Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học PDF

Link tải miễn phí luận văn I. LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 3II. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP SIÊU HÌNH VỚI KHTN.................................. 4III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHTN................................................ 7IV. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 15 I. LỜI GIỚI THIỆUTrong những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại pháttriển như vũ bão, cũng như những biến động cách mạng lớn lao làm thay đổi tận gốc rễbộ mặt của cuộc sống xã hội, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyênmôn giải quyết đúng đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách. Sựgiải đáp này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cáchđúng đắn và sáng tạo thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do đó việc nghiên cứu những vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và khoa họccụ thể và vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với các khoa học cụthể có ý nghĩa quan trọng.Vấn đề về mối quan hệ về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên (KHTN) nói riêng hay khoa học cụ thể nói chung, đặc biệt là vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với khoa học cụ thể, vốn là những vấn đề hết sức quan trọng trong di sản triết học của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Vấn đề này cũng đã được nhiều tác giả ở nước ta bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1960 – 1970.Vào hè năm 1965, nói chuyện ở Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước, đồng chí PhạmVăn Đồng dặn dò: “Các đồng chí cần tự rèn luyện và giúp người khác rèn luyệnphương pháp và tác phong con người làm công tác khoa học và kỹ thuật, phương pháp suy nghĩ, phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyếtvấn đề, phương pháp trình bày, … và tác phong điều tra, nghiên cứu, tác phong chính xác, …”. Đối với Nhà trường đồng chí nói: “ Ở trường Đại học, điều chủ yếu là học phương pháp bên cạnh việc học được điều này điều nọ. Điều này điều nọ có người nóilà sau 8 – 10 năm, có thể là sau 15 năm sẽ trở nên lạc hậu. Cái còn lại đáng quý là phương pháp. Nếu anh tự vũ trang được một phương pháp vững mạnh thì anh dùng nó suốt đời vì anh phải học mãi mãi.” (Bài nói chuyện trước Đại hội Đại biểu lần thứ tưHội liên hiệp học sinh đại học Việt Nam). Như vậy, ngay từ những thập niên 1960 –1970, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thấy rõ được tầm quan trọng của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Triết học Mác và Các Khoa học cụ thể, và chỉ có việc nắm vững, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những tư tưởng về các vấn đề này của các tác gia kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin mới có thể thực hiện được những vấn đề mà các đồng chí lãnh đạo đã dặn dò.Triết học tác động vào KHTN trước tiên là thông qua thế giới quan và phươngpháp luận khoa học. Như chúng ta đã biết, V.I.Lênin đã nói đến ý nghĩa to lớn của phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác đối với KHTN. Chủ nghĩa duyvật biện chứng, với tính cách là phương pháp luận của KHTN, giúp cho việc khái quátvà giải thích đúng đắn những thành tựu mới của khoa học. Trong những điều kiệnngày nay, khi KHTN đang ra sức tìm kiếm một lý luận khái quát mới, những tư tưởng mới, thì việc chú ý đến những vấn đề phương pháp luận là đặc biệt quan trọng. Con đường để làm phong phú và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là ở đây vàtác động chủ yếu của nó đối với sự phát triển của khoa học cũng chính là ở đây. Nếuchúng ta không hiểu điều này thì cũng có nghĩa là không hiểu gì về vai trò tích cực của triết học cũng như về con đường phát triển của nó một cách sáng tạo.Trên đây ta đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề về mối liên hệ giữa triếthọc và các khoa học cụ thể nói chung hay KHTN nói riêng. Vì thời gian nghiên cứu không được nhiều, đề tài này chỉ mang tính thu thập lại một số kết quả của nhữngngười đi trước với ý tưởng nêu lại một cách khái quát và ngắn gọn về một vấn đề có ý nghĩa to lớn – mối liên hệ giữa triết học và KHTN.

Xem link download tại Blog Kết nối!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCMVIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬNMÔN TRIẾT HỌCĐề tài: MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌCGVHD: Ts. Bùi Văn MưaHVTT: Trịnh Minh HòaSTT: 34NHÓM: 9LỚP: Đêm 1 KHÓA: 23TP.HCM Tháng 12 năm 20141LỜI MỞ ĐẦUTriết học đã trải qua hơn hai nghìn năm phát triển và đã đạt được những thành tựu to lớn, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Ở mỗi thời, mỗi trường phái triết học có những quan điểm khác nhau về triết học. Khoa học cũng vậy, cùng với sự ra đời của triết học thì khoa học cũng phát triển không ngừng, đóng góp vô cùng lớn lao cho cuộc sống hiện đại ngày nay của chúng ta, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Tuy có những giai đoạn thăng trầm nhưng thế giới của chúng ta luôn có những con người kiệt xuất để giải quyết nhiệm vụ của lịch sử hay nói đúng hơn là làm rõ bản chất của vấn đề, cho chúng ta phương pháp, cái nhìn toàn diện về thế giới chúng ta đang sống. Có nhiều quan điểm cho rằng triết học là khoa học của mọi khoa học; hoặc có quan điểm không đồng nhất giữa triết học và khoa học; hoặc quan điểm trung hòa, tức là chấp nhận triết học vừa là khoa học vừa không phải là khoa học. Nhưng mối quan hệ giữa chúng thì không thể phủ nhận được. Nhìn lại lịch sử quá trình hình thành và phát triển của triết học và khoa học đã cho thấy hai lĩnh vực tri thức này luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, đồng thời còn chứng minh rằng triết học tìm thấy ở khoa học (mà chủ yếu là khoa học tự nhiên, vì khoa học xã hội ít nhiều còn ảnh hưởng quan điểm duy tâm nên sự ảnh hưởng của nó khó kiểm nghiệm được, ví như phong thủy học…) những cơ sở khoa học vững chắc để khái quát lên những nguyên lý, quy luật chung nhất của mình, còn khoa học lại tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan, duy vật lịch sử,… phương pháp luận đúng đắn, sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên, xã hội, con người.Vì thế, bài viết này sẽ cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về mối liên hệ giữa triết học và khoa học, đồng thời sẽ vạch ra những luận điểm để minh chứng cho sự tồn tại song song không thể thiếu giữa hai lĩnh vực này. Qua đó sẽ làm rõ vai trò của triết học đối với khoa học và ngược lại, mà trọng tâm là mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên.Vấn đề này tuy không có gì mới mẻ, nhưng do hạn chế về tài liệu và trong nước cũng chưa có nhiều tài liệu đi sâu nghiên cứu về triết học và các ngành khoa học cụ 2thể cho nên bài viết khó tránh những sai sót, mặc dù em đã rất cố gắng trong điều kiện và thời gian cho phép. Mong thầy và các bạn góp ý để bài viết được tốt hơn.NỘI DUNGI. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC. 1. Triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của nóSau hơn 2500 tồn tại và phát triển của triết học, khái niệm triết học được hiểu không như nhau, đối tượng nghiên cứu của nó cũng thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử. Bên cạnh những hiểu biết mang tính truyền thống khá giống nhau còn có những cách hiểu phi truyên thống rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau.Đối tượng nghiên cứu của triết học được chia làm bốn thời kỳ chính được nêu vắn tắt như sau: - Thời Cổ đại: + Trung Quốc: triết học là sự truy tìm bản chất, là sự thấu hiểu căn nguyên của sự vật, sự việc.+ Ấn Độ: triết học là con đường suy ngẫm dẫn dắt đến lẽ phải, đến những chân lý siêu nhiên (darshana).+ Hi Lạp: triết học là sự ham hiểu biết, yêu thích sự thông thái (philosophia). Triết học như “Người mẹ” của các ngành khoa học.Như vậy, quan niệm truyền thống dù là ở phương Tây hay phương Đông đều coi triết học là đỉnh cao của lý trí hay nói đúng hơn nó là môn học về lý trí, giúp con người nâng cao và sử dụng lý trí một cách hiệu quả để hiểu thấu bản chất của vạn vật và hành động đúng đắn trong thế giới. - Thời Trung cổ:+ Xuất hiện các triết lý của các cha cố về niềm tin tôn giáo. + Xây dựng các triết học kinh viện phục vụ cho thần học của Nhà thờ.Như thế, vào thời kỳ này bằng những tín ngưỡng giáo điều, triết học dường như đánh mất bản chất đúng đắn của mình, nói đúng hơn đây là thời kỳ mà lý trí bị hạ thấp nhường chỗ cho lòng tin, thủ tiêu khoa học, mà trước hết là khoa học tự nhiên để rộng đường phát triển thần học.- Thời Phục hưng – Cận đại:+ Khôi phục quan niệm coi triết học như “Người mẹ” của các ngành khoa học.+ Xây dựng quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoa học”. 3Vào thời kỳ này, do đáp ứng được nhu cầu của thời đại nên chủ nghĩa duy vật sớm hồi phục và nhanh chóng phát triển. Vì vậy, quan niệm coi triết học như “ Người mẹ” của các ngành khoa học xuất hiện vào thời cổ đại, bị quên lãng vào thời trung cổ nay được khôi phục và phát triển mạnh mẽ.- Thời hiện đại.+ Khủng hoảng quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoa học” dẫn đến hệ quả tất yếu là phải xây dựng “triết học của khoa học” và các dòng triết học khác.+ Giữa thế kỷ XIX đến đầu thể kỷ XX triết học Mác ra đời, nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới và đoạn tuyệt hẳn với quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoa học”. + Trong những thập niên của thế kỷ XX xuất hiện những trào lưu triết học khác nhau hướng đến giải quyết những vấn đề không giống nhau.Nhận xét: trong các thời đại lịch sử khác nhau nổi lên các vấn đề thời đại khác nhau và chúng được giải quyết bởi các giai cấp, tầng lớp không như nhau, do vậy đã tạo nên đối tượng nghiên cứu của triết học khác nhau. Tuy nhiên, dù quan điểm thế nào thì nó vẫn có điểm chung. Đó là, tất cả các hệ thống triết học là hệ thống tri thức có tính trừu tượng và tính khái quát cao, xem xét thế giới trong tính chỉnh thể của nó, cố tìm ra nền tảng, bản chất chung chi phối vạn vật trong thế giới chỉnh thể. Do đó, ta có thể xem triết học như: là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Triết học thể hiện dưới dạng một hệ thống các phạm trù, do các nhà tư tưởng xây dựng nên nhằm giải quyết những vấn đề do thời đại đặt ra, dựa trên lợi ích của một giai cấp/tầng lớp nào đó nhất định. 2. Chức năng của triết học.Triết học có rất nhiều chức năng khác nhau, chẳng hạn như: chức năng nhận thức, chức năng đánh giá, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng đạo đức, nhưng cơ bản và quan trọng nhất chính là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận. Chức năng thế giới quan.Triết học là hệ thống lý luận chung nhất về thế giới, là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người (sống ở một thời đại nào đó, thuộc về một giai tầng nào đó) về thế giới xung quanh, về bản 4thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Nó được hình thành, phát triển trong quá trình sinh sống, thế giới quan giúp con người nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức bản thân mình, từ đó xác định thái độ, cách thức hoạt động và sinh sống của mình.Thế giới quan thống nhất trong mình vũ trụ quan, ý thức hệ và nhân sinh quan của con người; trãi rộng trên các cấp độ và phương diện nhận thức. Giúp con người có cái nhìn toàn diện về thế giới, về vũ trụ, về các vấn đề xã hội, giai cấp, đến những vấn đề mang tính trừu tượng khá cao như hạnh phúc-khổ đau, sự sống-cái chết, số phận,… Chủ nghĩa duy vật (CNDV) và chủ nghĩa duy tâm (CNDT) là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau: thế giới quan duy vật, khoa học và thế giới quan duy tâm, tôn giáo. CNDV là thế giới quan của giai cấp, lực lượng xã hội tiến bộ, cách mạng, góp phần tích cực váo cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội. Trong khi đó, CNDT được sử dụng làm công cụ biện hộ về lý luận cho giai cấp thống trị lỗi thời, lạc hậu, phản động. Chức năng phương pháp luận.Phương pháp luận là học thuyết (lý luận) về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn.Dựa theo phạm vi áp dụng, phương pháp luận (PPL) được chia thành: PPL bộ môn (PPL của khoa học chuyên ngành giúp giải quyết các vấn đề cụ thể của từng ngành khoa học), PPL chung ( PPL của khoa học liên ngành giúp giải quyết các vấn đề chung của một nhóm ngành khoa học), PPL phổ biến ( PPL triết học – cơ sở để xây dựng PPL bộ môn và PPL chung). Theo đó, triết học là là phương pháp luận phổ biến, tức là nó xây dựng các phương pháp chung nhất hướng dẫn hoạt động nhận thức (lý giải thế giới) và hoạt động thực tiễn (cải tạo thế giới), mà trong đó phép biện chứng duy vật làm nòng cốt.Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật trong triết học Mác ra đời như một tất yếu của lịch sử, nó soi rọi những khoảng tối mà khoa học đã rơi vào và chưa thấy đường ra, vì thế mà nó đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận thật sự khoa học trong nhận thức và thực tiễn hiện nay nói chung và khoa học nói riêng. 5II. KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC VÀ PHÂN LOẠI CƠ BẢN.1. Khái niệm: Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, định luật mới,…về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức, học thuyết hay định luật mới này chưa từng có hoặc đã có rồi nhưng chúng tốt hơn, phản ánh đúng và toàn diện hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp.Như thế, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển dựa trên cơ sở thực tiễn xã hội. Do đó, tri thức khoa học không chỉ là sự phản ánh thế giới hiện thực, mà còn được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Hệ thống tri thức bao gồm hai hệ thống: tri thức kinh nghiệm và tri tức khoa học.- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học như : triết học, sử học, kinh tế học, chính trị học, toán học, vật lý học,… 2. Phân loại cơ bản.Các lĩnh vực khoa học thường được chia thành hai nhóm chính: khoa học tự nhiên, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên (chủ yếu là vật lý học, hóa học, sinh học, thiên văn…) và khoa học xã hội, nghiên cứu hành vi con người và xã hội ( bao gồm những lĩnh vực như tâm lý học, nhân chủng học, xã hội học, kinh tế học, lịch sử…). Những nhóm chính là khoa học thực nghiệm, trong đó kiến thức phải được dựa trên những 6hiện tượng quan sát được và có khả năng được thử nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó bởi các nhà nghiên cứu khác nhau làm việc trong cùng điều kiện. Ngoài ra còn có các ngành liên quan được nhóm lại thành các khoa học liên ngành và khoa học ứng dụng, chẳng hạn như khoa học kỹ thuật và khoa học sức khỏe. Các thể loại khoa học này có thể bao gồm các yếu tố của các ngành khoa học khác nhưng thường có thuật ngữ và cơ quan chuyên môn riêng ( như các ngành Hóa-Sinh, Hóa-Lý, Cơ-Điện Tử, Toán-Cơ, Toán-Tin…).III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.1. Triết học và khoa học trước Mác.Chúng ta đều biết triết học Mác ngày nay đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận trong nhận thức và thực tiễn, mặt khác nó ra đời như một tất yếu lịch sử để tổng kết và phát triển tri thức nhân loại nói chung, đồng thời tổng kết, đánh giá và vạch ra phương hướng cho quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể nói riêng. Do đó, đứng trên lập trường CNDV và phép biện chứng duy vật chúng ta sẽ xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa triết học và khoa học qua các thời kỳ, và do triết học phương Tây ảnh hưởng lớn nhất đến sự thay đổi của khoa học nên ta chủ yếu lấy bối cảnh phương Tây để phân tích. Vào thời cổ đại: Triết học bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực, các nhà triết học đồng thời cũng là các nhà khoa học. Thời kỳ này, trong xã hội chiếm hữu nô lệ, khoa học chưa có khái niệm cụ thể, điều kiện lịch sử thời kỳ này còn sơ khai, thiếu thốn cho nên các nhà triết học thời kỳ này chủ yếu đi lý giải thế giới tự nhiên chủ yếu theo trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. Tuy nhiên, nếu xét theo tính thời đại thì thời kỳ này xem triết học là “ Người mẹ” của các ngành khoa học thì có thể chấp nhận được, biết rằng ngày nay thì nó bị đoạn tuyệt hoàn toàn bởi triết học Mác. Triết học thời kỳ này đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, nó không chỉ gắn liền với sự hình thành và phát triển tư duy lý luận nói chung mà còn đặt nền móng cho sự phát triển về sau cho chính mình và cho các ngành khoa học (cả khoa học tự nhiên và xã hội). Nổi bật nhất trong thời kỳ kỳ này là phép biện chứng chất phát, là mầm mống cho tư duy biện chứng, tuy nhiên nó còn ngây thơ, chất phác vì nó chưa có phạm trù, nguyên lý, quy luật. Mặc dù phương pháp biện chứng này đã cho thấy sự liên hệ, sự vận động, sự phát triển của sự vật nhưng chưa làm rõ, cái gì đang liên hệ cũng như những quy luật nội tại của sự vận động và phát triển, tại sao sự 7vật lại phát triển, khoa học bước đầu cũng chỉ đi lý giải thế giới thông qua tư duy cảm tính, và vì thế mà triết học và khoa học được xem như nhau và được gọi chung là triết học tự nhiên (là hình thức cơ bản của CNDV thời Cổ đại). Triết học thời Cổ đại được Ph.Ăngghen nhận xét: “Trước nhất chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ và những sự tác động qua lại trong đó không có cái gì là đứng nguyên, không thay đồi mà tất cả đều vận động, biến đổi, phát sinh và mất đi”. Tiêu biểu cho thời kỳ này có: trường phái Milê (coi bản chất duy nhất, bản nguyên của thế giới là một vật thể xác định); trường phái thể hiện rõ tư tưởng biện chứng chất phác là trường phái Hêraclít (xem xét sự vật trong mối liên hệ, trong sự vận động, phát triển để nhận thức được lôgốt của sự vật); trường phái nguyên tử luận Lơxíp-Đêmôcrít, trong đó Đêmôcrít là nhà triết học duy vật vĩ đại nhất của dòng triết học Hy Lạp cổ đại (thừa nhận tính tất nhiên và ngẫu nhiên chi phối vạn vật trong thế giới). Thời Trung đại: triết học phương Tây thời kỳ này là triết học thần học, bởi vì xã hội lúc này bị thống trị bởi Nhà thờ thiên chúa giáo, không những về mặt kinh tế mà cả về chính trị, tinh thần và cùng với chế độ phong kiến thì Thiên chúa giáo được coi như là công cụ để duy trì quyền lực cho giai cấp thống trị (chúa đất hay các lãnh chúa phong kiến). Vì thế, thế giới quan thần học bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống. Như vậy, thay vì tiếp tục phát triển trên trường phái duy vật tuy còn sơ khai nhưng chứa trong mình điều đúng đắng thì con người lại rơi vào duy tâm thần thánh, mà đã duy tâm thần thánh thì lý trí con người chỉ mê muội trong niềm tin tôn giáo, xa rời hiện thực. Khoa học cũng không thoát khỏi tư tưởng thần học, vì thế khoa học vào thời này cũng không có bước phát triển gì gọi là đặc sắc, cơ bản là những sáng chế phục vụ cho cuộc đấu tranh tranh giành địa vị, lãnh thổ, thuộc địa như thuốc súng, la bàn, máy in; những tri thức mới không thể chống lại thế lực Nhà thờ thiên chúa giáo, cho nên khoa học thực sự không ảnh hưởng nhiều đến triết học. Tuy nhiên, nếu vẫn tồn tại khoa học thì bản tính thế giới vẫn luôn là câu hỏi không bao giờ dừng. Triết học thời trung đại được coi là một bước lùi so với thời cổ đại và khoa học cũng không thể phát triển nếu bản chất của sự vật, hiện tượng không được hiểu đúng khi bị chi phối bởi kinh viện, giáo điều. Tiêu biểu cho thời kỳ này có Rôgiê Bêcơn (cuối thời trung đại): đề xướng khoa học thực nghiệm và triết học mới phải là siêu hình học, và nhiều trường phái khác chống lại triết học kinh viện nhưng không thành công nhưng 8tư tưởng của ông vẫn còn ảnh hưởng đến các thời kỳ sau. Và vào gần cuối thời trung đại thì khoa học bắt đầu manh nha phát triển, báo hiệu thời kỳ sụp đổ của triết học kinh viện, giáo điều, hữu thần.  Thời Phục hưng - cận đại: Nói chung, đây là thời kỳ mà khoa học bắt đầu phát triển mạnh mẽ, mà trước hết là khoa học tự nhiên, nó hình thành dần trong lòng triết học tự nhiên dưới sự thúc đẩy trực tiếp của thực tiễn sản xuất tư bản chủ nghĩa vừa mới ra đời. Một số ngành khoa học tự nhiên đi tiên phong như cơ học, toán học tách ra khỏi triết học tự nhiên. Cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, quá trình này diễn ra mạnh mẽ làm ra đời nhiều ngành khoa học tự nhiên có đối tượng, phương pháp nghiên cứu và hình thức diễn đạt riêng, trong đó phương pháp thực nghiệm và hình thức diễn đạt toán học chiếm ưu thế. Các ngành khoa học mới được xây dựng trên những nền tảng kinh nghiệm, tích lũy nhiều tri thức, xác lập dần những cơ sở lý luận chặt chẽ, và được khái quát bằng công thức toán học chính xác. Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết học duy vật, vận dụng nó để chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần học thời Trung đại. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện. Cuối cùng, sự chuyên chính của giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện Trung đại đã không ngăn được sự phát triển bước đầu của khoa học thực nghiệm và triết học duy vật – tiền đề cho những thành tựu mới và những đặc điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp theo.Thời kỳ cận đại là thời kỳ phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới. Khác với thời kì Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến. Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ ra và thành công: Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI ; Cách mạng tư sản Anh (1642-1648); Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794). Đây cũng là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu. Nó tạo đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển. Đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự 9nhiên – thực nghiệm. Đặc trưng ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận động thì chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình.Chính những điều kiện kinh tế – chính trị và khoa học tự nhiên thời cận đại đã quy định những đặc trưng về mặt triết học thời kỳ này:Thứ nhất, đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần luận.Thứ hai, chủ nghĩa duy vật thời kỳ này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy triết học và khoa học.Thứ ba, đây là thời kỳ xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử.Những đặc điểm ấy thể hiện rõ nét trong quan niệm của một số triết gia, điển hình như B.Xpinôda, Ph.Bêcơn. T.Hôpxơ, R.Đêcactơ, G.Lamettri, Đ.Điđơrô, P.Hônbách, G.G.Rutxô.Thứ tư, trước sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng duy vật vô thần của thời cận đại, chủ nghĩa duy tâm và thần học buộc phải có những cải cách nhất định. Nhu cầu ấy được phản ánh đặc biệt trong triết học duy tâm chủ quan của nhà triết học thần học người Anh G.Beccơli.Thứ năm, vào cuối thời cận đại chủ nghĩa duy vật siêu hình – máy móc lại bộc lộ những nhược điểm yếu kém của mình trong quá trình phát triển tư duy lý luận, theo đó quan điểm triết học là “ khoa học của mọi khoa học” không còn phù hợp nữa, vì vậy mà phép biện chứng duy tâm đã ra đời thay thế, mà đại biểu xuất xắc cho trào lưu này là Hêghen. Có thể nói thành quả lớn nhất của triết học Hêghen là phép biện chứng, tuy phép biện chứng bị thần bí hoá, nhưng Hêghen vẫn là “người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng” (Mác) và nó cũng là nền tảng cơ bản để xây dựng triết học Mác sau này. Kể từ đây, khoa học lại có bước phát triển vượt bậc, vượt xa trí tưởng tượng của con người.2. Triết học và khoa học sau Mác.10Triết học phương Tây hiện đại đã hình thành ở các nước phương Tây từ giữa thế kỷ XIX và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Nó phản ánh hiện thực cuộc sống đầy sôi động và vô cùng phức tạp của xã hội phương Tây tư bản chủ nghĩa trong quá trình chuyển mình từ giai đoạn tiền đế quốc chủ nghĩa sang đế quốc chủ nghĩa, mà trước hết là phản ánh cuộc đấu tranh tư tưởng ngày càng quyết liệt giữa giai cấp vô sản – giai cấp ngày càng nhận thức rõ vai trò, sứ mạng lịch sử của mình, với giai cấp tư sản – giai cấp ngày càng trở nên lỗi thời, thâm hiểm, phản động. Giai cấp tư sản nắm trong tay tư liệu sản xuất, cho nên nó không ngừng thúc đẩy khoa học phát triển để phục vụ cho giai cấp mình, theo đó là sự xuất hiện của triết học mới để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Vì vậy, triết học phương Tây hiện đại bao gồm hai dòng triết học xung đột mãnh liệt với nhau, đó là triết học Mác – cở sở thế giới quan, phương pháp luận, ý thức hệ của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động tiến bộ đang đấu tranh đòi cải tạo xã hội tư bản chủ nghĩa nhằm xây dựng chủ nghĩa cộng sản; và triết học phương Tây ngoài Mácxít hiện đại bao gồm nhiều trào lưu, khuynh hướng, trường phái,….rất đa dạng, tuy nhiên chúng ít nhiều xuất phát từ lợi ích của giai cấp tư sản, từ truyền thống của các dân tộc Phương Tây hiện đại. Nhưng cho dù là triết học có đi theo chiều hướng nào đi nữa thì cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học thì các hình thái ý thức xã hội sẽ dần dần bộc lộc bản chất của nó, trường phái nào, quan điểm nào đáp ứng được nhu cầu của thời đại sẽ được trọng dụng, và nếu nó còn mang tính phù hợp sẽ được kế thừa và phát triển, ngược lại sẽ bị từ bỏ dần dần, tất nhiên xã hội có rất nhiều mặt cho nên để loại bỏ một cái gì đó đã tồn tại rất lâu rồi nhất là đời sống tinh thần của con người thì là một điều không dễ dàng (ví dụ: tín ngưỡng, duy tâm tôn giáo, thần học…).Vào giữa thế kỷ XIX khoa học đã đạt được những thành tựu nổi bật về khoa học tự nhiên. Vào những năm 30, Svan và Slâyđen xây dựng học thuyết tế bào cho phép khẳng định: tế bào là cơ sở vật chất thống nhất của mọi sinh thể(thực vật và động vật), tức thống nhất toàn bộ quá trình lịch sử của sự sống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Vào những năm 40, R.Maye và P.P.Giulơ đã phát hiện ra định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, cho phép khẳng định: năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Bản chất của sự sống là một quá trình phát triển biểu hiện tính thống nhất, tính liên hệ của 11thế giới tự nhiên. Năm 1859, Đácuyn đã xây dựng học thuyết tiến hóa cho phép khẳng định: quá trình vận động, biến đổi từ thấp đến cao của động vật và thực vật, thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, từ đó phủ nhận vai trò sáng thế của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo. Những thành tựu này đã làm lung lay tận gốc các quan niệm duy tâm, siêu hình về nhận thức giới tự nhiên; đồng thời khẳng định các tư tưởng nền tảng (nguyên lý) của phép biện chứng duy vật (hay CNDV biện chứng) về mọi sự tồn tại (thống nhất vật chất, liên hệ phổ biến, vận động, phát triển). Khoa học tự nhiên mang tính chất lý luận trong thời kỳ này đã tạo tiền đề cho Mác hình thành học thuyết của mình, ngược lại, với những khái quát của triết học Mác đã đặt cơ sở về thế giới quan và phương pháp luận cho các lĩnh vực khoa học cụ thể trong việc nhận thức thế giới khách quan.Đỉnh cao triết học Mác đó là triết học Mác-Lênin với những kế thừa và phát triển dựa trên học thuyết Mác của Lênin để dễ vận dụng cho phù hợp với tình hình của mỗi đất nước; ngày nay, không những khoa học tự nhiên, mà cả khoa học xã hội và nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội cũng nghiên cứu và vận dụng triết học Mác-Lênin. Mặc dù xã hội thế kỷ XXI thực sự không còn mang tính giai cấp như xưa nữa, nhưng xung đột chính trị đặc biệt là giữa hai chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đã ít nhiều tác động đến các thành phần tư bản đi theo một xu thế mới, tức là chống lại triết học Mác. Tuy nhiên, phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác có thể xem là một công cụ cho mọi ngành khoa học cho đến hiện nay, và ngày nay nhiều ngành khoa học cụ thể đã nghiên cứu và vận dụng trong quá trình nghiên cứu khoa học của mình. Và một thực tế là việc áp dụng phép biện chứng duy vật có thể diễn ra một cách tự giác, cũng có thể diễn ra một cách tự phát. Ví như: Từ hiện tượng năng lượng tách ra từ Ra, những người theo chủ nghĩa Makhơ và thuyết duy năng ở cuối thế kỷ XIX đã rút ra kết luận: chủ nghĩa duy vật đã bị phá sản. Do đó, họ cho rằng không cần tìm đại biểu vật chất của các thuộc tính phóng xạ. Nhưng M. Curie – nhà khoa học thiên tài người Pháp lại đặt vấn đề ngược lại: Khả năng phát ra các tia phóng xạ gắn liền với cái gì? Với trạng thái vật lý tạm thời của vật thể như sự điện phân hay đó là một thuộc tính cơ bản của các nguyên tử thuộc loại vật chất đặc biệt? Nếu nó gắn liền với trạng thái vật lý tạm thời của vật thể thì trong trường hợp đó việc tìm kiếm các nguyên tố phóng xạ sẽ là vô nghĩa. Nhưng nếu đó là một thuộc tính 12cơ bản của các nguyên tử thuộc loại vật chất đặc biệt thì trong khi đó các phóng xạ (vận động), cần tìm đại biểu vật chất của nó. Qua đây chúng ta thấy, với những người theo chủ nghĩa Makhơ và thuyết duy năng, những kết luận của họ chỉ đi tới sự kìm hãm của phát minh khoa học, phản khoa học. Còn với M. Curie, việc áp dụng phép biện chứng một cách tự phát nhưng lại đi tới phát minh khoa học.Và điển hình trong thời hiện đại là khủng hoảng khoa học về lý luận, phương pháp, kiểu mẫu mực hiện hành bị nghi ngờ (Ví dụ về hiện tượng hạt Higgs có cơ sở để phá bỏ học thuyết của Anhxtanh)…nhất là trong lĩnh vực vật lý học, thì vấn đề khoa học lại trở thành vấn đề của triết học. Như Lênin đã từng nhận xét: “Vật lý học hiện đại đang và sẽ đi, nhưng nó đi tới phương pháp duy nhất đúng, đi tới triết học duy nhất đúng của khoa học tự nhiên, không phải bằng con đường thẳng, mà bằng con đường khúc khuỷu, không phải tự giác mà tự phát, không nhìn thấy rõ “mục đích cuối cùng” của mình, mà đi đến mục đích đó một cách mò mẫm, ngập ngừng và thậm chí đôi khi giật lùi nữa. Vật lý học hiện đại đang nằm trên giường đẻ. Nó đang đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. Một cuộc sinh đẻ đau đớn. Kèm theo sinh vật sống và có sức sống, không tránh khỏi một vài sản phẩm chết, một vài thứ cặn bả nào đó phải vứt vào sọt rác. Toàn bộ chủ nghĩa duy tâm vật lý học, toàn bộ triết học kinh nghiệm phê phán, cũng như thuyết kinh nghiệm tượng trưng, v.v… đều thuộc những thứ cặn bả phải vứt bỏ đi ấy”.Nhiều nhà triết học ngoài triết học Mác tiêu biểu như: K.Popper (trào lưu triết học – chủ nghĩa phản chứng), T.Kuhn (chủ nghĩa lịch sử), có ảnh hưởng nhất định đến những lĩnh vực cụ thể, nhưng không tránh khỏi những hạn chế. Nhưng tại sao ta lại nhìn thấy được những hạn chế đó? Có nhiều câu trả lời, nhưng điều mà ai cũng thấy được đó là nhờ sự phát triển của khoa học. Vì vậy, sự phát triển thực tiễn cùng với sự phát triển của triết học duy vật biện chứng và các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành đã làm phá sản tham vọng của loại triết học muốn đóng vai trò “khoa học của các khoa học”.Tóm lại:Trước Mác, thực tiễn thường bị loại ra khỏi phạm vi triết học, hoặc được xem là hoạt động tinh thần “thần bí” Hêghen. Vì vậy, vai trò của triết học được giới hạn chỉ trong phạm vi giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau. Việc đưa thực tiễn, mà 13trước hết là thành tựu của các ngành khoa học vào triết học Mác với tư cách là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý đã làm cho lý luận triết học thống nhất với thực tiễn cách mạng. Do vậy, triết học Mác không chỉ giải thích đúng đắn thế giới mà còn có vai trò cải tạo thế giới. Có thể nói, cơ sở khoa học của lý luận triết học Mác chính là thành tựu của các ngành khoa học, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học của các ngành khoa học chính là bản thân triết học Mác. Vì thế, một khẳng định luôn đúng là triết học và khoa học luôn hỗ trợ cho nhau cùng với sự phát triển của bản thân mỗi lĩnh vực và thế giới thực tại. Nhìn chung, khoa học và triết học có mối quan hệ cơ bản như sau:- Triết học và khoa học đều là những hình thái đặc thù của nhận thức khoa học, đều là những hình thái ý thức xã hội.- Triết học và khoa học đều có chung một nguồn gốc, một xuất phát điểm, tức là đều ra đời và phát triển dựa trên cơ sở của đời sống vật chất – kinh tế xã hội.- Triết học và khoa học đều có đối tượng nghiên cứu về cơ bản là phù hợp nhau, đó là tự nhiên – xã hội – tư duy. Nếu như triết học cho chúng ta một cái nhìn tổng thể, bao quát về tự nhiên, xã hội, tư duy, nghĩa là một thế giới quan, một nhân sinh quan chung nhất thì khoa học đi sâu vào nghiên cứu chi tiết đối tượng, nghĩa là đi sâu vào nghiên cứu các hình thái vận động cơ bản từ của vật chất từ vật thể cho đến tư duy.- Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của triết học là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình đã giữ vai trò là phương pháp luận chung cho khoa học, nhất là phương pháp biện chứng (bởi vì phương pháp siêu hình vẫn còn áp dụng ở một vài trường hợp cá biệt, nhỏ lẽ, nhưng nhìn về tổng thể thì nó không còn phù hợp nữa). Đến lượt mình, các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp quan sát, mô tả, phân tích, thực nghiệm, hệ thống cấu trúc, lại có ảnh hưởng mạnh đến mẽ đến phương pháp tư duy triết học.- Mục đích và nhiệm vụ của triết học như Mác đã nói: “triết học không chỉ là giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới”. Còn khoa học là vạch ra các quy luật và áp dụng chúng vào hoạt động thực tiễn nhằm phục vụ lợi ích của con người. Như vậy, cả triết học và khoa học đều là công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của con người.Nhìn về cục diện trong toàn bộ quá trình lịch sử hình thành và phát triển, triết học và khoa học nói chung và khoa học tự nhiên nói riêng luôn có mối quan hệ khăng khít, nương tựa, thức đẩy lẫn nhau. Khoa học nói chung, đặc biệt là khoa học tự nhiên bằng sự nghiên cứu toàn diện, đầy đủ, sâu sắc, chi tiết các hình thái vận động cơ bản của 14thế giới vật chất đã cung cấp cho triết học những tài liệu nhận thức về tự nhiên, xã hội, tư duy – đó chính là cơ sở vững chắc nhất, đáng tin cậy nhất để khẳng định nguyên lý của triết học. Ngược lại, triết học cũng cung cấp cho khoa học các phương pháp nghiên cứu chung, những khái niệm, những phạm trù, những hình thái tư duy logic, và một cái nhìn tổng thể, bao quát về thế giới.KẾT LUẬN Ph.Ăngghen đã viết: “Những nhà khoa học tự nhiên tưởng rằng họ thoát khỏi triết học bằng cách không để ý đến hoặc phỉ báng nó. Nhưng vì không có tư duy thì họ không thể tiến lên được một bước nào… Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất. Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối. vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó”. Cùng với những phân tích ở trên thì chúng ta có thể khẳng định mối quan hệ giữa triết học và khoa học là mối quan hệ nội tại, từ nguồn gốc đến bản chất; từ đối tượng, phương pháp nghiên cứu đến nhiệm vụ, chức năng; từ thế giới quan đến phương pháp luận. Triết học rất cần đến khoa học, đặc biệt là những thành tựu của khoa học tự nhiên và ngược lại khoa học cũng rất cần đến triết học. Điều này cũng đươc Ph.Ăngghen khẳng định: “Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên thì 15chủ nghĩa duy vật lại phải thay đổi hình thức của nó”, hay như Anhxtanh đã nói: “Các kết quả nghiên cứu khoa học thường gây nên những sự thay đổi trong các quan điểm triết học đối với những vấn đề vượt ra ngoài phạm vi của những lĩnh vực rất hạn chế của bản thân khoa học”, tức là không thể xem xét sự phát triển của khoa học tách rời khỏi sự phát triển của triết học, mà hai quá trình này diễn ra song hành với nhau, tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về thế giới.Nói riêng về triết học Mác mà cơ bản là phép biện chứng duy vật thì: Khoa học hiện đại ngày càng chứng tỏ mối liên hệ mật thiết giữa nó với triết học duy vật biện chứng, chứ không phải với chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình. Tuy vậy, vẫn có một số ít những nhà khoa học, do không nắm vững phép biện chứng, còn chịu ảnh hưởng của các trào lưu triết học sai lầm, nên thường giải thích những thành tựu mới nhất của khoa học trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm và đưa khoa học tự nhiên đi lệch sang phía chủ nghĩa duy tâm. Đây chính là lực cản của sự phát triển khoa học. Tuy nhiên, cần tránh tư tưởng tuyệt đối hóa kể cả triết học lẫn trong khoa học, mà luôn cần kết hợp với thực tiễn để có sự phát triển phù hợp.16TÀI LIỆU THAM KHẢO1. TS. Bùi Văn Mưa (chủ biên), TS. Trần Nguyên Ký, PGS TS. Lê Thanh Sinh, TS. Nguyễn Ngọc Thu, TS. Bùi Bá Linh, TS. Bùi Xuân Thanh (2010), Đại cương về lịch sử triết học, TP.HCM: Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM (Lưu hành nội bộ).2. Bùi Văn Mưa (2008), Triết học và Bức tranh Vật lý học về thế giới, TP.HCM: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh. 3. PGS TS Nguyễn Thế Nghĩa (2007), Những chuyên đề triết học, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học – Xã hội.4. Phạm Thị Ngọc Trầm (2003), Khoa học công nghệ với nhận thức biến đổi thế giới và con người – Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học _ Xã Hội.5. Thomas Kuhn (2008), Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học, Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.6. Werner Heisenberg (2009), Vật lý và Triết học, Hà Nội: Nxb Tri thức.Một số website tham khảo:1. khoahoc.com.vn2. phuctriethoc.com.vn3. tusach.thuvienkhoahoc.com4. vientriethoc.com.vnMỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2I . KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC 2 1. Triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của nó 22. Chức năng của triết học 3II. KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC VÀ PHÂN LOẠI CƠ BẢN 51. Khái niệm 52. Phân loại cơ bản 5III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC 61. Triết học và khoa học trước Mác 62. Triết học và khoa học sau Mác 10KẾT LUẬN 15