Nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu thì được họp cổ đông

Mục lục bài viết

  • 1. Cổ đông là gì ? Cổ đông có quyền hạn như thế nào ?
  • 1.1 Khái niệm về cổ đông
  • 1.2 Quyền hạn của cổ đông trong công ty cổ phần
  • 2. Thẩm quyền triệu tập cuộc họp của đại hội đồng cổ đông là ai ?
  • 3. Quy định về người đại diện theo ủy quyền tham gia họp Đại hội đồng cổ đông ?
  • 4. Khi nào được ủy quyền dự họp đại hồi đồng cổ đông ?
  • 5. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông ?
  • 5.1Quyền của cổ đông phổ thông
  • 5.2 Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

>>Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.6162

1. Cổ đông là gì ? Cổ đông có quyền hạn như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Cổ đông là gì ? Cổ đông trong công ty cổ phần có những quyền hạn nào theo quy định của pháp luật ạ ?

Cảm ơn luật sư!

Người hỏi: N.M.Vương (TP. Hà Nội)

Luật sư tư vấn:

1.1 Khái niệm về cổ đông

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2020

"Điều 4. Giải thích từ ngữ

3. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần."

Cổ đông là thành viên trong công ty cổ phần sở hữu cổ phần của doanh nghiệp, trong đó cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong phạm vi số vốn mà các cổ đông đã góp vào Công ty, cổ đông phải chịu trách nhiệm toàn bộ những vấn đề liên quan tới tương ứng với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

1.2 Quyền hạn của cổ đông trong công ty cổ phần

Cổ đông

Quyền hạn

Cổ phần phổ thông

+ Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.

+ Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

+ Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đôngtrong công ty.

+ Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3Điều 120và khoản 1 Điều 127của Luật Doanh nghiệp 2020.

+ Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.

+ Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

+ Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

Cổ đông sáng lập

(người nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết)

+ Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết.

+ Các quyền khác như cổ đông phổ thông, nhưng cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trong thời hạn 3 năm, từ khi thành lập công ty, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập hoặc chuyển nhượng cho người khác và được sự đồng ý của các cổ đông sáng lập còn lại.

Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi cổ tức

+ Được chia lợi nhuận cao hơn so với cổ đông phổ thông.

+ Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản.

+ Các quyền khác như cổ đông phổ thông, nhưng cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi cổ tức không được tham dự họp Đại hội đồng cổ đông, không có quyền biểu quyết và không được đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi hoàn lại

+ Có quyền yêu cầu và được công ty hoàn lại số vốn đã góp theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

+ Thực hiện các quyền khác tương tự như cổ đông phổ thông, nhưng cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, không được dự họp Đại hội đồng cổ đông và đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

2. Thẩm quyền triệu tập cuộc họp của đại hội đồng cổ đông là ai ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Thẩm quyền triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông trong doanh nghiệp ? Cần làm những công việc gì khi triệu tập cuôc họp đại hội đồng cổ đông? Những ai có quyền được tham dự đại hội đồng cổ đông? Triệu tập họp bất thường đại hội đồng cổ đông khi nào?

Cảm ơn luật sư!

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 142, Luật doanh nghiệp 2020quy định về thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông:

"1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp.

2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.

3. Trường hợp người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này thì chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông chỉ được từ chối kiến nghị nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Kiến nghị được gửi đến không đúng quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

4. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận."

Triệu tập bất thường cuộc họp đại hội đồng cổ đông khi nào ?

Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;

b) Số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;

c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này;

d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Như vậy thẩm quyền triệu tập thuộc về Hội đồng quản trị, nếu Hội đồng quản trị không triệu tập thì thẩm quyền triệu tập sẽ thuộc về:

4. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày số thành viên Hội đồng quản trị còn lại theo quy định tại điểm b hoặc nhận được yêu cầu quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều này.

Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

5. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 4 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.

Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

6. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 5 Điều này thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.

Người triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông cần làm những gì:

Người triệu tập phải thực hiện các công việc sau đây để tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông:

a) Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;

b) Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;

c) Lập chương trình và nội dung cuộc họp;

d) Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;

đ) Dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

e) Xác định thời gian và địa điểm họp;

g) Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này;

h) Các công việc khác phục vụ cuộc họp.

8. Chi phí triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại các khoản 4, 5 và 6 của Điều này sẽ được công ty hoàn lại.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Quy định về người đại diện theo ủy quyền tham gia họp Đại hội đồng cổ đông ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Pháp luật có cho phép ủy quyền cho người khác để đi tham dự đại hội đồng cổ đông của công ty không ạ ? Hình thức và nội dung ủy quyền quy định như thế nào là hợp pháp ạ ?

Cảm ơn luật sư!

Người hỏi: Nguyễn Thị Mùi (Tỉnh Hà Nam)

>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.6162

Trả lời:

Căn cứ pháp lý: Điều 144 Luật Doanh nghiệp năm 2020

"Điều144. Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

1. Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền. Cá nhân, tổ chức được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.

3. Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:

a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

b) Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết, tại cuộc họp;

c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;

đ) Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty."

>> Tham khảo dịch vụ: Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;

4. Khi nào được ủy quyền dự họp đại hồi đồng cổ đông ?

Thưa luật sư, Khi Đại hội đồng cổ đông họp thông thường, không phải mọi cổ đông đều có thể tham gia. Tuy nhiên pháp luật công ty nước nào cũng quy định về việc để phiên họp Đại hội đồng cổ đông có giá trị thì phải có đủ một tỉ lệ cổ đông nắm giữ một lượng cổ phần nhất định tham gia biểu quyết.

Vậy làm sao để có đủ số lượng cổ đông cũng như cổ phần nhất định trong cuộc họp khi mà các cổ đông có thể đang ở khắp nơi trên thế giới?

Trả lời:

Ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông theo luật pháp Mỹ:

Ở Mỹ, chỉ cần các cổ đông ở trong nước thôi thì họ cũng có thể cách nhau tới ba múi giờ, bởi vậy, việc dự họp Đại hội đồng và ủy quyền cho người biểu quyết thay mình là điều không thể tránh khỏi của các cổ đông. Thường người đại diện để cho cổ đông ủy quyền là những người do Hội đồng quản trị cử ra.

Theo đó, trước một cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, công ty gửi một tờ ủy quyền in sẵn đến các cổ đông có quyền dự họp và yêu cầu người này kí vào tờ ủy quyền rồi gửi trả cho công ty và để người đại diện mà họ đồng ý bỏ phiếu thay họ. Việc công ty gửi tờ ủy quyền đi để cổ đông kí và gửi lại gọi là thu thập ủy quyền.

Khi số cổ đông ủy quyền khá đông thì luật pháp phải can thiệp. Ở Mỹ, cơ quan giám sát việc này là Ủy ban giao dịch chứng khoán – đây là cơ quan kiểm soát cơ chế ủy quyền đảm bảo cho người ủy quyền nhận được đầy đủ thông tin trước khi kí. Theo đó, pháp luật buộc ai thu thập ủy quyền cũng phải nộp hồ sơ cho Ủy ban giao dịch chứng khoán. Hồ sơ nộp bao gồm lời thỉnh cầu ủy quyền, thư từ, thông cáo báo chí, diễn văn… Ngay cả nội dung của tờ ủy quyền cũng phải có những thông tin nhất định như: Những vấn đề phải biểu quyết sẽ được ghi trong tờ ủy quyền và cổ đông sẽ đánh dấu vào đó cho biết mình lựa chọn: Đồng ý, Không đồng ý hay bỏ phiếu trắng. Khi tờ ủy quyền được gửi cho người đại diện thì những người này phải bỏ phiếu theo như đã được chỉ thị.

Điều này sẽ giúp cho cổ đông luôn nắm được thông tin và không bị lợi dụng vào các cuộc tranh đua để giành những vị trí trong công ty; mà ở Mỹ, những cuộc tranh đua này khắc nghiệt không kém những cuộc chiến tranh cử.

Như vậy, tham khảo pháp luật Mỹ chúng ta có thể thấy rằng vấn đề ủy quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông là một vấn đề không nhỏ đặc biệt là khi công ty ngày càng lớn mạnh, sự ganh đua đến các vị trí ngày càng quyết liệt và số cổ đông ở khắp nơi trên thế giới của công ty ngày càng nhiều. Chúng ta không chỉ đưa ra các quy định đơn giản để trả lời câu hỏi: Ai sẽ nhận ủy quyền mà cần phải đưa ra các quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi của cổ đông đồng thời tạo điều kiện cho cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có giá trị pháp lý.

Luật Minh Khuê (biên tập)

5. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Theo quy định của luật doanh nghiệp hiện nay thì quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông được quy định như thế nào ? Ở điều khoản nào ạ ?

Cảm ơn luật sư!

Người hỏi: Phương Nguyễn

Trả lời:

Căn cứ pháp lý: Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

5.1Quyền của cổ đông phổ thông

1. Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:

a) Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

c) Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đôngtrongcông ty;

d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;

e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:

a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;

b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đôngtrongtrường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

d) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:

a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

b) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

4. Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông quy định tại khoản 3 Điều này phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đốivớicổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểmđăng kýcổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệu tập họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặcvềquyếtđịnh vượt quáthẩm quyền.

5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử ngườivào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thực hiện như sau:

a) Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;

b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

6. Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

5.2 Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

1. Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút.

2. Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty.

3. Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

5. Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm pháp luật;

b) Tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê