Nên ăn rượu nếp cẩm vào lúc nào năm 2024

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người nên sử dụng cơm rượu màu đen hay màu vàng sẽ tốt hơn và ăn bao nhiêu là đủ? TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ tư vấn về vấn đề này.

Thu Thanh (36 tuổi, Nam Định) (thanhtn***@gmail.com)

Trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch), mọi người thường hay dùng cơm rượu nếp để ăn, thực tế tôi thấy có hai loại được bán nhiều nhất đó là cái rượu màu đen và màu hơi vàng.

Vậy ăn cơm rượu nếp màu nào thì tốt hơn? Ngoài ra, tôi thấy mọi người vẫn khuyên không uống rượu, nhưng sao đến ngày này (5/5) nhiều người lại ăn cái rượu đến vậy? Liệu ăn nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe?

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng

Rượu nếp mọi người sử dụng trong dịp 5/5 hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ không phải là rượu đã được chưng cất. Đây là cơm rượu mới được ủ lên men nên khi sử dụng sẽ có nhiều tác dụng với sức khỏe. Còn nếu uống rượu nếp đã qua chưng cất với số lượng nhiều, thường xuyên sẽ gây hại.

Đối với cơm rượu màu vàng và màu đen thực chất là khác nhau về loại gạo. Cơm gạo màu vàng là dùng nếp cái hoa vàng (còn nguyên cám) để nấu thành cơm và ủ lên men, còn gạo màu đen là dùng gạo nếp cẩm để nấu và ủ. Tất nhiên, mỗi loại gạo sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau, nếu chỉ ăn thưởng thức với liều dùng ít và không thường xuyên thì điều này không quá quan trọng, mọi người có thể ăn theo sở thích.

Về cơm rượu, khoa học đã chứng minh nó có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa, tim mạch và giúp hạ cholesterol máu. Ví dụ như rượu nếp cái hay nếp cẩm khi ăn cả cái lẫn nước sẽ giúp bồi bổ cơ thể, ăn ngon miệng và kích thích tiêu hóa. Trong cuộc sống, có những món ăn “quốc dân” được nhiều người ưa thích có thành phần từ nếp cẩm, điển hình là sữa chua nếp cẩm, món ăn này cũng rất tốt cho tiêu hóa, trẻ nhỏ có thể ăn được.

Nếu không ăn thường xuyên thì ăn cơm gạo màu vàng hay màu đen đều tốt cho sức khỏe, nhưng không nên ăn nhiều.

Ngoài ra, nếp cẩm còn chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Trong gạo nếp, nhất là nếp cẩm cũng chứa hàm lượng sắt khá cao, do vậy nếu ăn gạo nếp cẩm thường xuyên cũng sẽ phòng được các bệnh thiếu sắt.

Dù khả năng gây say của cơm rượu không cao, vì hàm lượng cồn khá thấp, nhưng mọi người cũng không nên sử dụng nhiều, mỗi lần chỉ nên dùng 80-100g cả nước lẫn cái. Đặc biệt, chỉ nên sử dụng cơm rượu ủ trong khoảng 3 ngày, vì thời gian ủ càng lâu lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn. Khi đó, nếu có ăn cơm rượu cũng có thể bị say hoặc vi phạm luật giao thông vì tồn dư lượng cồn trong hơi thở.

Một phụ nữ 30 tuổi bị suy buồng trứng sớm nghiêm trọng, bác sĩ ban đầu không tìm ra nguyên nhân bệnh lý cụ thể nhưng cuối cùng thủ phạm hóa ra là món cá sống.

Trái cây là sản vật chính để cúng Tết Đoan Ngọ, nhưng ít ai biết, bên cạnh trái cây thì cơm rượu nếp và bánh gio sẽ là hai vật phẩm không thể thiếu trong ngày này.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm vải, mận, rượu nếp, cơm rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)... (Ảnh minh họa: MH)

Tết Đoan Ngọ diễn ra 5/5 âm lịch ở một số nước Đông Á, trong đó có Việt Nam. Ngày này cũng giúp các tiểu thương có cơ hội tất bật, bán không ngơi tay cơm rượu nếp và hoa quả.

Suốt cả tuần nay, tiểu thương ở các chợ lớn nhỏ đều bận rộn với làm bánh gio, cơm rượu nếp bán sớm. Lượng bán ra cho những người đón Tết Đoan Ngọ đã diễn ra nhưng ngày qua và bán khá chạy.

Cơm rượu nếp chủ yếu có hai loại nếp cẩm và nếp cái được đóng thành từng hộp nhỏ có giá từ 15.000 đồng/hộp. Bánh gio có giá 5.000-10.000 đồng/chiếc tùy loại. Với giá cả phải chăng, nên những người bán hàng bán rất chạy.

Tết Đoan Ngọ đã thực sự về trên từng con ngõ nhỏ ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Cơm rượu rất được săn đón, tìm mua trong những ngày gần Tết Đoan Ngọ (Ảnh: Comida Ngon).

Vì sao Tết Đoan Ngọ luôn có có rượu nếp?

Từ xa xưa, 5/5 Âm lịch đã đi vào truyền thống của người Việt, mang ý nghĩa cầu mong một mùa màng bội thu, không bị sâu bọ phá hoại và là dịp cả nhà đoàn viên, sum họp. Vào ngày này, con cháu người Việt sẽ sắm sửa một mâm cúng để dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Tùy theo phong tục của mỗi vùng và từng gia đình, ngoài hoa, trái cây chua sẽ có thêm một số sản vật truyền thống như cơm rượu nếp, bánh gio.

Dân gian tin rằng các loại thức ăn với đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng có thể giết sâu bọ trong cơ thể, giữ cho con người không bị bệnh tật. Người Việt thường chuẩn bị trái cây đúng mùa như vải, mận, cùng với bánh tro và đặc biệt là rượu nếp để cúng trong Tết Đoan Ngọ.

Trong khi đó, rượu nếp không chỉ là món ăn truyền thống hấp dẫn mà còn mang lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Vì lẽ đó mà ở miền Bắc, món nếp cẩm, đặc biệt là rượu nếp cẩm không thể thiếu trong ngày này.

Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày.

Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

Bánh gio cũng là một một sản phẩm không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ (Ảnh minh họa: MH).

Phải có bánh gio và trái cây chua?

Ngoài miền Bắc chú trọng bánh gio, thì ở các tỉnh miền Trung, món không thể thiếu trong mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ vài chục bánh trở lên.

Bánh ú tro có nhiều tên gọi khác nhau như bánh ú, bánh gio và bánh âm và tuỳ theo vùng miền sẽ có nhiều biến thể và được gói dưới nhiều hình dạng khác nhau.

Bánh có vị ngọt vừa, mềm dẻo, màu trong đặc trưng, dễ ăn, dễ tiêu, mát ruột, vì thế dân gian cho rằng, nhất định phải ăn trong Tết Đoan Ngọ với tâm niệm tẩy trừ sâu bọ, cầu may mắn.

Ngoài ra, theo truyền thống của người miền Nam, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay ngày này thường tăng hơn so với ngày thường.

Hái lá đem về nấu nước xông, tắm tẩy trừ sâu bọ theo tục dân gian

Ngoài việc mâm cúng mùng 5/5 Âm lịch vào giờ Ngọ (12h trưa) trong ngày, thì người dân ở các vùng quê sẽ rủ nhau đi hái lá đem về nấu nước xông để làm sạch cơ thể và giải cảm.

Theo dân gian, 12h ngày 5/5 là thời điểm có dương khí tốt nhất, mặt trời tỏa nắng tốt nhất trong năm. Một số nơi có tục treo ngải cứu để trừ tà.

Trước đây, nhiều nơi ở Việt Nam có tục hái lá thuốc trong ngày 5/5 và việc này cũng chỉ được thực hiện vào giờ Ngọ, được cho là thời điểm mà dược tính trong cây cỏ lên cao nhất.

Dân gian cho rằng vào giờ Ngọ của ngày Đoan dương, trời ban cho con dân người Việt hái bất cứ loại cây lá gì cũng có thể dùng làm thuốc, miễn là được sử dụng đúng bệnh.

Trong ngày này nhiều người còn tắm lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ. Còn tại vùng ven biển, người dân tắm biển vào đúng giờ Ngọ.

Nói đến Tết Đoan Ngọ, chính xác là nói đến thời điểm giữa trưa. Do đó, việc cúng Tết Đoan Ngọ cũng nên được thực hiện trong khoảng từ 11h đến 13h của ngày 5/5 Âm lịch.

Cơm rượu nếp cẩm u bao lâu?

Đậy kín nắp thùng và ủ cơm ở nơi ấm khoảng 2 - 3 ngày sẽ tiết ra rượu. Cho toàn bộ phần cơm rượu nếp cẩm vào bình thủy tinh sạch, sau đó cho 2 lít rượu trắng vào, đậy kín và ủ trong 1 tháng. Sau 1 tháng rượu nếp đã có thể sử dụng được bạn chỉ việc lọc rượu qua vợt và cho ra ly là đã có thể uống được.nullCách làm rượu nếp cẩm - nếp than thơm ngon - Điện máy XANHwww.dienmayxanh.com › Vào bếp › Thức uốngnull

Ăn cơm rượu nếp cẩm có tác dụng gì?

Món ăn này sẽ giúp tăng cường khả năng chuyển hóa chất béo, chất đạm trong cơ thể nên sẽ rất hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng. Nhờ có hàm lượng chất sắt cao, nhất là cơm rượu làm từ nếp cẩm nên món ăn này còn có thể hỗ trợ cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu, không còn nỗi lo thiếu sắt dẫn đến chứng thiếu máu.nullCông dụng và những điều cần lưu ý khi ăn cơm rượu nếpwww.bachhoaxanh.com › Kinh nghiệm hay › Sống xanhnull

100ml rượu nếp cẩm bao nhiêu calo?

Rượu nếp: 100ml chứa 170 calo. Rượu gạo: 100ml chứa 220 calo. Rượu vang đỏ: 100ml chứa 82,9 calo.nullRượu bao nhiêu calo? Uống rượu có gây tăng cân không? - Gia Hanoigia-hanoi.com › ruou-bao-nhieu-calo-uong-ruou-co-gay-tang-can-khongnull

Ngâm nếp cẩm bao lâu?

- Gạo nếp cẩm đem đi ngâm trong nước ấm trong vòng 3 – 4 tiếng. Sau khi ngâm xong đem gạo đi vo thật sạch, nhặt bỏ hết những hạt thóc còn lẫn ra. Thêm vài hạt muối tinh vào trộn đều cùng phần gạo này.null3 Cách Nấu Chè Nếp Cẩm Dẻo Ngọt, Thơm Ngon, Hấp Dẫn - Điện máy HChc.com.vn › ords › ni--cach-nau-che-nep-camnull

Chủ đề