Nghị định hướng dẫn luật lao động

Ngày 16/1/2014 Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm. Nghị định áp dụng cho Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Bộ luật lao động; Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật lao động; Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này.

Nghị định có nêu rõ việc tuyển người lao động Việt Nam làm việc cho người sử dụng lao động Việt Nam; làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (sau đây gọi chung là khu công nghiệp) theo quy định tại Điều 11 và Khoản 2 Điều 168 của Bộ luật lao động được quy định như sau: Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển người lao động Việt Nam; Người lao động có quyền trực tiếp với người sử dụng lao động hoặc đăng ký tại tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm.

Cũng theo Nghị định có quy định: về Thủ tục, trình tự tuyển lao động (tại điều 7, Chương 3 Nghị định này); chế độ báo cáo sử dụng lao động là trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - TBXH hoặc Sở Lao động - TBXH (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động - TBXH hoặc Sở Lao động - TBXH (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo số lao động cho thuê lại với Sở Lao động - TBXH nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện...

Ngoài thực hiện chế độ báo theo quy định thì Người sử dụng lao động lập sổ quản lý lao động, quản lý và sử dụng số theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2014 thay thế Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.

Ngày 14/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021. Theo đó, khi NLĐ làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với những NLĐ này thì thời hạn báo trước như sau:

- Ít nhất 120 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên;

- Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.

Các ngành, nghề, công việc đặc thù bao gồm:

- Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không, nhân viên điều độ, khai thác bay;

- Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

- Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;

- Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Bên cạnh đó, nghị định cũng quy định về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Theo đó,

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động. Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 3 Điều 8 ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Theo Điều 1 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động theo các điều, khoản sau đây của Bộ luật Lao động 2019 sau đây:

(1) Quản lý lao động theo khoản 3 Điều 12 Bộ luật Lao động 2019;

(2) Hợp đồng lao động theo khoản 4 Điều 21; điểm d khoản 1 Điều 35, điểm d khoản 2 Điều 36; khoản 4 Điều 46; khoản 4 Điều 47; khoản 3 Điều 51 Bộ luật Lao động 2019.

(3) Cho thuê lại lao động theo khoản 2 Điều 54 Bộ luật Lao động 2019.

(4) Tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo khoản 4 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019.

(5) Tiền lương theo khoản 3 Điều 92; khoản 3 Điều 96; khoản 4 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.

(6) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo khoản 5 Điều 107, khoản 7 Điều 113, Điều 116 Bộ luật Lao động 2019.

(7) Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất theo khoản 5 Điều 118; khoản 6 Điều 122; khoản 2 Điều 130; Điều 131 Bộ luật Lao động 2019.

(8) Lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới theo khoản 6 Điều 135 Bộ luật Lao động 2019.

(9) Lao động là người giúp việc gia đình theo khoản 2 Điều 161 Bộ luật Lao động 2019.

(10) Giải quyết tranh chấp lao động theo khoản 2 Điều 184; khoản 6 Điều 185; khoản 2 Điều 209; khoản 2 Điều 210 Bộ luật Lao động 2019.

2. Đối tượng áp dụng các quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Theo Điều 2 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng bao gồm:

- Người lao động, người học nghề, tập nghề theo khoản 1 Điều 2 Bộ luật Lao động 2019.

- Người sử dụng lao động theo khoản 2 Điều 2 Bộ luật Lao động 2019.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

3. Hình thức trả lương theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Theo Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì hình thức trả lương theo Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 được quy định cụ thể như sau:

- Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:

+ Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:

++ Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;

++ Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

++ Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

++ Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019.

+ Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

+ Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

- Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].