Nặn gốm ở bát tràng bao nhiêu tiền năm 2024

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Sau hơn 500 năm tồn tại và phát triển, Làng gốm Bát Tràng ngày nay trở thành trung tâm sản xuất gốm sứ có quy mô chuyên nghiệp, với nhiều công ty lớn lớn được thành lập bên cạnh những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Dẫu vậy, ngôi làng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống đáng quý và giá trị nghệ thuật được đặt vào từng sản phẩm.

Ngoài các mặt hàng phục vụ đời sống tâm linh, cúng bái của người Việt, các lò gốm ở Bát Tràng còn làm ra sản phẩm tiêu dùng, trang trí, trưng bày với mẫu mã, kiểu dáng, và chất liệu hiện đại hơn. Các tuyệt phẩm gốm Bát Tràng hiện nay đã có mặt khắp nơi trên thị trường Việt Nam, và còn được xuất khẩu sang nhiều nước ở châu Âu, châu Á.

Điều thú vị nhất khi đến Làng gốm Bát Tràng là được xem các nghệ nhân thực hiện quy trình chế tạo gốm hết sức cầu kỳ, tỉ mỉ. Ngoài ra, bạn còn được trải nghiệm làm những sản phẩm gốm mà mình yêu thích.

Làng Gốm Bát Tràng Ở Đâu?

Làng gốm Bát Tràng nằm tại xã Bát Tràng, bao gồm thôn Giang Cao và thôn Bát Tràng, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Theo các ghi chép lịch sử, khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, dân Bát tràng đã di cư theo. Khi đến gần kinh đô, thấy vùng đất bồi ven sông Hồng màu mỡ, họ quyết định định cư ở đó và cùng nhau tạo ra nghề làm gốm.

Suốt hơn 500 năm lịch sử, làng gốm Bồ Bát đã trải qua nhiều biến cố và thăng trầm. Tuy nhiên, nhờ sự bền vững và sự chăm chỉ của những người dân và nghệ nhân tại đây, làng gốm vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Nó đã trở thành một biểu tượng văn hóa và là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của Hà Nội.

Hướng Dẫn Cách Đi Làng Gốm Bát Tràng Hà Nội

Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km thôi, nên bạn có thể đến đây bằng xe cá nhân hoặc xe công cộng.

Xe buýt là phương tiện công cộng tiện lợi và ít tốn kém nhất để đi đến Bát Tràng với lộ trình như sau:

  • Lên xe buýt 34 tuyến Mỹ Đình – Gia Lâm, và xuống xe tại điểm dừng Trần Nhật Duật.
  • Tiếp tục đi xe buýt 01 hoặc 02 để đến bến trung chuyển Long Biên.
  • Bắt xe buýt 47 để đi Bát Tràng. Xe sẽ dừng tại cổng làng.

Nếu bạn đi bằng ô tô hoặc xe máy:

  • Từ quận Cầu Giấy, bạn nên chọn hướng đi qua cầu Long Biên hoặc cầu Chương Dương vì tuyến đường này có nhiều cây cối khá mát mẻ.
  • Đi qua hết cầu, bạn rẽ phải và tiếp tục đi dọc theo đường đường đê sông Hồng là đến cổng làng Bát Tràng.

(*)

teamKlook ơi, đừng quên rằng bạn có thể thuê xe hơi riêng tại Hà Nội để thoả thích vi vu Làng gốm Bát Tràng cùng nhiều địa điểm du lịch hót hòn họt khác với chi phí cực kỳ tiết kiệm. Đừng bỏ qua nhé.

Vé Tham Quan Làng Gốm Bát Tràng Tham Khảo

Làng gốm Bát Tràng không thu phí tham quan bạn nhé. Bạn chỉ phải chi trả nếu có mua sắm, ăn uống, hay tham gia các hoạt động trong xưởng gốm.

  • teamKlook đừng lo, có thể thoải mái ăn trưa ở Làng gốm Bát Tràng, giá cả chỉ khoảng 25.000 – 30.000đ/phần thôi.

  • Phí chơi trong xưởng gốm trung bình là 10.000đ/người, nếu mua thêm tượng để tô vẽ thì giá dao động từ 5.000 – 15.000đ/sản phẩm.

Kinh Nghiệm Tham Quan Làng Gốm Bát Tràng Hà Nội

Làng gốm Bát Tràng như một bảo tàng sống động, nơi bạn có thể tham quan các di tích văn hóa, cổ vật, những ngôi nhà gạch, cũng như đền, đình đã có từ thế kỷ 19, để hiểu hơn về cuộc sống tâm linh, các phong tục, lễ hội của người dân làng gốm.

Đặc biệt, trong chuyến thăm làng nghề, bạn còn được trải nghiệm công đoạn tạo hình các sản phẩm gốm mà bạn yêu thích. Các nghệ nhân ở Bát Tràng sẽ tư vấn về chủng loại gốm, sứ, các loại men phủ cũng như giới thiệu những sản phẩm truyền thống lẫn công nghiệp mà các lò gốm ở Bát Tràng đang sản xuất.

Làng Gốm Bát Tràng Có Gì Chơi?

Ắt hẳn bạn đang nóng lòng muốn biết mình sẽ có những hoạt động gì với một ngày ở Làng gốm Bát Tràng. Đừng lo, câu trả lời sẽ có ngay sau đây:

1. Làng Cổ Bát Tràng

Dạo quanh khu vực làng cổ, đi dọc đường đê, hay len vào những con ngõ nhỏ là một trong những điều thú vị khi đến Làng gốm Bát Tràng. Những giàn phơi gốm dọc đường làng, những bức tường phủ rêu, cổng làng, sân đình, cột đá... chắc chắn sẽ làm nền cho những bức hình đậm chất vintage của bạn.

2. Chợ Gốm Bát Tràng

Cho dù bạn có nhu cầu mua sắm hay không thì cũng nên đi một vòng Chợ gốm Bát Tràng. Khu chợ rộng 6.000m2 này bày bán rất nhiều các sản phẩm gốm sứ, từ đồ trang trí mỹ nghệ, quà lưu niệm, cho đến đồ tiêu dùng, thờ cúng, tiểu cảnh non bộ. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu một món đồ từ Chợ gốm Bát Tràng với mức giá vừa túi của mình.

3. Trải Nghiệm Làm Gốm Bát Tràng

Sau khi dạo chơi trong chợ, bạn ra phía cổng chợ và đăng ký chơi làm gốm với giá khoảng 10.000đ/lượt. Với chiếc bàn gốm xoay, và được chỉ dẫn tận tình về cách tạo hình, tạo mẫu, bạn đã có thể thử tài nặn gốm, và sáng tạo theo ý mình. Sau khi chế tạo xong, nếu bạn muốn nung cho ra sản phẩm hoàn thiện để làm kỷ niệm, thì cũng chỉ phải trả thêm 40.000 – 60.000đ mà thôi.

4. Nhà Cổ Vạn Vân

Vạn Vân có ý nghĩa là những áng mây lành hội tụ. Nhà cổ Vạn Vân là nơi lưu giữ sản phẩm của các làng nghề, nhiều nhất là gốm sứ Bát Tràng.

Nằm ở cuối làng Bát Tràng, ngôi nhà cổ thích hợp để bạn ghé đến nghỉ chân, chiêm ngưỡng bộ sưu tập hơn 400 món đồ gốm sứ cổ quý giá có niên đại khoảng 500 năm.

  • Giờ mở cửa tham quan: Từ 8h -17h30 hàng ngày

5. Bảo Tàng Gốm Bát Tràng

Tọa lạc ở thôn 5, xã Bát Tràng, Bảo tàng gốm Bát Tràng là một địa điểm check-in mới toanh cho các bạn trẻ. Đến đây, bạn sẽ ấn tượng ngay với 7 xoáy ốc khổng lồ đấu vào nhau, dựa trên ý tưởng bàn xoay vuốt gốm, với những mặt cong đa diện, tạo thành một khối kiến trúc uốn lượn rất mềm mại. Ngoài ra, công trình này còn sử dụng triệt để các vật liệu địa phương như gạch nung và ngói Bát Tràng để tôn vinh nét mộc mạc, và bình dị của làng nghề truyền thống.

Không chỉ là nơi giới thiệu, bảo tồn văn hóa, bảo tàng còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, kết hợp đưa đến trải nghiệm làm gốm thủ công cho du khách, và thúc đẩy giao lưu văn hóa.

Bảo tàng hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên bạn có thể tham quan chụp hình ở khu vực bên ngoài.

6. Lò Bầu Cổ

Ngày nay, trong làng gốm Bồ Bát vẫn còn tồn tại 5 lò bầu lâu đời, đã tồn tại hơn gần 100 năm và được coi là những di sản cuối cùng của làng gốm này. Những lò bầu này trước kia được sử dụng để nung gốm bằng phương pháp thủ công, đóng góp quan trọng vào quá trình sản xuất gốm truyền thống.

Ẩm Thực Ở Làng Gốm Bát Tràng

Bát Tràng không chỉ có đặc sản đồ gốm, mà còn được biết với món canh măng mực – một món ăn “lên rừng xuống biển” khi kết hợp giữa măng và mực rất đặc sắc. Món ăn này dường như là không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân Bát Tràng trong mỗi dịp lễ hội hay Tết.

Ngoài ra, bạn còn có thể thưởng thức những món ngon của Hà Nội hay chiều cái bụng bằng những món ăn vặt siêu hấp dẫn.

Sản Phẩm Làng Gốm Bát Tràng

Việt Nam có rất nhiều làng gốm nổi tiếng khắp từ Bắc chí Nam, nhưng đâu là nét độc đáo của sản phẩm gốm Bát Tràng, giúp khẳng định tên tuổi, thương hiệu của làng nghề cổ này?

Để làm ra một sản phẩm gốm sứ Bát Tràng hoàn hảo, các nghệ nhân Bát Tràng phải trải qua hai công đoạn chính: tạo cốt gốm và họa tiết, sau đó là phủ men. Những sản phẩm của Bát Tràng luôn có chất riêng và nổi bật với lớp men sáng bóng, họa tiết sắc nét, với độ bền rất cao, không lo bị hỏng hay vỡ nét qua thời gian.

Để tìm hiểu kỹ hơn về quy trình làm gốm, bạn có thể tham khảo danh sách một số xưởng sản xuất lớn tại xã Bát Tràng:

  • Xưởng Đại Việt ở Thôn 3
  • Xưởng Hùng Lan ở Xóm 5
  • Xưởng Vạn An Lộc ở Thôn 3
  • Xưởng Lý Mậu ở Thôn 3
  • Xưởng Mai Linh ở Xóm 3
  • Xưởng Minh Quang ở Xóm 5

Các Khách Sạn Gần Làng Gốm Bát Tràng

Ở khu vực huyện Gia Lâm, gần Làng gốm Bát Tràng đa phần là nhà nghỉ tư nhân, không có khu nghỉ dưỡng, và chỉ có hiếm hoi vài khách sạn hoặc căn hộ. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau đây:

Đi làng gốm Bát Tràng hết bao nhiêu tiền?

Làng gốm Bát Tràng không thu phí tham quan. Du khách chỉ phải chi trả các chi phí mua sắm, ăn uống hoặc tham gia các hoạt động trong xưởng gốm. Chi phí ăn trưa chỉ từ 25.000/người trở lên. Phí chơi trong xưởng gốm là khoảng 10.000 VNĐ/người.

làng gốm Bát Tràng nổi tiếng về điều gì?

Làng gốm Bát Tràng không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm gốm sứ tuyệt đẹp mà còn hấp dẫn du khách bởi những món ăn thơm ngon, lạ miệng như bánh sắn nướng, bánh tẻ nóng, chè hạt hoa sói, ổi Đông Dư... Tuy nhiên, một trong những món không thể bỏ qua khi đến đây chính là canh măng mực.

Đi làng gốm Bát Tràng mất bao lâu?

Mục đích của quá trình sấy là giảm độ ẩm trong sản phẩm nung, nhiệt độ sấy thường vào khoảng 200 OC. Giai đoạn nung (nhiệt độ từ 200 – 1200 C) Sau giai đoạn sấy, nhiên liệu được đưa thêm vào buồng đốt và đốt trong khoảng thời gian từ 4 – 5 giờ. Thời gian bảo ôn là 30 phút.

Nặn gốm Bát Tràng ở đâu?

Làng gốm Bát Tràng nằm tại xã Bát Tràng, bao gồm thôn Giang Cao và thôn Bát Tràng, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Theo các ghi chép lịch sử, khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, dân Bát tràng đã di cư theo.