Máy chủ (server gồm có các loại sau)

Máy chủ Server là gì? Có mấy loại? Có vai trò như thế nào?

Hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Để vận hành và quản lý hệ thống CNTT đó thì doanh nghiệp (hoặc cá nhân) cần phải có Server. Nhưng không phải ai cũng hiểu khái niệm này, hôm nay mình sẽ giải thích khái niệm Server một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

1. Server là gì?

Máy chủ (Server) là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc Internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao. Trên đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

Máy chủ (server gồm có các loại sau)

Hay nói đơn giản thì máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Và nó được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường Internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên Internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên Internet như Website, ứng dụng, trò chơi, muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.

2. Các loại máy chủ (Server)

Theo phương pháp xây dựng một hệ thống máy chủ, máy chủ chia làm 3 loại:

- Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server): Là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng.

- Máy chủ ảo (VPS): Là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như máy chủ vật lý đó và chia sẻ tài nguyên từ máy chủ.

Máy chủ (server gồm có các loại sau)

- Máy chủ đám mây (Cloud Server): Là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN.

Theo chức năng, máy chủ được chia thành các loại sau:

- Database servers (máy chủ cơ sở dữ liệu).

- File servers (máy chủ file, là máy chủ lưu trữ file ví dụ như Dropbox, Google Drive, Microsoft One Drive).

- Mail servers (máy chủ mail ví dụ như Gmail, Yahoo mail, Yandex, Amazon mail service).

Máy chủ (server gồm có các loại sau)

- Print servers (máy chủ in, thường được dùng trong mạng nhỏ của doanh nghiệp).

- Web servers (máy chủ web để phục vụ người dùng mua hàng như các site Amazon, Taobao, Google shopping, phục vụ người dùng đọc tin tức,...).

- Game servers (máy chủ trò chơi ví dụ máy chủ phục vụ game Võ Lâm, World of Warcraft, Tru tiên,...).

- Application servers (máy chủ ứng dụng ví dụ để chạy các phần mềm quản lý ERP, phần mềm CRM trong doanh nghiệp, nhưng Application Server cũng có thể được hiểu chung là máy chủ cung cấp dịch vụ web, mail, file server, database,...).

3. Vai trò của Server

Máy chủ (server gồm có các loại sau)

Lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng hay một tổ chức qua mạng LAN hoặc Internet.

Lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống Server mà không cần thiết phải đầu tư nhiều vào các máy trạm cá nhân khác.

Đối với những người dùng đơn lẻ, Server cũng đóng vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành chính những dữ liệu của một hệ thống. Ví dụ như những hộ kinh doanh quán net cũng bắt buộc phải sử dụng máy chủ để kết nối đến với các máy trạm khác.

Máy chủ (server gồm có các loại sau)

Bảng vai trò của các Server hiện nay

Server

Vai trò

Dedicated Server

Dự phòng về tài nguyên, nguồn điện và đảm bảo sự an toàn của máy chủ.

VPS Server

Một VPS có thể chứa được hàng trăm hosting khác, đặc biệt tối ưu cho việc xây dựng hệ thống Mail Server, Web Server hoặc Backup/Storage Server.

Cloud Server

Phục vụ được website có lượng truy cập lớn mà không hề làm mất tính ổn định.

Application servers

Ứng dụng máy chủ trên web (chương trình máy tính chạy trên trình duyệt web) cho phép người dùng trong hệ thống sử dụng nó mà không cần phải cài đặt thêm một bản sao trên máy tính.

Game servers

Cho phép máy tính cá nhân hoặc các thiết bị chơi game chơi cá game trên web.

Web server

Nơi lưu trữ các trang web, một web server có thể làm nên mạng diện rộng toàn cầu (world wide web), mỗi website có thể có một hoặc nhiều web server.

Print server

Máy tính có kết nối với máy in.

Mail server

Có thể gửi email với cùng một cách là bưu điện gửi mail qua snail mail.

File server

Chia sẻ file và folder, các file và folder sẽ được lưu trữ trong không gian lưu trữ, hoặc cả 2 thông qua một hệ thống nhất định.

Database server

Duy trì và chia sẻ một vài hình thức của dữ liệu trên một hệ thống.

Một số mẫu laptop đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có thêm thông tin về Server cũng như vai trò của nó. Cảm ơn bạn đã theo dõi!