Tập luyện thể thao như thế nào để nâng cao sức khỏe?

Có rất nhiều môn thể dục thể thao (TDTT) như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền hơi, đi bộ... đang được người dân tích cực hưởng ứng và tham gia đều đặn. Ở nhiều địa phương, các phong trào tập luyện TDTT đã đi vào nề nếp và trở thành nhu cầu không thể thiếu hàng ngày đối với đông đảo nhân dân. Tại tỉnh Bến Tre, tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên trong năm đều đạt và vượt mức so với kế hoạch đặt ra. Năm 2017, số người tập luyện TDTT thường xuyên trên địa bàn tỉnh đạt 37,8% và hộ gia đình thể thao đạt 33,5%. Phấn đấu đến cuối năm 2018, tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đạt 38,9%, hộ gia đình thể thao đạt 34,1%. Tại TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, vào các buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối, tại các điểm công cộng như vườn hoa, công viên trên địa bàn thành phố, đông đảo người dân, trong đó đa phần là người cao tuổi, học sinh đến đi bộ, tập dưỡng sinh, khiêu vũ, đạp xe, chơi bóng chuyền hơi, đá cầu, aerobic và đặc biệt là tập luyện trên các thiết bị được lắp đặt tại đây... để rèn luyện, nâng cao sức khỏe.

Các thiết bị luyện tập TDTT được trang bị tại các điểm công cộng đều là các dụng cụ tập thông dụng, đơn giản và thích hợp với mọi đối tượng như xà đơn, xà kép, dụng cụ tập tay, dụng cụ tập cơ chân, đùi, tập toàn thân, xe đạp tại chỗ... phục vụ cho nam giới; dụng cụ tập lưng bụng, đạp tròn, đi bộ... thích hợp với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. Bên cạnh đó, các thiết bị tập luyện TDTT cũng được trang bị tại trung tâm các huyện Đầm Dơi, huyện Trần Văn Thời... để khuyến khích mọi người tham gia luyện tập, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất.

 

Tập luyện thể thao như thế nào để nâng cao sức khỏe?

Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao là một trong những yếu tố giúp Phương Khánh giành ngôi vị Hoa hậu Trái đất (Miss Earth) 2018

 

TDTT và sức khỏe tinh thần

Luyện tập TDTT không chỉ có lợi cho sức khỏe thể chất mà còn rất có hiệu quả với đời sống tinh thần. Trước tiên, việc rèn luyện thể chất hàng ngày giúp nâng cao khả năng ghi nhớ và tư duy do trong quá trình luyện tập, các endorphin được tiết ra trong não giúp con người tập trung tốt hơn và tư duy hiệu quả hơn trong mọi công việc được giao. Bên cạnh đó, các hoạt động TDTT kích thích sự tăng trưởng các tế bào não mới và làm chậm quá trình lão hóa, giúp duy trì được sự trẻ trung và khỏe khoắn. Tập luyện TDTT còn giúp nâng cao sự tự tin vì khi việc luyện tập TDTT trở thành một thói quen sẽ không chỉ giúp con người cải thiện ngoại hình hay hình thể mà còn giúp mỗi người cảm thấy khỏe mạnh, dẻo dai, căng tràn sức sống hơn và nâng cao tự tin vào bản thân. Ngoài ra, việc vận động cơ thể đều đặn vào buổi sáng hoặc buổi chiều trong ngày giúp cơ thể dễ ngủ ngon và điều chỉnh thói quen ngủ nghỉ của mình một cách hiệu quả hơn. Không chỉ thế, thông qua việc chinh phục từng mục tiêu nhỏ trong quá trình luyện tập, TDTT giúp chúng ta rèn luyện khả năng đối diện và vượt qua những tình huống khó khăn của cuộc sống một cách hiệu quả và lành mạnh, giúp rèn luyện bản lĩnh và nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể. Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh được rằng thói quen rèn luyện thể chất còn giúp con người tăng cường hiệu quả hoạt động hệ miễn dịch và có sức đề kháng tốt hơn với bệnh tật.

 

Tập luyện thể thao như thế nào để nâng cao sức khỏe?

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để có sức khỏe dẻo dai và tinh thần minh mẫn.

 

Luyện tập TDTT bao nhiêu là đủ?

Với các môn TDTT đã được lựa chọn, bạn không cần phải đặt mục tiêu quá cao cho bản thân vì bạn không cần phải là một vận động viên chuyên nghiệp. Bạn chỉ cần vài phút luyện tập mỗi ngày là đủ để tạo nên sự khác biệt tích cực cho cơ thể chúng ta. Theo các nhà khoa học Úc, mỗi người lớn nên tham gia các hoạt động thể chất ít nhất 30 phút/ngày vào hầu hết các ngày trong tuần và nên dành ra những khoảng thời gian đều đặn, chất lượng để vận động cơ thể và chơi thể thao mỗi ngày.

 

Để đạt mục tiêu về chiều cao của thanh niên Việt Nam và tăng số năm sống khỏe cho người cao tuổi, Nghị quyết số 21- NQ/TW nhấn mạnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập TDTT có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe tầm vóc, thể lực người Việt Nam.

‏Tập luyện sức bền hay các bài tập aerobics giúp tăng nhịp tim và nhịp thở, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe tổng thể.

Theo Rachel Wilson, một nhà trị liệu vật lý tại một bệnh viện trực thuộc Harvard, nếu bạn gặp khó khăn, thở hổn hển khi leo thang bộ, bạn nên tập các bài tập aerobics nhiều hơn để giúp điều hòa tim, phổi và cung cấp đủ máu đến các cơ để giúp chúng hoạt động hiệu quả.‏

‏Tập thể dục nhịp điệu giúp thư giãn thành mạch máu, hỗ trợ giảm huyết áp, đốt cháy mỡ thừa, giảm lượng đường trong máu, giảm viêm, cải thiện tâm trạng và tăng cholesterol HDL "tốt". Kết hợp với giảm cân, nó cũng có thể làm giảm mức cholesterol LDL "xấu". ‏

‏Về lâu dài, tập thể dục nhịp điệu hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường type 2, ung thư vú và ruột kết, trầm cảm và té ngã.‏

‏Để tăng cường sức khỏe, nên tập luyện 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải. Bạn có thể thử đi bộ nhanh, bơi lội, chạy bộ, đạp xe hoặc khiêu vũ…‏

Tập luyện thể thao như thế nào để nâng cao sức khỏe?

‏Tập thể dục nhịp điệu đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe tổng thể.‏

‏2. Rèn luyện sức mạnh‏

‏Theo thời gian chúng ta mất dần khối lượng cơ, vì vậy thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh sẽ giúp xây dựng, tăng cường các khối cơ bắp.‏

  • Tập luyện thể thao như thế nào để nâng cao sức khỏe?

    5 cách dễ dàng giúp giảm cân và duy trì vóc dángĐỌC NGAY

‏Tập luyện thường xuyên không chỉ giúp bạn khỏe hơn mà còn kích thích sự phát triển của xương, giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, cải thiện sự cân bằng và tư thế, đồng thời giảm căng thẳng và đau nhức ở hông và các khớp nối. Nó giúp người già, người lớn tuổi đứng lên khỏi ghế, cúi xuống nhặt đồ và đi lên cầu thang dễ dàng hơn.‏

‏Bạn nên thực hiện chương trình rèn luyện sức mạnh với cường độ 2-3 lần/tuần tại phòng tập thể dục hoặc tại nhà. Nó có thể bao gồm các bài tập như squat, lunge, chống đẩy và các bài tập chống lại lực cản từ tạ, dây hoặc máy tập tạ.‏

‏Điều quan trọng là sau khi kết thúc bài tập, bạn phải cảm thấy mỏi cơ để đảm bảo rằng bạn đang tập luyện nhóm cơ hiệu quả.‏

‏3. Bài tập kéo giãn cơ và duy trì sự linh hoạt‏

‏Các bài tập giãn cơ giúp duy trì sự linh hoạt. Những bài tập này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi khi cơ thể lão hóa, cơ bắp và gân cốt mất đi sự linh hoạt, cơ bắp co rút lại và hoạt động không bình thường dẫn đến làm tăng nguy cơ chuột rút, căng cơ, tổn thương cơ, đau khớp và té ngã. ‏

‏Chính vì vậy, việc kéo căng các cơ thường xuyên sẽ giúp chúng trở nên linh hoạt hơn, giúp tăng phạm vi chuyển động của bạn, giảm đau và nguy cơ chấn thương. Bạn nên đặt mục tiêu thực hiện các bài tập này mỗi ngày hoặc ít nhất 3-4 lần/tuần. 

Lưu ý không nên lựa chọn các bài tập kéo giãn quá mức sẽ làm căng cơ và phản tác dụng.‏

Tập luyện thể thao như thế nào để nâng cao sức khỏe?

‏Việc kéo căng các cơ thường xuyên sẽ giúp chúng trở nên linh hoạt hơn.‏

‏4. Bài tập thăng bằng‏

‏Cải thiện khả năng giữ thăng bằng giúp bạn cảm thấy vững vàng hơn trên đôi chân của mình và giúp ngăn ngừa té ngã. Điều này đặc biệt quan trọng khi chúng ta già đi. ‏

‏Bạn có thể lựa chọn các bộ môn tập luyện tập trung vào sự cân bằng như thái cực quyền hoặc yoga. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu các loại bài tập này, ngay cả khi bạn cảm thấy mình không gặp vấn đề về thăng bằng.‏

‏Các bài tập thăng bằng điển hình bao gồm đứng bằng một chân hoặc đi từ gót chân đến mũi chân, mắt mở hoặc nhắm. Chuyên gia cũng có thể yêu cầu bạn tập trung vào tính linh hoạt của khớp, đi bộ trên bề mặt không bằng phẳng và tăng cơ bắp chân bằng các bài tập squat và nâng chân. Tốt nhất bạn nên tham gia vào một lớp học để được hướng dẫn đầy đủ trước khi tự tập luyện tại nhà.‏