Multi-chain la gì

ác mạng lưới blockchain hiện nay đang phát triển theo xu hướng khá độc lập và thiếu đi sự kết nối, tương tác với nhau để tăng trải nghiệm người dùng. Và Cross-chain ra đời với những ứng dụng thực tiễn hứa hẹn sẽ mang đến giải pháp cho các vấn đề còn tồn đọng này như Cross-chain bridge,… thế nhưng liên tiếp các vụ tấn công vào các bridges, điển hình như là vụ tấn công lịch sử Poly Network cùng với những chỉ trích gần đây đến từ phía cha đẻ của Ethereum – Vitalik Buterin về công nghệ vẫn còn đang non trẻ này đã khiến nhiều người dấy lên sự hoài nghi về các giải pháp Cross-chain. Chính vì vậy mà các giải pháp Multi-chain ra đời với sự hứa hẹn về tiềm năng phát triển và mở rộng hơn trong tương lai.

Vậy Multi-chain là gì? Multi-chain sẽ khác biệt hơn so với Cross-chain như thế nào? Và tiềm năng phát triển trong tương lai. Hôm nay mình sẽ phân tích một chút để anh em có thể hiểu rõ hơn về Multi-chain cũng như cơ hội đầu tư phù hợp với bản thân nhé.

Multi-chain la gì

Multi-chain là gì?

Về cơ bản, thuật ngữ Multi-chain có nghĩa là “đa chuỗi” hay ”đa nền tảng”. Cụ thể hơn trong thị trường tiền điện tử, nếu một dự án nào đó được triển khai trên Multi-chain, điều đó đồng nghĩa với việc dự án đó đang được triển khai trên hai chuỗi trở lên. Nói một cách đơn giản thì bên cạnh chuỗi gốc thì dự án Multi-chain có thể được chạy trên những chuỗi khác để thu hút users hơn như Binance Smart Chain, Solana, Avalanche,…

Multi-chain la gì

Mình sẽ lấy một ví dụ cụ thể và điển hình nhất về dự án Multi-chain, đó là Tether (USDT). Ở thời điểm hiện tại với vốn hóa lên đến hơn 80 tỷ USD (theo số liệu thống kê của Coingecko) cùng với việc được sử dụng phổ biến rộng rãi bởi đa số người dùng thì USDT đang là stablecoin có thị phần và tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thị trường Crypto hiện tại, nó được xem như là cánh cổng cho các nhà đầu tư mới tiếp cận thị trường tiền điện tử. Để có thể có được những thành công như vậy, đầu tiên USDT được phát triển dựa trên công nghệ Blockchain của Bitcoin thông qua lớp giao thức Omni, sau đó dần phát triển và mở rộng ra các mạng lưới khác như Ethereum, Binance Smart Chain, Polkadot, TRON,.. khi mà không gian DeFi và các hệ sinh thái bắt đầu bùng nổ. 

Chính nhờ sự phát triển trên đa chuỗi, đa nền tảng mà USDT đã trở nên thành công như hiện nay bất chấp sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh như BUSD của Binance, UST trên Terra,…

Multi-chain la gì

Sự khác biệt giữa Multi-chain và Cross-chain

Đến đây thì có lẽ anh em cũng đã hiểu qua được về khái niệm Multichain là gì rồi, có thể nhiều người vẫn còn khá lùng bùng về việc Cross-chain và Multi-chain khác nhau như thế nào nên mình sẽ nói lại về định nghĩa Cross-chain để anh em hiểu rõ hơn nhé.

Multi-chain la gì

Cross-chain là một giải pháp cho phép luân chuyển tài sản hay dữ liệu giữa các blockchain khác nhau, qua đó tối ưu khả năng kết hợp, tương tác giữa các blockchain. Điều đó có nghĩa là các dự án trong lĩnh vực Cross-chain có thể giúp anh em thực hiện chuyển giao tài sản giữa các blockchain khác nhau có các cấu trúc và quy tắc hoạt động khác nhau.

Còn Multi-chain đơn giản là một tập hợp các blockchain riêng lẻ và hoạt động độc lập với nhau. Tức là khi một dự án được triển khai Multi-chain thì ngoài blockchain gốc ban đầu mà dự án được xây dựng ra thì nó còn có thể hoạt động một cách độc lập trên các blockchain khác hoặc mở rộng ra các blockchain khác.

Để dễ dàng hình dung hơn nữa thì anh em có thể tưởng tượng như sau:

  • Dự án Multi-chain sẽ giống như một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại nhiều quốc gia khác nhau.
  • Dự án Cross-chain sẽ như những cây cầu hoặc là công ty vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau.

Dễ hiểu mà phải không nhỉ.

Multi-chain la gì

Ưu điểm và nhược điểm của Multi-chain

Dù là một giải pháp khá tiềm năng và đầy hứa hẹn đối với các dự án muốn mở rộng và thu hút nhiều users về với mình hơn nhưng bên cạnh các ưu điểm thì vẫn tồn tại một số hạn chế của giải pháp Multi-chain.

Nhược điểm

  • Về cơ bản, việc các dự án thực hiện triển khai Multi-chain vốn không phải là việc dễ dàng. Họ sẽ phải dành nhiều thời gian, công sức và tiềm lực để nghiên cứu và điều chỉnh khi muốn triển khai trên 1 hệ sinh thái mới bởi mỗi hệ sinh thái sẽ có những quy tắc cũng như là cấu trúc hoạt động hay ngôn ngữ lập trình khác nhau. Bên cạnh đó thì việc duy trì, đảm bảo các hoạt động của dự án trên các blockchain khác một cách đồng đều và hiệu quả để thu hút người dùng cũng là một vấn đề cần cân nhắc.
  • Vấn đề bảo mật của Multi-chain cũng vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh. Có thể nói giải pháp Multi-chain hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu về bảo mật, chưa đủ an toàn, chưa đủ nhanh,… so với nhu cầu của người dùng. Mặc dù vậy, giống như Cross-chain, Multi-chain vẫn là một

Ưu điểm

  • Công nghệ Multi-chain có thể giải quyết được bài toán mở rộng cho các dự án bằng cách tiếp cận lượng người dùng mới ở các hệ sinh thái khác mới.
  • Khắc phục được khuyết điểm của chuỗi gốc như tắc nghẽn mạng lưới, tốc độ xử lí giao dịch chậm,… và tận dụng ưu điểm của các chuỗi khác như phí giao dịch rẻ, tốc độ nhanh,… khi mà hầu hết các dự án đều đang được xây dựng trên mạng lưới Ethereum bởi vì sự phổ biến và lượng TVL lớn.
  • Tăng độ phổ biến của dự án trên nhiều hệ sinh thái khác nhau.
  • Khi 1 dự án được triển khai Multi-chain, thì có thể giúp giảm thiểu những rủi ro không may xảy ra nếu có một blockchain nào đó gặp vấn đề thì bản thân dự án cũng sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều.
  • Bên cạnh đó thì người dùng ở các hệ sinh thái khác nhau có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trên các blockchain họ đang sử dụng. Họ sẽ không còn bị bó buộc với các DApps trên 1 blockchain duy nhất nữa. Đặc biệt là với những blockchain nhỏ có nhiều lĩnh vực chưa được phát triển.
Sự cần thiết của Multi-chain

Ở thời điểm hiện tại khi mà lượng TVL nằm trong các giao thức DeFi đã lên đến con số hơn 100 tỷ USD mà trong đó chỉ riêng Ethereum đang nắm giữ lượng TVL khoảng 68 tỷ USD tức là khoảng 65% lượng TVL có trong không gian DeFi. Không khó hiểu khi mà các DApps đều được xây dựng ban đầu trên mạng lưới Ethereum nhắm thu hút dòng tiền và lượng users trên blockchain này, điều đó khiến cho Ethereum đã trở thành blockchain mặc định tiêu chuẩn cho các DApps.

Multi-chain la gì

Tuy nhiên khi mà lượng người dùng ngày càng tăng, khối lượng giao dịch ngày lớn thì Ethereum đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế như phí gas tăng cao, tốc độ xử lí giao dịch chậm, tắc nghẽn mạng lưới,.. gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với trải nghiệm người dùng đối với các DApps. Do đó sự xuất hiện của các blockchain Layer 1,2 như BSC, Solana, Cosmos,.. nhanh chóng bắt kịp để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng của Ethereum và cạnh tranh thu hút người dùng cũng như TVL. Cuộc chơi bây giờ đã không chỉ còn là đường đua đơn mã của mình Ethereum nữa.

Ở giai đoạn hiện nay, các Cross-chain tool đang ra đời nhiều hơn nhờ vào sự tiện dụng của nó giúp chuyển giao tài sản đa chuỗi, nhưng với những vụ tấn công tai tiếng cùng với sự chỉ trích, hoài nghi đến từ một số nhân vật tên tuổi về độ bảo mật và an toàn của các dự án này, các dự án lớn và nhiều tiềm lực trong thị trường cũng đang chuyển mình sang triển khai Multi-chain để dễ dàng tiếp cận người dùng mới đồng thời phổ biến sản phẩm của mình ra nhiều hệ sinh thái hơn. Nếu thanh công, không chỉ mang lại những trải nghiệm tốt với người dùng mà với bản thân dự án sẽ là bước phát triển mạnh mẽ trong việc thu hút dòng tiền và người dùng. 

Multi-chain la gì

Dự án nổi bật

Với những ưu điểm và lợi ích mình đã nói ở trên thì việc một dự án muốn phát triển lớn mạnh thì triển khai Multi-chain là việc sớm muộn đối với dự án đó nếu muốn thu hút dòng tiền và người dùng. Bây giờ mình sẽ phân tích cho anh một Case study khá điển hình của một dự án Multi-chain, đó chính là Tether.

Ở thời điểm hiện tại như mình đã đề cập ở trên thì Tether (USDT) đang là stablecoin phổ biến nhất và chiếm thị phần cao nhất trong thị trường Crypto ở thời điểm hiện tại. Đây cũng là stablecoin được mua bán rộng rãi và phổ biến nhất trong thị trường OTC, cũng là đồng coin ít nhiều sẽ tạo ra biến động đối với thị trường thông qua các đợt in USDT.

Multi-chain la gì

Lộ trình triển khai

Kể từ năm 2017, sau khi được phát triển dựa trên công nghệ blockchain của Bitcoin thông qua lớp giao thức Omni, Tether đã liên tục triển khai Multi-chain trên nhiều blockchain khác nhau, từ Ethereum đến TRON, EOS, Solana,.. nhằm phổ biến đến đông đảo người dùng hơn nữa.

Multi-chain la gì

Lợi ích với dự án

Như mình đã nói, USDT không chỉ là stablecoin ra đời sớm nhất, mà còn là stablecoin có sức ảnh hưởng nhất trong thị trường Crypto hiện tại. Chính vì thế, Tether chắc chắn không để các stablecoin đối thủ như BUSD, USDC hay mới đây nhất là UST có thể chiếm thị phần của mình.

Khi triển khai trên nhiều mạng lưới blockchain, Tether sẽ có thể đưa USDT đến với nhiều  người dùng ở hệ sinh thái khác nhau như Ethereum, Solana,… từ đó giúp USDT trở thành một token được chấp nhận và sử dụng rộng rãi ở dự án trong thị trường crypto.

Bên cạnh đó, việc triển khai USDT từ sớm ngay trên chính blockchain Ethereum đã giúp cho Tether có được thị phần không nhỏ trong mạng lưới này, khi mà ở thời điểm hiện tại lượng TVL trong Ethereum đã lên đến con số khổng lồ.

Multi-chain la gì

Lợi ích với người dùng

Xét về tính trải nghiệm, anh em sẽ thấy rất rõ trong việc nạp rút USDT từ Binance. Với hai mạng lưới khác nhau, chỉ cần mức phí chênh lệch 0.5$, người dùng sẽ chọn mạng lưới có mức phí rẻ hơn.

Bên cạnh đó, việc phổ biến USDT rộng rãi cũng khiến cho việc tiếp cận thị trường Crypto của các nhà đầu tư mới phần nào dễ dàng hơn dựa vào việc giao dịch mua bán OTC.

Multi-chain la gì

Tiềm năng đầu tư vào Multi-chain

Để tìm kiếm cơ hội đầu tư trong Multi-chain, anh em nên chú ý đến các dự án thuộc các lĩnh vực đang hot như AMM DEX, Lending & Borrowing mà ở thời điểm hiện tại vẫn chưa triển khai Multi-chain. Đây có thể là những cơ hội đầu tư tiềm năng vì với sự phát triển hiện tại của Multi-chain và xu hướng áp dụng rộng rãi trong tương lai.

Bên cạnh đó, anh em cũng nên thường xuyên theo dõi các kênh truyền thông, mạng xã hội như Twitter, facebook,…của các blockchain đang phát triển như Binance Smart Chain, Solana,…. Trước khi triển khai trên các chuỗi mới, đội ngũ phát triển thường sẽ phát triển một công cụ Cross-chain để giúp người dùng chuyển tài sản tới các chuỗi đó hoặc tổ chức các buổi AMA với đội ngũ phát triển để thông báo về việc hợp tác trong tương lai.

Liệt kê và theo dõi các dự án DeFi trong nhiều hệ sinh thái khác nhau, anh em sẽ thấy một số hệ sinh thái mới nổi thiếu sự đầu tư trong một số lĩnh vực như Lending hay AMM DEX. Các dự án trưởng thành trong hệ sinh thái ban đầu có xu hướng được triển khai và thu hút người dùng trên các chuỗi khác.

Multi-chain la gì

Tổng kết

Theo quan điểm cá nhân của mình, không sớm thì muộn, việc sử dụng giải pháp Multi-chain sẽ được áp dụng ngày càng rộng rãi khi các dự án phát triển mở rộng hơn nữa, mở ra một tương lai nơi mà rào cản giữa các blockchain hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, khác với các giải pháp Cross-chain việc triển khai Multi-chain không phải là vấn đề dễ dàng. Các dự án muốn triển khai trên các hệ sinh thái mới sẽ phải dành nhiều thời gian, công sức và tiềm lực để nghiên cứu và điều chỉnh khi muốn triển khai trên 1 hệ sinh thái mới bởi mỗi hệ sinh thái sẽ có những quy tắc cũng như là cấu trúc hoạt động hay ngôn ngữ lập trình khác nhau, đi kèm với đó là các vấn đề nguồn lực để quản lý, duy trì hoạt động. Nhưng nếu thành công, sẽ mang lại lượng người dùng và dòng tiền không nhỏ về với các dự án.

Trên đây là một số chia sẻ của mình về Multi-chain, mình hi vọng qua bài viết này anh em sẽ có được những góc nhìn tổng quan hơn cũng như có những kiến thức để tự nghiên cứu và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với bản thân.