Mối quan hệ hội sinh là gì cho ví dụ

(1) Kiểu phân bố đồng đều ít gặp trong tự nhiên, có tác dụng làm giảm mức độ cạnh tranh; thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và tính cạnh tranh giữa các cá thể rất gay gắt. (2) Kiểu phân bố ngẫu nhiên là kiểu phân bố phổ biến trong tự nhiên, thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (3) Kiểu phân bố theo nhóm là dạng trung gian giữa phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên, các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. (4) Giống nhau giữa kiểu phân bố ngẫu nhiên và phân bố đồng đều là thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường. (5) Sự phân bố hợp lý của các cá thể trong quần thể giúp chúng khai thác tối ưu nguồn sống, tăng hiệu quả hỗ trợ, giảm sự cạnh tranh.

- Hội sinh: là quan hệ trong đó loài sống hội sinh có lợi, loài được hội sinh không có lợi nhưng cũng không bị hại. VD: Giun biển với các loài động vật khác (với 13 loài động vật nhỏ như cá bống, cua, giun nhiều tơ…) sống chung với nhau, giun biển chẳng mất gì, nhưng đem lại lợi ích cho loài sống chung với nó (chúng có chỗ ẩn nấp, kiếm thức ăn thừa và phân của chủ để sống).

- Hợp tác: là quan hệ trong đó hai loài sống chung với nhau nhưng không bắt buộc, chúng đều mang lại lợi ích cho nhau. VD: Chim nhỏ kiếm mồi trên thân các loài thú móng guốc sống ở đồng cỏ.

- Cộng sinh: là quan hệ trong đó hai loài bắt buộc phải sống với nhau, đều mang lợi ích cho nhau. VD: Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. Động vật nguyên sinh có enzim xenlulaza phân giải xenlulozơ thành đường để nuôi sống cả hai.

Các mối quan hệ đối kháng:

- Ức chế - cảm nhiễm: là quan hệ trong đó một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài sống chung với nó. VD: Nhiều loài tảo biển khi nở hoa, gây ra thủy triều đỏ làm cho hàng loạt động vật không xương sống, cá, chim chết vì nhiễm độc trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Cạnh tranh giữa hai loài và sự phân li ổ sinh thái: hai loài chung nguồn sống thường cạnh tranh với nhau, trong đó cả hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau. VD: Cây trồng cạnh tranh với cỏ dại về chất dinh dưỡng và nơi ở.

- Vật ăn thịt – con mồi: là quan hệ trong đó vật ăn thịt có lợi, con mồi bị hại. VD: Mèo rừng – thỏ rừng, hổ - nai.

- Vật chủ - vật kí sinh: là quan hệ trong đó vật chủ bị hại, vật kí sinh có lợi. VD: dây tơ hồng trên tán cây trong rừng.

Loigiaihay.com

  • Câu 3 trang 236 SGK Sinh học 12 nâng cao Giải bài tập Câu 3 trang 236 SGK Sinh học 12 nâng cao
  • Câu 4 trang 236 SGK Sinh học 12 nâng cao Giải bài tập Câu 4 trang 236 SGK Sinh học 12 nâng cao
  • Câu 1 trang 236 SGK Sinh học 12 nâng cao Giải bài tập Câu 1 trang 236 SGK Sinh học 12 nâng cao
  • Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã
  • Hãy tìm một vài ví dụ tương tự về quan hệ hợp tác của các loài trong thiên nhiên. Hãy tìm một vài ví dụ tương tự về quan hệ hợp tác của các loài trong thiên nhiên.

\>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay

\>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Thế nào là quan hệ hội sinh cho ví dụ?

+Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa hai loài sinh vật sống chung với nhau , chỉ có một bên có lợi, bên kia không có lợi cũng không bị hại. Ví dụ: sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; hải quỳ sống nhờ trên mai cua; cá ép sống trên mai rùa biển…

Mối quan hệ hội sinh là gì?

Hội sinh hay quan hệ hội sinh (Commensalism) là một tương tác sinh học lâu dài và gắn kết với nhau (giống như cộng sinh) trong đó một bên trong quan hệ hội sinh các thành viên của một loài được hưởng lợi trong khi các loài khác không được hưởng lợi và cũng không bị tổn hại gì cả.

Hai mối quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là gì?

Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hoặc hỗ trợ hoặc đối địch với nhau. Quan hệ hỗ trợ là mới quan kệ có lợi (hoặc ít nhát không có hụi) của tất cả các sinh vật. Trong quan hệ đối địch, một bèn sinh vật được lọi còn bèn kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.

Mối quan hệ kí sinh là gì?

- Quan hệ ký sinh: Là quan hệ của loài sinh vật sống dựa vào cơ thể sinh vật chủ với vật chủ có thể gây hại và giết chết vật chủ: giun, sán trong cơ thể động vật và con người.