Mã công ty là gì

Mã số doanh nghiệp là gì? Mục đích cấp mã số doanh nghiệp? Những vấn đề bạn đọc cần lưu ý về mã số doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành. 

1. Mã số doanh nghiệp là gì?

Theo Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020, mã số doanh nghiệp được hiểu như sau: Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.

2. Mục đích của việc cấp mã số doanh nghiệp

Theo quy định mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp. Do vậy mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác, qua đó các cơ quan nhà nước có thể kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.

3. Lưu ý về mã số doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề về mã số doanh nghiệp như sau:

– Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.

– Khi thành lập doanh nghiệp mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để quản lý và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.

Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung bài viết Mã số doanh nghiệp là gì theo quy định pháp luật? Nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp và cung cấp dịch vụ.

Xem thêm: Trình tự thủ tục cấp mã số doanh nghiệp tự động

Điều 30. Mã số doanh nghiệp

1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

Sau khi thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số doanh nghiệp (hay còn được gọi là mã số thuế) trước khi đi vào hoạt động chính. Rất nhiều doanh nghiệp thắc mắc: Mã số thuế là gì? Mã số doanh nghiệp và mã số thuế có phải là một? Những điều cần biết về mã số thuế – Mã số doanh nghiệp?… Để trả lời những câu hỏi đó, Việt Luật xin giới thiệu đến quý doanh nghiệp bài viết dưới đây:

Xem thêm:

  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới năm 2019
  • Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp năm 2019
  • Dịch vụ kế toán trọn gói cho doanh nghiệp năm 2019
  • Pháp luật mới quy định về con dấu doanh nghiệp như thế nào?
Mã công ty là gì
Những điều cần biết về mã số thuế – mã số doanh nghiệp

  • 1. Mã số thuế – Mã số doanh nghiệp là gì?
  • 2. Cấu trúc Mã số thuế
  • A. Nhóm MST mười số:
  • N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 
  • B. Nhóm MST mười ba số:
  • N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 N11N12N13
  • 3. Mã số thuế và mã số doanh nghiệp có phải là một? 
  • Tại Điều 30 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:
  • Điều 2 Thông tư số 127/2015/TT-BTC hướng dẫn về việc cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp:
  • Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 về đăng ký doanh nghiệp hướng dẫn chi tiết về mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh như sau:

1. Mã số thuế – Mã số doanh nghiệp là gì?

Mã số thuế (MST) là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

MST để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất, nhập khẩu); và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

2. Cấu trúc Mã số thuế

Mã công ty là gì
Cấu trúc Mã số thuế

A. Nhóm MST mười số:

N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 

MST 10 số được cấp cho các doanh nghiệp; tổ chức kinh tế; tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân; và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật; đại diện hộ kinh doanh và cá nhân khác quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Thông tư 95/2019/TT-BTC; Trừ các trường hợp quy định tại điều 5 Thông tư 95/2016TT-BTC.

B. Nhóm MST mười ba số:

N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 N11N12N13

MST 13 số được cấp cho:

    • Các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; các đơn vị phụ thuộc của các tổ chức kinh tế; tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và có phát sinh nghĩa vụ thuế.
    • Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí; Công ty mẹ – Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ hợp đồng; hiệp định dầu khí theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC.
    • Các địa điểm kinh doanh của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh; trong trường hợp các địa điểm kinh doanh trên cùng địa bàn cấp huyện nhưng khác địa bàn cấp xã.

Quý doanh nghiệp tham khảo thêm: thủ tục thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện

3. Mã số thuế và mã số doanh nghiệp có phải là một? 

Mã công ty là gì
Mã số thuế và mã số doanh nghiệp có phải là một

Tại Điều 30 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:

“1- Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

2- Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế; thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác”.

Điều 2 Thông tư số 127/2015/TT-BTC hướng dẫn về việc cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp:

“1. Nguyên tắc cấp mã số doanh nghiệp tự động: Việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”

Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 về đăng ký doanh nghiệp hướng dẫn chi tiết về mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh như sau:

“1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp”.

Như vậy: Từ những quy định pháp luật trên, có thể thấy, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015) mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp đó. Mã số này sẽ tồn tại trong suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động (giải thể, phá sản). Trường hợp doanh nghiệp có bất kỳ thay đổi đăng ký kinh doanh thuộc các trường hợp (thay đổi tên, thay đổi địa chỉ trụ sở, thay đổi chủ sở hữu) thì mã số doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp vẫn là một.