin thú vị xoay quanh tiểu sử Ngô Quyền - vị vua đầu tiên của nhà Ngô cũng như chiến công hiển hách Bạch Đằng chấm dứt lịch sử hơn 1000 năm Bắc Thuộc. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.

Ngô Quyền(chữ Hán: 吳權,898944), còn được biết đến với tên gọiTiền Ngô Vương(前吳王), là vị vua đầu tiên củanhà Ngôtronglịch sử Việt Nam. Năm938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quânNam Hántrongtrận Bạch Đằngnổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉBắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài củaViệt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm939đến năm944.

Sinh năm898trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, có trí dũng. Ngô Quyền lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường tại Tĩnh Hải quân đang suy yếu và tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họKhúcở phủ thànhĐại Lavào năm905và họDươngvào năm931. Sau khi trở thành con rể choDương Đình Nghệ, ông được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm937, hào trưởng đấtPhong ChâulàKiều Công Tiễnsát hạiDương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kìTự chủ. Nhưng vị tân Tiết độ sứ lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập,Kiều Công Tiễnvội vã cầu cứu nhàNam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quânNam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sôngBạch Đằngvào năm938đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lượcTĩnh Hải quâncủa nhàNam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kìBắc thuộccủaViệt Nam. Năm939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ởCổ Loa, lập ranhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm965.

Ngô Quyền được coi là anh hùng dân tộcViệt Nam, là vị vua đứng đầu các vua, làvị Tổ trung hưngcủaViệt Nam. Tuy vậy, cuộc đời và sự nghiệp Ngô Quyền còn chứa đựng nhiều vấn đề chưa rõ ràng về quê quán và gia đình.

Thân thế

Cha Ngô Quyền là Ngô Mân, châu mục ở châu Đường Lâm, họ Ngô của ông là dòng họ hào trưởng có thế lực, đời đời là quí tộc. Mẹ của ông, sử sách không ghi chép. Ngô Quyền sinh vào năm Mậu Ngọ (898) niên hiệu Càn Ninh thứ năm hoặc Quang Hóa năm đầu đờiĐường Chiêu Tông.

Ngô Quyền quê quân ở đâu
Ngô Quyền quê quân ở đâu

Cổng làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.Đường Lâmthường được biết đến như là quê hương của Ngô Quyền

Truyền thuyết kể rằng, khi mới sinh, Ngô Quyền có ba cái nốt ruồi ở lưng, có thầy tướng số trông thấy cho là lạ, đoán rằng về sau ông có thể làm chúa một phương, do đó mới đặt tên là Quyền. Ngô Quyền dáng người khôi ngô, mắt sáng như chớp, đi thong thả như cọp sức có thể cầm vạc giơ lên.

Thuở thiếu thời của Ngô Quyền cũng là thời kì bão táp của chế độ thống trịnhà ĐườngởAn Nam. Đô hộ phủ An Nam ngày càng tỏ ra bất lực trong việc khống chế các thế lực cát cứ địa phương cũng như các thế lực bên ngoài. Người Nam Chiếu đã tấn công dữ dộiGiao Châutừ năm858đến năm866. Sauloạn An Sử(755 763) và nhất là khởi nghĩaHoàng Sào(874 884), nhà Đường phải đối phó với nạn phiên trấn cát cứ, sự kiểm soát của chính quyền trung ương đối vớiAn Namngày càng yếu đi. Quyền lực của phủ Đô hộ bị phân tán xuống các vùng nhỏ, do đó xuất hiện các thế lực hào trưởng có vai trò ngày càng quan trọng trong bộ máy cai trị. Vì vậy, họ Khúc, hào trưởngHồng châu, đã thiết lập chính quyền tự chủ ở An Nam một cách khá dễ dàng và ít xáo trộnvào năm905. Thế lực họ Khúc yếu ớt, đối đầu và thất bại trước sự xâm lấn của nhàNam Hán. Nhưng sự thống trị của nhàNam Hánchẳng vững bền: năm931, thế lực họ Dương ở Ái Châu đánh bại quan lại nhà Nam Hán là Lý Tiến, Trần Bảo ở dưới chân thànhĐại La,Dương Đình Nghệtrở thànhTiết độ sứcủa chính quyền người Việt tự chủ.

Thế lực họ Dương nắm quyền ởĐại Lahẳn phải được sự ủng hộ của nhiều thế lực địa phương khác, trong đó có họ Ngô của Ngô Quyền. Cuộc hôn phối giữa Ngô Quyền và con gái Dương Đình Nghệ là Dương thị hẳn nhiên mang ý nghĩa liên minh chính trị giữa hai dòng họ. Ngô Quyền trở thành nha tướng và cũng là con rể của Dương Đình Nghệ, được vị Tiết độ sứ tin tưởng, giao cho quyền cai quảnÁi châu, đất căn bản của họ Dương, vào năm932.

Trận Bạch Đằng

Ngô Quyền quê quân ở đâu

Năm937, thế lựchọ Kiềuở châu Phong tổ chức binh biến, giết chếtDương Đình Nghệ, đưaKiều Công Tiễnlên nắm quyền, Công Tiễn tự xưng Tiết độ sứ. Hành động này đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các thế lực hào trưởng các địa phương, thậm chí chính nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Ngô Quyền, với danh nghĩa là bộ tướng và con rể của vị cố Tiết độ sứ, đồng thời cũng là người đánh đứng liên minh Ngô Dương, tập hợp lực lượng tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn hoảng sợ, vội vã sai người sang cầu cứu nhàNam Hán.Nam Hán Cao Tổsai con trai là Lưu Hoằng Tháo đem hai vạn quân, dùng chiến thuyền, xâm lấnTĩnh Hải quân.

Năm938, Ngô Quyền đem quân raĐại La, giết chết Kiều Công Tiễn và nhanh chóng tổ chức kháng chiến chống quânNam Hánở sông Bạch Đằng. Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sôngBạch Đằng, ông sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp. Ngô Quyền dự định nhử quân Nam Hán vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền quân Nam Hán mắc cạn mới giao chiến.

Kết quả, quân Nam Hán thua chạy, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ, nhàNam Hánphải từ bỏ giấc mộng xâm lấn Tĩnh Hải quân. Với mưu lược thần tình của mình, Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng nổi tiếng năm938, kết thúc hơn một thiên kỉBắc thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Về trận Bạch Đằng,Ngô Thì Sĩđánh giá:

Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu
Ngô Quyền quê quân ở đâu
Ngô Quyền quê quân ở đâu

Lăng Ngô Quyền được tôn tạo gần đây (tại Cam Lâm).

Sáu năm trị vì

Mùa xuân năm939, Ngô Quyền xưng là vương, trở thành vị vua sáng lập ranhà Ngô. Kinh đô của triều đại mới không nằm ởĐại Lamà chuyển sangCổ Loa, kinh đô của nướcÂu Lạctừ thờiAn Dương Vươngmột nghìn năm trước.

Lý giải cho việc Ngô Quyền không chọn Đại La sầm uất và có truyền thống nhiều thế kỷ là trung tâm chính trị trước đó, các sử gia cho rằng có 2 nguyên nhân: tâm lý tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước từ kinh nghiệm cũ để lại:

  1. Ý thức dân tộc trỗi dậy, tiếp nối quốc thống xưa củaAn Dương Vương, quay về với kinh đô cũ thờiÂu Lạc, biểu hiện ý chí đoạn tuyệt với Đại La dophương Bắckhai lập.
  2. Đại Latrong nhiều năm là trung tâm cai trị của các triều đìnhTrung Quốcđô hộ Việt Nam, là trung tâm thương mại sầm uất nhiều đời chủ yếu của các thương nhânngười Hoanắm giữ. Đại La do đó là nơi tụ tập nhiều người phương Bắc, từ các quan lại cai trị nhiều đời, các nhân sĩ từ phương Bắc sang tránh loạn và các thương nhân. Đây là đô thị mang nhiều dấu vết cả về tự nhiên và xã hội của phương Bắc, và thế lực của họ ở Đại La không phải nhỏ. Do đó lực lượng này dễ thực hiện việc tiếp tay làm nội ứng khi quân phương Bắc trở lại, điển hình là việcKhúc Thừa Mỹnhanh chóng thất bại và bịNam Hánbắt vềPhiên Ngung. Rút kinh nghiệm từ thất bại của Khúc Thừa Mỹ, Ngô Quyền không chọn Đại La.

Nhưng cũng có người cho rằng, việc tìm đến vị trí bên lề của phủ trị cũ cho thấy dấu vết co cụm của tính chất địa phương, của sự tự ti sức mạnh trong cách ứng xử của các tập đoàn quyền lực thời kì này.

Sử sách không ghi rõ thành tính cai trị của Ngô Quyền mà chỉ nhắc đến chung chung đặt trăm quan, chế định triều nghi, phẩm phục.

Năm944, Ngô Vương qua đời, hưởng thọ 47 tuổi. Ông không có miếu hiệu và thụy hiệu, sử sách xưa nay chỉ gọi ông làTiền Ngô Vương. Trong sáchThiền uyển tập anh, phần truyện Quốc sưKhuông Việtcó nhắc Ngô Thuận Đế, có lẽ là chỉ Ngô Quyền, nhưng trong thực tế, ông chưa từng xưng đế.

Tồn nghi về quê hương

Quê hương của Ngô Quyền từng là vấn đề gây tranh cãi và cho đến nay vẫn không thống nhất hoàn toàn. Bộ chính sửViệt Namxưa nhất còn lại đến ngày nay,Đại Việt sử kí toàn thư, chỉ ghi rằng Ngô Quyền là người ở châu Đường Lâmnhưng không chú thích gì thêm về địa danh này, khiến cho các sử gia đời sau rất lúng túng. Nó thể hiện sự cẩn trọng của các sử thần đờiHậu Lêđối với những thông tin họ chưa thể kiểm chứng, đối chiếu. Các sử gia đời sau đã đẩy mạnh tìm hiểu để xác định xem châu Đường Lâm nằm ở đâu. Hiện tồn tại 3 luồng ý kiến, với 3 địa điểm nằm ở các địa phương ngày nay cách nhau khá xa và với khoảng cách tương đối đều nhau trên trục Bắc-Nam, làHà Nội-Thanh Hóa-Hà Tĩnh. Trong đó một địa điểm đã được thừa nhận nhưng đang bị đặt nghi vấn, là xãĐường Lâmởthị xã Sơn Tây,Hà Nội. Các ý kiến như sau:

Đường Lâm (Hà Nội)

Nguyễn Văn Siêutrong sáchĐại Việt địa dư toàn biênviết Nay xét sử cũ chép: Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng. Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường Lâm. Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trước là xã Cam Tuyền) có hai đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô Vương. Còn có một bia khắc rằng: Bản xã đất ở rừng rậm, đời xưa gọi là Đường Lâm, đời đời có anh hào. Đời nhà Đường có Phùng Vương tên húy Hưng, đời Ngũ Đại có Ngô Vương tên húy Quyền. Hai vương cùng một làng, từ xưa không có. Uy đức còn mãi, miếu mạo như cũ. Niên hiệu đề là Quang Thái năm thứ ba mùa xuân tháng hai, ngày 18 làm bia này. Như vậy, Nguyễn Văn Siêu đã khẳng định châu Đường Lâm quê hương của Ngô Quyền nằm ở xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây tức nay là làng cổĐường LâmthuộcHà Nội.Đại Nam nhất thống chícũng ghi tương tự. Ý kiến này tiếp tục đượcTrần Quốc Vượngkhẳng định[10]mà theo như chính ông nhận xét thì nó được tiếp thu ngay, trở thành kiến thức lịch sử chính thống đưa vào giảng dạy trong nhà trường và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Làng cổĐường Lâmcũng được mệnh danh làđất hai vua.

Ngô Quyền quê quân ở đâu
Ngô Quyền quê quân ở đâu

Ngoại thất đền thờ Ngô Quyền tại Cam Lâm.

Đường Lâm (Bắc Trung Bộ)

  • ThuộcHoan Châu(Nam Hoan Châu, tứcHà Tĩnh)

Người đầu tiên nghi ngờ ý kiến cho rằng quê hương Đường Lâm ởSơn Tâylà học giảĐào Duy Anh. Trong sáchĐất nước Việt Nam qua các đờixuất bản năm1964, ông viết Đại Việt sử ký toàn thư (Ngoại, q. 5) chép rằng Ngô Quyền là người Đường-lâm, con Ngô Mân là châu mục bản châu. Sách Cương mục (Tb, q. 5) chú rằng: Đường-lâm là tên xã xưa, theo sử cũ chú là huyện Phúc-lộc, huyện Phúc-lộc nay đổi làm huyện Phúc-thọ, thuộctỉnh Sơn-tây. Xét Sơn-tây tỉnh chí thì thấy nói xã Cam-lâm huyện Phúc-thọ xưa gọi là Đường-lâm, Phùng Hưng và Ngô Quyền đều là người xã ấy, nay còn có đền thờ ở đó. Chúng tôi rất ngờ những lời ghi chú ấy và nghĩ rằng rất có thể người ta đã lầm Đường-lâm là tên huyện đời Đường thuộc châu Phúc-lộc (Phúc-lộc châu có huyện Đường-lâm) thành tên xã Đường-lâm ở huyện Phúc-thọ. Huyện Đường-lâm châu Phúc-lộc là ở miền namHà-tĩnh. An-nam kỷ lược thì lại chép rằng Ngô Quyền là người Ái-châu, cũng chưa biết có đúng không.

Sau đó, khi phê bìnhĐại Việt sử ký toàn thư, Văn Tân nhận xét Ý kiến bạn Đào-duy-Anh rất đáng cho chúng ta để ý.[] Ngô Quyền là người huyện Đường-lâm thuộcHoan-châuchứ không phải là người huyện Phúc-thọtỉnh Hà-tây.[] Ngô Quyền là quý tộc con Ngô Mân quê ở Hoan-châu (có chỗ nói Ái-châu) đã dấy quân từ Hoan-châu tiến ra bắc phá quân Nam Hán ở cửa Bạch-đằng. Như vậy Ngô Quyền phải là người huyện Đường-lâm châu Phúc-lộc (Hà-tĩnh) chứ không phải người xã Đường-lâm huyện Phúc-thọ (Sơn-tây). Có thế mới phù hợp với tình hình xã hội hồi thế kỷ VIII, IX và X.

Năm1967, với bài viếtVề quê hương của Ngô Quyền,Trần Quốc Vượngđã phản bác lại ý kiến củaĐào Duy Anhvà Văn Tân, đồng thời khẳng định quê hương Ngô Quyền nằm ở làng cổĐường Lâm,thị xã Sơn Tây,Hà Nộihiện thời. Có thể coi đây là tiếng nói quan trọng nhất của giới sử họcViệt Nam Dân chủ Cộng hòalúc bấy giờ để quyết định vấn đề quê hương Ngô Quyền.

  • ThuộcÁi Châu(tức Thanh Hóa, khoảng NamThanh Hóa BắcNghệ An)

Lê Tắc, người Ái Châu (Đông Sơn, Thanh Hóa), viết trongAn Nam chí lượcrằng: Ngô Quyền, ngườichâu Ái, tuy nhiên ý kiến này của ông hầu như không được các sử gia Việt Nam trước thế kỉ XX quan tâm.

Trong tập kỷ yếu hội thảo Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập tổ chức vào tháng 3 năm 2011, các nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vượng, Trần Trọng Dương, Nguyễn Tô Lan thuộcViện Nghiên cứu Hán Nôm, với bài viếtĐường Lâm là Đường Lâm nàocùng nhiều luận cứ lịch sử, đã chứng minh tấm bia cổPhụng tự bi奉祀碑 (ký hiệu 36002 trong kho lưu trữ bản dập của viện Nghiên cứu Hán Nôm) được coi là có niên đại từ đời Trần mà Nguyễn Văn Siêu đề cập tới, hiện ở đền thờ Ngô Quyền tại xãĐường LâmởSơn Tây, cứ liệu quan trọng màTrần Quốc Vượngdựa vào trong bài viếtVề quê hương của Ngô Quyền, kì thực chỉ được dựng vào đầu thời Nguyễn. Và cái tên Đường Lâm của xãĐường Lâmhiện thời mới chỉ xuất hiện từ năm1964, năm màQuốc hội Việt Namchính thức ra quyết định đổi tên xã này thành xãĐường Lâm[9], trước đó, đất này có tên là xã Cam Lâm. Từ đó, các nhà nghiên cứu này khẳng định rằng quê Ngô Quyền nằm loanh quanh giữa vùngThanh HóaNghệ Anngày nay mà khó có thể ở vị trí Sơn Tây (khi đó là huyện Gia Ninh của Phong Châu) được.

Dương hậu là ai?

Theo thông tin từ chính sử thì Ngô Quyền có người vợ là bà Dương hậu, con gái Tiết độ sứDương Đình Nghệ, em gái (hoặc chị) của Dương Bình vương Tam Kha. Tuy nhiên, lịch sử cũng đề cập tới Càn Lương phu nhân, một người vợ khác cũng mang họ Dương của Ngô Quyền, quê ở vensông Đáy, qua mấy câu trongThiên Nam ngữ lục:

Như ai đã hẹn ai đâuQua miền Thượng Phúc, tới cầu Ba Trăng

Qua thần tích đền An Nhân huyệnChương Mỹ(Hà Nội), bà họ Dương này có tên là Dương Phương Lan.

CuốnPhả hệ họ Ngô Việt Namdo Ban liên lạc họ NgôViệt Namsoạn cũng căn cứ vào những nguồn tài liệu này khẳng định về thân thế hai bà vợ Ngô vương

  • Bà Dương hậu là con gáiDương Đình Nghệ, thân thế của bà xưa nay đã được khẳng định trong sử sách. Tên của bà là Dương Thị Như Ngọc.
  • Bà Dương Phương Lan, người con gái bên dòngsông Đáy, gặp Ngô Quyền ở cầu Ba Trăng.

Tuy nhiên, giả thuyết tồn tại hai bà hoàng hậu cùng mang họ Dương của Ngô Quyền không vững chắc, nếu cũng căn cứ đoạn sau của sáchThiên Nam ngữ lục. Đoạn sau cho thấy hai bà họ Dương này thực ra là một người.

Sau đoạn mô tả Ngô Quyền và bà họ Dương gặp nhau ở cầu Ba Trăng, tuyệt nhiênThiên Nam ngữ lụckhông hề nhắc tới người phụ nữ nào khác của Ngô Quyền. NhưngThiên Nam ngữ lụclại chỉ để cho nàng Phương Lan nói với Ngô Quyền rằng cha nàng họ Dương mà không nói rõ người đó chính là ôngDương Đình Nghệ. Do đó người đọc vẫn có thể nghi hoặc: có thể ông họ Dương này không phải là Dương Đình Nghệ.

Đến câu 3340 3342, khi Ngô Quyền sắp mất, tin dùngDương Tam Khavào việc triều chính:

Việc chuyên bày đặt mặc dầu Tam KhaVới Dương hậu cùng một chaNgoài dinh tướng tá,trong nhà anh em

Mấy câu này cho thấy Dương hậu là em Tam Kha, nhưng vẫn có thể khiến người đọc nghi hoặc: có thể đến đây tác giảThiên Nam ngữ lụcmới nhắc tới bà Dương hậu thứ hai ngoài bà Phương Lan, tức bà Như Ngọc con Dương Đình Nghệ.

Nhưng tới câu 3349 3352, đoạn Ngô Quyền lâm chung thì không còn phải bàn cãi:

Thôi bèn hồn phách phất phơCầm tay Dương hậu u ơ dặn rằng:Thương vì thuở gặp Ba TrăngChi phiền cho bỏ đạo hằng nuôi nhau

Qua bốn câu này, có thể thấy chắc chắn bà Dương hậu được vua Ngô cầm tay này là bà Phương Lan, vì đây là người gặp Ba Trăng. Và bà lại là người em của Tam Kha (qua ba câu phía trên). Như vậy bà Phương Lan và bà Như Ngọc phải là một người, chứ không thể là hai người. Cả chính sử (Đại Việt Sử ký Toàn thư,Việt sử thông giám cương mục) lẫnThiên Nam ngữ lụcđều chỉ nói tới duy nhất một bà Dương hậu của Ngô Quyền chứ không hề nói có người phụ nữ họ Dương nào khác trong đời ông.

Do nổi lên thông tin về việc có tới hai bà hoàng hậu họ Dương của Ngô Quyền, một số tài liệu sách vở gần đây tỏ ra lúng túng trong vấn đề xử lý việc đứng chung giữa hai bà này trong cung đình triều Ngô, như hai bà hòa thuận với nhau không? Trong bốn người con trai của Ngô vương (Xương Ngập, Xương Văn, Nam Hưng, Càn Hưng), ai thuộc về từng bà? Sau này, khi Ngô vương đã mất, còn một dấu hỏi nữa đặt ra là: tại sao cả hai bà thái hậu cùng vốn là nữ tướng vũ dũng như vậy mà để choDương Tam Khahoành hành? Bà Như Ngọc với Tam Kha là người nhà, nể anh đã đành, còn bà Phương Lan vì sao vẫn không có thái độ cứng rắn?

Khi đã xác định được rằng hai bà họ Dương chỉ là một người, mọi vấn đề trên hoàn toàn có thể được lý giải.

Vậy câu chuyện giữa Ngô Quyền và bà họ Dương có thể được diễn giải như sau: Sau khi cha mất, Ngô Quyền rời quê nhà Đường Lâm vào Ái châu theoDương Đình Nghệ, giữa đường lại gặp chính con gái ông là nàng Dương thị, em gáiDương Tam Kha, tại cầu Ba Trăng. Hai người quen nhau và yêu nhau từ đó, sau được Dương Đình Nghệ chấp thuận cho lấy nhau. Việc bà Dương vợ Ngô Quyền được lập đền thờ ở vùngsông Đáy, nơi không phải quê hương bà không có gì là bất bình thường.

Sự khác nhau giữa những cái tên Phương Lan và Như Ngọc chỉ là sản phẩm chế tác của đời sau (trong đó có một cái tên được đặt tận thế kỷ 20), như trường hợp tam sao thất bản giữa những cái tên Dương Ngọc Vân và Dương Vân Nga của bà hoàng hậu haitriều Đinh,Tiền Lêsau này mà thôi. Nhà sử họcLê Văn Lannhận xét rằng tên các nhân vật lịch sử trong thần phả tại các đền thờ phần nhiều do các nhà nho soạn vào khoảng từ thế kỷ 17 trở đi và nhiều khả năng cũng chỉ là sản phẩm của sự chế tác từ các nhà nho này mà thôi, nhất là tên các nhân vật nữ.

Như vậy, việc tìm hiểu nguồn gốc những cái tên của các nhân vật lịch sử, xem tên đó được đặt trong hoàn cảnh nào và thời gian đặt, do ai đặt là điều cần thiết khi nghiên cứu lịch sử.

Tuy nhiên, bản thânThiên Nam ngữ lụclà một tập sách diễn ca lịch sử Việt Nam, ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVI, tập hợp nhiều dã sử, truyền thuyết, cổ tích nên có nhiều yếu tố hoang đường; mang nhiều giá trị văn học hơn là giá trị sử liệu. Do vậy, những chi tiết được ghi lại trong tác phẩm này chưa hẳn là những sự kiện lịch sử thực sự xảy ra.

Gia đình

Vợ

Ngô Quyền quê quân ở đâu

Mùa xuânMậu Dần(1998) đại tướngVõ Nguyên Giáptặng đền thờ Ngô Quyền ởĐường Lâmmột đĩa sứ vẽ cảnh thủy chiến Bạch Đằng và dòng chữ:Tổ quốc và nhân dân ta đời đời ghi công lớn của vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược dựng nên nền độc lập của nước ta

  • Dương hậu: Bà là con gái củaDương Đình Nghệ, kết duyên cùng với Ngô Quyền khi ông trở thành nha tướng củaDương Đình Nghệ, một cuộc hôn nhân mang nhiều ý nghĩa liên minh chính trị. Một số tài liệu ghi rằng bà tên là Dương Thị Như Ngọc, nhưng theo ôngLê Văn Lanthì đây chỉ là một cái tên do người đời sau đặt, để phân biệt với bà Dương hậu khác là bàDương Vân Nga, bản thân cái tên Dương Vân Nga cũng chỉ là cái tên do giới văn nghệ Việt Nam ở thế kỉ 20 đặt cho bà. Chính sử chỉ gọi bà là Dương thị.
  • Đỗ phi: Bà là người ở làngDục Tú, huyệnĐông Anh,Hà Nộihiện nay. Trước khi có đền thờ bà ở gần cầu Tây Dục Tú nhưng nay đã bị phá. Nhà thờ họ Đỗ ở thôn Hậu Dục Tú vẫn còn đôi câu đối nói về cuộc hôn phối giữa bà và Ngô mang ý nghĩa liên minh chính trị Ngô Đỗ.

Con cái

  • Thiên Sách VươngNgô Xương Ngập: Là con trai trưởng của Ngô Quyền, được phỏng đoán sinh ra vào khoảng thập niên thứ hai củathế kỉ 10. Tiền Ngô Vương truyền ngôi cho Ngô Xương Ngập nhưng bịDương Tam Khacướp ngôi, Xương Ngập phải bỏ trốn. Năm950, Dương Tam Kha bị lật đổ, ông được em là Nam Tấn VươngNgô Xương Vănđón về, hai anh em cùng làm vua. Năm954, ông mất.
  • Nam Tấn VươngNgô Xương Văn: Là con trai thứ hai của Ngô Quyền, mẹ là Dương hậu. Ông đã làm đảo chính, phế truấtDương Bình Vương, trung hưng lại cơ nghiệpnhà Ngô. Trị vì cùng với anh là Thiên Sách Vương từ năm950đến năm954, sau đó, ông một mình trị nước từ năm955đến năm965thì mất.Nhà Ngôsụp đổ.
  • Ngô Nam Hưng: Là con trai của Ngô Quyền, mẹ là Dương hậu. Không được sử sách đề cập gì thêm
  • Ngô Càn Hưng: Là con trai của Ngô Quyền, mẹ là Dương hậu. Không được sử sách đề cập gì thêm

Nhận định

Các nhà sử học Việt Nam thời trung đại nhưLê Văn Hưu,Ngô Sĩ Liênđánh giá rất cao công trạng của Ngô Quyền. Lê Văn Hưu nhận định về ông rằng:

Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quâncủa Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.

Ngô Sĩ Liên ca tụng ông làmưu tài đánh giỏi, làm nên công dựng lại cơ đồ, đứng đầu các vuađồng thời cho rằng cách thức cai trị của ông cóqui mô của bậc đế vương.Phan Bội ChâuvàTrần Quốc Vượngđều tôn vinh ông là vua Tổ phục hưng dân tộc

Ngô Quyền quê quân ở đâu

Nội thất đền thờ Ngô Quyền tại xãĐường Lâm,Sơn Tây,Hà Nội

Loạn Ngũ Đại Thập Quốc ở phương bắc kéo dài hơn nửa thế kỷ là cơ hội lớn cho Việt Nam thoát khỏi ách nội thuộc Trung Hoa.Trung Quốcchia năm xẻ bảy, không đủ sức mạnh duy trì chiến tranh thường trực, tổng lực với phương nam. Trước Ngô Quyền, dù các chính quyềnhọ Khúc, họDươngđã xây dựng nền tự chủ nhưng trên danh nghĩa, chức Tiết độ sứ vẫn bao hàm nghĩa là một phiên trấn của thiên triều phương Bắc, dù không thuộc về Nam Hán liền kề nhưng vẫn nằm trong tay củaNgũ Quýở Trung nguyên.

Thất bại lần thứ hai ở Việt Nam khiếnNam Hánphải bỏ hẳn ý định xâm chiếm, khẳng định sức mạnh củaTĩnh Hải quânkhông sút kém so với các chư hầu trongNgũ Đại Thập Quốclúc đó. Sautrận Bạch Đằng, Ngô Quyền tự mình xưng vương hiệu, thành lập hẳn mộttriều đại, có triều đình, quan chức, chính thức xác lập nền độc lập củaViệt Nam. Đây là một bước ngoặt quan trọng tronglịch sử Việt Nam, mở ra thời kì hòa bình kéo dài gần nửa thiên niên kỉ củaViệt Namvới những triều đại:nhà Đinh,nhà Tiền Lê,nhà Lý,nhà Trần,nhà Hồmà công lao sự nghiệp lừng lẫy trong lịch sử.

Trong hơn 10 nhà cai trị Việt Nam thế kỷ 10, ông cùngĐinh Tiên HoàngvàLê Đại Hànhlà những người được nhắc tới nhiều nhất.

Tôn vinh

Đền thờ và lăng Ngô Quyền ởĐường Lâmlà một địa chỉ du lịch và tâm linh nổi tiếng của làng cổ này. Đền được xây dựng bằng gạch, lợp ngói mũi hài, quay về hướng đông, có tường bao quanh. Qua tam quan, hai bên có tả mạc, hữu mạc, mỗi dãy nhà gồm năm gian nhỏ. Đại bái có hoành phi khắc bốn chữ Tiền Vương bất vọng. Ngày nay tòa đại bái được dùng làm phòng trưng bày về thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền và nhà triển lãm chiến thắng Bạch Đằng. Hậu cung kiến trúc theo kiểu chữđinh(丁), có tượng Ngô Quyền, đã được tu tạo vào năm 1877. Lăng Ngô Quyền có mái che, cao 1,5 mét, bia đá được khắc thời Tự Đức, có ghi bốn chữ Hán Tiền Ngô Vương lăng. Trước năm 1945, đền thờ Ngô Quyền có hai mẫu ruộng do ba xóm Đông, Tây, Nam của làng Cam Lâm thay nhau cấy lúa để sửa soạn tế lễ. Lễ vật gồm một con lợn nặng 50kg, 30 đấu gạo nếp để thổi xôi, trầu cau, hương hoa Trong hai ngày tế lớn (14 và 15 tháng 8 âm lịch), làng cử một thủ từ và tám tuần phiên để canh gác nhà thờ.

Phố Nguyễn Công Trứ ở thành phốHải Phòngcó đình Hàng Kênh cũng thờ Tiền Ngô Vương Ngô Quyền. Tương truyền trước khi đánh quân Nam Hán, Ngô Quyền đã đóng quân, chiêu binh tập mã ở An Dương (nay thuộcHải Phòng). Dân nhiều làng ở đây đã làm quân cận vệ và chuẩn bị những cọc gỗ đóng xuống lòng sông Bạch Đằng để chống quânNam Hán. Hằng năm vào trung tuần tháng hai âm lịch, đình mở hội, cúng tế, có hát ả đào, hát chèo, múa hạc gỗ và nhiều trò dân gian khác. Quanh khu vực hạ lưu sôngBạch Đằngcó đến hơn 30 đền miếu thờ Ngô Quyền và các tướng của ông.

Ngô Quyền cũng được đặt tên cho một con phố thuộc quậnHoàn Kiếm,Hà Nộivà một số thành phố khác nhưthành phố Thanh Hóa. Tên ông cũng là tên của một quận nội thành củaHải Phòng. Nhiều trường học ởViệt Namcũng mang tên Ngô Quyền.

Ngô Quyền quê quân ở đâu

(Nguồn :http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Quy%E1%BB%81n)

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...