Nêu ví dụ về mặt tích cực của cạnh tranh

Câu 2: Cạnh tranh có những loại nào? Lấy ví dụ để minh họa.


Cạnh tranh gồm có nhiều loại khác nhau:

  • Cạnh tranh giữa người bán với nhau
    • Ví dụ: trên cùng một dãy phố, có rất nhiều cửa hàng bán đồ quần áo. Do đó, họ cần phải có sự cạnh tranh để thu hút khách hàng về cửa hàng của mình. Muốn vậy, các chủ tiệm phải có được mẫu đồ đẹp, giá phải chăng, thái độ phục vụ tốt....
  • Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
    • Ví dụ: Hoa và Lan đi chợ mua đồ làm rằm và họ đều nhìn thấy một con gà trống rất đẹp và muốn mua nó. Gà thì chỉ còn một con, mà hai người ai cũng muốn mua. Do đó, để giành con gà đó về mình, hai người đã nâng giá con gà lên. Ai có mức giá cao hơn thì sẽ bán cho người đó.
  • Cạnh tranh giữa các ngành
    • Ví dụ: Hiện nay, bảo hiểm và ngân hàng là hai ngành đang rất cạnh tranh với nhau.
  • Cạnh tranh trong nước với nước ngoài
    • Ví dụ: Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực nước ta không chỉ đủ cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ dồi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực (gạo) trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng ta phải tham gia cạnh tranh với một số chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực như nước ta như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ,…


Trắc nghiệm công dân 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: Cạnh tranh, những loại cạnh tranh, ví dụ.

Bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa – Câu 2 trang 42 SGK GDCD lớp 11. Cạnh tranh có những loại nào? Lấy ví dụ để minh họa.

Cạnh tranh có những loại nào? Lấy ví dụ để minh họa.

Nêu ví dụ về mặt tích cực của cạnh tranh

Tùy theo các căn cứ khác nhau, người ta chia cạnh tranh thành các loại:

– Cạnh tranh giữa người bán với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường nhiều người có cùng loại hàng hóa đem bán, nhưng có ít người mua hàng hóa đó.

+ Ví dụ: Trên cùng một khu phố có nhiều người cùng mở hiệu cắt tóc, giữa họ tất yếu có sự cạnh tranh để giành khách hàng, theo đó giành nhiều lợi nhuận hơn người khác. Muốn vậy họ phải nâng cao tay nghề, thái độ phục vụ tố, địa điểm thuận lợi, giá thấp để được khách lựa chọn.

– Cạnh tranh giữa người mua với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường hàng hóa đem bán ra ít nhưng người mua hàng hóa đó quá nhiều.

Quảng cáo

+ Ví dụ: Dịp tết đến, mọi người rất chú ý đến những loại hoa quả độc đáo như dưa hấu, bưởi, dừa hình thỏi vàng, hình ông tiên,… nhưng những loại hoa quả tạo hình như thế có rất ít mà người muốn mua lại rất đông, tất yếu giữa họ phải có cạnh tranh bằng cách đưa ra mức giá cao hơn.

– Cạnh tranh giữa các ngành: là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau.

+ Giả sử trong xã hội có ba ngành sản xuất A, B, C cùng canh tranh với nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận, muốn vậy họ phải di chuyển các yếu tố của sản xuất từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Nhưng việc di chuyển này chỉ có thể thực hiện khi có những điều kiện như giao thông vận tải phải phát triển; việc cho vay vốn của ngân hàng được đảm bảo và việc cung ứng máy móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cho ngành mới phải sẵn sàng. Để tối đa hóa lợi nhuận, các ngành A, B, C tất yếu phải cạnh tranh với nhau. Thực chất cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh giành giật các điều kiện sản xuất, kinh doanh có lợi nói trên giữa các ngành A, B, C với nhau.

– Cạnh tranh trong nước với nước ngoài: Loại cạnh tranh này xuất hiện khi thị trường vượt khỏi phạm vi trong nước để vươn ra thị trường khu vực và thế giới, gắn với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Ví dụ: Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực nước ta không chỉ đủ cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ dồi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực (gạo) trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng ta phải tham gia cạnh tranh với một số chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực như nước ta như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ,…

Nêu ví dụ về mặt tích cực của cạnh tranh

Thị trường có cạnh tranh mới là một thị trường tràn đấy sức sống và phát triển lành mạnh. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn ví dụ về Những mặt tích cực của Cạnh tranh. Ý nghĩa của cạnh tranh trên thị trường.

Từ một góc độ ý nghĩa nào đó mà nói, cạnh tranh là mẹ của tiến bộ xã hội. Nhất là văn minh. Cạnh tranh bình đẳng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy xã hội phát triển.

1, Cạnh tranh giúp mọi người có thể phát huy được hết tiềm năng của mình. Sự cạnh tranh giúp kích thích tính tương tác và sự nhiệt tình của cá nhân. Đồng thời nâng cao hiệu quả học tập. Mọi người có thể học tập và làm việc chăm chỉ hơn trong điều kiện cạnh tranh. Và có thể có được những đánh giá thực tế hơn về bản thân trong các cuộc cạnh tranh.

Cạnh tranh cũng có thể làm cho cuộc sống tập thể thêm màu sắc. Để con người không cảm thấy cuộc sống này quá đơn điệu và tẻ nhạt. Nâng cao niềm vui trong học tập và cuộc sống. Nuôi dưỡng bầu không khí cạnh tranh rất có lợi để kích thích tinh thần cầu tiến.

2, Cạnh tranh có lợi cho sự phát triển của tài năng. Môi trường và hành vi cạnh tranh có tác dụng tích cực đến năng lực trí tuệ, phẩm chất nhân cách của con người. Là động lực để hoàn thiện bản thân.

Lê Nin cho rằng: Cạnh tranh rèn luyện tinh thần dám nghĩ dám làm, tính kiên trì, chủ động sáng tạo trong phạm vi khá rộng. Bởi vì cạnh tranh là một cuộc thi năng lực và cuộc thi trí tuệ.

Vậy nên một người là tài năng hay bình thường chỉ cần so cao thấp trên đấu trường cạnh tranh là biết ngày. Nhân tài chỉ được xã hội phát hiện và thừa nhận thông qua sự cạnh tranh.

3, Cạnh tranh thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng. Chủ đề của sự phát triển là cạnh tranh. Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh được thể hiện ở việc so sánh giá cả, chất lượng sản phẩm, khả năng thị trường, dịch vụ toàn diện và trình độ phục vụ để đạt được nhiều lợi ích hơn. Nếu không sẽ bị các đối thủ khác chèn ép dẫn đến phá sản.

4, Cạnh tranh thúc đẩy tiến bộ xã hội. Vì cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của từng đối thủ và nâng cao chất lượng của từng đối thủ. Khiến việc cạnh tranh trong nhóm có chức năng phản hồi tự điều chỉnh và tự kiểm soát.

Trong sự cạnh tranh, chỉ những cá nhân phát huy hết khả năng chủ quan của mình. Và không ngừng nâng cao phẩm chất của bản thân thì mới có thể thích ứng với những thách thức của xã hội hiện đại. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Cạnh tranh có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển con người và tiến bộ xã hội. Cạnh tranh giúp chúng ta theo đuổi mục tiêu một cách trực tiếp và thực tế. Tạo cho chúng ta áp lực và động lực, để chúng ta có thể phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Nâng cao hiệu quả học tập và làm việc.

Giúp chúng ta đánh giá bản thân một cách khách quan và phát hiện ra những hạn chế của mình trong sự cạnh tranh và so sánh. Nâng cao trình độ của bản thân. Giúp tập thể của chúng ta tràn đầy sức sống. Khiến cuộc sống của chúng ta ngày càng phong phú. Tăng thêm niềm vui trong học tập và cuộc sống.

>> Làm thế nào để cạnh tranh trên thị trường-Đánh bại đối thủ cạnh tranh

1, Cạnh tranh có thể kích thích tinh thần sáng tạo của con người. Cạnh tranh khiến cho cơ thể con người tràn đầy năng lượng. Tạo cho con người những tư duy nhanh nhạy, phản xạ linh hoạt và trí tưởng tượng phong phú.

2, Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong trường hợp bình thường, con người chỉ có thể phát huy được từ 2% đến 30% tiềm lực của bản thân. Nhưng trong quá trình cạnh tranh, con người ở trong trạng thái tinh thần căng thẳng. Trạng thái tinh thần này rất có lợi trong việc phát huy tiềm lực cá nhân.

3, Những người thành công trong sự cạnh tranh, không những nâng cao thêm sự tự tin. Mà còn xây dựng được cho bản thân mình những mục tiêu phấn đấu cao hơn.

4, Người thất bại trong sự cạnh tranh có thể điều chỉnh mục tiêu và phương thức hành động của mình thông qua việc tổng kết kinh nghiệm. Để chuẩn bị tốt cơ sở và nền tảng cho công cuộc cạnh tranh giành thắng lợi tiếp theo.

5, Việc triển khai sự cạnh tranh thường xuyên giữa bạn bè với nhau vừa giúp nâng cao sự tự tin. Vừa giúp tăng cường tình bạn hữu nghị.

Cổ nhân có câu: “Sống trong hoạn nạn, chết trong an lạc”. Ý chỉ, con người chỉ khi sống trong nghịch cảnh mới có thể sinh tồn. Đồng thời trong nghịch cảnh không những chiến thắng tâm trạng, không ngừng khắc phục khó khăn.

Không ngừng nâng cao sự tự tin, không cam chịu lạc hậu đứng sau người khác. Phải có tinh thần ý chí kiên cường, trăm lần bẻ cũng không cong. Thì mới mãi mãi bất bại. Ngược lại nếu không có chí tiến thủ, mọi việc chỉ muốn an nhàn, hưởng lạc. Thì ắt sẽ không làm nên trò trống gì cả.