Lưỡng cư thường sống ở đâu

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 37 trang 120: Phân biệt 3 bộ Lưỡng cư bằng những đặc điểm đặc trưng nhất.

Trả lời:

– Bộ Lưỡng cư có đuôi: có đuôi, hai chi sau và hai chi trước đều ngắn như nhau

– Bộ Lưỡng cư không đuôi: không có đuôi, hai chi sau dài hơn nhiều hai chi trước

– Bộ Lưỡng cư không chân: thân thuôn dài, đoạn cuối thon lại thành đuôi, hoàn toàn không có chân.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 37 trang 121: Quan sát hình 37.1. Đọc bảng sau, lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng. Bảng. Một số đặc điểm sinh học của Lưỡng cư

Tên đại diện Đặc điểm nơi sống Hoạt động Tập tính tự vệ
1. Cá cóc Tam Đảo
2. Ễnh ương lớn
3. Cóc nhà
4. Ếch cây
5. Ếch giun
Những câu lựa chọn

– Chủ yếu sống trong nước

– Chủ yếu sống trên cạn

– Ưa sống ở nước hơn

– Chủ yếu sống trên cây, bụi cây

– Sống chui luồn trong hang đất

– Ban đêm

– Chủ yếu ban đêm

– Chiều và đêm

– Cả ngày và đêm

– Trốn chạy, ẩn nấp

– Dọa nạt

– Tiết nhựa độc

Trả lời:

Tên đại diện Đặc điểm nơi sống Hoạt động Tập tính tự vệ
1. Cá cóc Tam Đảo Chủ yếu sống trong nước Chủ yếu ban đêm Trốn chạy, ẩn nấp
2. Ễnh ương lớn Ưa sống ở nước hơn Ban đêm Dọa nạt
3. Cóc nhà Chủ yếu sống trên cạn Chiều và đêm Tiết nhựa độc
4. Ếch cây Chủ yếu sống trên cây, bụi cây Ban đêm Trốn chạy, ẩn nấp
5. Ếch giun Sống chui luồn trong hang đất Cả ngày và đêm Trốn chạy, ẩn nấp
Những câu lựa chọn

– Chủ yếu sống trong nước

– Chủ yếu sống trên cạn

– Ưa sống ở nước hơn

– Chủ yếu sống trên cây, bụi cây

– Sống chui luồn trong hang đất

– Ban đêm

– Chủ yếu ban đêm

– Chiều và đêm

– Cả ngày và đêm

– Trốn chạy, ẩn nấp

– Dọa nạt

– Tiết nhựa độc

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 37 trang 122: Hãy nêu đặc điểm chung của Lưỡng cư về: môi trường sống, da, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sự sinh sản, sự phát triển cơ thể, đặc điểm nhiệt độ cơ thể.

Trả lời:

– Sống vừa ở cạn vừa ở nước

– Da trần và ẩm ướt

– Di chuyển bằng 4 chi

– Hô hấp bằng phổi và da

– Có hai vòng tuần hoàn

– Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài

– Phát triển của cơ thể qua biến thái

– Là động vật biến nhiệt.

Câu 1 trang 122 Sinh học 7: Hãy lấy ví dụ về sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước là không giống nhau ở những loài khác nhau.

Trả lời:

– Cá cóc Tam Đảo sống chủ yếu ở nước nên chúng có đuôi, do ít sử dụng chân nên 4 chân đều ngắn.

– Cóc nhà sống chủ yếu trên cạn nên da khá khô (do chủ yếu hô hấp bằng phổi), di chuyển bằng cách nhảy nên 2 chi sau rất khỏe và phát triển.

– Ếch cây sống ở trên cây, bụi cây nên chân có giác bám để bám vào cây, các chi dài và gầy để tung người di chuyển, da ẩm.

Câu 2 trang 122 Sinh học 7: Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với con người.

Trả lời:

– Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng.

– Làm thực phẩm

– Làm thuốc chữa bệnh

Câu 3 trang 122 Sinh học 7: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?

Trả lời:

– Do Lưỡng cư hoạt động chủ yếu vào ban đêm với thức ăn là sâu bọ

– Chim ăn sâu bọ vao ban ngày.

=> Vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày

Hay nhất

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì :
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

Ếch, cóc và cả mỹ nhân ngư trong truyền thuyết có tiếng kêu như tiếng trẻ con khóc đều là những thành viên của nhóm động vật lưỡng cư. Thực ra, động vật thuộc loại này có rất nhiều, trên toàn thế giới có khoảng 3000 loài, Trung Quốc có khoảng 210 loài. Nhưng điều kì lạ là, động vật lưỡng cư có thể sống ở ven sông hồ, đầm nước, khe suối… nhưng ở đại dương mênh mông thì chẳng nhìn thấy bóng dáng của chúng đâu cả.

Rốt cuộc thì đó là nguyên nhân gì vậy nhỉ?

Muốn nói rõ vấn đề này, trước tiên cần làm một thí nghiệm nhỏ, đơn giản và thú vị sau. Dùng một túi nhỏ có màng mỏng bán thấu (chỉ các phân tử nước có thể lọt qua, các phân tử lớn hơn đều không thể lọt qua), trong túi đựng nước muối, sau đó đặt túi này vào trong nước sạch, lúc này do áp lực thẩm thấu trong túi và ngoài túi khác nhau nên chúng ta có thể nhìn thấy nước sạch không ngừng thấm vào trong túi. Nhưng nếu cho nước sạch vào trong túi, rồi đặt túi vào trong nước muối, thì chúng ta có thể phát hiện thấy nước ở trong túi sẽ không ngừng chảy ra ngoài.

Thí nghiệm đơn giản này đã chứng minh lượng nước trong dung dịch có nồng độ thấp chắc chắn sẽ chảy ra chỗ dung dịch có nồng độ cao.

Trên cơ thể của động vật lưỡng cư hiện đại được che phủ bởi lớp da nhẵn nhụi, hàm lượng muối trong máu và thể dịch thấp hơn nhiều so với nồng độ muối trong nước biển. Nếu một khi động vật lưỡng cư vào trong nước biển có nồng độ cao thì một lượng nước lớn trong cơ thể chúng sẽ bị thoát ra ngoài, kết quả là chúng sẽ bị chết do mất nước. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra động vật lưỡng cư không thể tồn tại lâu dài trong những vùng nước có hàm lượng muối 10‰ . Hiện nay, hàm lượng muối trong nước biển thường đạt tới trên 20‰ , có nơi thậm chí còn lên tới 42‰ . Vì vậy, tuyệt đại đa số động vật lưỡng cư đều không thể sống ở biển.

Hiện nay, chỉ có một loại ếch biển sống ở những bãi bùn ven biển của đảo Hải Nam Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.

Nếu động vật lưỡng cư không thể tồn tại một thời gian dài trong nước biển thì đương nhiên cũng không thể bơi từ đất liền ra hải đảo, thế nhưng tại sao trên đảo vẫn có động vật lưỡng cư nhỉ? Điều này có thể do những hòn đảo này trước kia tiếp giáp với đất liền, sau này mới tách riêng ra thành đảo, còn những động vật trước đây đã sống ở những nơi này thì vẫn tiếp tục tồn tại. Nhưng, nói chung các loài động vật lưỡng cư sống trên đảo thường ít hơn nhiều so với trên đất liền.

Twitter Facebook LinkedIn

Lưỡng cư thường sống ở đâu

Động vật lưỡng cư là một lớp động vật có xương sống máu lạnh, thích nghi với đời sống vừa ở trên cạn vừa ở dưới nước, da trần và luôn ẩm ướt. Chúng hô hấp bằng da và phổi. Động vật lưỡng cư phải trải qua quá trình biến thái từ ấu trùng sống dưới nước tới dạng trưởng thành có thể thở trên cạn.

Trên thế giới số lượng các loài động vật lưỡng cư được biết đến là khoảng 4.000 loài, trong đó gần 90% là các loài ếch nhái. Ở Việt Nam đã phát hiện được gần 150 loài.

Lưỡng cư được chia làm 3 bộ: bộ Lưỡng cư có đuôi, bộ Lưỡng cư không có đuôi và bộ Lưỡng cư không có chân.Bộ Lưỡng cư có đuôi có thân dài, đuôi dẹp hai bên. Bộ Lưỡng cư không có đuôi có số lượng loài lớn nhất trong lớp lưỡng cư.

Bộ Lưỡng cư không chân có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng và răng.Mỗi loài lưỡng cư có đặc điểm về nơi sống, hoạt động và tập tính tự vệ khác nhau. Môi trường sống của các loài lưỡng cư cũng rất đa dạng cả dưới nước, trên cạn, trên cây, và chui luồn trong đất.

Đa số các loài lưỡng cư thường hoạt động mạnh vào ban đêm, chỉ một số loài hoạt động ban ngày. Kích thước của chúng cũng vô cùng phong phú có những loài chỉ dài vài milimet, nhưng cũng có những loài dài hơn 30 cm và cân nặng tới 3 kg như loài ếch Goliath ở Tây Phi.

Một số loài lưỡng cư có màu sắc vô cùng sặc sỡ hoặc có khả năng tiết ra chất độc trên da nhằm cảnh báo kẻ thù và bảo vệ bản thân, đặc biệt hơn một số loài động vật lưỡng cư có thể phát sáng trong tự nhiên để xác định vị trí của nhau trong điều kiện thiếu ánh sáng. Mắt của chúng chứa các tế bào hình que nhạy cảm với ánh sáng xanh lục hoặc xanh lam. Phát quang sinh học tạo ra sự tương phản lớn hơn giữa chúng và môi trường cho phép các loài động vật lưỡng cư khác dễ dàng nhận ra nhau.

Các loài lưỡng cư đặc biệt có ích cho nông nghiệp và đời sống con người, chúng giúp tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng, tiêu diệt các loài trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi…

Lưỡng cư thường sống ở đâu
Lưỡng cư thường sống ở đâu


Các chủ đề được xem nhiều

Lưỡng cư thường sống ở đâu
Lưỡng cư thường sống ở đâu
Lưỡng cư thường sống ở đâu
Lưỡng cư thường sống ở đâu

Lưỡng cư thường sống ở đâu
Lưỡng cư thường sống ở đâu
Lưỡng cư thường sống ở đâu
Lưỡng cư thường sống ở đâu

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI

Lưỡng cư thường sống ở đâu
Lưỡng cư thường sống ở đâu
Lưỡng cư thường sống ở đâu
Lưỡng cư thường sống ở đâu

Lưỡng cư thường sống ở đâu