Nghị định hướng dẫn thaành lập văn phong đại diện năm 2024

Tình huống pháp lý: Chào Luật sư, Công ty có trụ sở tại Canada, dự định thành lập một chi nhánh hoặc một văn phòng đại diện tại Việt Nam. Tôi muốn được tư vấn về sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện theo pháp luật Việt Nam và điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (“FDVN”), sau khi tìm hiểu các quy định pháp luật, FDVN có những thông tin trao đổi sau:

Thứ nhất, điểm khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Văn phòng đại diện chỉ có hình thức hạch toán phụ thuộc trong khi đó chi nhánh có thể lựa chọn giữa hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập.

Đây là những điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Chi nhánh và Văn phòng đại diện, tuỳ vào mục đích của Quý khách mà có thể lựa chọn loại hình cho phù hợp.

Thứ hai, điều kiện cấp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:

  1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 [quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam], thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

– Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

  1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016, thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

– Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;

– Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Quý khách.

1. Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4;

2. Hướng dẫn về ngành nghề (nhấn vào đây);

3. Hướng dẫn về địa chỉ văn phòng đại diện (nhấn vào đây);

4. Hướng dẫn về tên văn phòng đại diện (nhấn vào đây);

5. Hướng dẫn kê khai thông tin đăng ký thuế (nhấn vào đây);

6. Một số điều cần biết sau đăng ký doanh nghiệp (nhấn vào đây);

  1. Trình tự

thực hiện

* Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

* Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh

+ Thời gian: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút (các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần).

+ Nộp hồ sơ tại quầy số 2, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.

+ Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.

* Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

* Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ 13giờ đến 17giờ các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).

(Nhấn vào đây để xem hướng dẫn quy định về người nộp hồ sơ và người nhận kết quả)

  1. Cách thức thực hiện

- Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

- Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

  1. Thành phần, số lượng

hồ sơ

  1. Thành phần hồ sơ

1- Thông báo về việc lập văn phòng đại diện (do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký) (mẫu quy định)

2- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập văn phòng đại diện của Hội đồng quản trị (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký) (mẫu tham khảo);

3- Bản sao biên bản họp về việc lập văn phòng đại diện của Hội đồng quản trị (mẫu tham khảo)

4- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (mẫu tham khảo)

5- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện:

5.1- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; 5.2- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu; 6- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

7- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

8- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo).

  1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
  1. Thời hạn

giải quyết

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

  1. Đối tượng

thực hiện

Công ty cổ phần

  1. Cơ quan

thực hiện

Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, số 32 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1

  1. Kết quả

thực hiện

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện nếu hồ sơ hợp lệ;

- Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ

  1. Lệ phí

100.000 đ/ lần cấp

  1. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Thông báo về việc lập văn phòng đại diện.

  1. Yêu cầu,

điều kiện thực hiện

thủ tục

hành chính

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau.

1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh theo đúng quy định;

2. Tên của văn phòng đại diện được đặt theo đúng quy định của pháp luật;

3. Có trụ sở văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật;

  1. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
  1. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  1. Căn cứ

pháp lý của thủ tục

hànhchính

+ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

+ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

+ Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

+ Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

+ Thông tư số 176/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính 23/10/2012 về mức thu phí và lệ phí Đăng ký Kinh doanh.