Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý năm 2024

https://cdcbentre.org/vi/news/tin-tuc-su-kien/tang-can-khi-mang-thai-bao-nhieu-la-du-va-an-toan-3805.html https://cdcbentre.org/uploads/news/2023_11/can-nang-chuan-cua-thai-nhi-640x426-1701252279155186276860.jpg

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ cần đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi, vì vậy phải có sự cân bằng của tất cả các nhóm thực phẩm chính để cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần tìm hiểu mức độ tăng cân hợp lý, tránh việc ăn quá nhiều khiến tăng cân quá mức.

1. Phụ nữ mang thai nên tăng bao nhiêu cân?

Nhiều người mô tả phụ nữ mang thai là "nở nang" nhưng chính vì tăng cân nên hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm thấy khá khó chịu trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Trong giai đoạn này, cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu tích trữ nhiều chất béo hơn để chuẩn bị cho việc cho con bú. Việc tăng cân khác nhau ở mỗi người nhưng trung bình phụ nữ mang thai sẽ tăng khoảng 10-14kg trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, nếu một phụ nữ bị thừa cân từ trước, họ có thể tăng nhiều hơn mức trung bình này.

Trong khi một số trọng lượng này sẽ mất đi sau khi sinh (em bé sơ sinh thường nặng khoảng 3kg), một số có thể sẽ kéo dài một vài tháng sau khi sinh. Mặc dù điều quan trọng là tránh tăng cân quá mức nhưng cũng cần chấp nhận những thay đổi của cơ thể khi mang thai.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong 9 tháng thai kỳ, thai phụ chỉ nên tăng số lượng cân bằng 1/4 trọng lượng cơ thể so với trước khi có thai là tốt nhất. Ví dụ trước khi mang thai, cân nặng là 45kg thì trong suốt thời kỳ mang thai nên tăng khoảng 11kg; nếu nặng 50kg thì nên tăng khoảng 12kg.

Thông thường, khi khám thai, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể cho bạn, đặc biệt nếu bạn hơi nhẹ cân hoặc thừa cân khi bắt đầu mang thai.

2. Tăng cân khi mang thai ở mức nào dễ gây nguy cơ bệnh lý?

Theo BS. Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Nếu bà mẹ tăng khoảng 18 kg trong thời kỳ mang thai là một mối nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con”. BS. Hà cảnh báo nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh khó hoặc phải sinh mổ vì con to, khó chẩn đoán tim thai vì mỡ ở thành bụng rất dày.

Tăng cân quá mức có thể dẫn đến tăng huyết áp và thậm chí là các biến chứng khi chuyển dạ, vì vậy chị em cần hết sức cẩn thận. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh thức ăn nhiều đường vì cùng với việc tăng cân quá mức, ăn nhiều đồ ngọt có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm cho bà mẹ mang thai và em bé vì dễ dẫn đến các biến chứng tiềm ẩn như sinh con quá cân, nguy cơ chuyển dạ sinh non, hạ đường huyết sơ sinh...

Nhưng phụ nữ mang thai tăng cân quá ít cũng là một vấn đề, vì nó có nghĩa là con bạn sẽ có nguy cơ nhẹ cân. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa thường theo dõi cân nặng của bạn trong 3 giai đoạn của thai kỳ và sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể liên quan đến hoàn cảnh và nguy cơ biến chứng khác nhau của bạn.

3. Kiểm tra chỉ số BMI khi mang thai

Bà bầu nên quản lý cân nặng của mình bằng nhiều cách, có thể áp dụng chỉ số BMI để kiểm tra và xác định được số cân nên tăng trong quá trình mang thai.

BMI = cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao:

  • Với phụ nữ nhẹ cân (BMI dưới 19,8), mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 12-18kg.
  • Đối với phụ nữ cân nặng bình thường (BMI từ 19,8-26), khi mang thai tăng cân hợp lý từ 11-14kg.
  • Phụ nữ thừa cân (BMI từ 26-29) trong thời kỳ mang thai nên tăng cân hợp lý là từ 8-11kg.
  • Với phụ nữ béo phì (BMI trên 29), mức tăng cân hợp lý ở thai kỳ là 8kg.
  • Khi mang thai đôi hoặc sinh ba, đây là trường hợp đặc biệt nên mức tăng cân hợp lý của bà mẹ là 15-20kg trong suốt thai kỳ.

Để giữ cân nặng phù hợp, ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, bà bầu cũng cần hoạt động thể chất nhẹ nhàng có lợi cho cả bản thân và thai nhi. Trên thực tế, tập thể dục giúp làm giảm đau lưng và táo bón, cũng như giữ cho bạn thân hình cân đối - điều này sẽ hữu ích khi chuyển dạ.

Tuy nhiên, để đảm bảo bạn chọn được bài tập phù hợp với nhu cầu của mình, hãy trò chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ điều gì mới.

Căng thẳng khi mang thai cũng có thể có tác động tiêu cực, vì vậy, mặc dù cần theo dõi chế độ ăn uống của mình, nhưng điều quan trọng là mẹ bầu phải thư giãn và tận hưởng trải nghiệm thai kỳ càng nhiều càng tốt. Đối với các mẹ bầu, không cần thiết phải tính lượng calo một cách khắt khe mà nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng với thực đơn phong phú và lành mạnh.

Mỗi người phụ nữ là một cá thể riêng biệt và duy nhất. Các yếu tố gen, giới tính, tuổi tác, môi trường, chế độ ăn uống, nghề nghiệp, lối sống cũng như đặc điểm hệ tiêu hóa của mỗi người đều có tác động đến cân nặng của người đó trong suốt cuộc đời. Vậy bà bầu tăng cân thế nào là hợp lý? Cùng Huggies tìm hiểu về vấn đề tăng cân trong thai kỳ mẹ nhé!

Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là đủ?

Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là đủ? Thông thường, một người phụ nữ chỉ nên tăng 10-15 kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp mang đa thai hoặc có các biến chứng thai kỳ thì có thể sẽ tăng hơn. Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, nhiều bà bầu sẽ tăng cân nhẹ, nhưng cũng có người bị sụt cân. Biểu hiện ốm nghén cộng với việc thay đổi trong khẩu phần ăn có thể sẽ làm sụt một vài kg. Tuy nhiên, 2 tam cá nguyệt tiếp theo, hầu hết các bà bầu đều dần dần lấy lại cân nặng ban đầu và bắt đầu tăng cân.

Tham khảo: Tăng cân khi mang thai

Ăn cho hai người???

Quan niệm cho rằng bà bầu cần ăn cho hai người hoàn toàn không có cơ sở khoa học nào cả. Trên thực tế, việc tăng gấp đôi khẩu phần ăn và lượng thực phẩm vào cơ thể không những không cần thiết mà còn gây những rắc rối cho cả mẹ và con. Thay vì chú trọng tăng lượng thức ăn, hãy quan tâm đến chất lượng dinh dưỡng vào cơ thể

Hầu hết các bà bầu chỉ cần tăng khoảng 10% lượng calorie nạp vào cơ thể. Điều này có nghĩa là mẹ phải bổ sung 420 calorie/ngày (tương đương với 1 cốc sữa gầy) trong tam cá nguyệt đầu tiên ; 1050 calorie/ngày (tương đương với một chút các loại hạt khô và vài lát hoa quả) trong tam cá nguyệt thứ 2; 1255 calorie/ngày (tương đương với vài loại quả và 1 lát bánh mì) trong tam cá nguyệt thứ 3.

Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày

Tại sao lại tăng cân?

Tăng cân trong thai kỳ có thể được đánh giá thông qua hai việc: bản thân người mẹ tăng bao nhiêu kg và con tăng bao nhiêu kg. Một bà bầu có thể coi là tăng cân bình thường nếu cơ thể tăng thêm khoảng 3kg trong thời gian mang bầu, tập trung vào phần bắp đùi, hông, mông và cánh tay, là hình thức dự trữ năng lượng cho việc cho con bú sau này.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Cơ thể người mẹ tăng cân trong khi mang thai do:

  • Tăng tuần hoàn máu
  • Tăng cường trữ nước và các chất lỏng nói chung
  • Tăng trọng lượng bầu ngực
  • Tăng kích thước tử cung
  • Xuất hiện túi nước ối và nhau thai

Em bé (nặng trung bình khoảng 3.5kg khi mới sinh)

Trong thời kỳ đầu mang thai, nguyên nhân dẫn đến tăng cân chủ yếu là do những thay đổi bên trong cơ thể người mẹ. Cơ thể phải tạo ra nhiều máu để nuôi dưỡng bào thai, cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng để bào thai có thể phát triển bình thường.

Hầu hết các bà đỡ hay bác sĩ thường theo dõi cân nặng của bà bầu rất cẩn thận vì việc cân nặng của mẹ tăng giảm hay thay đổi là bình thường nhưng nếu thay đổi quá đột ngột cũng có thể là nguyên nhân của một vài biến chứng thai nghén. Nhiều bà bầu tự kiểm soát cân nặng của mình bằng cách lập bảng theo dõi cân nặng của mình vào một thời điểm nhất định trong ngày. Tốt nhất là nên tăng cân một cách từ từ và ổn định.

Bạn nên đến bác sĩ kiểm tra nếu tăng quá 1.5kg/tuần trong tam cá nguyệt thứ 2, hoặc quá 900gr/tuần trong tam cá nguyệt thứ 3.

Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý năm 2024

Bà bầu tăng cân thế nào là hợp lý?

Mức tăng cân lý tưởng trong suốt thai kỳ sẽ là:

  • Tam cá nguyệt đầu tiên: 900gr – 1.8kg
  • Tam cá nguyệt thứ hai: 500gr/ tuần, tương đương với 5-6kg trong 3 tháng
  • Tam cá nguyệt thứ ba: Khoảng 500gr/ tuần, tương đương với 3-5kg trong 3 tháng

American Pregnancy cho biết: nếu bạn mang thai đôi, thai ba, mức tăng cân sẽ dựa trên tình trạng sức khoẻ và phát triển của thai nhi mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn. Mang thai đôi, thai ba, không có nghĩa sẽ tăng cân gấp đôi hoặc gấp ba so với bình thường.

Bí quyết giúp bà bầu tăng cân hợp lý

  • Theo dõi cân nặng thường xuyên: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên đi kiểm tra cân nặng trên cùng một chiếc cân một tuần một lần. Thời điểm vào buổi sáng sớm lúc còn đói.
  • Thăm khám thường xuyên: Mẹ bầu cần kham thai thường xuyên để theo dõi đầy đủ sự phát triển của thai nhi, tình trạng thai kỳ và cân nặng của bản thân trong thai kỳ. Thông qua các thông số, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên hợp lý cho thai kỳ.
  • Luyện tập thể thao đều đặn: Muốn tránh lên cân quá nhanh thì bạn đừng bỏ qua thể thao. Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ (kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích hơi thở và cải thiện tiêu hóa), bơi (giúp cải thiện hô hấp, giữ cơ bắp săn chắc và làm mềm các khớp),… Tuy nhiên, trước khi tập luyện, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế một vài khó chịu khi mang thai: đau lưng, giãn tĩnh mạch, phù, chuột rút,… nhằm chuẩn bị tốt cho việc sinh nở. Hạn chế hoặc tuyệt đối không thử những môn thể thao nguy hiểm khi mang thai.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn của mẹ bầu cũng cần phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Ăn đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa,..) - dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể. Chất béo tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) sẽ giúp mang lại năng lượng cho mẹ bầu.
  • Tăng nguồn cung cấp vitamin A (sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng), vitamin B (ngũ cốc) và vitamin D (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá), axit folic trong rau xanh, sắt trong động vật thân mềm, rau xanh, canxi trong sữa, rau xanh và magiê trong rau xanh, nước khoáng.
  • Chọn những loại thức ăn béo, ít đường và nhiều chất xơ.
  • Tránh ăn những thực phẩm được chiên, rán hay xào với quá nhiều dầu mỡ.
  • Uống nhiều nước trong thai kỳ: đảm bảo ít nhất 2 lít nước mỗi ngày

Chỉ số BMI là gì?

Một số bác sĩ hay bà đỡ sẽ dùng chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) làm tiêu chí đánh giá mức tăng cân lí tưởng. BMI được đo bằng công thức Trong lượng cơ thể/bình phương chiều cao (tính bằng m). Chỉ số BMI khỏe mạnh là từ 18.5-26. Bà bầu có chỉ số BMI quá cao hoặc quá thấp cần phải được tư vấn về chế độ ăn hàng ngày để cải thiện tình hình.

Mất bao lâu để giảm cân?

Rất nhiều chuyên gia đồng ý rằng nếu mất 9 tháng để tăng cân thì cũng cần từng ấy thời gian để giảm cân. Tuy nhiên, trên thực tế thì có rất nhiều bà mẹ giảm cân rất nhanh và lại trở về hình dáng thon gọn ban đầu chỉ trong vài tuần sau sinh trong khi có những người phải mất nhiều thời gian hơn.

Nguyên tắc giảm cân trước và sau sinh đều giống nhau, đó là ăn vào càng nhiều thì càng phải hoạt động nhiều để tiêu hao năng lượng. Cần phải chú ý đến khẩu phần ăn và tập thể dục hàng ngày để tiêu hao phần cân nặng dư thừa.

Tham khảo: Chăm sóc mẹ sau sinh

Có nên ăn kiêng?

Thời gian mang thai không phải là thời điểm lí tưởng để ăn kiêng. Việc hạn chế lượng calorie vào cơ thể mẹ sẽ dẫn đến thiếu/suy dinh dưỡng cho thai nhi, và tất nhiên, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con. Việc mẹ ăn kiêng trong thời gian mang thai cũng làm tăng nguy cơ tử vong hoặc nhẹ cân của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, việc giảm cân quá nhanh sau sinh cũng ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và mất nguồn năng lượng cần cho cơ thể.

Hậu quả của tăng cân quá ít trong thai kỳ

  • Sinh trẻ thiếu cân
  • Sinh non
  • Ảnh hưởng quá trình tiết sữa và không đủ sữa cho con bú
  • Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường phụ thuộc vào tỉ lệ tương xứng giữa lượng mỡ và cơ trong cơ thể, cũng như lượng thức ăn hợp lý hàng ngày. Do đó, chỉ số BMI quá thấp hoặc quá nhẹ cân cũng gây sẩy thai.

Cách tăng cân trong thai kỳ

  • Ăn đủ 3 bữa một ngày
  • Thêm những bữa phụ xen kẽ như: ăn xế, ăn dặm, ăn khuya
  • Ăn thêm những đồ ăn vặt tốt cho sức khoẻ như: bánh mì nướng trái cây, trái cây khô, quả hạch và hạt, sữa chua, phô-mai, bánh quy, sữa (milo sữa, sữa lắc).

Hậu quả của tăng cân quá nhiều khi mang thai

  • Khó sinh
  • Sinh con quá to
  • Trẻ nặng cân dễ có vấn đề tiểu đường
  • Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són đái
  • Khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác
  • Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại
  • Tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ
  • Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận
  • Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2

Cách hạn chế tăng cân trong thai kỳ

  • Thay các món ăn vặt như: bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên, sô cô la, v.v... thành trái cây
  • Chọn sữa ít béo, sữa chua và phô-mai thay cho các sản phẩm giàu chất béo
  • Cắt hết phần mỡ ra khỏi thịt trước khi nấu và loại bỏ da gà
  • Hạn chế đồ ăn mang đi nhiều chất béo (chọn các loại salad)
  • Uống nước (không phải nước ngọt hoặc thức uống có cồn) và hạn chế nước trái cây ở phần ăn mỗi ngày
  • Hạn chế ăn các món tráng miệng và bánh pudding
  • Giảm ăn vặt
  • Tăng cường hoạt động thể chất hoặc tập thể dục.

Khi mang thai, tốt nhất hãy quan tâm đến chất lượng của thức ăn, chứ không phải số lượng thức ăn. Mẹ chính là nguồn cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cho con khi con còn trong bào thai, vì vậy hãy cung cấp cho con đủ dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển của con.

Hãy lắng nghe cơ thể mình và dừng lại khi cảm thấy đủ.

Hãy nghĩ rằng cơn đói đã được thỏa mãn và bạn không cần phải ăn thêm quá nhiều nữa. Tránh không bỏ bữa, đừng để cơ thể rơi vào trạng thái đói ngấu nghiến, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và mất năng lượng.

3 tháng đầu thai kỳ nên tăng bao nhiêu cân?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên tăng tổng cộng 1,5 – 2,3 kg (khoảng 450 – 700g mỗi tháng). Giai đoạn 3 tháng đầu mẹ bầu chỉ cần tăng khoảng 1,5-2,3 kg là hợp lý. Thai nhi 3 tháng tuổi sẽ dài khoảng 6,5 cm, nặng khoảng 18 g và cực kỳ nhỏ bé nên mẹ sẽ chưa cảm nhận được sự thay đổi trọng lượng của con.

Khi mang thai tăng bao nhiêu cân là đủ?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10-12kg. Tuy nhiên, cân nặng mẹ bầu vẫn có thể thay đổi tuỳ theo số em bé trong bụng mẹ. So với những mẹ mang thai đơn, mẹ mang thai đôi cần tăng thêm từ 16-20 kg khi mang thai.

Bà bầu tháng thứ 6 nên tăng bao nhiêu cân?

Tuy nhiên, mẹ nên tăng cân khoảng 0,5 kg đến 1kg mỗi tháng và khoảng 1.5 kg đến 2.5kg trong cả giai đoạn này. Để đạt được “chỉ tiêu” này, mỗi ngày mẹ cần nạp thêm khoảng 200calo và đừng cố ép bản thân ăn quá nhiều, nếu mẹ không muốn gặp rắc rối với việc giảm cân sau sinh.

3 tháng cuối thai kỳ nên tăng bao nhiêu cân?

Nhìn chung, ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng tối đa 5-6kg để em bé đủ cân nặng và quá trình sinh nở thuận lợi. 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần: Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.