Mất ngủ là triệu chứng bệnh gì năm 2024

Một giấc ngủ ngon sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Ngược lại, tình trạng mất ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, có thể là dấu hiệu bệnh và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ kéo dài và cách khắc phục hiệu quả.

1. Một số biểu hiện của chứng mất ngủ kéo dài

Một người trưởng thành cần ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và tuổi càng cao thì nhu cầu ngủ sẽ giảm dần. Ngủ là khoảng thời gian cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi, tái tạo năng lượng. Từ đó, đảm bảo sức khỏe về thể chất và tinh thần tốt nhất chuẩn bị cho những hoạt động của ngày mới. Một giấc ngủ sâu và mang lại cho bạn sự thư giãn, sảng khoái và khỏe khoắn khi thức dậy được đánh giá là một giấc ngủ chất lượng.

Mất ngủ là triệu chứng bệnh gì năm 2024

Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân

Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Khi không có một giấc ngủ ngon và không đảm bảo ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ uể oải, mệt mỏi và tình trạng này kéo dài cũng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh. Điều đáng lo ngại hơn là tình trạng mất ngủ đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Dưới đây là một số biểu hiện của chứng mất ngủ kéo dài:

- Đau đầu: Biểu hiện này rất thường gặp ở những trường hợp mất ngủ. Nguyên nhân là do những tế bào thần kinh không được cung cấp đủ máu do đó dễ bị tổn thương, căng thẳng. Chính vì thế, người bệnh thường xuất hiện những cơn đau nhức đầu ở các mức độ khác nhau, thường đau đầu về đêm và sáng sớm.

Mất ngủ là triệu chứng bệnh gì năm 2024

Đau đầu là một triệu chứng thường gặp ở người bị mất ngủ

- Mệt mỏi, chán ăn: Khi không ngủ đủ giấc và giấc ngủ không sâu, cơ thể sẽ không có đủ thời gian và điều kiện thuận lợi nhất để phục hồi năng lượng. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ có cảm giác uể oải, mệt mỏi và không muốn ăn.

- Rối loạn giấc ngủ: Dù là giấc ngủ trưa hay giấc ngủ tối, bệnh nhân cũng rất khó để đi vào giấc ngủ. Đặc biệt về đêm, rất dễ bị tỉnh giấc và khó ngủ lại. Kèm theo đó là tình trạng đau đầu, mệt mỏi và tinh thần khó chịu, căng thẳng.

- Suy giảm trí nhớ, khó tập trung: Với những trường hợp mắc chứng mất ngủ kéo dài và không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Đồng thời, bệnh nhân cũng rất khó tập trung vào những công việc thường ngày. Học sinh, sinh viên bị mất ngủ cũng rất khó tập trung học tập.

- Các rối loạn tâm lý kèm theo: Càng để lâu thì tình trạng mất ngủ càng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Thậm chí đây cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tâm thần kinh, nhất là bệnh trầm cảm.

2. Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ kéo dài

Những vấn đề về tâm lý vốn được cho là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ kéo dài rất đa dạng, cụ thể như sau:

- Những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống và công việc: Trong cuộc sống hiện đại, con người lại càng phải đối mặt với nhiều thách thức và nhiều căng thẳng. Những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống cùng với những áp lực trong công việc khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, lo âu và thường xuyên mất ngủ. Điều này khá phổ biến ở những người trẻ tuổi.

Mất ngủ là triệu chứng bệnh gì năm 2024

Căng thẳng trong công việc dẫn đến mất ngủ

- Sử dụng rượu bia, chất kích thích: Một số chất kích thích và bia rượu có thể khiến cho hệ thần kinh trở nên hưng phấn hơn, do đó rất khó đi vào giấc ngủ hay cũng có thể rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. Càng sử dụng rượu bia nhiều thì những rối loạn giấc ngủ càng kéo dài và nghiêm trọng.

- Một số loại thuốc: Khi sử dụng một số loại thuốc điều trị chẳng hạn như thuốc huyết áp, chống trầm cảm,… giấc ngủ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

- Hiện tượng lệch múi giờ cũng có thể gây mất ngủ.

- Sinh hoạt không khoa học chẳng hạn như ăn quá khuya, ngủ ngày quá nhiều, tập luyện cường độ cao sát giờ ngủ,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ.

- Ô nhiễm tiếng ồn do xe cộ đông đúc hoặc do sống gần các công trường đang thi công cũng có thể gây mất ngủ.

- Do bệnh lý: Chứng mất ngủ kéo dài có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh lý, nhưng chính nó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như tiểu đường, trào ngược dạ dày thực quản, tăng huyết áp,…

3. Phải làm sao để cải thiện chứng mất ngủ kéo dài?

Chứng mất ngủ kéo dài cần được khắc phục sớm để tránh những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh.

- Đối với những trường hợp mất ngủ chỉ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần: Người bệnh không cần lo lắng quá, có thể điều trị bệnh tại nhà bằng các phương pháp như sau:

Mất ngủ là triệu chứng bệnh gì năm 2024

Thường xuyên tập luyện giúp cải thiện chứng mất ngủ

+ Điều chỉnh chế độ ăn: Nên ăn đúng bữa, tránh ăn quá khuya hay ăn quá no trước khi ngủ. Người bệnh cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm giúp dễ ngủ hơn và ngủ sâu hơn, chẳng hạn như mật ong, hoa tam thất, tâm sen, hạt sen,…

+ Vận động, tập thể dục thường xuyên là cách giúp bạn duy trì vóc dáng khỏe mạnh, lưu thông tuần hoàn máu, giải tỏa căng thẳng, từ đó bạn sẽ có một giấc ngủ ngon hơn. Bài tập phổ biến được nhiều người lựa chọn để cải thiện giấc ngủ là yoga và thiền.

+ Kiểm soát căng thẳng: Luôn có suy nghĩ tích cực, tinh thần vui vẻ, kiểm soát cảng thẳng trong công việc và cuộc sống cũng là cách giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn và loại bỏ chứng mất ngủ kéo dài.

+ Châm cứu: Là phương pháp giúp giảm đau, tăng cường lưu thông máu, thư giãn, đả thông kinh mạch,… giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

- Đối với những trường hợp mất ngủ trong một thời gian dài

Người bệnh nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ và khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Trên đây là một số thông tin về cách khắc phục chứng mất ngủ kéo dài. Nếu còn thắc mắc hoặc muốn đặt lịch khám với chuyên gia, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn trực tiếp.

Tại sao càng lớn tuổi càng dễ mất ngủ?

Do suy giảm chức năng: hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Khi tuổi càng cao, các tế bào, cơ quan trong cơ thể dần trở nên lão hóa, trong đó các tế bào thần kinh bị hủy hoại và suy giảm chức năng so với người trẻ tuổi gây ra mất ngủ, khó ngủ, luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc ngủ không yên giấc.

Triệu chứng mất ngủ về đêm là bệnh gì?

Các bệnh lý như tiểu đêm, viêm khớp, gout, trào ngược dạ dày – thực quản, khó thở, bệnh về hô hấp… có thể là nguyên nhân gây mất ngủ đêm. Bên cạnh đó, tình trạng khó ngủ hoặc mất ngủ ban đêm cũng có thể là triệu chứng nhận biết của bệnh thiểu năng tuần hoàn não, trầm cảm, rối loạn lo âu,…

Mất ngủ bao lâu thì nên đi khám?

Theo các chuyên gia, nếu mất ngủ kéo dài hơn 4 tuần thì hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra. Trong trường hợp chứng mất ngủ ảnh hưởng lớn đến công việc, học tập và cuộc sống cá nhân thì cần phải được điều trị ngay lập tức.

Không ngủ trọng bao lâu sẽ chết?

Nếu tiếp tục không ngủ thêm 12 tiếng nữa, chúng ta sẽ bắt đầu nhìn thấy những ảo giác và còn có thể quên cả tên của mình. Thậm chí, bạn có thể tử vong bất kỳ lúc nào nếu không chợp mắt suốt 3 ngày liền. Sau khi mất ngủ trọn một đêm, tương ứng với thời gian 6 tiếng, chúng ta sẽ bắt đầu đối mặt với stress.