Nghị định hướng dẫn luật kiến trúc năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định số 85/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 07/9/2020 và sẽ thay đế Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Nghị định hướng dẫn luật kiến trúc năm 2024

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kiến trúc tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV

Nghị định số 85/2020/NĐ-CP quy định chi tiết nội dung Luật Kiến trúc tại khoản 5 Điều 13; khoản 5 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 8 Điều 17; khoản 3 Điều 22; khoản 3 Điều 23; khoản 4 Điều 26; khoản 5 Điều 29; khoản 4 Điều 30 và khoản 3 Điều 31 về các nội dung: công trình kiến trúc có giá trị; quy chế quản lý kiến trúc; thi tuyển phương án kiến trúc; quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề; phát triển nghề nghiệp liên tục; sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc; cấp, gia hạn, thu đổi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc; hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam...

Về quy định thi tuyển phương án kiến trúc, có hai hình thức thi tuyển là thi tuyển rộng rãi và thi tuyển hạn chế. Cụ thể, thi tuyển rộng rãi là hình thức tổ chức cuộc thi không hạn chế số lượng tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài (nếu cần thiết) tham gia thi tuyển.

Thi tuyển hạn chế là hình thức tổ chức cuộc thi được áp dụng trong trường hợp chỉ có một số tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển (nhưng không dưới 3 tổ chức, cá nhân) đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hoặc tính đặc thù của công trình thi tuyển phương án kiến trúc.

Yêu cầu đối với việc tổ chức thi tuyển được quy định cụ thể gồm: Có nhiệm vụ thiết kế phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành; thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc.

Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi tuyển (đơn vị tổ chức cuộc thi) thành lập Tổ kỹ thuật để giúp việc Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc.

Thông tin về thi tuyển, hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc và kết quả của cuộc thi phải được đơn vị tổ chức cuộc thi đăng tải công khai trên một hoặc nhiều phương tiện thông tin đại chúng hoặc cổng, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước về kiến trúc ở trung ương và địa phương nơi tổ chức thi tuyển trong thời gian tối thiểu 30 ngày.

Nghị định quy định cụ thể công tác chuẩn bị trước khi tổ chức thi tuyển gồm: Hoàn tất thủ tục và thu thập số liệu, tài liệu pháp lý, thông tin về kiến trúc, quy hoạch liên quan khu đất xây dựng công trình; lập và phê duyệt kế hoạch, kinh phí tổ chức thi tuyển, quy chế thi tuyển và nhiệm vụ thiết kế; thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc, Tổ kỹ thuật.

Nhiệm vụ thiết kế phải cung cấp đầy đủ các thông tin pháp lý của dự án địa điểm xây dựng, bản vẽ hiện trạng, chỉ tiêu quy hoạch, các thông tin về điều kiện khu đất, mục đích, tính chất, quy mô công trình; dự kiến tổng mức đầu tư; các yêu cầu về kiến trúc, công năng sử dụng, yêu cầu kỹ thuật, việc gắn kết cảnh quan chung khu vực và các yêu cầu liên quan khác.

Nghị định cũng quy định cụ thể những nội dung cơ bản của Quy chế thi tuyển.

Hồ sơ dự thi bao gồm thuyết minh, các bản vẽ kiến trúc, giải pháp kỹ thuật và phim, ảnh, mô hình (nếu có), đề xuất tài chính. Hồ sơ phải được quy định thống nhất về ngôn ngữ (tiếng Việt hoặc song ngữ), đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ và quy tắc ẩn danh, không đưa tên, biểu tượng của đơn vị tư vấn hay tác giả lên bản vẽ, thuyết minh.

Việc đánh giá, xếp hạng phương án dự thi được thực hiện theo đúng phương pháp, tiêu chí quy định trong Quy chế Hội đồng và theo nguyên tắc bỏ phiếu kín để chọn ra phương án theo thứ tự từ 1-3. Phương án xếp thứ hạng cao nhất là phương án kiến trúc trúng tuyển.

Báo cáo kết quả đánh giá, xếp hạng phải được tất cả các thành viên Hội đồng tham gia ký xác nhận và gửi đơn vị tổ chức cuộc thi để tổng hợp, báo cáo người quyết định đầu tư xem xét phê duyệt.

Trường hợp không có phương án đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu quy định trong Quy chế thi tuyển thì tổ chức thi tuyển lại. Đơn vị tổ chức cuộc thi công bố, công khai kết quả và tổ chức trao giải thưởng sau khi kết thúc cuộc thi và gửi kết quả cuộc thi đến cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc UBND cấp tỉnh.

Download file: Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BXD ngày 17/12/2019 của Bộ Xây dựng: Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư

Bộ Xây dựng nhận được Văn bản số 3194/SXD-QHKT ngày 12/10/2020 của Sở Xây dựng Cần Thơ đề nghị hướng dẫn một số nội dung quy định của Luật Kiến trúc và Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020.

Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng đã có công văn 5393/BXD-QHKT ngày 09/11/2020 có ý kiến như sau:

1. Về đối tượng lập Quy chế quản lý kiến trúc:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Kiến trúc năm 2019: “Quy chế quản lý kiến trúc được lập cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Căn cứ quy định của Luật Kiến trúc năm 2019; khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 (giải thích từ ngữ đô thị); Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và quy định pháp luật hiện hành, Sở Xây dựng Cần Thơ cần tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ việc tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn trên địa bàn theo quy định, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

2. Đối với việc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận, huyện lập, điều chỉnh Danh mục công trình kiến trúc có giá trị và Quy chế quản lý kiến trúc:

Theo quy định của Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc tại khoản 1 Điều 5: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị”; tại khoản 1 Điều 8: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập quy chế quản lý kiến trúc”. Việc phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện lập, điều chỉnh Danh mục công trình kiến trúc có giá trị và Quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thực hiện theo quy định pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.