Mức hưởng bhxh 1 lần năm 2023

Kể từ năm 2022 trở đi, số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu sẽ không tăng nữa.

Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019  quy định, người lao động đủ tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu.

Theo đó, tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.

Như vậy, lao động nam đủ điều kiện về hưu năm 2023 đóng đủ 24 năm BHXH thì được hưởng lương hưu bằng 53% tiền lương tháng đóng BHXH.

Còn lương hưu của lao động nữ đủ điều kiện về hưu năm 2023 được tính như sau:

- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45% tiền lương tháng đóng BHXH.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Do đó, lao động nữ đủ điều kiện về hưu năm 2023, đóng đủ 25 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 63% tiền lương tháng đóng BHXH.

Đối tượng nào nghỉ hưu được hưởng lương hưu tối đa?

Kể từ năm 2022 trở đi, số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu sẽ không thay đổi nữa. Lao động nữ cần đóng tối thiểu 15 năm và lao động nam cần đóng tối thiểu 20 năm.

Cách tính số năm đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu được hưởng lương tối đa:

Số năm đóng BHXH để hưởng lương tối đa = (Số năm đóng BHXH để hưởng lương 45%, xét theo năm về hưu) + 15

Như vậy, lao động nam đóng đủ 35 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu năm 2022 sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% tiền lương tháng đóng BHXH, đây là tỷ lệ tối đa. Còn lao động nữ, đóng đủ 30 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu từ năm 2022 sẽ nhận được lương hưu tối đa.

Trong trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc, nhưng về hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu thì theo nguyên tắc mức hưởng lương hưu được tính như trên với mức tối đa 75%; sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Vì vậy những trường hợp bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ không được hưởng lương hưu với mức tối đa.

(Theo Nhịp sống kinh tế)

Đóng đủ năm BHXH nhưng nghỉ hưu non, bảo lưu thời gian đóng có ảnh hưởng đến lương hưu?Đây là nội dung mà người đóng đủ số năm BHXH để hưởng lương hưu nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu rất quan tâm.

Bộ LĐ-TB-XH đang hoàn tất hồ sơ thủ tục 11 nhóm chính sách cải cách bảo hiểm, dự kiến trình Quốc hội vào năm 2023. Trong các nhóm này sẽ giảm dần thời gian đóng BHXH, cụ thể là rút dần xuống 15 năm và tiến tới có thể 10 năm, với tinh thần đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ngắn hưởng ít. Xung quanh đề xuất này, trên Báo NLĐO có vệt bài viết: "Ồ ạt rút BHXH một lần". Các bài viết nhận được sự đồng thuận cao của đa số bạn đọc Báo Người Lao Động.

Bạn đọc Thanh Long bức xúc: "Lúc trước 30 năm đóng BHXH được hưởng 75% lương hưu. Bây giờ tăng lên đến 35 năm đóng BHXH mới được hưởng 75% lương hưu. Thiếu 1 năm đóng BHXH thì bị trừ 2% lương hưu nên rất ít người được hưởng 75% lương hưu vì thời gian đóng quá dài! Quá vô lý". Một bạn đọc tên Tùng cũng ấm ức không kém: "Mẹ tôi mấy năm trước cũng nghỉ hưu, gần tới tuổi nghĩ cái đẻ ra cái vụ tăng thời gian đóng bảo hiểm mới được hưởng 75% lương, vậy là mẹ tôi mất trắng mấy năm trời tiền phát sinh do dư thời gian đóng. Người nghỉ trước đóng ít hơn mẹ tôi nhưng luật chưa có hiệu lực nên khi hưu được lãnh tiền đóng dư số năm nhiều hơn mẹ tôi mấy chục triệu, nghĩ rất hài..... Mong báo Người lao Động liên tục theo dõi vụ này".

Tương tự, bạn đọc Phan Hải bày tỏ: "Tôi sinh năm 1966 đóng BHXH 30 năm với mức lương trung bình 5 năm cuối hướng bảo hiểm hơn 9 triệu đồng. Nay suy giảm sức khỏe nên hướng lương hưu trừ tới trừ lui chỉ còn có 57% lãnh 5,5 triệu đồng, còn những người lương thấp lãnh càng tệ hơn, không rút 1 lần mới lạ". Bạn đọc Châu Ngọc Đức thẳng thắn góp ý: "Người lao động qua các đợt điều chỉnh chính sách bhxh càng ngày càng thua thiệt, bị bóp chẹt. Như tôi làm kỹ sư trong ngành VNPT đóng BHXH liên tục 26 năm, lúc về hưu chỉ được 2,4 triệu đồng/tháng thì thử hỏi chính sách BHXH có còn hấp dẫn người lao động?". Đồng quan điểm, bạn đọc Đậu Xuân Thành chia sẻ: "Lương 100% sống vất vưởng còn chờ lương hưu 45% thì chắc công nhân họ rút BHXH một lần vì tuổi nghỉ hưu quá cao. công nhân da giày, gỗ thì 45 đến 50 tuổi là đầu gối long hết rồi và chủ họ cũng sa thải ngồi đó mà chờ 60-62 tuổi mà lãnh lương hưu nghe viển vông quá".

Theo bạn đọc Đình Phi, người lao động hôm nay đóng BHXH trên mức lương tối thiểu vùng liệu sau này nghỉ hưu đủ tuổi, đủ tỷ lệ hưởng thì mức lương có trên mức lương tối thiểu vùng hay thấp hơn ???. Trong suốt quá trình đóng có thay đổi luật bất lợi cho người tham gia không???. "Như bản thân tôi theo luật cũ khi nghỉ hưu 60 tuổi được 30 năm hưởng 75% đùng một phát đổi luật tôi phải làm và đóng thêm 2 năm nữa nhưng khi nghỉ hưu mới được 32 năm thiếu 3 năm mất 6% lương, nghĩ mà tức anh ách"- bạn đọc này bày tỏ.

Bạn đọc Thanh Phạm góp ý: "Tôi cho rằng giảm năm đóng xuống 15 năm rồi 10 năm mà không giảm tuổi hưu và không tính đến quyền lợi sao cho hợp lý với số tiền người lao động đóng vô BHXH thì cũng không thiết phục người lao động tham gia đến hưu. Vấn đề đóng 20 năm không phải là dài với người lao động, vì hiện tại lứa tuổi 20 đến 25 là đã đi làm và tham gia BHXH rồi, như vậy nếu cách tính mà người lao động tham gia càng nhiều năm càng có lợi thì chắc chắn rằng không ai dại gì đi rút BHXH một lần". Với bạn đọc Nguyễn Huy Hoàng, NLĐ ai cũng thấy bất cập chính sách BHXH. Quy định nam 62, nữ 60 nên là độ tuổi tối đa, không nên quy định tuổi hưởng BHXH, ai đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Còn theo bạn đọc Kim Dũng, người lao động trên 50 tuổi, đóng BHXH trên 20 năm, nếu họ có nguyện vọng thì nên cho họ nghỉ hưu theo chế độ về hưu trước tuổi. Nếu có chế độ như vậy sẽ giảm ngay tình trạng rút BHXH một lần.

Tham gia BHXH có lợi thì không ai rút một lần

Một bạn đọc thân thiết góp ý: 1. Nên quy định đóng BHXH 20 năm thì được lĩnh lương hưu bất kể bao nhiêu tuổi. 2. Số năm đóng BHXH = số năm sẽ được lĩnh lương hưu. 3.Người lao động có quyền lựa chọn năm bao nhiêu tuổi sẽ lĩnh lương hưu khi đã đóng đủ 20 năm BHXH theo quy định. 4. Mức lương hưu bằng đúng mức lương ngay thời điểm nghỉ hưu chứ không chia bình quân gì cả vì thời điểm nghỉ hưu lương còn chưa đủ sống. "Phải tính toán để khi người dân mang tiền đóng BHXH sẽ lợi ích hơn khi mang đi gửi ngân hàng thì mới thu hút người dân đóng BHXH. Chứ như bây giờ đóng 20 năm đợi 60 và 62 tuổi mới được lĩnh lương hưu, thì thôi rút một lần 1,2 trăm triệu gửi ngân hàng lấy lãi hàng tháng với thu nhập của việc làm mới phải sướng hơn là ngồi uống nước lã đợi tới tuổi lĩnh lương hưu không" – bạn đọc này góp ý.

Chủ đề