Luyện tập viết biên bản giáo án

Giáo án Ngữ văn 9 bài: Luyện tập viết biên bản

Luyện tập viết biên bản giáo án

Bùi Thế Hiển 24 Tháng mười, 2017

Nội dung bài viết

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài: Luyện tập viết biên bản được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn 9 bài: Ôn tập phần Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn 9 bài: Biên bản

Giáo án Ngữ văn 9 bài: Tổng kết ngữ pháp

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1- Kiến thức: Mục đích yêu cầu,nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

2 - Kĩ năng: Viết được một biên bản hoàn chỉnh

3- Thái độ: Rèn kĩ năng viết biên bản

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: Đọc trước bài, soạn bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn lí thuyết.

Biên bản nhằm mục đích gì?

Người viết biên bản phải có thái độ như thế nào?

? Nêu bố cục của một biên bản?

? Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt.

HS: Độc lập trình bày, lớp nhận xét GV khái quát lại kiến thức về biên bản.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.

Học sinh trao đổi nhóm bài 1, trình bày độc lập, lớp nhận xét, GV kết luận.

? Nội dung ghi chép đã đầy đủ chưa.

? Cần thêm bớt ý gì?

? Cách sắp xếp các ý như thế nào? Em hãy sắp xếp lại.

Bài tập 2- 3

GV yêu cầu HS làm bài độc lập, gọi HS lần lượt thực hiện yêu cầu trong SGK

I. Ôn lí thuyết:

1. Mục đích viết biên bản.

2. Bố cục của biên bản.

3. Cách trình bày một biên bản.

II. Luyện tập.

Bài 1: Viết biên bản cuộc họp dựa vào các tình tiết đã cho:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ.

- Tên biên bản.

- Thời gian, địa điểm cuộc họp.

- Thành phần tham dự.

- Diễn biến kết quả cuộc họp:

+ Khai mạc

+ Lớp trưởng báo cáo

+ Hai bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm.

+ Trao đổi

+ Tổng kết

- Thời gian kết thúc, kí tên.

Bài 2: Học sinh làm theo 2 nhóm trong 5' lên trình bày.

Bài 3: Ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuấn.

Gợi ý:

- Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai.

- Nội dung bàn giao như thế nào?

+ Kết quả công việc đã làm trong tuần.

+ Các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao.

4. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Phần nội dung của biên bản?

*HD: Về nhà làm tiếp bài 2,4

Nắm chắc thể thức trình bày một biên bản; Chuẩn bị bài Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang

Giáo án Ngữ văn 9 bài Luyện tập viết biên bản giáo án điện tử ngữ văn 9 giáo án ngữ văn 9

24 Tháng mười, 2017


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Giáo án Văn 9: Luyện tập viết biên bản theo Công văn 5512 được biên soạn nhằm hỗ trợ các thầy cô trong việc giúp học sinh dễ dàng hiểu được lí thuyết và cách viết biên bản, rèn kĩ năng lập biên bản theo những yêu cầu về hình thức và vận dụng nhất định.

  • Tổng hợp giáo án Văn 9 theo Công văn 5512
  • Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512
  • Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512

Ngoài ra, Tip.edu.vn đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài 29. Tiết 149. TLV

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

2. Năng lực: Phát triển các năng lực như:

a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,…

b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

– HS có ý thức tự giác trong học tập, tự rèn luyện viết một số biên bản để phục vụ cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Kế hoạch bài học

– Học liệu: phiếu học tập, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

– Soạn bài.

– Tìm hiểu một số biên bản thông dụng trong cuộc sống.

– Ôn lại lí thuyết đã học ở tiết trước.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

– Dạy học dự án

– Dạy học theo nhóm

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Thuyết trình, vấn đáp.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

– Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động:

Tiến trình hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

– Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

– Kích thích HS tìm hiểu về cách viết một biên bản.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

– Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

– GV đưa tình huống: Cuối năm học lớp em cần bàn giao lại cở sở vật chất của lớp cho nhà trường. Khi đó lớp em có cần viết biên bản không? Vì sao?

*Thực hiện nhiệm vụ

– HS nghe câu hỏi, HĐ cá nhân và trả lời miệng.

* Dự kiến sản phẩm:

– Có cần viết biên bản.

– Vì: Phải ghi chép lại để làm bằng chứng sau này.

*Báo cáo kết quả

– HS trình bày kết quả của mình.

– GV: mở rộng, gợi mở thêm để HS nêu vấn đề kĩ hơn.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá dẫn vào bài.

GV: Tiết học trước các em đã được tìm hiểu những kiến thức lí thuyết về biên bản. Tiết học này chúng ta sẽ đi HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP viết một biên bản. Vậy cách thực hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học.