Mỏi cơ nửa thân người sau khi tập luyện

Bất kỳ cảm giác đau nhức nào khi đang tập luyện đều là do sự thay đổi nồng độ pH trong cơ gây ra, MSN dẫn lời tiến sĩ Tedd Keating, chuyên gia sức khỏe vận động tại Đại học Manhattan (Mỹ).

Mỏi cơ nửa thân người sau khi tập luyện

tin liên quan

Phụ gia axit benzoic: Sao Nhật không cho mà Việt Nam vẫn dùng?

Tuy nhiên, tình trạng đau nhức này chỉ là tạm thời. Nếu sau khi tập luyện mà về nhà vẫn còn đau thì đó hiện tượng đau nhức cơ bắp bị trì hoãn khởi phát. Nó cũng chỉ xuất hiện vài ngày rồi sẽ hết.

Tập luyện thể thao giúp chúng ta phát triển dây thần kinh ở những vùng cơ thể thường xuyên vận động.

Khi chúng ta nâng tạ hoặc chơi thể thao, cơ bắp sẽ tiết ra các chất là tăng tốc độ phát triển của các dây thần kinh, huấn luyện viên cá nhân người Mỹ Ladder Stan Dutton giải thích.

Vấn đề mọi người thường thắc mắc là bị đau cơ thì có nên tiếp tục tập luyện hay không.

Câu trả lời là hoàn toàn có thể quay trở lại tập luyện, chỉ cần cho phép cơ bắp được nghỉ ngơi và phục hồi đúng cách, tiến sĩ Keating cho biết.

\n

Mỏi cơ nửa thân người sau khi tập luyện

tin liên quan

Khi nào bị tê chân, tay là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng?

Nếu các bài tập, động tác bạn thực hiện ảnh hưởng nhiều lên vùng bị đau thì hãy chuyển trọng tâm tập bài tập sang các nhóm cơ khác.

Ví dụ nếu đang bị đau ở nhóm cơ tay, ngực thì hãy chuyển sang tập nhóm cơ chân. Qua thời gian, những cơ sẽ thích nghi với cường độ tập mới và sẽ không bị đau nữa, ông nói thêm.

Nếu tình trạng đau cơ kéo dài và không thuyển giảm gì trong 72 giờ thì hãy đi khám bác sĩ. Trong trường hợp nghiêm trọng, cơn đau này là do các mô cơ, xương đã bị phá hủy hoặc do tiêu cơ vân.

Đặc biệt, tiêu cơ vân rất nguy hiểm, có thể gây suy thận nếu không được điều trị kịp thời. Dấu hiệu đặc trưng của tiêu cơ vân là đau cơ kèm theo nước tiểu sẫm màu, theo MSN.

Khi tập gym, nhiều bạn thường quá “tham lam” với mong muốn có được kết quả nhanh nên thường dành thời gian lao đầu vào tập luyện nhiều hơn. Nhưng nếu bạn thấy cơ thế bị đau nhức, mệt mỏi thì bạn đã tập quá sức và bạn nên xem lại phương pháp tập luyện của mình nhé.

Nguyên nhân gây đau nhức cơ khi tập gym

Mỏi cơ nửa thân người sau khi tập luyện

Triệu chứng đau cơ này diễn ra từ 6 – 8 tiếng sau khi tập gym, và đạt đỉnh điểm vào khoảng thời gian từ 24 – 48 tiếng sau vận động. Triệu chứng này sẽ giảm bớt sau 72 tiếng đồng hồ. Nhưng cũng phụ thuộc vào thể trạng cơ thể mỗi người. Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng cơ bắp quá tải và bị đau nhức có thể kể tới gồm:

Cơ bị co giãn lệch tâm khiến sự phân bố tải trọng trên cơ bắp của bạn không đồng đều và tăng cao. Bạn thường phải trải qua trình trạng đau cơ muộn khi mới tập luyện, chẳng hạn như mới tập gym, mới tăng cường độ tập hay tăng khối lượng của bài tập.

Cơ thể đang tập thích nghi với sự thay đổi đó, cơ bắp chuẩn bị để bạn có thể tập lại hoạt động đó lần sau. Đây là nguyên nhân tại sao vào ngày thứ nhất khi bạn tới phòng gym, sau khi thực hiện động tác lunges hoặc squat với tạ nặng từ 4,5 – 7 kg thì bị đau một cách vô cùng khó chịu vào ngày hôm sau. Nhưng nếu bạn tiếp tục tập vào các ngày tiếp theo thì bạn sẽ không còn bị đau nữa.

Trong khi tất cả các loại co thắt cơ bắp đều có thể gây đau nhức, thì hiện tượng kéo dài cơ lại thường dẫn đến DOMS (đau nhức cơ bắp bị khởi phát trì hoãn). Điều này bao gồm các chuyển động như chạy xuống dốc, hạ thấp cơ thể để squat hoặc tư thế chống đẩy. Cũng có một số bằng chứng cho thấy các bài tập tập cho phần thân tên tạo ra đau nhức hơn các bài tập cho phần thân dưới.

Đôi khi có thể xuất hiện nhiều biểu hiện khác nhưng cơ cảm thấy khó chịu là biểu hiện thường thấy nhất của chứng DOMS. Việc này gây khó khăn và làm giảm phạm vi chuyển động bình thường của các khớp, sưng và đau cục bộ, và làm giảm sức mạnh cơ bắp. Các triệu chứng này xuất hiện từ từ sau khi tập luyện (đừng nhầm lẫn với những cơn đau đến từ chấn thương có thể xảy ra trong quá trình tập luyện).

Các dấu hiệu của tình trạng đau cơ

Mỏi cơ nửa thân người sau khi tập luyện

Cơn đau nhức kéo dài: Nếu cơ thể chỉ bị đau một chút sau khi tập luyện thì là điều hết sức bình thường và sẽ khỏi sau khoảng 1, 2 ngày. Tuy nhiên nếu cơ và khớp xương vẫn bị đau kéo dài thì đây sẽ là dấu hiệu tổn thương của cơ thể bạn nên hết sức thận trọng nhé. 

Khó khăn trong luyện tập: Nếu bạn chật vật với các động tác mà bạn đã từng rất dễ dàng thực hiện trước đó thì bạn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến huấn luyện viên về việc tập luyện của mình.

Nhịp tim tăng nhanh: Nhịp tim tăng trong lúc tập luyện là điều hết sức bình thường. Nhưng nếu nhịp tim tăng cao ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi thì đây là một dấu hiệu cần hết sức lưu ý. Nhiều người từng lạm dung trong việc tập luyện thì đều thấy rằng phải sau khi tập luyện lâu thì nhịp tim mới có thể trở lại được bình thường.

Mất ngủ và chán ăn: Việc tập quá sức sẽ khiến cảm giác thèm ăn của bạn bị giảm đi và gây khó ngủ, đặc biệt là những trường hợp tập trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ.

Cảm cúm: Cơ thể mệt mỏi, đau nhức cũng khiến hệ miễn dịch bị yếu đi. Do đó nguy cơ mắc cơ cảm cúm cũng như các bệnh nhiễm khuẩn khác sẽ cao hơn. Bạn cũng dễ bị cơn đau đầu gây khó chịu.

Sụt cân nhanh: Việc thiếu năng lượng,suy nhược cơ thể và sụt cân không rõ nguyên nhân cũng là triệu chứng nghiêm trọng, cần theo dõi và có cách khắc phục kịp thời.

Cách khắc phục tình trạng đau nhức cơ

Mỏi cơ nửa thân người sau khi tập luyện

Tham khảo ý kiến huấn luyện viên: Nếu bạn mới tập gym, bạn nên có huấn luyện viên riêng vì họ là những người có chuyên môn, kinh nghiệm sẽ hiểu rõ cơ thể bạn và cho bạn những lời khuyên tốt nhất.

Cân bằng lại chế độ tập luyện: Thay đổi cường độ tập luyện, uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết

Không nên chủ quan với cơn đau: Nếu cơn đau kéo dài và khó kiểm soát, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ và các chuyên gia y tế.

Nghỉ ngơi: Ngay cả khi bạn không bị đau nhưng không thực hiện được các bài tập thì đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang đuối sức và bạn cần nghỉ ngơi. Hãy cho cơ thể vài ngày để có thời gian phục hồi. Tiến độ tập có thể bị thay đổi một chút nhưng nếu không có sức khỏe thì tiến độ không còn ý nghĩa nữa phải không nào?