Luật sư nguyễn đình kim là ai

CEO Đại Nam bất ngờ xuất hiện cùng hai vị luật sư bàn về chuyện sao kê của dàn nghệ sĩ và quá trình kiện ông Võ Hoàng Yên

Bà Phương Hằng mời hẳn luật sư và tiến sĩ luật đến chia sẻ về những lùm xùm vừa qua.

Luật sư nguyễn đình kim là ai

Chiều này ngày 9/10, nữ CEO Đại Nam - Nguyễn Phương Hằng đã khiến nhiều người trầm trồ khi xuất hiện cùng dàn luật sư hùng hậu. Theo đó, hai người "đồng hành" cùng với nữ CEO lần này là Luật sư Nguyễn Đình Kim và Tiến sĩ Luật Đặng Anh Quân.

Cụ thể, bà Phương Hằng cho biết sự trở lại này để giao lưu và tìm hiểu thêm về luật pháp của Việt Nam thông qua luật sư và tiến sĩ luật để nói về câu chuyện bà Phương Hằng tố cáo ông Võ Hoàng Yên, đề cập đến việc sao kê từ thiện của các nghệ sĩ.

Theo thông tin trên website của Trường Đại học Luật TP.HCM cho biết, Tiến sỹ Đặng Anh Quân hiện là giảng viên của Khoa Luật Thương mại của trường này. Ông tham gia công tác giảng dạy tại trường từ năm 2001, phụ trách giảng dạy các môn Luật Đất đai và Pháp luật Kinh doanh Bất Động sản.

Ông cũng là giảng viên thỉnh giảng của nhiều trường đại học, học viện khu vực phía Nam và thường xuyên tham gia đào tạo các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu doanh nghiệp về pháp lý đầu tư bất động sản.

Ngoài các công tác nghiên cứu và giảng dạy, Tiến sỹ Đặng Anh Quân còn tham gia công tác tư vấn pháp luật từ năm 2002.

Hiện ông đang là cố vấn pháp lý của Công ty Luật Russin & Vecchi, phụ trách tư vấn cho các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước về các vấn đề pháp lý liên quan dự án đầu tư bất động sản, hoạt động mua bán, chuyển nhượng dự án và mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

CAS

Pháp luật & Bạn đọc

Từ khóa: Phương Hằng, luật sư

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

“HỘI THẢO HOÀN THIỆN CÁC BÁO CÁO RÀ SOÁT LUẬT ĐẤT ĐAI, LUẬT XÂY DỰNG, LUẬT ĐẤU THẦU,

 LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN”

Do VCCI phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức tại Tp.HCM ngày 25/8/2011

Tham luận  :  SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI 2003.

Tôi là : Luật sư Nguyễn Đình Kim, Tôi đến từ VP Luật sư Quang Trung thuộc Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh.

Tôi chân thành cám ơn Ban tổ chức đã cho tôi tham dư và sắp xếp cho tôi phát biểu ý kiến. Nội dung phát  biểu của tôi tập trung vào Nội dung : SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI 2003. với 2 nội dung chính : Vì sao phải sửa đổi và sửa đổi những nội dung gì?

I/ Vì sao phải sửa đổi Luật đất đai 2003.

Thứ nhất :  Có qua nhiều cơ quan có thẩm quyền Ban hành văn bản Pháp luật đất đai hoặc liên quan đến đất đai.

Đất đai va quan hệ đất đai là vấn đề hệ trọng liên quan trực tiếp đến mọi tổ chức và công dân, do đó hiện tồn tại một thực trạng là rất nhiều cơ quan nhà nuoc71m có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật đất đai để điều chỉnh quan hệ đất đai là chưa họp lý. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đất đai hiện nay có nhược điểm :

-        Số lượng văn bản quá nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong sư dụng.

-        Trong nội bộ hệ thống văn bản còn một số mâu thuẩn, tạo nên sự lúng túng trong xử lý.

-        Có nhiều yếu tố chưa có khung điều chỉnh đầy đủ trong văn bản luật,tạo kẻ hỏ trong thực thi pháp luật.

-        Người sử dụng đất không hiểu hết quyền và nghĩa vụ của họ được điều chỉnh ở văn bản nào?Văn bản đó có còn hiệu lực không? Khi bị các cơ quan nhà nước xử lý mới biết mình vi phạm.

-        Trình độ quản lý của cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu đặc biệt là cấp cơ sở nếu không muốn nói là yếu kém, không cập nhật kịp thời và toàn diện các văn bản nên khi quyết định hoặc làm tham mưu cho người có quyền quyết định ra quyết định trái pháp luật. xâm phạm quyền hợp pháp của người xử dụng đất dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện, khi xãy ra tranh chấp khiếu kiện thì giải quyết không triệt để, như UBND cấp huyện không ra quyết định xử lý mà ra thông báo, công văn trả lời, Tòa thì không chấp nhận văn bản này….

Chính tình hình này đã làm cho quan hệ Pháp luật đất đai trở nên phức tạp , đẩy quan hệ đất đai vào tình trạng lộn xộn, thiếu công bằng và công tâm trong lĩnh vực sử dụng đất, Sự mâu thuẩn, chồng chéo và thiếu thống nhất giữa các văn bản pháp luật đất đai có nguyên nhân về sự tràn lan trong thẩm quyền ban hành văn bản Pháp luật của các cấp các nghành.

Thứ hai : sự không thống nhất trong một số nội dung cụ thể.

-        Các văn bản có hiệu lực pháp luật cao như : Hiến pháp, luật, pháp lệnh, Nghị định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trung hương ban hành thì thông thoáng hơn, các văn bản cấp dưới, càng xuống thấp càng bó buộc theo hình chóp ngược. Ví dụ như : HP 1980,HP1992, Luật đất đai 1987,1993,2003 không quy định người sử dụng đất phải có Hộ khẩu nhưng ở nhiều địa phương bắt buộc điều này gây ra không biêt bao nhiêu là khó khăn cho nhân dân trong nhiều năm.

-        Ngược lại cũng có những văn bản càng xuống thấp càng bung ra hơn theo cơ chế thị trường dẫn đến vô hiệu hóa một số quy định của Pháp luật. VD quỷ đất 5% chỉ dùng cho công ích theo Luật đất đai 2003 nhưng một số địa phương lại dùng để làm nhà…

Tóm lại : Luật đất đai 2003 bộc lộ khá nhiều bất cập , vướng mắc cần sửa đổi, có nhu vậy mới nâng cao tính an toàn của Hệ thống pháp luật , bảo đảm cho người sử dung đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách tốt nhât. Người có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ một cách nghiêm minh hơn. Thời gian qua trong lĩnh vực đất đai đã làm cho chúng ta mất nhiều cán bộ, nhiều con người trong đó có cán bộ trung cao cấp nguyên nhân không phải chỉ chỉ chủ quan các người ấy mà từ hệ thống pháp luật của chúng ta cũng có : tại TP HCM có những chủ tịch UBND quận thốt lên rằng “ Làm như vậy qi dám làm chủ tịch nữa”.

II/ Những nội dung cần sửa đổi :

Đó là những nội dung sau đây :

1/ Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dung đất.

2/ Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dung đất.

3/ Tài chính về đất đai, giá đất

4/ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

5/ Thời hạn quyền sử dụng đất.

6/ quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa, lên sàn giao dịch chứng khoang

7/ thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai.

8/ quản lý và phát triển thị trường bất động sản.

Kính thưa quý vị ! Là luật sư chuyên về tố tụng , quá trình hành nghề của mình,tôi gặp không ít những khó khăn trong quá trình bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất do sự bất cập của hệ thống pháp luật đất đai đem lại. tại diển đàn này do thời gian có hạn tôi xin đóng góp một số nội dung cụ thể chứa đựng trong 8 nội dung trên như sau :

-1/ Tôi xin trình bày điều cần xem xét sửa chửa ngay lập tức là điều 50 luật đất đai 2003.

Có thể nói rằng những năm qua do nhiều nguyên nhân dẫn đến quản lý đất đai , nhà ở chưa tốt , nhiều tranh chấp xãy ra và để có việc áp dụng pháp luật đúng đắn là rất khó khăn. Bởi sau khi xác định được thẩm quyền của Tòa dân sự với các loại việc phải áp dụng các quy đinh của khoản 1 điều 50 thì không phải bao giờ các vụ tranh chấp liên quan đến nhà đất cũng chỉ có một trong số các giấy tờ đã nêu mà còn có nhiều loại giấy tờ cho cùng một ngôi nhà hay thửa đất. Khi đó vấn đề đặt ra loại văn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn , các giấy tờ nêu tại mục a hay mục e. phải chăng giấy tờ nêu ở mục a cao hơn mục e . Nếu giấy tờ của mục e bị  thay thế ở mục a, b thì tòa án phải xem xét tính họp pháp của giấy tờ đó. Đây thực sự là vấn đề hết sức khó khăn và thường được dựa vào nhận định, ý kiến chủ quan.

Do đó tôi kiến nghị : Hệ thống hóa chính sách về đất đai và đi kèm với chính sách ấy là các loại giấy tờ được coi là hợp pháp để có quyền sử dụng đất đai là cần thiết.chỉ có như vậy việc áp dụng các quy đinh liên quan đến mục a nêu trên mới có thể được sự thống nhất và có thể ổn định trong đường lối giải quyết đất đai tại Tòa án.

Trong khi chưa kịp sửa đổi  để tránh nhiều tranh cải Tòa án nhân dân tối cao đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn chi tiết những điểm, những điều luật liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhằm ổn định cuộc bình thường của người dân.

2/ Về công tác quy hạch, kế hoạch sử dung đất.: Đây là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước đối với đất đai.tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác : thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phục vụ các mục tiêu phat triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, Về kỳ hạn 10 năm lập lại quy hoạch đất là tốn kém mâu thuẩn với thời hạn giao đất cho thuê đất  là 50-70 năm hoặc lâu dài. Có thể nâng kỳ hạn lập quy hoạch này lên mức cao hơn.

3/ Hiện nay các quy đinh liên quan đến giao dịch về đất đai nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau như : Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật xây dựng, luật kinh doanh bất động sản và vẫn con thiếu một số nội dung nhằm xác lập khung pháp lý hoàn chỉnh điều chỉnh hoat động thị trường bất động sản, trong đó có thị trường Quyền sử dụng đất. Cấn phải ra soát lại nhất là việc Pháp luật đá nhau : Ví dụ như luật đất đai thì được phép cấp nhưng luật đê điều (2007) thì không được cấp….

4/ Cần tính toán xác định giá đất ở vùng giáp ranh giữa đô thị và nông thôn, giữa tỉnh này với tỉnh khác, tránh việc một lộ đất cách nhau bờ kênh mà chênh lệch giá đền bù vài triệu đồng.

Thời gian không cho phép tôi xin kết thúc ý kiến của tôi ở đây. Xin chân thành cám ơn BTC, cám ơn quý vị đã lắng nghe.

Trân trọng cám ơn!